VPS Azure là một trong những giải pháp quan trọng trong lĩnh vực cloud computing, mang lại sự linh hoạt và hiệu quả cho việc xây dựng và triển khai ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây của Microsoft. Với sức mạnh và tính linh hoạt , Azure cung cấp một môi trường ảo hóa mạnh mẽ cho việc chạy các máy ảo độc lập. Vậy khi nào cần sử dụng VPS Azure ? Cách tạo VPS Azure Free như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
VPS Azure là gì?
VPS Azure là một dịch vụ máy chủ ảo cung cấp bởi Microsoft Azure – một nền tảng đám mây hàng đầu trên thị trường. Azure VPS cho phép người dùng tạo và quản lý các máy chủ ảo một cách linh hoạt trên cơ sở hạ tầng đám mây của Microsoft.
Với khả năng mở rộng linh hoạt theo yêu cầu, Azure cung cấp một loạt các tài nguyên máy tính, trong đó có VPS Azure. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp quản lý môi trường máy tính và các tài nguyên khác một cách toàn diện, Azure là sự lựa chọn tuyệt vời.
Những trường hợp cần sử dụng VPS Azure?
Có rất nhiều trường hợp sử dụng VPS Azure dưới đây là một số trường hợp tiêu biểu bao gồm:
- Cloud Applications: VPS Azure cho phép bạn chạy các ứng dụng đám mây một cách linh hoạt. Bạn có thể mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên máy ảo theo yêu cầu kinh doanh của bạn, giúp tiết kiệm chi phí và tăng tính linh hoạt.
- Mở rộng trung tâm dữ liệu: Bạn có thể dễ dàng kết nối mạng của doanh nghiệp với môi trường đám mây. Điều này giúp mở rộng quy mô môi trường IT của bạn và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu tăng trưởng.
- Phát triển ứng dụng: VPS Azure cung cấp một môi trường phát triển linh hoạt cho việc viết mã và thử nghiệm ứng dụng. Bạn có thể tạo ra các máy tính ảo với cấu hình xác định để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của quá trình phát triển.
>>> Xem thêm: VPS Google Cloud là gì? Hướng Dẫn Tạo Google VPS Cloud Free
Điểm nổi bật trong dịch vụ VPS Azure
VPS Azure có những ưu điểm nổi bật sau:
- Hỗ trợ từ Microsoft: VPS Azure được hỗ trợ bởi Microsoft, một công ty công nghệ hàng đầu. Điều này đảm bảo rằng người dùng sẽ tận hưởng được hiệu năng cao nhất và mức độ bảo mật tối đa mà một dịch vụ VPS có thể cung cấp.
- Quản lý nhiều máy ảo:Bạn có thể tạo và quản lý nhiều máy ảo cùng một lúc. Bạn có thể tùy chỉnh số lượng VPS dựa trên tài nguyên bạn có sẵn. Tất cả các máy ảo sẽ được quản lý trong một giao diện đơn giản và bạn có thể theo dõi tiến trình sử dụng của từng máy ảo.
- Tốc độ và ổn định: Azure được đánh giá là có tốc độ truy cập và tải lên nhanh chóng và ổn định. Điều này có ý nghĩa tích cực đối với việc xếp hạng SEO của trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google.
- Thử nghiệm miễn phí: Azure cho phép người dùng thử nghiệm miễn phí sản phẩm của họ. Bạn có thể nhận được một khoản tín dụng trị giá lên đến 200 USD để khám phá các dịch vụ của Azure trong 30 ngày. Ngoài ra, có hơn 25 sản phẩm và dịch vụ khác trên nền tảng Azure được sử dụng miễn phí trọn đời.
Trước khi sử dụng VPS Azure cần lưu ý điều gì?
Trước khi quyết định tạo VPS Azure, bạn cần suy nghĩ về những điều sau:
- Tên tài nguyên ứng dụng được sử dụng trên Azure.
- Vị trí lưu trữ của các tài nguyên.
- Dung lượng cần thiết cho Azure.
- Số lượng máy ảo tối đa bạn muốn tạo.
- Hệ điều hành của Azure.
- Cấu hình máy ảo sau khi khởi động.
- Các tài nguyên và tiện ích mở rộng liên quan mà VPS Azure yêu cầu.
- Sau khi được trang bị thông tin cơ bản về VPS Azure, bạn có thể bắt đầu tạo VPS Azure ngay bây giờ.
>>> Xem thêm: VPS Amazon Là Gì? Cách Đăng Ký VPS Amazon Free
Hướng dẫn bạn chi tiết cách tạo VPS Azure
Bước 1: Đăng ký tài khoản
- Truy cập trực tiếp vào đường dẫn: Tại đây
- Chọn “Start Free“
- Nếu bạn đã có tài khoản Microsoft thì lúc này chỉ cần đăng nhập vào. Nếu chưa, bạn cần đăng ký một tài khoản mới.
Bước 2: Điền vào biểu mẫu đăng ký
- Sau khi đăng nhập, một giao diện hiển thị biểu mẫu yêu cầu bạn cung cấp thông tin đầy đủ.
- Điền đầy đủ và chính xác các thông tin như: Họ tên, Công ty, Quốc gia, Email, Số điện thoại.
- Yêu cầu gửi tin nhắn xác nhận đến số điện thoại của bạn.
- Xác nhận sau khi nhận được tin nhắn.
- Tiếp theo, điền đầy đủ thông tin trên thẻ thanh toán Visa/Mastercard của bạn.
Bước 3: Chờ email xác nhận từ Microsoft
Microsoft sẽ gửi email xác nhận đăng ký và kích hoạt tài khoản thành công. Bạn sẽ được tận hưởng dịch vụ miễn phí trong thời gian dùng thử.
Bước 4: Nhận 200$ vào tài khoản
Sau khi nhận được email, bạn sẽ nhận được 200$ vào tài khoản, truy cập tại đây.
Bước 5: Tạo VPS Azure
- Chọn “Tạo mới“, sau đó chọn “Máy ảo” và chọn “Xem tất cả” để lựa chọn hệ điều hành bạn muốn sử dụng.
- Tiếp theo, chọn “Chọn mô hình triển khai” và chọn “Quản lý nguồn tài nguyên“, sau đó nhấn “Tạo“.
- Sau đó, điền đầy đủ thông tin cấu hình như: Tên, Tên người dùng, Mật khẩu, Vị trí,…
- Lựa chọn cấu hình VPS, nên chọn gói thấp nhất với 1 Core và 3.5 GB RAM.
- Chọn gói “Standard” hoặc “Premium” (SSD) tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn.
- Kiểm tra lại thông tin và nhấn “OK“. Chờ quá trình triển khai hoàn tất.
- Cuối cùng, chọn “Kết nối” để kết nối VPS và hoàn tất việc đăng ký VPS Azure.
FAQs ( Những Câu Hỏi Thường Gặp)
VPS Azure có hỗ trợ tiếng Việt hay không?
Hiện nay, tại Microsoft Azure vẫn chưa hỗ trợ tiếng Việt. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo AWS hoặc Google Cloud
Có nên sử dụng thẻ VISA ảo để đăng ký Azure hay không?
Theo như Microsoft sẽ trừ 1 khoản phí 1$ và hoàn trả sau đó để xác nhận là thẻ thật hoàn toàn. Việc có nên sử dụng thẻ VISA ảo hay không phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của bạn về loại thẻ này.
Ngoài Microsoft Azure thì còn nhà cung cấp nào cho dùng thử VPS?
Ngoài Microsoft Azure, bạn cũng có thể tham khảo một số nhà cung cấp VPS Azure khác như AWS( đang miễn phí 1 năm), Google Cloud…
Lý do tài khoản Microsoft Azure của tôi bị block?
Hiện nay, đang có rất nhiều trường hợp trục lợi đăng ký tài khoản miễn phí hàng loạt. Vì thế, rất nhiều tài khoản tại Việt Nam bị block mặc dù bạn chưa từng đăng ký thì rất có thể tài khoản của bạn nằm trong trường hợp này.
Lời kết
Thông qua bài viết này của Wiki LANIT, mong rằng độc giả đã được cung cấp thêm thông tin về một nhà cung cấp dịch vụ VPS mới trên thị trường. VPS Azure xứng đáng là một trong những lựa chọn hàng đầu mà nhiều người dùng đang ưu tiên sử dụng hiện nay. Do đó, bạn có thể xem xét việc sử dụng Azure để đáp ứng các nhu cầu của mình trong tương lai.
Comments are closed.