Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

Thời Gian Downtime Là Gì? 6+ Khắc Phục Thời Gian Downtime

Pinterest LinkedIn Tumblr

Trong quá trình hoạt động, website có thể gặp phải nhiều sự cố. Một trong những sự cố thường gặp nhất phải kể đến là Downtime. Vậy, thời gian Downtime là gì? Vì sao lại xảy ra tình trạng này và làm cách nào để khắc phục được? Để giải đáp những thắc mắc trên, cùng Wiki.Lanit tìm hiểu ngay nhé!

Thời gian Downtime là gì?

Thời gian Downtime là gì? Thuật ngữ này được hiểu là khoảng thời gian mà website tạm ngừng hoạt động. Khi web bị Downtime thì người dùng không thể truy cập vào để tìm kiếm thông tin được. Thời gian Downtime được coi là rủi ro tương đối nghiêm trọng với mọi website bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của người dùng.

Thời gian Downtime là gì?
Thời gian Downtime là gì?

Khi website tạm ngừng hoạt động có thể gây ra hệ quả là mất đi lượng lớn traffic cho web. Bên cạnh đó, khách hàng cũng sẽ rời đi và không truy cập website trong tương lai vì nghĩ nó đã ngừng hoạt động. Từ đó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của website. Nếu không cải thiện Downtime thì web sẽ ngày càng bị tụt lại so với đối thủ.

Vì sao website lại gặp tình trạng thời gian Downtime?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho website bị tạm ngừng hoạt động. Hiểu rõ lý do gây ra rủi ro này sẽ giúp website xây dựng phương pháp sửa chữa tốt hơn. Vậy, nguyên nhân khiến website bị thời gian Downtime là gì?

Do lỗi thiết bị dẫn đến Server Downtime

Website hoạt động được không chỉ dựa vào phần mềm mà còn cần máy móc phần cứng. Tuy nhiên, máy móc thiết bị luôn hư hỏng sau một khoảng thời gian dài sử dụng. Khi các thiết bị gặp trục trặc thì website không thể tiếp tục hoạt động được nữa. Do đó rủi ro về thời gian Downtime xảy ra. Trong 1 vài trường hợp, máy móc mới vẫn có thể bị lỗi dẫn đến website tạm ngưng hoạt động.

Thời gian Downtime do lỗi thiết bị
Thời gian Downtime do lỗi thiết bị

Lỗi do con người

Không chỉ máy móc mới gây ra rủi ro Downtime website. Con người cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong quá trình test mã code website, nếu vô tình sửa sai 1 câu lệnh nhỏ cũng dẫn đến cả chương trình không hoạt động được. Và hệ quả là website bị tạm ngưng hoạt động vì lỗi nhỏ đó. Vì thế, quá trình kiểm tra code luôn cần được thực hiện bởi nhiều người để hạn chế rủi ro.

Các phần mềm độc hại tấn công vào web

Hacker có thể sử dụng phần mềm độc hại để tấn công vào website khiến nó phải tạm dừng hoạt động. Để khiến web bị Downtime, hacker sẽ làm cho lưu lượng giả truy cập vào website tăng vọt lên. Khi đó, website sẽ bị quá tải và không xử lý kịp dẫn đến Downtime.

Các phần mềm độc hại tấn công
Các phần mềm độc hại tấn công

Một cách tấn công nữa vào website là thay đổi địa chỉ IP của website thành địa chỉ IP giả mạo. Khi đó, người dùng truy cập website sẽ bị điều hướng hết qua web giả mạo. Và website chính thì bị ngừng hoạt động do không có người truy cập.

Bật mí cách để khắc phục thời gian Downtime

Như đã trình bày ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến website có thời gian Downtime. Và tình trạng này gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng với website. Vì thế, người quản trị trang web phải làm sao để khắc phục tình trạng này. Vậy, những cách để loại bỏ thời gian Downtime là gì?

Giám sát thời gian Uptime của website

Uptime là thuật ngữ dùng để chỉ thời gian website hoạt động liên tục. Giám sát Uptime thường xuyên có thể khắc phục được tình trạng website bị Downtime. Bởi khi website Uptime càng thấp thì đồng nghĩa với việc nó có nguy cơ Downtime càng cao. Khi đó, nhà quản trị sẽ ngay lập tức đưa ra kế hoạch tăng Uptime 1 cách kịp thời.

Để giám sát Uptime website, người ta thường sử dụng mạng lưới checkpoints. Mạng lưới này sẽ kiểm tra các mã và thời gian phản hồi của website. Nếu phát hiện ra lỗi thì nó sẽ gửi thông báo về để người quản trị nắm được.

Theo dõi hiệu suất website

Cách tiếp theo để giảm thời gian Downtime là giám sát hiệu suất của website. Website có hiệu suất cao sẽ có ít nguy cơ bị tạm dừng hoạt động hơn. Ngược lại, website hiệu suất thấp xử lý không tốt các tác vụ dẫn đến quá tải và ngừng hoạt động. Do đó, khi giám sát thường xuyên nhà quản trị sẽ biết được hiệu suất của web đang ở mức nào. Từ đó có cơ sở để tăng hiệu suất web và khắc phục thời gian Downtime.

Theo dõi hiệu suất website

Website bị Downtime còn được biết đến khi nó không thực hiện các tác vụ một cách mượt mà và nhanh chóng. Để giải quyết tình trạng này thì ứng dụng website phải được theo dõi, giám sát thường xuyên. Để kiểm tra ứng dụng website, checkpoints sẽ đóng vai như một người dùng website. Sau đó, checkpoints kiểm tra các thành phần trên web như: giao diện người dùng, giỏ hàng, các bước thanh toán, phản hồi giữa máy chủ và máy khách,…

Theo dõi hiệu suất website
Theo dõi hiệu suất website

Nếu cảm thấy các thao tác tốn thời gian, checkpoints sẽ thông báo để người quản trị lên kế hoạch sửa chữa. Từ đó website được khắc phục bởi rủi ro bị tạm ngừng hoạt động.

Giám sát tính khả dụng

Website thường xuyên ngừng hoạt động trong thời gian dài là website không khả dụng. Giám sát tính khả dụng của website cũng là một cách để theo dõi nguy cơ web có bị Downtime thường xuyên hay không. Khi giám sát tính khả dụng, bạn có thể kiểm tra được những thành phần sau: DNS, kết nối máy chủ, cơ sở dữ liệu, tính khả dụng của FTP,…

API cũng cần được giám sát

API là giao diện lập trình ứng dụng cho phép các ứng dụng trao đổi, giao tiếp với nhau. Khi website bị Downtime, API sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vì thế, giám sát API thường xuyên sẽ phát hiện kịp thời website bị ngưng hoạt động. Từ đó sửa chữa website trong thời gian sớm nhất để không ảnh hưởng tới trải nghiệm của nhiều khách hàng.

Thực hiện sao lưu dữ liệu

Để khắc phục hậu quả của Downtime, website nên có ít nhất 1 bản sao lưu dữ liệu. Bởi vì trong quá trình tạm ngưng, website có thể mất đi những dữ liệu quan trọng. Sao lưu lại dữ liệu sẽ giúp website phục hồi những gì bị mất và không gây ảnh hưởng tới việc vận hành website.

Thực hiện sao lưu dữ liệu
Thực hiện sao lưu dữ liệu

Một số công cụ hỗ trợ giám sát website hiệu quả

Giám sát website theo cách thủ công không thể nào mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó, bạn nên ứng dụng những công cụ hỗ trợ. Dưới đây là một số công cụ nổi tiếng để giám sát trang web.

Công cụ Montastic

Montastic là công cụ giám sát website đơn giản nhất hiện nay. Công cụ này cho phép bạn sử dụng miễn phí và không cần phải trả bất kì khoản chi phí nào. Montastic cung cấp bộ giải pháp cho bạn theo dõi toàn diện website như hiệu suất hay máy chủ.

Vì là công cụ miễn phí nên Montastic cũng tồn tại một vài nhược điểm. Nếu như những ứng dụng khác theo dõi website 15 giây 1 lần thì công cụ này phải đợi tới 30 phút. Bên cạnh đó, công cụ cũng không hỗ trợ nâng cấp tính năng nếu bạn yêu cầu.

Công cụ Uptime Robot

Uptime Robot là công cụ lý tưởng để biết website của bạn có nguy cơ bị thời gian Downtime hay không. Công cụ sẽ kiểm tra website với tần suất thường xuyên. Sau đó gửi thông báo qua nhiều nền tảng như: SMS, email, Telegram, HipChat,…

Không chỉ thông báo tình trạng Uptime/Downtime mà công cụ này còn có nhiều tính năng vượt trội. Ví dụ như: chia sẻ thống kê, cung cấp xác minh Downtime, kiểm tra dịch vụ cho các cổng, keyword và HTTP.

Hiện nay, công cụ Uptime Robot có cả bản miễn phí và trả phí để phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng. Tất nhiên, bản trả phí cung cấp nhiều tính năng hơn và cũng hoạt động hiệu quả hơn.

Công cụ Pingdom

Pingdom là công cụ trả phí cho phép bạn theo dõi và giám sát mọi hoạt động của website. Từ đó phát hiện những yếu tố gây ra tình trạng tạm dừng hoạt động và sửa chữa để web vận hành hiệu quả. Để sử dụng Pingdom, bạn cần phải trả phí. Gói dịch vụ giá càng cao thì càng có nhiều tính năng.

Nhìn chung, các nhiệm vụ mà Pingdom có thể thực hiện là: giám sát người dùng, giám sát thời gian hoạt động, theo dõi tốc độ tải web, tích hợp theo dõi API,…

Công cụ Site24x7

Công cụ Site24x7 có khả năng giám sát hiệu suất website, giám sát người dùng, giám sát server và mạng. Vì thế, công cụ phát hiện ngay thời gian website ngừng hoạt động để nhà quản trị đưa ra giải pháp sửa đổi kịp thời.

Hiện nay, công cụ này có đến 110 địa điểm trên toàn cầu cho phép bạn giám sát các dịch vụ internet liên quan tới website của mình.

Công cụ Monitis

Tính tới nay, công cụ Monitis đã có hơn 200000 người dùng trên toàn thế giới. Điều này phần nào khẳng định được uy tín của công cụ này so với những công cụ khác. Monitis cung cấp các giải pháp toàn diện để bạn theo dõi hiệu suất website và khắc phục thời gian Downtime. Công cụ có nhiều gói với tính năng và mức giá khác nhau để người dùng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp nhất.

Làm thế nào để bảo vệ website tránh khỏi sự cố Downtime?

Ngoài việc giám sát website và khắc phục sự cố, người quản trị cũng cần lên chiến lược để bảo vệ web khỏi tình trạng ngưng hoạt động. Vậy, những cách để bảo vệ website tránh khỏi sự cố thời gian Downtime là gì?

  • Sử dụng mạng CDN: Đây là mạng hiệu quả để bảo vệ website tránh xa thời gian Downtime.
  • Thiết lập tài khoản hosting: Website nên có 2 tài khoản hosting. Khi 1 tài khoản gặp sự cố Downtime thì vẫn còn 1 hosting đáng tin cậy.
  • Sử dụng dịch vụ DNS Management: Hỗ trợ định tuyến lưu lượng truy cập từ website đến server để tránh bị quá tải và Downtime.

Kết luận

Qua bài viết trên, Wiki.Lanit đã cùng bạn trả lời thắc mắc “thời gian Downtime là gì”. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ thời gian Downtime là gì cũng như những cách để khắc phục rủi ro website này.

Mình là Tú Anh - Hiện mình đang đảm nhận một số mảng trong chiến dịch Marketing tại LANIT. Mình đã có kinh nghiệm nhiều năm trong mảng kinh doanh online, nên rất hy vọng với những kiến thức mình chia sẻ về lĩnh vực này sẽ thật sự hữu ích đối với các bạn.

Comments are closed.