Application Server đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường máy chủ để chạy các ứng dụng web. Đặc biệt, nền tảng này còn được sử dụng rộng rãi bởi khả năng điều khiển các hoạt động giữa ứng dụng người dùng với các doanh nghiệp một cách tối ưu. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã từng nghe qua và hiểu rõ Application Server là gì. Vì thế, trong bài viết này, Wiki.Lanit sẽ giới thiệu đến bạn một số kiến thức cơ bản về Application Server.
Application Server là gì?
Trước khi tìm hiểu về Application Server là gì, chúng ta cần làm rõ Application là gì. Application được hiểu là phần mềm ứng dụng, hay còn được gọi là App. Chương trình phần mềm này có khả năng giúp cho thiết bị điện tử có thể thực hiện một công việc nào đó mà người dùng muốn.
Như vậy, Application Server (App Server) sẽ là máy chủ ứng dụng. Đây là một thuật ngữ được dùng để nói về framework của các phần mềm hỗ hợp. Application Server bao gồm các phần mềm, ứng dụng web và một số phần tử tính toán khác nhau được sử dụng trong quá trình chạy các tác vụ cần thiết đối với hoạt động của clouds. Vai trò của Application Server là cho phép người dùng tạo ra các ứng dụng web và môi trường server để khởi chạy chúng.
Trong Database Server, Application Server nằm ở giữa tầng web-based server với back-end. Vì thế, Application Server được xem như nơi kết nối giữa server database với user của doanh nghiệp hoặc với app tiêu dùng mà nó hỗ trợ bằng cách cho phép sử dụng các giao thức và giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface – API).
Application Server được thiết kế với mục đích hỗ trợ cho quá trình cài đặt, vận hành và host các ứng dụng bằng cách cung cấp đầy đủ công cụ, thư viện cũng như hạ tầng cần thiết cho quá trình chạy ứng dụng. Đồng thời, Application Server được sử dụng để cung cấp dịch vụ cho người dùng cuối, các tổ chức và các dịch vụ CNTT khác. Ngoài ra, Application Server cũng đảm nhận vai trò hosting và phân phối ứng dụng tiêu dùng hoặc doanh nghiệp cao cấp.
Application Server thường được phân loại dựa trên web server, server ứng dụng đa năng, database application server hoặc server ứng dụng doanh nghiệp. Ngoài ra, Application server còn đi kèm hoặc chứa một Web Server hay thậm chí có thể sử dụng song song với các App Server khác.
Không chỉ thế, Application Server còn có khả năng chứa giao diện đồ họa của chính mình để quản lý qua PC. Đồng thời, nền tảng này cũng có thể tự quản lý tài nguyên, xử lý giao dịch, tin nhắn, tổng hợp tài nguyên, kết nối, bảo mật… Riêng với những yêu cầu cao cấp hơn, Application Server sẽ giám sát tính sẵn sàng, phân cụm, load balancing, dự phòng tích hợp, dịch vụ ứng dụng phân tán hiệu suất cao…
Có thể nói rằng, Application Server sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các ứng dụng và người dùng trong việc quản lý, xử lý và cung cấp những dịch vụ phức tạp nhất. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng Application Server phổ biến mà bạn có thể tham khảo như: Apache Geronimo, Glassfish, J2EE, JBoss Enterprise Application Platform, WebLogic, Apache Tomcat…
Lịch sử hình thành Application Server
Như vậy, qua phần trên, bạn đã nắm rõ Application Server là gì. Tại đây, Wiki.Lanit sẽ tiếp tục chia sẻ một số điểm chính trong lịch sử hình thành và phát triển của nền tảng này.
Trước đây, khi chưa có Application Server, tất cả các ứng dụng đều sẽ được lưu trữ trên máy tính lớn (mainframe), sau đó chuyển đến trạm truy cập (terminal). Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chỉ có chính phủ, ngân hàng, các tập đoàn hay những tổ chức lớn mới có đủ tiềm lực để trang bị các thiết bị và nhân lực hỗ trợ máy chủ lớn.
Sang những năm của thập kỷ 60, trên thị trường đã xuất hiện các dòng máy tính mini. Mặc dù chúng yếu hơn so với máy chủ lớn, nhưng chúng lại có giá thành phải chăng hơn rất nhiều. Đến thập kỷ 80, máy tính cá nhân đã ra đời và đánh dấu bước phát triển mới trong ngành công nghệ máy tính. Vào thập kỷ 90, mô hình tính toán máy chủ – máy trạm đã hình thành và lúc này, ứng dụng đóng vai trò như một giao diện người dùng.
Khoảng giữa thập kỷ 90, internet xuất hiện đã kéo theo sự phát triển của các mô hình phần mềm máy chủ ứng dụng. Đó cũng chính là lịch sử hình thành của Application Server.
Những thành phần của Application Server là gì?
Application Server có hai thành phần chính là hệ điều hành máy chủ (OS) và phần cứng máy chủ. Chúng hoạt động song song với nhau để hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ chuyên sâu cho ứng dụng cư trú. Khi một Application Server hoạt động và được thực thi, nó sẽ cung cấp dịch vụ cho người dùng hoặc các ứng dụng khác bằng cách sử dụng chức năng của ứng dụng được cài đặt trên đó.
Như vậy, ứng dụng cư trú sẽ được viết bằng ngôn ngữ Java và chạy trên Window NT. Trong đó, Application Server được sử dụng để thực thi và cung cấp dịch vụ cho ứng dụng này, từ đó đảm bảo rằng ứng dụng luôn hoạt động ổn định và hiệu quả nhất.
Đặc điểm các phần mềm của Application server là gì
Dưới đây là một số đặc điểm của các phần mềm Application Server:
Phần mềm máy chủ ứng dụng Java
Các Application Server Java thường được xây dựng dựa trên nền tảng Java 2 phiên bản doanh nghiệp – J2EE. Phiên bản này sử dụng mô hình phân tán nhiều tầng với:
- Tầng khách hàng: Có thể là một hoạt nhiều ứng dụng/trình duyệt. Lúc này, nền tảng J2EE sẽ nằm ở tầng giữa với một máy chủ EJB và một cháy chủ web. Ngoài ra, nhiều trường hợp còn có cả các cấp phụ bổ sung ở tầng giữa.
- Tầng hệ thống thông tin doanh nghiệp EIS: Bao gồm các app, file, database hiện có trong hệ thống. Để lưu trữ các dữ liệu nghiệp vụ, J2EE sẽ yêu cầu một database có thể truy cập được qua JDO API, JDBC, SQL… Trong đó, database có thể được truy cập từ các thành phần web, các thành phần client application (ứng dụng khách) hay các bean’s doanh nghiệp mà không cần phải thông qua các applet.
Nền tảng Microsoft
Microsoft cũng đóng góp vào Application Server với .NET Framework – đây là một nền tảng lập trình dành riêng cho hệ điều hành Windows được phát triển bởi “ông lớn” Microsoft. Nền tảng này bao gồm:
- Windows Communication Foundation.
- .NET Remoting.
- Microsoft Message Queuing.
- ASP.NET, ADO.NET.
- Internet Information Services (đi kèm với Apache Server).
Các nền tảng khác
Ngoài ra, còn có một số đơn vị khác cung cấp Application Server với mã nguồn mở như Zope, Base4 và Appaserber. Tuy nhiên, chúng thường không có tiêu chuẩn nhất định về tính tương thích nên sẽ có sự tương thích kém hơn những sản phẩm được thiết kế dựa trên Java EE.
Để khắc phục nhược điểm này, các tiêu chuẩn về kiến trúc hướng dịch vụ và tích hợp ứng dụng doanh nghiệp đã ra đời với mục đích tăng độ tương thích, đồng thời kết nối các sản phẩm với nhau một cách tối ưu nhất. Cụ thể, các tiêu chuẩn này sẽ bao gồm:
- Tiêu chuẩn về giao diện lập trình ứng dụng doanh nghiệp – BAPI.
- Tiêu chuẩn về tương thích dịch vụ Web – Web Service Interoperability.
- Tiêu chuẩn về kiến trúc kết nối Java EE – Java EE Connector Architecture
Phân loại Application server
Application Server được phân loại dựa trên hệ thống cụ thể được cài đặt, điển hình như:
- Web Server
- Database Application Server
- Application Server đa năng
- Application Server doanh nghiệp
Ưu điểm nổi bật Application server là gì
Application Server sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Đảm bảo về dữ liệu và mã nguồn: Application Server tập trung các xử lý logic vào một hoặc một số máy chủ nhất định để đảm bảo rằng các phiên bản của ứng dụng sẽ được cập nhật và nâng cấp một cách đồng nhất cho tất cả người dùng. Điều này loại bỏ rủi ro về việc các phiên bản cũ của ứng dụng truy cập và thay đổi thông tin theo cách cũ hay không tương thích.
- Tập trung cấu hình: Quá trình thay đổi cấu hình ứng dụng có thể được thực hiện tập trung, chẳng hạn như thay đổi cấu hình hệ thống hay thay đổi máy chủ cơ sở dữ liệu…
- An toàn, bảo mật: Application Server quản lý truy cập đến dữ liệu và ứng dụng qua một điểm quản lý tập trung. Cụ thể, nền tảng này chuyển trách nhiệm xác thực ra khỏi lớp máy trạm – nơi tồn tại nhiều rủi ro về an ninh, từ đó tăng cường bảo mật thông tin và giảm thiểu nguy cơ lộ lớp cơ sở dữ liệu.
- Nâng cao hiệu suất: Application Server giới hạn lưu lượng mạng bằng cách quản lý và kiểm soát việc sử dụng băng thông mạng với mục đích tối ưu hóa hiệu suất của các ứng dụng web hoặc hệ thống và tập trung vào việc hiển thị thông tin cho người dùng.
- Tiết kiệm chi phí: Những lợi ích trên giúp công ty tiết kiệm tối ưu chi phí sở hữu (TCO) khi phát triển các ứng dụng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế thì các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến kỹ thuật và các yêu cầu chuẩn, điều này có thể làm giảm đi một phần lợi ích về chi phí cho doanh nghiệp.
Lý do mà bạn nên sử dụng Application Server là gì?
Application Server cung cấp tính toàn vẹn cho dữ liệu và các đoạn code. Nền tảng này có cách thức tiếp cận tích hợp và tập trung, sẽ đảm bảo rằng các ứng dụng luôn được nâng cấp và cập nhật một cách đồng thời. Ngược lại, nếu không có sự hỗ trợ của Application Server, các phiên bản khác nhau có thể tồn tại trên cùng một ứng dụng và gây ra các vấn đề về khả năng tương thích.
Bên cạnh đó, Application Server còn được khuyên dùng bởi nền tảng này cung cấp một lớp bảo mật bổ sung giúp các tổ chức, doanh nghiệp tránh được các cuộc tấn công mạng SQL nguy hiểm.
Phân biệt Application Server và Web Server?
Application Server và Web Server là hai khái niệm khác nhau. Tại đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Application Server và Web Server:
- Application server: Phân phối logic nhiệm vụ đến các ứng dụng thông qua một số giao thức để thực hiện giao dịch cũ.
- Web Server: Không hỗ trợ cho bất cứ giao dịch hay kết nối database theo cách tổng hợp nào khác.
FAQS ( Câu Hỏi Thường Gặp)
Làm thế nào để tăng cường bảo mật cho Application Server?
Để tăng cường bảo mật cho Application Server:
- Hạn chế quyền truy cập.
- Sử dụng SSL/TLS để mã hóa dữ liệu.
- Cập nhật đều đặn các bản vá bảo mật.
- Thiết lập hệ thống giám sát bảo mật.
- Sử dụng hệ thống Firewall mạnh mẽ.
Khi phát triển ứng dụng với lượng người dùng lớn, nên sử dụng dịch vụ server nào?
Nếu ứng dụng của bạn có lượng người dùng lớn từ nhiều quốc gia khác nhau, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có nhiều trung tâm dữ liệu toàn cầu như AWS, Microsoft Azure, Alibaba Cloud hay Google Cloud sẽ phù hợp hơn so với các dịch vụ chỉ hoạt động tại địa phương.
Có nên sử dụng gói server nhỏ để phát triển ứng dụng hay không?
Có, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các gói server nhỏ để phát triển và chứa ứng dụng của mình. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ server và hosting đều hỗ trợ việc mở rộng dung lượng lưu trữ theo nhu cầu mở rộng của bạn.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã làm rõ Application Server là gì và cung cấp một số thông tin, kiến thức cơ bản về nền tảng này. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đừng quên chia sẻ đến mọi người nếu cảm thấy nội dung trên có giá trị, bạn nhé!
Comments are closed.