Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

Ổ cứng SSD là gì? Sự Khác Biệt Giữa SSD & HDD

Pinterest LinkedIn Tumblr

Sự ra đời của ổ cứng SSD đã giải quyết hầu hết các vấn đề còn tồn đọng trong ổ cứng HDD truyền thống. Với hiệu năng vượt trội, tốc độ xử lý đỉnh cao cùng khả năng tiết kiệm điện năng tiêu thụ, SSD được xem như lựa chọn hàng đầu của đa số người dùng máy tính. Vậy, ổ cứng SSD là gì? Sản phẩm này hoạt động với nguyên lý như thế nào? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau!

Ổ cứng SSD là gì?

SSD là từ viết tắt của Solid State Drive, đây là một phương tiện lưu trữ dữ liệu một cách liên tục trên bộ nhớ flash dưới trạng thái rắn. SSD bao gồm hai thành phần chính là chip nhớ flash NAND và bộ điều khiển flash.

Ổ cứng SSD là gì?

So với HDD truyền thống, ổ cứng SSD sở hữu tốc độ xử lý vượt trội hơn. Đặc biệt, ổ cứng này còn cải thiện nhiệt độ, tiết kiệm điện năng tiêu thụ và mang đến giải pháp bảo mật, an toàn dữ liệu tối ưu. 

>>>  Xem thêm: CPU là gì? Tổng Hợp Kiến Thức Về CPU 

Lịch sử ra đời của ổ cứng SSD

SSD được tạo ra từ rất lâu về trước, ngay khi máy tính còn sử dụng loại ống chân không. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó SSD đã không còn được dùng đến vì nó lưu trữ ở dạng trống. Mãi đến tận những năm 70 – 80 của thế kỷ XX, IBM, Amdahl và Cray mới bắt đầu phát triển lại loại ổ cứng này. Tuy nhiên, vì giá thành khá cao nên SSD vẫn chưa thật sự tạo nên được bước đột phá trong quá trình thương mại hóa sản phẩm. 

Đến 1978, Storage đã tiếp tục phát triển SSD và cải tiến sản phẩm trong năm 1980 để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Vào thời điểm này, SSD được tích hợp với các chip DIP RAM và card điều khiển mô phỏng ổ cứng. Ngoài ra, để đảm bảo rằng dữ liệu không bị mất đi khi tắt nguồn máy tính, nhà phát triển còn phát triển tính năng sạc pin nhiều lần cho SSD.

Lịch sử ra đời của ổ cứng SSD
Lịch sử ra đời của ổ cứng SSD

Năm 1983, phiên bản Sharp PC-5000 sử dụng ổ lưu trữ SSD 128kb ra đời. Đến 1996, công nghệ bộ nhớ flash trong SSD đã tạo nên tiếng vang lớn và đánh dấu bước phát triển vượt bậc của SSD. Được biết, phiên bản này giải quyết hầu hết các điểm hạn chế còn tồn tại trong HDD truyền thống. Từ đó, sản phẩm này dần trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi bởi người dùng máy tính.

2009, dù mức giá vẫn còn khá cao nhưng SSD vẫn trở thành lựa chọn của nhiều người dùng laptop. Đến tháng 3/2009, Texas Memory System đã cho ra đời ổ SSD có tên RamSan-620 với dung lượng lên đến 5TB, cho khả năng đáp ứng tốc độ truy cập là 3Gb/s và đáp ứng 250.000 thao tác đọc – ghi dữ liệu trong 1s (IOPS). Đây là những con số khủng gây chấn động giới công nghệ lúc bấy giờ.

Về sau, SSD ngày càng được sử dụng rộng rãi và mở rộng hơn với hàng loạt loại hình khác như như SSD G-Monster-PROMISE PCIe 128GB – 1TB hay SSD công nghệ NAND 100TB…

Ổ cứng SSD hoạt động như thế nào?

SSD đảm nhận nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu lâu dài. Sản phẩm này sử dụng bộ nhớ Flash nên có khả năng lưu trữ và không gây ra tình trạng mất dữ liệu khi máy tính bị tắt nguồn đột ngột.

SSD sử dụng một tấm các ô điện được chia thành nhiều phần (hay còn gọi là trang) để nhận và gửi dữ liệu với tốc độ tối ưu nhất. Được biết, những trang này là nơi lưu trữ dữ liệu của thiết bị và khi gộp chúng lại sẽ tạo thành khối. Ngoài ra, SSD còn được gọi là ổ cứng thể rắn vì không có thành phần chuyển động nào tồn tại trong sản phẩm này.

Ổ cứng SSD hoạt động như thế nào?
Ổ cứng SSD hoạt động như thế nào?

SSD có thể ghi dữ liệu vào trang trống bên trong một khối, điều này đồng nghĩa với việc người dùng không thể ghi đè dữ liệu trực tiếp lên trên từng trang khác nhau. Để xóa dữ liệu, SSD sẽ xác định dữ liệu không sử dụng, sau đó đưa chúng vào một khối của bộ nhớ và cuối cùng là loại bỏ khối đó. Đồng thời, SSD sẽ tiếp tục xác định lại dữ liệu từ bộ nhớ khối khi để trống những trang chưa sử dụng đến.

Ưu nhược điểm của ổ cứng SSD

Dưới đây là những ưu – nhược điểm của SSD :

Ưu điểm

So với HDD, ổ cứng SSD sở hữu hàng loạt ưu điểm vượt trội như:

  • Tốc độ đọc ghi nhanh hơn HDD từ 2 – 10 lần (khoảng 550Mb/s cho đến hàng ngàn 50Mb/s): Giảm thời gian khởi động động máy, khởi chạy ứng dụng… Từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của thiết bị. 
  • Chống sốc, giảm hư hỏng cao, từ đó đảm bảo an toàn dữ liệu và giúp thiết bị luôn hoạt động một cách ổn định, mượt mà.
  • Không gây ồn, tỏa nhiệt ít và có khả năng tiết kiệm điện tối ưu.

Nhược điểm

  • Giá thành SSD cao hơn rất nhiều so với HDD: Để sở hữu một ổ cứng SSD có dung lượng 128GB – 256GB, bạn phải chi trả số tiền tương đương với việc mua một ổ cứng HDD 512GB – 1TB.

Giải pháp tối ưu chi phí dành cho bạn là hãy đầu tư một ổ SSD có dung lượng vừa đủ và kết hợp sử dụng chung với HDD. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các mẫu ổ lưu trữ kết để nâng cao tốc độ, hiệu suất mà mức giá vẫn cực phải chăng.

Xem thêm >>> RAM là gì? Tìm Hiểu Từ A Đến Z Về RAM

Một số loại SSD thường gặp

Dưới đây là một số ổ cứng SSD phổ biến mà bạn có thể tham khảo khi có ý định nâng cấp laptop: 

SSD 2.5 SATA

SSD 2.5 SATA có kích thước 2.5 inch – đây là một kích thước thịnh hành và tương thích với hầu hết các ổ HDD trên máy tính hiện nay. Tin chắc rằng, đây sẽ là lựa chọn tối ưu cho những ai đang có ý định nâng cấp ổ HDD cũ thành một ổ SSD có hiệu năng tối ưu hơn. 

SSD m (mSATA và mPCie)

Đây là loại ổ cứng sở hữu thiết kế nhỏ gọn và có khả năng kết nối thông qua các cổng SATA thu nhỏ. Thoạt nhìn, cổng mSATA và cổng mPCie có vẻ khá giống nhau. Tuy nhiên, nếu xét ở phương diện điện tử và cách thức truyền tải dữ liệu, chúng có thể có sự khác biệt. Vậy nên, bạn nên kiểm tra kỹ trước khi mua vì nếu bạn muốn lắp đặt SSD mSATA, máy bạn buộc phải có chip điều khiển mSATA và ngược lại. 

SSD M.2 SATA

SSD M.2 SATA là một trong những loại ổ cứng SSD thịnh hành và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Sản phẩm này thường có thiết kể nhỏ gọn và được lắp đặt trong các dòng laptop mỏng nhẹ sử dụng chuẩn giao tiếp M2 SATA. 

SSD M.2 PCie

Tính đến thời điểm hiện tại, SSD M.2 PCie là dòng SSD cao cấp và mạnh mẽ nhất. Sản phẩm này sử dụng chuẩn kết nối M2 nhưng lại có tốc độ đạt chuẩn mới của PCie nên tốc độ đọc – ghi của SSD M.2 PCie có thể đạt 3500 MB/s – nhanh gấp 2 lần so với SATA III.

Cách kiểm tra máy tính đang chạy SSD hay HDD

Để kiểm tra máy tính đang chạy SSD hay HDD, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau: 

  • Bước 1: Mở Start, sau đó nhập Defragment and Optimize Drive vào mục tìm kiếm.
  • Bước 2: Sau khi cửa sổ Defragment and Optimize Drive xuất hiện trên giao diện, bạn nhìn vào phần Media Type. Tại đây, nếu bạn nhìn thấy chữ Solid State Drive thì tức là máy bạn đang sử dụng SSD. Ngược lại, nếu đó là Hard Disk Drive thì điều này đồng nghĩa với việc máy tính đang chạy ổ cứng HDD cơ học truyền thống.

So sánh SSD và HDD

Để hình dung rõ hơn về điểm nổi trội của SSD với HDD, chúng ta sẽ cùng đến với bảng so sánh sau: 

So sánh SSD và HDD
So sánh SSD và HDD
Nội dung SSD HDD
Tốc độ đọc/ ghi Rất nhanh, có thể đạt đến 3500MB/s. Chậm, chỉ đạt được mở mức dưới 100MB/s.
Tiếng ồn Không gây tiếng tiếng ồn Vì sử dụng cơ chế cơ học trong việc lưu trữ dữ liệu nên sẽ tạo tiếng ồn khi vận hành.
Độ bền Độ bền cao hơn, ít bị tác động từ ngoại lực. Độ bền thấp hơn và dễ bị tác động từ ngoại lực.  
Nhiệt độ Chịu được mức nhiệt từ 0 – 70 độ C.  Chịu được mức nhiệt từ 5 – 55 độ C.
Sự phân mảnh Không ảnh hưởng đến tốc độ ghi – đọc. Ảnh hưởng nhiều đến tốc độ ghi – đọc
Giá thành Giá thành cao hơn trong cùng mức dung lượng. Giá thành thấp hơn trong cùng mức dung lượng.

Tại sao nên lựa chọn SSD thay vì HDD?

Nhìn chung, mức giá của SSD đã không còn quá đắt đỏ và vượt khả năng chi trả của người dùng như ngày trước. Vì vậy, nếu có thể, bạn vẫn nên ưu tiên sử dụng SSD thay vì HDD. Bởi lẽ, ổ cứng SSD sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn, nhất là sự khác biệt lớn về tốc độ giữa SSD với HDD. Từ đó, sử dụng SSD giúp nâng cao năng suất, hiệu năng và tốc độ xử lý, lưu trữ dữ liệu cho thiết bị. 

Một số tiêu chí cần quan tâm khi chọn mua ổ cứng SSD là gì?

Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần quan tâm khi chọn mua ổ cứng SSD:

Chuẩn kết nối 

Hãy kiểm tra chuẩn kết nối của thiết bị để chọn mua loại SSD phù hợp. Bởi lẽ, bạn không thể sử dụng SSD M.2 khi máy tính chỉ có chuẩn kết nối 2.5.

Dung lượng lưu trữ

Vấn đề này sẽ trở nên quan trọng đối với những dòng máy chỉ cho phép lắp đặt 1 ổ cứng. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng của mình. Hiện nay, bạn có thể lựa chọn một trong số các dung lượng như: 128GB, 256GB, 512GB hay 1TB.

Xem xét dung lượng lưu trữ phù hợp
Xem xét dung lượng lưu trữ phù hợp

Thiết kế

Hầu hết SSD đều có thiết kế tương tự nhau và khi lắp đặt, chúng được lắp vào sâu bên trong máy nên bạn sẽ không cần phải quá quan tâm đến thiết kế của sản phẩm.

Độ bền và tốc độ

Tùy theo giá thành, thương hiệu, dung lượng, hiệu năng mà tốc độ và độ bền của SSD có thể có sự khác biệt. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên xem kỹ các thông số để không mắc phải những sai lầm không đáng có trước khi quyết định mua SSD.

Giá thành 

Hiện nay, giá của SSD đã không còn quá cao so với trước. Ngoài ra, trên thị trường còn có rất nhiều loại với giá thành khác nhau và bạn có thể cân nhắc lựa chọn dựa trên nhu cầu, mục đích sử dụng cũng như tình hình tài chính của mình.

Hãng SSD uy tín

Hãy mua sản phẩm từ thương hiệu sản xuất uy tín như Samsung, Kingston, Intel, Sandisk… Điều này phần nào đảm bảo và mang đến sự yên tâm về chất lượng, giá cả cũng như chính sách bảo hành của sản phẩm. 

Lời kết

Như vậy, nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ ổ cứng SSD là gì, cách thức hoạt động và một số tiêu chí cần quan tâm khi chọn mua SSD. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đừng quên chia sẻ để mọi người cùng đọc nhé!

Mình là Tuấn - Hiện mình đang làm việc trong đội ngũ kỹ thuật tại LANIT. Mình đã tham gia và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị mạng trong suốt nhiều năm. Qua những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, rất hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những chia sẻ hữu ích về những giải pháp VPS, Hosting và Server. Từ đó, hỗ trợ bạn xây dựng và quản lý trực tuyến một cách hiệu quả hơn.

Comments are closed.