Bạn đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh trực tuyến mạnh mẽ và tiềm năng để tiếp cận hàng triệu khách hàng trên khắp thế giới? Hãy đặt chân vào thế giới thương mại điện tử đầy hứa hẹn của Amazon. Trong bài viết này, wiki.lanit sẽ hướng dẫn bạn từng bước bắt đầu cách bán hàng trên Amazon và chia sẻ những kinh nghiệm quý giá giúp ra đơn đều, lợi nhuận khủng!
Giới thiệu về Amazon
Amazon là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Jeff Bezos là người sáng lập công ty vào ngày 5 tháng 7 năm 1994, khi Amazon chỉ là một nhà phân phối sách trực tuyến. Tuy nhiên, do tầm nhìn tham vọng, Amazon đã nhanh chóng mở rộng hoạt động vào nhiều lĩnh vực khác nhau như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, truyền phát kỹ thuật số và thương mại điện tử.
Bán hàng trên Amazon là gì?
Bán hàng qua Amazon là hoạt động kinh doanh trong đó doanh nghiệp hoặc cá nhân đăng ký và chào bán các sản phẩm của mình trên nền tảng thương mại điện tử của Amazon. Những người bán này thường được gọi là “người bán của bên thứ ba” hoặc “người bán độc lập” vì họ không phải là phần của Amazon chính thức mà là các đối tác kinh doanh đăng ký bán hàng trên trang web của Amazon.
Tại sao bạn nên kinh doanh trên Amazon?
- Tiếp cận nhiều tệp khách hàng mà không tốn nhiều chi phí: Kinh doanh trên Amazon giúp tiết kiệm chi phí tiếp cận khách hàng so với việc xây dựng và duy trì cửa hàng trực tuyến riêng.
- Mở rộng thị trường toàn cầu, không giới hạn lãnh thổ: Amazon có mặt trong nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, cho phép người bán tiếp cận thị trường toàn cầu một cách dễ dàng.
- Đa dạng danh mục sản phẩm, tiềm năng phát triển ngành hàng : Danh mục sản phẩm phong phú của Amazon cho phép người bán kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Chính sách bảo vệ người bán và người mua đáng tin cậy : Amazon tạo ra môi trường kinh doanh đáng tin cậy thông qua chính sách bảo vệ người bán và người mua.
Cần chuẩn bị gì trước khi bán hàng trên Amazon
Lựa chọn hình thức bán hàng phù hợp trên Amazon
Có 4 hình thức bán hàng phù hợp trên Amazon
Dropshipping
Dropshipping là một hình thức kinh doanh phổ biến trên Amazon, trong đó người bán không cần phải lưu trữ hàng tồn kho. Thay vào đó, khi có đơn hàng, người bán mua sản phẩm từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất và yêu cầu gửi trực tiếp đến khách hàng.
FBA (Fulfillment by Amazon)
FBA là một dịch vụ của Amazon cho phép người bán lưu trữ hàng tồn kho tại các trung tâm giao hàng của Amazon. Khi có đơn hàng, Amazon sẽ đảm nhận quá trình đóng gói và giao hàng đến khách hàng. FBA giúp tăng tính chuyên nghiệp và tin cậy cho người bán, đồng thời cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Amazon Affiliate – Làm tiếp thị liên kết với Amazon
Người bán tham gia vào chương trình liên kết của Amazon và quảng cáo các sản phẩm của họ thông qua các liên kết đặc biệt. Khi khách hàng nhấp vào liên kết và thực hiện mua hàng trên Amazon, người bán sẽ nhận được một phần hoa hồng từ doanh số bán hàng.
Merch by Amazon
Merch by Amazon là một dịch vụ cho phép người bán tạo và bán các sản phẩm in ấn, chẳng hạn như áo phông, ốp điện thoại, ấm chén, v.v., có thiết kế của riêng họ. Người bán đưa lên các mẫu sản phẩm, và khi có khách hàng đặt mua, Amazon sẽ in và vận chuyển hàng hóa đến khách hàng.
Tìm hiểu tổng quan thị trường kỹ càng, lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp
Dưới đây là một số ý tưởng mặt hàng kinh doanh bạn có thể xem xét:
- Hàng thủ công mỹ nghệ và mây tre đan: Là mặt hàng truyền thống của nước ta, và có nhu cầu sử dụng rộng khắp trên toàn cầu. Giá các sản phẩm này thường dao động trong khoảng 15 – 50 USD tùy thuộc vào kiểu dáng và chất lượng.
- Chổi đót: Hãy tìm kiếm sản phẩm này trên Amazon, có rất nhiều người kinh doanh chúng. Giá bán hiện tại dao động khoảng 450.000 VNĐ cho mỗi chiếc chổi.
- Nón lá & nón quai thao Việt Nam: Đây là mặt hàng có số lượng bán hàng qua Amazon thuộc top khủng, đặc biệt là những chiếc nón được sơn màu sắc nổi bật và thiết kế mới lạ, ấn tượng. Giá bán dao động từ 700.000 – 800.000 VNĐ cho mỗi chiếc nón.
Tìm nguồn hàng bán hàng trên Amazon ở đâu?
Khám phá cơ hội từ các chợ đầu mối
Trong việc tìm nguồn hàng bán online, các chợ đầu mối là điểm đến hấp dẫn. Đây là nơi tập trung nhiều sản phẩm đa dạng từ các nhà cung cấp và nông dân.
Tận dụng đại lý bán buôn
Họ thường cung cấp số lượng lớn sản phẩm với giá ưu đãi, giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu bán hàng trong quy mô lớn.
Khám phá nguồn hàng từ các xưởng sản xuất
Bạn có thể thỏa thuận trực tiếp với nhà sản xuất để cắt giảm giá trị trung gian và tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh online.
Khám phá cơ hội ở nước ngoài
Mỗi quốc gia có những mặt hàng độc quyền hoặc chất lượng cao, và bạn có thể khai thác thị trường đó để đem về các sản phẩm độc đáo và thu hút khách hàng.
Tham gia các hội chợ triển lãm thuộc ngành hàng kinh doanh
Tại đây, bạn có thể gặp gỡ trực tiếp các nhà cung cấp, trình diễn sản phẩm và tìm hiểu về xu hướng mới nhất trong ngành.
Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội & các trang thương mại điện tử
Không thể bỏ qua sự tiện lợi và phổ biến của mạng xã hội và các trang thương mại điện tử. Tìm kiếm nguồn hàng trên các nền tảng như Facebook, Google, Zalo và trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktok, Sendo, chowotot.com là cách hiệu quả để tìm kiếm, so sánh và đánh giá các sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau.
Thiết kế logo, bao bì (Nếu muốn) và mua GTIN cho hàng hóa
Để bán hàng trên Amazon, bạn cần thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Đồng thời, để hàng hóa lưu hành quốc tế, cần có mã barcode GTIN – mã nhận dạng hàng hóa quốc tế được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Tổng hợp một số mã GTIN phổ biến trên thế giới hiện nay:
- EAN (European Article Number) – 13 chữ số, sử dụng ở châu Âu.
- JAN (Japanese Article Number) – từ 8-13 chữ số, dùng ở Nhật Bản cho hàng thương mại.
- UPC (Universal Product Code) – mã ID tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ, có thể dán lên sản phẩm sau khi mua từ GS1.
- FNSKU (Fulfillment Network Stock Keeping Unit) – mã quản lý dành riêng cho sản phẩm bán trên Amazon FBA.
- ISBN (International Standard Book Number) – mã ID dành riêng cho sách, có 10 hoặc 13 chữ số liên quan đến ngày xuất bản.
Chọn gói bán hàng
Amazon cung cấp hai loại gói bán hàng qua Amazon
- 2 gói bán hàng trên Amazon
Tài khoản bán hàng chuyên nghiệp (Professional):
-
- Phí duy trì tài khoản: $39.99/tháng.
- Không tính thêm phí $0.99 cho mỗi sản phẩm được bán.
- Hoàn toàn không giới hạn về số sản phẩm được đăng tải.
- Có cơ hội xuất hiện ở vị trí trên cùng trong trang thông tin chi tiết sản phẩm.
- Có thể hoàn toàn tùy chỉnh linh hoạt chi phí vận chuyển cho từng đơn hàng.
- Sử dụng thoải mái các công cụ báo cáo chuyên nghiệp và công cụ giúp đăng hàng loạt mặt hàng để tiết kiệm thời gian.
- Truy cập vào chức năng hỗ trợ quản lý tồn kho với số lượng lớn.
- Sử dụng các công cụ đặc biệt như quảng cáo, mã giảm giá sản phẩm, chương trình khuyến mãi và gói quà tặng cho sản phẩm.
- Phù hợp với doanh nghiệp, những người có nguồn vốn kinh doanh ổn định hoặc có kế hoạch bán hàng lâu dài với dự tính bán hơn 40 sản phẩm/tháng.
Tài khoản cá nhân bán hàng :
-
-
- Không mất phí duy trì hàng tháng ($39.99).
- Phí bán hàng là $0.99 cho mỗi đơn hàng được bán, cộng với một số phí khác cho từng danh mục, như phí giới thiệu,…
- Có thể đăng tới 20 danh mục sản phẩm và tận 40 sản phẩm/tháng (Số lượng cực kỳ khủng).
- Tài khoản cá nhân phù hợp cho những người đang tìm hiểu thị trường, chưa có nhiều kinh nghiệm và muốn thử bán hàng trên sàn thương mại điện tử này. Đặc biệt phù hợp nếu dự định bán hàng với số lượng sản phẩm dưới 40.
-
Hướng dẫn chi tiết nhất các bước để bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu
Bước 1. Tạo tài khoản Amazon
- Truy cập vào trang web Amazon.com và kéo xuống cuối trang web. Nhấp vào mục “Sell products on Amazon” (Bán sản phẩm trên Amazon).
- Tiếp theo, nhấp vào “Sign up” (Đăng ký) để bắt đầu quá trình đăng ký tài khoản
- Điền thông tin kinh doanh và loại hình kinh doanh của bạn.
- Trước khi tiếp tục, hãy đọc kỹ Thỏa thuận giải pháp kinh doanh dịch vụ của Amazon và Thông báo về quyền riêng tư của Amazon. Sau đó, nhấp vào “Agree and continue” (Đồng ý và tiếp tục).
- Bạn sẽ được chuyển đến một liên kết khác để cung cấp thông tin chi tiết về người bán và doanh nghiệp của bạn.
- Tiếp theo, xác minh danh tính và địa chỉ của bạn, sau đó nhấp vào “Next” để hoàn tất quá trình đăng ký.
Bước 2. Tạo danh sách sản phẩm (Hay còn gọi là listing sản phẩm)
- Sau khi tài khoản bán hàng qua A được xác nhận, bây giờ là lúc đưa gian hàng của bạn trở nên hấp dẫn hơn: Về số lượng sản phẩm, thiết kế, theme và màu sắc đặc trưng.
- Tiếp theo, bạn cần thiết lập danh sách sản phẩm để khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm của bạn trên Amazon bao gồm:
- Tiêu đề sản phẩm: Đặt tên tiêu đề sản phẩm của bạn bằng cách bao gồm tên thương hiệu, kiểu máy hoặc số nhận dạng duy nhất.
- Mô tả sản phẩm: Cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm, bao gồm các tính năng và lợi ích (nên viết dưới dạng gạch đầu dòng).
- Hình ảnh sản phẩm: Đảm bảo sử dụng hình ảnh chất lượng cao và thực tế về sản phẩm của bạn. Nên tải lên 4-5 hình ảnh từ các góc độ khác nhau.
- Từ khóa phụ trợ: Thêm các từ khóa vào danh sách sản phẩm mà người mua thường sử dụng để tìm kiếm một sản phẩm cụ thể. Những từ khóa này không xuất hiện trong danh sách sản phẩm của bạn, nhưng lại là những từ khóa phổ biến mà khách hàng thường nhập vào hộp tìm kiếm.
Bước 3. Hướng dẫn bán hàng trên Amazon
Đợi khách hàng ghé thăm cửa hàng và mua sản phẩm.
Bước 4. Vận chuyển
Có 2 cách để vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng
- FBA để giao công việc vận chuyển cho phía Amazon, chủ shop không cần quan tâm đến vấn đề ship muộn hay phí ship. FBA giúp người kinh doanh có thể tiết kiệm chi phí cũng như dành thời gian hơn cho các công việc quan trọng khác như: Nghiên cứu khách hàng, làm thương hiệu trên Amazon, thiết kế bao bì mới,…
- FBM thì ngược lại. Tức là chủ kinh doanh sẽ hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về vấn đề chuyển hàng đến tay khách hàng. FBM giúp quá trình kinh doanh diễn ra an toàn và cẩn thận hơn, chủ kinh doanh cũng được tham gia tất cả các khâu để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Bước 5. Nhận thanh toán
Có ba phương thức nhận thanh toán từ khách hàng như sau:
- Nhận tiền dưới dạng Amazon Gift Card: Số tiền trong tài khoản sẽ được chuyển thành phiếu quà tặng Amazon. Bạn có thể sử dụng phiếu quà tặng này để nạp tiền và mua sắm trên sàn
- Nhận tiền thông qua thẻ Payoneer: Đây là phương thức mà nhiều nhà bán hàng sử dụng để rút tiền về nước. Payoneer là một dịch vụ thanh toán quốc tế, cung cấp cho bạn một thẻ có thể rút tiền toàn cầu.
- Nhận tiền thông qua phiếu séc: Nếu bạn chọn nhận tiền dưới dạng phiếu séc, Amazon sẽ gửi cho bạn qua đường bưu điện khi bạn yêu cầu rút tiền.
Chia sẻ một số kinh nghiệm bán hàng trên Amazon hiệu quả, được yêu thích nhất
Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon có thể giúp bạn tận dụng tối đa tiềm năng của nền tảng thương mại điện tử này và đạt được thành công trong kinh doanh trực tuyến. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích khi bán hàng trên Amazon:
Xây dựng một thương hiệu riêng
Để đạt thành công trên Amazon, hãy tạo một thương hiệu độc đáo và sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tập trung vào logo, gói sản phẩm và mô tả sao cho phù hợp với giá trị cốt lõi mà bạn muốn gửi đến người mua.
Bắt buộc phải hoàn thiện sản phẩm trước khi đăng bán, tránh trường hợp đăng bán khi chưa sẵn sàng
Đảm bảo rằng sản phẩm của bạn có chất lượng tốt và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng. Hình ảnh sản phẩm và mô tả cần trực quan và rõ ràng, giúp người dùng hiểu rõ về sản phẩm trước khi quyết định mua.
Cam kết tuân thủ chính sách bán hàng, ngành hàng, mặt hàng kinh doanh, chính sách đổi trả của Amazon
Cần chú ý và tuân thủ các quy định và chính sách bán hàng của Amazon. Điều này giúp bạn tránh những vấn đề phát sinh không đáng có và duy trì một vị trí đáng tin cậy trên nền tảng này.
Tận dụng đơn hàng để xin đánh giá
Sau mỗi giao dịch thành công, hãy tận dụng cơ hội này để xin đánh giá từ khách hàng. Đánh giá tích cực sẽ giúp tăng đáng kể uy tín cửa hàng và tạo lòng tin cho người mua tiềm năng.
Thiết lập giá cạnh tranh
Nghiên cứu thị trường và xác định giá cả cạnh tranh để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Giá hợp lý và cạnh tranh có thể giúp bạn tạo lợi thế trong lĩnh vực cạnh tranh cao trên Amazon.
Xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng theo bài bản
Xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng tận tâm và đáng tin cậy. Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả sẽ tạo dựng lòng tin và giữ chân khách hàng quay lại mua hàng lần sau.
Phải biết bán chéo sản phẩm
Tận dụng việc bán chéo để đề xuất sản phẩm tương tự hoặc bổ sung cho khách hàng. Điều này không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn nâng cao trải nghiệm mua hàng của khách hàng.
Tặng voucher (khuyến mãi) để kích thích khách hàng cũ quay lại mua hàng và khách hàng mới có động lực để đưa ra quyết định mua hàng ngay lập tức
Cung cấp voucher giảm giá hoặc khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng trung thành để khích lệ họ quay lại mua hàng và tạo sự gắn kết với thương hiệu của bạn.
Tận dụng một cách hiệu quả những chiến dịch quảng cáo của Amazon với chi phí tối ưu nhất
Sử dụng các chiến dịch quảng cáo của Amazon để quảng bá sản phẩm và đưa thương hiệu của bạn đến tay đông đảo khách hàng tiềm năng. Điều này giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thu hút lượng lớn lưu lượng khách hàng mới.
Kết luận
Như vậy, từ những hướng dẫn và kinh nghiệm đắt giá trong bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về hướng dẫn bán hàng trên Amazon và cách nâng cao hiệu quả kinh doanh của bạn trên nền tảng này. Chúc bạn may mắn và thành công rực rỡ trên con đường kinh doanh đầy tiềm năng này!
Comments are closed.