Ad
Kiếm Tiền Online

10+ Bước Kinh doanh Cho Người Mới Bắt Đầu Hiệu Quả

Pinterest LinkedIn Tumblr

Kinh doanh đang là một trong những ngành nghề được nhiều người lựa chọn bởi có tiềm năng thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, kinh doanh cho người mới bắt đầu chưa bao giờ dễ dàng. Nếu không tính toán kỹ, người kinh doanh rất dễ bị thua lỗ và nản lòng. Qua bài viết này, cùng Wiki.Lanit xem ngay các bước cần chuẩn bị để kinh doanh cho người mới bắt đầu nhé!

Một số lĩnh vực kinh doanh hot 2023

Lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng nhưng không phải ngành nghề nào cũng phát triển. Dưới đây là một số lĩnh vực kinh doanh hot nhất hiện nay.

Kinh doanh bất động sản

Bất động sản - ngành nghề kinh doanh hot
Bất động sản – ngành nghề kinh doanh hot

Bất động sản là 1 trong những ngành nghề kinh doanh được nhiều người lựa chọn. Kinh doanh bất động sản thu về lợi nhuận cao hơn bất kì lĩnh vực nào khác. Tuy nhiên, nếu không tính toán kỹ thì rủi ro gặp phải cũng sẽ cao hơn. Do đó, nhà kinh doanh bất động sản cần có đầu óc nhạy bén, tư duy tốt để phân tích thị trường bất động sản.

Kinh doanh các ngành dịch vụ

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ của con người ngày càng tăng cao. Đây cũng là điều kiện khiến cho ngành kinh doanh dịch vụ phát triển mạnh. Hiện nay, các loại hình dịch vụ được nhiều người lựa chọn để kinh doanh là: dịch vụ làm đẹp, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ nhà hàng khách sạn, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ tư vấn.

Kinh doanh thông tin

Kinh doanh thông tin đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Sự bùng nổ của mạng lưới Internet giúp cho lĩnh vực kinh doanh thông tin cũng phát triển theo. Kinh doanh thông tin chính là hình thức trao đổi, mua bán các sản phẩm thông tin qua internet. Ví dụ như: sách, báo, tài liệu, Ebook, video,…

Bán hàng online

Bán hàng online có lẽ là hình thức kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Mọi sản phẩm đều được kinh doanh trên các kênh mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử để trao đổi, buôn bán. Ví dụ như: quần áo, giày dép, đồ ăn, phụ kiện, sản phẩm handmade,… Kinh doanh online mang lại nhiều ưu điểm cho cá nhân, doanh nghiệp. Bởi bán hàng online tiếp cận nhiều khách hàng, tăng doanh thu với chi phí đầu tư khá thấp.

Kinh doanh lĩnh vực Big Data và AI

Big Data và AI là 2 lĩnh vực quan trọng trong thời kì 4.0 như hiện nay. Sản phẩm của Big Data và trí tuệ nhân tạo giúp ích rất nhiều cho mọi lĩnh vực của xã hội như: giáo dục, y tế, ngân hàng, du lịch,… Vì thế, kinh doanh Big Data hay AI cũng có nhiều tiềm năng phát triển ở hiện tại và tương lai.

Các bước cần chuẩn bị để kinh doanh cho người mới bắt đầu

Để kinh doanh cho người mới bắt đầu không phải điều dễ dàng. Bạn mới kinh doanh lần đầu nên chưa có nhiều hiểu biết. Nếu không chuẩn bị kỹ càng rất dễ bị thua lỗ và không phát triển lâu dài được. Dưới đây là các bước cần chuẩn bị để kinh doanh cho người mới bắt đầu.

Lên ý tưởng về lĩnh vực dự định kinh doanh

Bước đầu tiên khi tiến hành kinh doanh cho người mới bắt đầu lài lên ý tưởng. Bạn phải xác định mình muốn kinh doanh lĩnh vực gì và lĩnh vực đó có đang là nhu cầu của thị trường hay không.

Lên ý tưởng kinh doanh
Lên ý tưởng kinh doanh

Xác định ý tưởng kinh doanh còn phụ thuộc vào thế mạnh của bản thân là gì. Bởi nếu cứ chọn ngành nghề hot nhưng bản thân lại không có kiến thức về nó thì sẽ rất khó để kinh doanh hiệu quả. Vì thế, cá nhân và doanh nghiệp cần lên ý tưởng, lựa chọn lĩnh vực kết hợp cả yếu tố nhu cầu xã hội và thế mạnh của bản thân.

Mọi hoạt động kinh doanh đều bắt đầu từ 1 ý tưởng. Và để thành công, bạn cần làm sao để xây dựng ý tưởng tốt nhất.

Nghiên cứu kỹ càng thị trường kinh doanh

Sau khi đã có ý tưởng về lĩnh vực muốn kinh doanh, bước tiếp theo là tiến hành nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ và nghiên cứu khách hàng.

Nghiên cứu thị trường để biết người tiêu dùng có đang quan tâm tới lĩnh vực mà bạn muốn kinh doanh hay không. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp doanh nghiệp xem xét tính khả thi của ý tưởng.

Nghiên cứu kỹ càng thị trường kinh doanh
Nghiên cứu kỹ càng thị trường kinh doanh

Nghiên cứu đối thủ để biết để biết điểm mạnh, điểm yếu của những người đang kinh doanh sản phẩm giống bạn. Từ đó khắc phục nhược điểm, học hỏi điểm mạnh và xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu đối thủ là cơ sở để bạn tạo ra những điểm khác biệt cho doanh nghiệp của mình và thu hút khách hàng.

Nghiên cứu khách hàng là hoạt động cần thiết vì giúp doanh nghiệp biết được hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng chiến lược đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.

Xác định tên cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì đều cần phải có tên gọi. Tên doanh nghiệp chính là điểm khác biệt với đối thủ và là cái khiến khách hàng dễ nhớ tới nhất. Vì thế, đặt tên là việc làm rất quan trọng nếu doanh nghiệp mới được thành lập.

Xác định tên doanh nghiệp
Xác định tên doanh nghiệp

Có nhiều quy tắc để đặt tên cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh:

  • Tên doanh nghiệp phải cô đọng và ngắn gọn. Như vậy khách hàng mới dễ nhớ tới doanh nghiệp. Tên của cơ sở kinh doanh chỉ nên bao gồm 1 đến 3 từ. Tránh đặt tên quá dài khiến khách hàng không thể nhớ nổi và mất đi khách hàng trung thành.
  • Một lưu ý nữa là hãy đặt tên doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Một cái tên khác biệt sẽ dễ nhớ hơn là những tên doanh nghiệp tương đồng nhau.

Lập kế hoạch kinh doanh

Sau khi đã có tên doanh nghiệp, có ý tưởng kinh doanh cũng như phân tích thị trường. Bạn đã có thể bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh. Đây cũng là bước cần thiết để kinh doanh cho người mới bắt đầu.

Lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh

Khi viết kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức theo mô hình SWOT. Sau đó, bạn xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp là gì. Tiếp theo, bạn dựa vào những phân tích trên để xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.

Chuẩn bị nguồn vốn

Để bắt đầu kinh doanh, bạn phải chuẩn bị nguồn vốn để chi trả cho các hoạt động như: thuê mặt bằng, sản xuất sản phẩm, đầu tư cơ sở vật chất, trả lương nhân viên,… Bạn cần liệt kê tất cả những khoản chi phí cần đầu tư, chi phí dự phòng. Sau đó xem xét nguồn vốn có đủ để đáp ứng hay không. Nếu nguồn vốn không đủ, bạn phải thu hẹp quy mô doanh nghiệp hoặc xoay sở vay thêm, huy động vốn.

Chuẩn bị nguồn vốn
Chuẩn bị nguồn vốn

Ở bước này, bạn không chỉ phải chuẩn bị nguồn vốn. Bạn còn cần học hỏi để hiểu được các nguyên lý cơ bản về việc quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp. Khi kinh doanh, hiểu rõ dòng tiền sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn 1 cách tốt nhất.

Phát triển sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp của bạn

Ở bước đầu tiên trong quy trình chuẩn bị kinh doanh cho người mới bắt đầu, bạn đã xác định được ý tưởng kinh doanh. Khi đó, bạn cũng đã định hình được sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp dự định kinh doanh. Sau khi đã chuẩn bị nguồn vốn cũng như những điều kiện cần thiết, bạn đã có thể bắt đầu phát triển sản phẩm và dịch vụ.

Phát triển sản phẩm/dịch vụ
Phát triển sản phẩm/dịch vụ

Có 2 lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp mới, đó là:

  • Tạo ra sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới. Doanh nghiệp sẽ tự nghiên cứu, phát triển, sản xuất sản phẩm và phân phối ra thị trường.
  • Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đã có sẵn được cung cấp bởi các đơn vị sản xuất lớn.

Xác định mô hình kinh doanh

Xác định mô hình kinh doanh
Xác định mô hình kinh doanh

Bước tiếp theo cần chuẩn bị khi kinh doanh cho người mới bắt đầu là phải xác định mô hình kinh doanh. Hiện nay, mô hình kinh doanh rất đa dạng để phù hợp với nhu cầu thị trường. Bạn có thể tham khảo một số mô hình kinh doanh sau: mô hình kinh doanh online, kinh doanh 1 đổi 1, kinh doanh nhượng quyền, mô hình bán hàng trực tiếp,…

Chuẩn bị các yếu tố xin giấy phép kinh doanh

Xin giấy phép kinh doanh
Xin giấy phép kinh doanh

Là 1 doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, bạn cần phải xin giấy phép kinh doanh và thực hiện theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó, bạn cần xem xét những giấy phép và quy định của nhà nước ban hành về lĩnh vực kinh doanh bạn đang dự định làm. Như vậy mới đảm bảo hoạt động hợp pháp, không vi phạm pháp luật. Ví dụ: doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm cần đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm.

Xác định địa điểm kinh doanh

Xác định địa điểm kinh doanh
Xác định địa điểm kinh doanh

Để kinh doanh thành công thì cần lựa chọn được địa điểm phù hợp. Bạn phải xây dựng cửa hàng tại nơi có nhiều người qua lại và nhiều khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, phải đảm bảo địa điểm kinh doanh đủ lớn để lưu trữ tất cả hàng hoá cần bày bán.

Bắt đầu hoạt động kinh doanh

Bắt đầu hoạt động kinh doanh
Bắt đầu hoạt động kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị hết tất cả những yếu tố trên, bạn đã có thể bắt đầu cho doanh nghiệp đi vào hoạt động. Giai đoạn đầu chưa có nhiều khách hàng cũng như chưa xây dựng được uy tín thương hiệu. Vì thế, doanh nghiệp phải chấp nhận thu về lợi nhuận ít để nghĩ tới những lợi ích lâu dài. Doanh nghiệp cũng có thể thực hiện các biện pháp marketing sau: giảm giá, ưu đãi và quảng cáo đa kênh.

Một số bài học kinh nghiệm kinh doanh cho người mới bắt đầu

Dù đã thực hiện các bước kinh doanh cho người mới bắt đầu nhưng bạn vẫn có thể gặp phải những vấp ngã khi lần đầu dấn thân vào kinh doanh. Vì thế, Wiki.Lanit sẽ chia sẻ một số bài học kinh nghiệm của những nhà kinh doanh khác để bạn lưu ý và rút kinh nghiệm.

  • Nhiều khách hàng cảm thấy muốn mua hàng khi bạn tiếp thị sản phẩm tới với họ mặc dù trước đó khách hàng chưa có nhu cầu. Vì thế, hãy tạo ra sản phẩm và mang tới cho khách hàng thay vì đợi họ nói cho bạn nhu cầu của họ.
  • Đừng bao giờ phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của người khác. Chiến lược phù hợp với doanh nghiệp này nhưng sẽ không hợp với doanh nghiệp khác. Do đó, sự thành công của doanh nghiệp khác chỉ mang tính tham khảo, bạn phải tự xây dựng chiến lược kinh doanh cho riêng mình.
  • Phải luôn đổi mới chiến lược kinh doanh cũng như sản phẩm, dịch vụ. Bởi vì nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi không ngừng.
  • Bạn cần quan tâm tới giá trị của sản phẩm, dịch vụ chứ không phải giá thành. Giá trị sản phẩm, dịch vụ chính là cái giữ chân khách hàng trung thành.
  • Một doanh nghiệp thành công không chỉ được tạo thành từ CEO. Đội ngũ nhân lực giỏi đóng góp không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, doanh nghiệp mới thành lập còn rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Do đó, hãy tìm kiếm đội ngũ nhân lực giỏi để cùng nhau tạo nên thành công.

Kết luận

Trên đây là kinh nghiệm cũng như các bước cần chuẩn bị để kinh doanh cho người mới bắt đầu. Nếu có dự định kinh doanh, bạn hãy lên ý tưởng và chuẩn bị các yếu tố cần thiết ngay từ bây giờ.

Mình là Tú Anh - Hiện mình đang đảm nhận một số mảng trong chiến dịch Marketing tại LANIT. Mình đã có kinh nghiệm nhiều năm trong mảng kinh doanh online, nên rất hy vọng với những kiến thức mình chia sẻ về lĩnh vực này sẽ thật sự hữu ích đối với các bạn.

Comments are closed.