Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

GitHub là gì? Những Điều Bạn Nên Biết Về GitHub

Pinterest LinkedIn Tumblr

GitHub không chỉ mang đến không gian lưu trữ mã nguồn Git cho các dự án phần mềm tuyệt vời, mà còn giúp các developer có cơ hội học hỏi, phát triển kiến thức chuyên môn và mở rộng mối quan hệ với những người cùng ngành. Vậy, GitHub là gì? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu cụ thể tại đây!

GitHub là gì?

GitHub là một nền tảng lưu trữ mã nguồn Git cho các dự án chương trình, phần mềm. GitHub cung cấp đầy đủ các tính năng của Git – một hệ thống quản lý phiên bản phân tán (DVCS) được thiết kế để quản lý mã nguồn cho các dự án phần mềm một cách hiệu quả, linh hoạt hàng đầu hiện nay. Không chỉ thế, nền tảng này còn được tích hợp với các tính năng xã hội để các nhà phát triển phần mềm có thể giao tiếp và tương tác với nhau.

GitHub là gì?
GitHub là gì?

Các loại tài khoản GitHub

GitHub có 2 phiên bản chính là phiên bản trả phí và phiên bản miễn phí. Thông thường, doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn phiên bản trả phí để tối ưu hóa quy trình quản lý, làm việc nhóm và phân quyền bảo mật trong các dự án. Còn lại, hầu hết mọi người đều sử dụng tài khoản miễn phí với mục đích cơ bản là lưu trữ mã nguồn (source code).

Bên cạnh các tính năng Git cơ bản, các developer còn có thể tận dụng tính năng Social Network như feeds, network graph, followers… để tương tác, giao tiếp và học hỏi kinh nghiệm của nhau.

Đặc biệt, GitHub đang dần chiếm được vị trí nhất định và có sức ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng nguồn mở. Bên cạnh Linkedin, GitHub còn được sử dụng như một sự thay thế hoàn hảo cho CV. Qua GitHub, nhà tuyển dụng có thể phần nào nắm được năng lực mã hóa của ứng viên và nếu biết cách tận dụng nền tảng này, bạn sẽ có cho mình một lợi thế nhất định so với các ứng viên khác.

Lịch sử của GitHub

GitHub được tạo nên bởi Tom Preston-Werner, Chris Wanstrath cùng với PJ Hyett và chính thức ra mắt từ tháng 4/2008. Theo đó, nền tảng này được viết bằng một số ngôn ngữ lập trình như Ruby on Rails và Erlang.

Tính đến tháng 3/2018, GitHub đã trở thành dịch vụ lưu trữ mã nguồn lớn nhất trên toàn thế giới với hơn 25 triệu người dùng cùng 80 triệu mã nguồn dự án được lưu trữ trên nền tảng này.

Tính năng của Github là gì

Hiện nay, GitHub được ví như mạng xã hội lớn nhất dành cho các lập trình viên với một số tính năng cơ bản là:

Tính năng của GitHub
Tính năng của GitHub
Tính năng của GitHub
  • Tạo và duyệt các trang wiki cho dự án.
  • Tạo mới và theo dõi các Issues (vấn đề).
  • Phân tích và đánh giá hoạt động dự án với công cụ thống kê – Insights.
  • Đổi tên dự án, đặt dự án vào không gian tên của người dùng.
  • Theo dõi hoạt động của người sử dụng.
  • Xem dự án, theo dõi hoạt động của người khác trong dự án.

Bạn có thể tự tạo dự án riêng hoặc đóng góp vào dự án đã có sẵn với GitHub.

Một số khái niệm cần nắm của Github

Git Hệ thống quản lý phiên bản phân tán, được dùng để theo dõi, quản lý sự thay đổi của mã nguồn trong các dự án phát triển phần mềm. Ngoài ra, Git còn là tiền tố các lệnh sử dụng tại CLI.
Nhánh (Branch) Cho phép phân chia các phiên bản khi chúng có sự khác biệt nhất định để ngăn xung đột giữa các phiên bản.
Commit Là một điểm trong Word Tree, là một hành động lưu trữ bản sao của các thay đổi vào lịch sử dự án.
Clone Hành động tạo bản sao của kho lưu trữ từ máy chủ Git xuống máy tính cá nhân.
Kho lưu trữ (Repository) Là nơi lưu trữ dữ liệu và mã nguồn dự án, đồng thời cũng là nơi lưu trữ lịch sử thay đổi  và thông tin của dự án.
Tag Tag là một điểm đánh dấu trong kho lưu trữ, được dùng để đánh dấu các phiên bản hoặc bản phát hành quan trọng.
Remote Cho phép người dùng điều khiển và làm việc với các nhánh hay các phiên bản từ một kho lưu trữ trên máy chủ Git.
Diff Được sử dụng để thể hiện sự khác biệt giữa các phiên bản hoặc commit.
.gitignore Là một file cấu hình trong kho lưu trữ, được sử dụng để xác định các file và folder mà người dùng muốn bỏ qua, không muốn đẩy lên Git Server.

Lợi ích của GitHub là gì?

Sau khi tìm hiểu GitHub là gì và một số tính năng của GitHub, chúng ta sẽ đến với một số lợi ích mà nền tảng này mang lại cho người dùng, cụ thể là:

Cho phép quản lý mã nguồn (source code) một cách dễ dàng

Khi bạn tạo repo, toàn bộ dữ liệu và thành quả của bạn sẽ được lưu trên GitHub. Điều này cho phép bạn có thể dễ dàng theo dõi và quản lý quá trình làm việc của mình cũng như các thành viên khác.

Theo dõi sự thay đổi qua từng version

GitHub phù hợp với các dự án phát triển phần mềm có nhiều thành viên cùng tham gia. Khi làm việc theo nhóm, việc theo dõi revisions là cực kỳ cần thiết để bạn nhận biết được ai đã làm những gì trong dự án.

Markdown

Markdown là một cách định dạng văn bản trên web. Bạn có thể chỉnh sửa cách hiển thị của format, document như in đậm, in nghiêng, tạo list… cho những phần cần thiết một cách dễ dàng. .

Khẳng định chuyên môn

GitHub giúp bạn khẳng định mình là một nhà phát triển thực thụ trước các nhà tuyển dụng khó tính. Vậy nên, nếu có thể, hãy tạo tài khoản và dẫn link GitHub vào CV để chứng minh năng lực của bản thân.

GitHub khẳng định chuyên môn lập trình viên
GitHub khẳng định chuyên môn lập trình viên

Cải thiện khả năng Code

Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm của các developer từ hàng ngàn dự án mở cùng hàng tỷ commit mỗi ngày trên nền tảng này. Hãy đăng nhập tài khoản, sau đó thử mở các project để phân tích, so sánh và tiếp thu kiến thức chuyên môn một cách chủ động nhất với GitHub.

Kho tài nguyên tuyệt vời

GitHub cung cấp kho tài nguyên tuyệt vời với chức năng Explore cùng công cụ hỗ trợ Code Search cực kỳ hữu ích.

GitHub Action

Sau khi cài đặt GitHub thành công, trên server sẽ tự động xuất hiện các Workflow Scripts và bạn có thể sử dụng chúng để phản hồi sự kiện trên Workflow Scripts hoặc thực hiện một số action cần thiết.

Github Package Registry

Package Registry cho phép các developer có thể duy trì Distribution Registries cá nhân của mình, bao gồm: npm, maven, nuget, docker, ruby gems… Vậy nên, đừng bỏ qua cơ hội tạo dự án riêng và chia sẻ dự án đến mọi người dùng nền tảng này.

Mở rộng quan hệ

Thông qua GitHub, các lập trình viên có thể mở ra cơ hội được tiếp xúc, tương tác và làm việc với những người trong cùng chuyên ngành đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Không chỉ thế, nền tảng này còn cho phép người dùng chia sẻ code, text fragments hay bất kỳ thông tin nào với những người dùng khác.

GitHub dùng để làm gì?

Dưới đây là một số công dụng của GitHub.

Kéo và thả code

Bên cạnh những tính năng hữu ích như: lưu trữ code, số lượng mã code lớn, đa ngôn ngữ và thao tác sử dụng dễ dàng, trực quan, GitHub còn cho phép người dùng thêm code trực tiếp từ máy tính lên server chỉ bằng thao tác kéo thả đơn giản.

Tạo folder tại giao diện web

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên, GitHub còn được tích hợp với tính năng Web Flow, tính năng này cung cấp giao diện đơn giản để người dùng có thể thực hiện các tác vụ quản lý kho lưu trữ (chẳng hạn như tạo folder tại giao diện) một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Git URL Shortener

URL Shortener giúp các lập trình viên có thể tạo short link và chia sẻ repo GitHub của mình đến mọi người xung quanh, tính năng này cực kỳ hữu ích, nhất là đối với các nền tảng giới hạn ký tự URL như Twitter.

Git URL Shortener
Git URL Shortener

Tìm tập tin/file

Khả năng điều hướng và tìm kiếm các repo trên GitHub được đánh giá rất cao khởi sự nhanh chóng, chính xác. Để mở tính năng này, bạn cần nhấn phím T, bấm next rồi sử dụng nút điều hướng lên xuống hoặc nhập tên file để tìm kiếm tức thì.

Sử dụng Github Emoji

GitHub được tích hợp với một số Emoji để giảm bớt nhàm chán và mang lại sự sinh động trong quá trình tương tác, giao tiếp giữa các lập trình viên. Bạn có thể khám phá tính năng này tại bảng mã Cheat Emoji.

Sử dụng Github CLI

Mọi người thường thích dùng GUI, nhưng sử dụng dòng lệnh CLI cũng là một hình thức khá phổ biến hiện nay. Bạn có thể dùng tính năng này để tương tác với GitHub qua các dòng lệnh của máy tính một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Linking Lines

Người dùng được phép chọn và chia sẻ các dòng code nhất định trong một file bất kỳ bằng cách thêm tham số #L ở cuối URL, hoặc bạn cũng có thể chọn nhiều hơn một dòng lệnh bằng cách chỉ định vị trí bắt đầu và vị trí kết thúc.

Task Checklist

Bằng cách sử dụng – [ ] hoặc – [x], bạn có thể thêm vào list các checkbox trong pull request một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cần lưu ý là các cú pháp chỉ xuất hiện tại danh sách các item và [ ] phải được bắt đầu với dấu gạch ngang.

Maps, CSV và 3D Rendering

Bên cạnh mã nguồn, GitHub còn hỗ trợ nhiều định dạng dữ liệu khác nhau. Chẳng hạn như khi bạn include một file CSV vào kho lưu trữ, nền tảng này sẽ hiển thị file dưới dạng bảng dữ liệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, tối ưu hơn thông qua các file CSV.

Bên cạnh đó, Git còn có khả năng hiển thị bản đồ tự động với định dạng geoJSON và 3D cùng phần mở rộng STL.

Get Octodex

Octodex là tập hợp các version sáng tạo và được sử dụng để thay thế cho Octocat. Tại đó, lập trình viên có thể tìm thấy một loạt các Octocat thú vị như Spider Cat, Octo Liberty, Female Codertocat, Megacat,…

Cách sử dụng GitHub

Sau khi tìm hiểu GitHub là gì, một số ưu điểm và tính năng của GitHub, chúng ta sẽ cùng đến với cách sử dụng công cụ này:

  • Bước 1 – Tạo GitHub Repository: Truy cập vào đường link https://github.com/ và đăng ký tài khoản. Sau khi đăng ký và kích hoạt thành công, bạn kích vào “Start a new project” để tạo dự án đầu tiên. Đừng quên điền các thông tin cần thiết rồi nhấn Create Repository để đến với bước tiếp theo.
Điền thông tin đăng ký GitHub Repository
Điền thông tin đăng ký GitHub Repository
  • Bước 2 – Tạo branch trên GitHub: Truy cập mục Dropdown branch, sau đó chọn Branch: master và tạo một branch mới bằng cách chọn từ danh sách thả xuống.
  • Bước 3 – Tải project GitHub về máy: Bạn có thể Clone (sao chép) dự án bằng cách sử dụng lệnh Git trên terminal hoặc command prompt. Ngoài ra, bạn cũng có thể Zip toàn bộ dự án rồi tải về một cách nhanh chóng.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ GitHub là gì và những lợi ích mà nền tảng này mang lại. Cuối cùng, đừng quên chia sẻ bài viết đến cộng đồng lập trình viên để mọi người dùng tiếp cận môi trường học hỏi lý tưởng này nhé!

Mình là Tuấn - Hiện mình đang làm việc trong đội ngũ kỹ thuật tại LANIT. Mình đã tham gia và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị mạng trong suốt nhiều năm. Qua những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, rất hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những chia sẻ hữu ích về những giải pháp VPS, Hosting và Server. Từ đó, hỗ trợ bạn xây dựng và quản lý trực tuyến một cách hiệu quả hơn.

Comments are closed.