Pingback và Trackback là những thuật ngữ quen thuộc đối với một người quản trị web. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu Pingback là gì, Trackback là gì, cách thức hoạt động và sự khác nhau giữa Pingback với Trackback. Hãy cùng Wiki.Lanit tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây!
Pingback là gì?
Pingback là chức năng thông báo trong phần bình luận (comment) trên các trang có mã nguồn CMS như Joomla, WordPress hay Runal. Thông qua Pingback, bạn có thể nhận biết được ai đã gắn link về bài viết của mình và có quyền chấp nhận hoặc xóa bỏ liên kết đó hiển thị trước khi xuất bản nội dung.
Ngoài ra, Pingback còn là một trong 4 loại liên kết ngược, được tác giả sử dụng để yêu cầu thông báo khi có ai đó liên kết đến nội dung của họ. Cụ thể, khi tác giả tại trang A viết một bài đăng và liên kết đến trang B, trang B sẽ nhận được tín hiệu thông báo và tự động quay lại trang A để kiểm tra liên kết đó. Nếu liên kết tồn tại thì Pingback sẽ được ghi thành công. Ngoài ra. Pingback sẽ tự động hoạt động khi website kích hoạt tính năng này.
Cách thức Pingback hoạt động
Sau khi tìm hiểu Pingback là gì, chúng ta sẽ đến với cách thức hoạt động của tính năng này. Cụ thể, trình tự các bước sẽ diễn ra như mô tả sau:
- Tác giả A đăng bài viết lên blog của mình.
- Tác giả B cũng đăng một bài viết lên blog của mình và trong đó có dẫn link đến bài viết của tác giả A.
- Lúc này, tác giả A sẽ nhận được một Pingback thông báo nếu cả 2 blog đều kích hoạt tính năng Pingback.
- Tác giả A sẽ nhận được Pingback và trang blog của tác giả này sẽ tự động điều hướng đến bài viết chứa liên kết của tác giả B để xác nhận rằng Pingback đã được thực hiện.
Ưu điểm – nhược điểm của Pingback là gì?
Mặc dù Pingback mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, nhưng đồng thời nó cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể là:
Ưu điểm
Dưới đây là những lợi ích mà Pingback mang lại cho trang web của bạn:
- Tăng backlink và thúc đẩy traffic, từ đó cải thiện thứ hạng bài viết trên công cụ tìm kiếm.
- Kết nối trang đến những website có nội dung liên quan, đồng thời khuyến khích họ chia sẻ nội dung của bạn bằng cách quảng bá thương hiệu cho họ.
- Tạo nên giá trị cho người đọc và giúp họ dễ dàng truy cập và tìm hiểu thêm những nội dung liên quan mà họ quan tâm.
Nhược điểm
Song song với các ưu điểm trên, Pingback cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Trong nhiều trường hợp, Pingback có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Bởi lẽ, nhiều thành phần bất hảo có thể phá vỡ hàng phòng vệ và gửi liên kết chứa nội dung đen, mã độc hoặc virus đến website.
- Pingback sẽ tự động khởi tạo khi người dùng liên kết bài viết với những nội dung khác trên website và điều này khiến các liên kết nội bộ liên tục được tạo ra trong thời gian dài.
- Một số người dùng có hành vi tạo thư giả mạo thành liên kết nội dung đến những trang web uy tín khác. Nếu như bạn không giám sát một cách chặt chẽ, điều này sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến trang web của bạn.
- Bạn có thể gặp nhiều vấn đề với lượng lớn thư rác, spam gửi đến gây quá tải tệp thư rác.
Lý do nên sử dụng Pingback
Nếu biết cách sử dụng, Pingback sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển website, nhất là ở khía cạnh SEO. Pingback thúc đẩy người đọc click vào liên kết trong bài viết, từ đó thu hút lượng lớn traffic kéo về trang chính. Ngoài ra, khi các trang liên kết với nhau thông qua Pingback, nó sẽ tạo thành một cộng đồng blog sôi nổi và tăng tương tác giữa người viết với người đọc.
Bên cạnh đó, Pingback còn giúp bạn phát hiện spam và giảm thiểu việc giả mạo thông qua quá trình xác thực tự động nhằm bảo vệ trang web trước những liên kết không đáng tin cậy.
Cách cấu hình Pingback trên WordPress
Để cấu hình Pingback trên WordPress, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
Cách kích hoạt Pingback
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản quản trị trên WordPress.
- Bước 2: Tại thanh dashboard phía bên trái, chọn Setting rồi click vào Discussion.
- Bước 3: Đánh dấu mục “Allow link notifications from other blogs (pingbacks and trackbacks)”.
- Bước 4: Kích hoạt Pingback và lưu thay đổi.
Cách vô hiệu hóa Pingback
- Bước 1: Để vô hiệu hóa Pingback, bạn có thể đến mục Discussion Settings, sau đó chọn Moderation queue rồi vô hiệu hóa Pingback bạn muốn.
- Bước 3: Khi bạn cho phép, các blogger khác sẽ không cần bạn cho phép nữa mà mọi thứ sẽ được thực hiện tự động về sau.
Cách vô hiệu hóa Self-Pingback
Self-Pingback hay Self-ping được dùng để chỉ các Pingback ngược được yêu cầu khi người viết liên kết đến bất kỳ bài viết nào trên trang web của họ. Nếu không muốn nhận những thông báo này, bạn có thể chặn chúng đi bằng cách thay thế URL đầy đủ với slug bài viết.
Chẳng hạn như bạn muốn đặt link tới bài viết “Pingback là gì? Pingback và Trackback khác nhau ra sao?”, thay vì sử dụng URL đầy đủ:
“https://wiki.lanit.vn/pingback-la-gi-pingback-va-trackback-khac-nhau-ra-sao”
Bạn có thể sử dụng slug:
“pingback-la-gi-pingback-va-trackback-khac-nhau-ra-sao”
Qua thao tác này, bạn sẽ vô hiệu hóa Self-Pingback thành công. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra xem trình biên tập của mình có tự động chuyển slug thành URL đầy đủ hay không, nếu có, hãy xử lý bằng editor HTML.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các cách vô hiệu hóa Self-Pingback dưới đây:
Cách vô hiệu hóa bằng plugin
Có 2 plugin được tạo ra để hỗ trợ người dùng trong việc vô hiệu hóa Self-Pingback:
Sử dụng No Self Pings Plugin
Việc bạn cần làm chỉ là cài đặt và kích hoạt plugin No Self Pings, plugin này sẽ tự động tắt Self Pingback. Đặc biệt, No Self Pings còn hoạt động tốt trên cả những phiên bản cập nhật mới nhất của WordPress.
Sử dụng Disabler Plugin
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần cài đặt rồi kích hoạt plugin Disabler.
- Bước 2: Truy cập Settings tại WordPress, chọn Disabler để thiết lập plugin này.
- Bước 3: Bây giờ, bạn chỉ cần kéo xuống phần Back End Settings, đánh dấu vào tùy chọn Disable Self pings và lưu thay đổi là hoàn tất.
Không chỉ hỗ trợ tắt Self Pingback, plugin này còn cho phép người dùng tắt đi một số tính năng không cần thiết trong hosting WordPress.
Cách vô hiệu hóa không có plugin
Bạn có thể chọn một trong hai cách sau để vô hiệu hóa Self Pingback trong trường hợp bạn không muốn sử dụng plugin:
Tắt Pingback Globally
Bạn có thể vô hiệu hóa Self Pingback trên trang web của mình bằng cách dừng tính năng Pingback:
- Bước 1: Bạn vào Settings, chọn Discussion.
- Bước 2: Tại Default post settings, bỏ chọn ô trống bên cạnh “Attempt to notify any blogs linked to from the article” (Cố gắng thông báo cho bất kỳ blog nào được liên kết đến từ bài viết).
- Bước 3: Cuối cùng, bấm chọn nút Save Change để hoàn tất.
Chèn code để vô hiệu hóa
Bạn có thể tắt Self Pings bằng cách copy và paste đoạn code sau vào file functions.php của theme trên WordPress hoặc site-specific plugin:
function no_Self_ping( &$links ) { $home = get_option( ‘home’ ); foreach ( $links as $l => $link ) if ( 0 === strpos( $link, $home ) ) unset($links[$l]); } add_action( ‘pre_ping’, ‘no_Self_ping’ );
Trackback là gì? So sánh Trackback với Pingback
Trackback được hiểu là tính năng thông báo đến cho người khác về việc liên kết nội dung từ blog/website của họ. Để dễ hình dung hơn, bạn có thể đến với ví dụ sau:
- Tác giả A xuất bản 1 bài viết trên trang web của mình.
- Tác giả B muốn bình luận vào bài viết của tác giả A, đồng thời muốn độc giả của mình thấy được bình luận đó.
- Tác giả B có thể xuất bản một bài viết trên trang web của mình, sau đó gửi 1 Trackback đến trang của tác giả A.
- Tác giả A nhận được Trackback và lúc này, tác giả A có quyền cho phép hoặc không cho phép bài viết hiển thị trên trang của mình. Nếu chấp nhận, bình luận đó sẽ được hiển thị như một tiêu đề (đoạn ngắn) và liên kết đến bài viết của tác giả B.
Như vậy, có 3 điểm khác biệt cơ bản giữa Pingback và Trackback là:
- Công nghệ giao tiếp: Pingback sử dụng công nghệ XML – RPC, còn Trackback sử dụng HTTP Post.
- Trackback là do người dùng trực tiếp thực hiện, còn Pingback là tính năng tự động. Cụ thể, để tạo Trackback, người dùng cần copy link bài viết được ping tới trang web khác, sau đó chọn mục Add Trackback.
- Pingback chỉ hiển thị liên kết đến website đã ping tới và không gửi đi bất kỳ nội dung nào, còn trackback sẽ kèm thêm một đoạn ngắn – excerpt.
Một số người cho rằng, Trackback mang lại nhiều lợi thế hơn về người đọc của tác giả A có thể xem được một phần nội dung mà tác giả B đã viết rồi mới quyết định có đọc tiếp hay không. Một số khác thì lại nghĩ rằng Pingback tối ưu hơn vì có thể tạo các liên kết đã được xác minh giữa 2 bài viết với nhau.
Lời kết
Bên trên là câu trả lời cho “Pingback là gì, Trackback là gì” và một số điểm khác biệt giữa chúng. Nhìn chung, cả Pingback và Trackback đều mang lại những lợi ích nhất định cho người dùng. Tuy nhiên, cốt lõi là người dùng phải biết tận dụng chúng một cách tối ưu và phù hợp để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình SEO web.
Comments are closed.