Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

Back Door là gì? 5+ Biện Pháp Ngăn Chặn Tấn Công Backdoor

Pinterest LinkedIn Tumblr

Đối với người dùng máy tính, Backdoor là một thuật ngữ quen thuộc, thường được nhắc đến trong các cuộc tấn công máy tính. Để tìm hiểu rõ hơn về Back door là gì cùng cách thức hoạt động và phòng tránh tấn công Backdoor như thế nào? Cùng Wiki.lanit khám phá lời giải ngay sau đây!

Back door là gì?

Backdoor là gì được giải đáp là phần mềm độc hại có thể bỏ qua quy trình yêu cầu xác thực để truy cập vào hệ thống. Qua đó, cung cấp quyền truy cập từ xa đến các nguồn trong ứng dụng như database hoặc server file. Đồng thời, phần mềm này còn cấp quyền cho hacker thực thi lệnh trên hệ thống, cũng như cập nhật các mã nguồn độc hại lên hệ thống.

Backdoor là gì? 
Backdoor là gì?

Chương trình độc hại này được thiết lập từ việc tận dụng những thành phần dễ bị công trong web app. Người dùng rất khó để phát hiện ra Backdoor sau khi được cài đặt bởi files thường có xu hướng bị xáo trộn cao.

Ở một số hoạt động phi pháp thường ứng dụng Backdoor có thể kể đến như:

  • Đánh cắp dữ liệu.
  • Hủy hoại website.
  • Chiếm đoạt quyền điều khiển server – hijacking
  • Phát động tấn công DDoS
  • Tấn công APT

Cơ chế hoạt động của Back door là gì?

Để xâm nhập vào hệ thống, Backdoor sẽ vượt qua hàng rào bảo mật hoặc bỏ qua quá trình xác thực. Mặt khác, Backdoor cũng được ứng dụng để giải quyết vấn đề như lỗi xảy ra trên hệ thống đang phát triển bởi các nhà phát triển.

Cơ chế hoạt động của phần mềm Back door là gì?
Cơ chế hoạt động của phần mềm Back door là gì?

Ngoài ra, nhằm khắc phục và giải quyết những sự cố phần mềm, các nhà phát triển cũng tạo ra một “cửa sau” để có thể truy cập vào công nghệ đã phát triển.

Tuy nhiên, khi phần mềm đang trong giai đoạn viết mã, kiểm thử và sửa lỗi thì Backdoor đóng vai trò như một lối tắt cho các nhà phát triển. Tốt nhất, người dùng nên loại bỏ hoàn toàn Backdoor trước khi phát hành hoặc giao phần mềm cho khách hàng để tránh nguy cơ bị hacker xâm nhập.

Có những loại Backdoor thường gặp nào?

Vì tính chất khó phát hiện mà Backdoor được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực công nghệ hiện nay. Trong đó, tiêu biểu nhất là 4 loại Backdoor sau:

Cryptographic backdoors

Cryptographic backdoors là thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực an ninh mạng và được ví như một chìa khóa bí mật hữu ích. Loại Backdoor này cho phép mở ra những điều ẩn chứa phía sau dữ liệu đã được mã hóa. Những dữ liệu được bảo vệ bằng cách sử dụng mã hóa AES-246 Bit hoặc các thuật toán khác.

Trong quá trình mã hóa, 2 bên giao tiếp sẽ sử dụng chung một khóa mật mã để giải mã dữ liệu và chặn loại Backdoor này. Tuy nhiên, cryptographic backdoors sẽ mã hóa chính khóa mật mã này và truy cập đầu tiên.

Hardware backdoors

Hardware backdoors là phương thức sử dụng các thành phần phần cứng đã được cài đặt sẵn các loại mã độc gồm chip, CPU, USB, Arduino,… nhằm truyền tải trực tiếp mã độc vào máy tính.

Hardware backdoors sử dụng thành phần phần cứng để truyền mã độc
Hardware backdoors sử dụng thành phần phần cứng để truyền mã độc

Hacker sẽ sử dụng phần mềm lập trình để tạo ra các đoạn code hay phần mềm độc hại – malware. Chương trình mới này sau đó tiếp tục được hacker nạp vào phần cứng. Trong đó, có một số phần cứng tồn tại ở dạng file, có thể là file ẩn hoặc file nhỏ chứa trong nhiều file khác mà người dùng khó có thể phát hiện.

Bên cạnh cách dùng trực tiếp, hacker còn có thể thông qua điện thoại, bộ điều khiển nhiệt độ hoặc hệ thống camera để truy cập và đánh cắp dữ liệu từ xa.

Rootkits

So với 2 loại Backdoor cơ bản trên, Rootkits là chương trình cao cấp hơn với khả năng điều khiển thiết bị từ xa một cách linh hoạt. Thông qua Rootkits mà hacker đảm nhận vai trò tương tự như người chủ thứ 2 của thiết bị khi có thể thực hiện các thao tác thay đổi tên file, tải và truy cập dữ liệu,…

Đồng thời, Rootkits cũng được tồn tại dưới dạng file hoặc ổ cứng nhưng có mức độ nguy hiểm cao hơn 2 loại Backdoor trên.

Trojans

Cuối cùng là Trojans – một dạng mã độc ẩn nấp trong các file hợp pháp, tuy nhiên, loại Backdoor này sẽ cho hacker yêu cầu quyền admin để truy cập vào hệ thống máy tính. Khi phần mềm được tải xuống, lệnh “Insert-program-here” sẽ thay đổi phần mềm trên màn hình.

Trojans là mã độc ẩn nấp trong file hợp pháp
Trojans là mã độc ẩn nấp trong file hợp pháp

Trước khi tải và cấp quyền cho Trojans, phần mềm này chính là một mã độc vô hại. Khác với Rootkits, Trojans ngoài quyền truy cập còn yêu cầu thêm quyền quản trị.

Phân loại Backdoor

Qua khái niệm Back door là gì đã đề cập ở trên, người dùng có thể phân loại phần mềm này thành:

Backdoor vô hại

Backdoor thường được các nhà sản xuất phần cứng/phần mềm cài đặt vào sản phẩm để theo dõi và cập nhật phần mềm từ xa, cũng như tìm kiếm nguyên nhân gây lỗi nhằm tìm cách khắc phục.

Thực tế, Backdoor được cài đặt trên thiết bị và điện thoại công trong doanh nghiệp sau khi đạt được sự chấp thuận của nhân viên.

Backdoor gây hại

Backdoor gây hại là chương trình gián điệp thực thụ
Backdoor gây hại là chương trình gián điệp thực thụ

Backdoor gây hại là chương trình gián điệp thực thụ, có nhiệm vụ truy cập và đánh cắp thông tin người dùng sau khi xâm nhập vào thiết bị. Đôi khi, Backdoor còn tạo “cửa hậu” nhằm tuồn thêm các mã độc để chiếm quyền điều khiển từ người dùng.

Cách phát hiện ra Backdoor

Như đã đề cập, Backdoor rất khó để có thể phát hiện. Bởi tùy thuộc vào từng hệ điều hành mà có các cách khác nhau giúp phát hiện ra Backdoor.

Cụ thể, một số phần mềm có thể sử dụng phần mềm quét và kiểm tra Backdoor. Ngoài ra, cũng có một trường hợp lại yêu cầu phải có công cụ chuyên dụng hoặc phần mềm giám sát giao thức để kiểm tra gói mạng mới mới có thể phát hiện được Backdoor.

Lợi ích và hạn chế của Back door là gì?

Dưới đây là những một số lợi ích cũng như hạn chế mà người dùng sử dụng Backdoor:

Lợi ích của Backdoor

Khi tìm hiểu về lợi ích của Back door là gì, người dùng có thể thấy phần mềm mang lại những ưu điểm sau:

  • Là tính năng thông báo nâng cấp phiên bản mới: Trường hợp này không phải là phần mềm gián điệp mà là một tính năng. Chẳng hạn, trong phần mềm diệt virus, backdoor giúp kiểm tra phiên bản và thông báo về các bản cập nhật mới.
  • Xử lý bản quyền phần mềm: Người dùng có thể lập trình backdoor để tự động kiểm tra xem người dùng có đăng ký mua bản quyền hay không. Khi người dùng yêu cầu kiểm tra, backdoor sẽ gửi thông tin lên máy chủ để xác định tình trạng bản quyền và thông báo kết quả cho họ.
  • Quản lý tài nguyên và cấu hình riêng của khách hàng: Trong một số doanh nghiệp khi làm web, backdoor cũng có thể được tích hợp vào mã nguồn để quản lý tài nguyên và cấu hình dành riêng cho từng khách hàng. Nếu tài nguyên của khách hàng được sử dụng cho một tên miền khác, backdoor sẽ tự động gửi thông tin lên máy chủ hoặc thực hiện các thao tác để thông báo về việc này.

Tác hại của Backdoor

Backdoor virus xâm nhập nhằm đánh cắp thông tin người dùng
Backdoor virus xâm nhập nhằm đánh cắp thông tin người dùng

Backdoor gây hại cho hệ thống và doanh nghiệp khi phần mềm trở thành một chương trình gián điệp. Cụ thể:

  • Đánh cắp thông tin người dùng: Backdoor có thể xâm nhập và đánh cắp thông tin người dùng. Sau đó, gửi chúng lên server của kẻ tấn công nhằm đe dọa đến quyền riêng tư và an ninh của người dùng.

Cài đặt Trojan Backdoor

Để tải xuống Trojan Backdoor ở server từ xa, hacker thường xác định mục tiêu bằng cách quét và tìm các website chứa thành phần unpatched hoặc outdate nhằm cho phép upload file. Sau đó, máy scan sẽ tận dụng lỗ hổng để cài đặt Backdoor trên server bên dưới. Khi đã cài đặt, Backdoor có thể được truy cập bất cứ lúc nào, ngay cả khi lỗ hổng ban đầu đã được vá (patch).

Backdoor có thể xâm nhập vào thiết bị bất kỳ lúc nào khi đã cài đặt
Backdoor có thể xâm nhập vào thiết bị bất kỳ lúc nào khi đã cài đặt

Để vượt qua các quy tắc bảo mật ngăn chặn việc tải lên các file có kích thước lớn, quy trình chèn trojan Backdoor thường thực hiện theo hai bước.

  • Bước 1: Cài đặt dropper – một file nhỏ có nhiệm vụ tải xuống một file lớn hơn từ một vị trí từ xa.
  • Bước 2: Tải xuống và cài đặt tập lệnh Backdoor trên máy chủ.

Hacker làm gì với Backdoor?

Dựa vào Backdoor mà hacker có thể cài đặt các phần mềm malware trên máy tính:

  • Spyware: Đây là loại phần mềm độc hại được tạo ra để thu thập thông tin cá nhân từ hệ thống máy tính. Spyware sẽ theo dõi hoạt động và ghi lại website được truy cập, các file bạn tải xuống, thông tin đăng nhập,…
  • Keylogger: Là một dạng Spyware đặc biệt, có khả năng ghi lại mọi thao tác gõ phím và nhấp chuột mà bạn thực hiện.
  • Ransomware: Cũng là một loại phần mềm độc hại khác, đảm nhận việc mã hóa các file trên máy tính và yêu cầu bạn trả tiền (thường là bằng Bitcoin) để giải mã và khôi phục dữ liệu.
  • Tấn công DDoS: Hacker sử dụng Backdoor để truy cập super user vào hệ thống máy tính. Sau đó, chiếm quyền điều khiển từ xa và sử dụng như một phần của mạng botnet. Với botnet này, Hacker có thể tấn công mạng hoặc website khác bằng cách thực hiện tấn công DDoS, ngăn chặn lưu lượng truy cập hợp pháp và ngừng hoạt động website hoặc mạng đó.

Ví dụ về việc sử dụng Backdoor

Để dễ dàng hiểu và hình dung Back door là gì, người dùng có thể tham khảo một số ví dụ minh họa cụ thể sau:

Worms (bọ máy tính)

Worm (bọ máy tính) là một loại phần mềm độc hại được sử dụng để lây lan và tạo backdoor trên máy tính, chẳng hạn như Sobig và Mydoom. Các Backdoor này cho phép các spammer gửi thư rác từ các máy tính bị nhiễm Worm.

Worms là phần mềm độc hại sử dụng để tạo và lây lan Backdoor 
Worms là phần mềm độc hại sử dụng để tạo và lây lan Backdoor

Ngoài ra, cũng có một nỗ lực tinh vi để tạo Backdoor trong hạt nhân (kernel) của hệ điều hành Linux. Ví dụ: Vào năm 2003, đã có một thay đổi code nhỏ và tinh vi trong hạt nhân Linux để kiểm soát quyền truy cập root. Thế nhưng do sử dụng lệnh gán “=” thay vì kiểm tra bằng lệnh “==” nên đã tạo ra một lỗ hổng cho việc cấp quyền truy cập không đáng có.

Sự khác biệt này có thể bỏ qua dễ dàng và được hiểu như một lỗi đánh máy vô tình mà không phải là một cuộc tấn công có chủ đích. Tuy nhiên, lỗ hổng này cũng có thể tận dụng để thực hiện các hành động không mong muốn trong hệ thống.

Object code backdoors

Chèn backdoor vào code object thay vì code nguồn có thể khiến việc phát hiện trở nên khó khăn hơn. Code object được biên dịch và tối ưu hóa dành riêng cho máy tính đọc dữ liệu. Do đó code object thường gây khó khăn trong việc kiểm tra và hiểu được nội dung chính xác của mã trong quá trình chèn.

Biện pháp ngăn chặn tấn công Backdoor

Một số phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp ngăn chặn tấn công Backdoor virus:

  • Thay đổi mật khẩu mặc định
  • Giám sát hoạt động mạng
  • Chọn ứng dụng và plugin đáng tin cậy
  • Sử dụng giải pháp an ninh mạng hiệu quả, chất lượng
  • Cập nhật hệ điều hành liên tục.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về Back door là gì và cách thức hoạt động của chương trình gián điệp này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về phần mềm độc hại này và thành công trang bị cho mình những phương thức ngăn chặn tấn công Backdoor hiệu quả để duy trì hoạt động ổn định của website.

Mình là Quốc Anh - Hiện mình đang đảm nhận vị trí kỹ thuật viên quản trị hệ thống tại LANIT. Mình có một niềm đam mê mãnh liệt về việc nghiên cứu và áp dụng những công nghệ mới để tối ưu hóa quá trình quản trị hệ thống. Những nội dung mình chia sẻ trên đây đều dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm của mình trong nhiều năm. Rất hy vọng sẽ hữu ích đối với các bạn!

Comments are closed.