Ad
Kiếm Tiền Online

Tâm lý Khách Hàng là gì? 10+Loại Tâm Lý Khách Hàng Hay Gặp

Pinterest LinkedIn Tumblr

Nếu một doanh nghiệp thất bại trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng, doanh nghiệp đó sẽ khó tồn tại được lâu trên thị trường. Bởi lẽ, tâm lý khách hàng được xem như chìa khóa cốt lõi, quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp trong hành trình chinh phục khách hàng. Vậy, tâm lý khách hàng là gì? Có những loại tâm lý khách hàng nào? Mời bạn cùng tìm hiểu tại đây!

Tâm lý khách hàng là gì?

Tâm lý khách hàng (Consumer Psychology) là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về những hành vi, suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm, niềm tin và phản ứng của khách hàng. Trong đó, những yếu tố kể trên sẽ tác động lớn đến cách mà họ ra quyết định mua và trải nghiệm một sản phẩm/dịch vụ nào đó.

Tâm lý khách hàng là gì?
Tâm lý khách hàng là gì?

Bằng cách phân tích, nắm bắt và hiểu tâm lý khách hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được khả năng mua sắm của khách hàng cho sản phẩm/dịch vụ mình đang cung cấp, từ đó làm cơ sở cho các chiến lược tiếp thị, bán hàng phù hợp để gia tăng doanh số và giữ chân khách hàng.

Tổng hợp những đặc điểm tâm lý khách hàng hay gặp

Dưới đây là 10 đặc điểm tâm lý khách hàng phổ biến mà doanh nghiệp cần lưu ý:

#1. Tâm lý thích mặc cả

Đây là nhóm khách hàng cẩn trọng với giá và thường so sánh giữa các thương hiệu. Họ thích thắng trong thương thảo và mong muốn giá trị tốt. Để hấp dẫn họ, hãy chứng minh sự công bằng về giá và giá trị của sản phẩm/dịch vụ. Kèm theo đó, cung cấp ưu đãi như giảm giá hoặc vận chuyển miễn phí để tạo cảm giác tiết kiệm cho họ.

Khách hàng thích mặc cả
Khách hàng thích mặc cả

#2. Tâm lý ích kỷ

Khách hàng thường cho rằng họ là thượng đế và các doanh nghiệp cần phải làm mọi thứ để phục vụ nhu cầu của họ. Đây không phải là một tiêu chuẩn tiêu cực, mà nó còn được xem như một tâm lý rất bình thường mà các doanh nghiệp cần phải đáp ứng để khách hàng chi trả tiền cho sản phẩm/dịch vụ của họ.

#3. Thiếu sự kiên nhẫn

Khách hàng thường dễ mất kiên nhẫn khi nhân viên tiếp cận và hỏi han quá nhiều. Khi đó, họ có thể né tránh hoặc kết thúc giao dịch vì khó chịu. Đặc biệt, khách hàng sẽ mất kiên nhẫn hơn khi mua hàng trực tuyến. Họ sẽ lập tức bỏ đi khi phải chờ đợi nhân viên tư vấn hoặc trang web loading quá lâu. Để giảm thiểu sự mất kiên nhẫn của khách hàng bạn cần tập trung vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả.

Thiếu sự kiên nhẫn
Thiếu sự kiên nhẫn

#3. Không biết mình muốn gì

Những đối tượng khách hàng này thường gặp khó khăn trong việc quyết định, đặc biệt đối với lĩnh vực họ không quen thuộc như công nghệ. Doanh nghiệp cần hiểu rõ tâm lý khách hàng và cung cấp tư vấn tận tâm để giải đáp thắc mắc. Đồng thời, đưa ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của họ.

#4. Có kiến thức tốt

Đây là những khách hàng có kiến thức, trình độ chuyên môn cao và mức thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung. Với tệp khách hàng này, doanh nghiệp cần phải đưa ra phương thức và chiến dịch tiếp thị phù hợp như nội dung mang tính giáo dục và bao hàm cả thông tin sản phẩm. Quan trọng hơn hết là, những nội dung đó phải tạo được giá trị cho người dùng.

Những khách hàng có kiến thức, trình độ chuyên môn cao
Những khách hàng có kiến thức, trình độ chuyên môn cao

#4. Tâm lý tiết kiệm

Đây là đặc điểm tâm lý khá phổ biến hiện nay. Đa phần khách hàng đều bị thu hút bởi những chương trình khuyến mãi, giảm giá và có xu hướng mua hàng nhiều hơn vào những dịp flash sale trên các sàn thương mại điện tử. Không chỉ thế, nhiều khách hàng còn có xu hướng mua sản phẩm trên 1 cửa hàng để tiết kiệm thời gian, công sức tìm kiếm và chờ đợi giao hàng.

#5. Tâm lý theo mong muốn, nhu cầu

Khi khách hàng được đáp ứng đúng với nhu cầu, mong muốn mà họ kỳ vọng, họ sẽ đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng hơn, hay thậm chí quay trở lại để tiếp tục trải nghiệm và trở thành khách hàng trung thành trong tương lai.

#6. Sẵn sàng chi trả khi hài lòng – tâm lý bốc đồng

Một số khách hàng có thể mua sắm một cách thoải mái và không suy nghĩ nhiều nếu trải nghiệm mua sắm làm họ cảm thấy vui vẻ. Điều này đặt ra yêu cầu cao về việc xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp để đảm bảo họ hài lòng. Một trải nghiệm không tốt có thể khiến họ rời cửa hàng và không bao giờ trở lại.

Sẵn sàng chi trả khi hài lòng - tâm lý bốc đồng
Sẵn sàng chi trả khi hài lòng – tâm lý bốc đồng

#7. Thích sự riêng tư

Nhiều khách hàng thích tự tìm hiểu và mua sắm trực tuyến. Họ không ưa sự can thiệp và tư vấn từ nhân viên bán hàng và thường tránh chia sẻ thông tin cá nhân. Doanh nghiệp cần cung cấp đủ thông tin sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử để khách hàng tự quyết định mua hàng một cách thoải mái.

#8. Thận trọng

Khách hàng mua sắm trực tuyến thường cảnh giác với thông tin không rõ ràng và có xu hướng lựa chọn thương hiệu uy tín. Hiểu và nắm bắt tâm lý này giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tạo niềm tin đối với nhóm khách hàng thận trọng

#9. Đắn đo

Đôi khi, khách hàng mua hàng không suy nghĩ kỹ, nhưng thường họ cần thời gian để quyết định. Doanh nghiệp cần khuyến khích mua sắm bằng chính sách giảm giá hấp dẫn trong khoảng thời gian cụ thể.

#10. Thông tin đầy đủ

Khách hàng không chỉ dựa vào cảm xúc mà còn quan tâm đến thông tin chi tiết của sản phẩm/dịch vụ trước khi mua. Để tăng cơ hội bán hàng, cung cấp đầy đủ thông tin và đánh giá khách quan từ người dùng trước để hỗ trợ quá trình ra quyết định của họ.

Khách hàng cũng rất lý trí khi tìm hiểu và mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó
Khách hàng cũng rất lý trí khi tìm hiểu và mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó

Yếu tố nào tác động chính đến tâm lý khách hàng?

Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý để tạo sự tác động đến tâm lý khách hàng:

  • Cung cấp sản phẩm miễn phí tặng kèm khi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ chính của doanh nghiệp.
  • Tặng các mẫu dùng thử cho đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp để thu hút và quảng bá sản phẩm đến họ, đồng thời tìm hiểu phản ứng của họ khi sử dụng chúng.
  • Tạo tình huống “khan hiếm” bằng cách đánh vào tâm lý khách hàng khi mua hàng với các cơn sốt hàng hóa, chẳng hạn như “đợt hàng cuối cùng”, “số lượng có hạn”…

Làm thế nào để nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả?

Để khai thác khách hàng hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo những nội dung dưới đây:

  • Xác định khách hàng mục tiêu: Định rõ đối tượng khách hàng dựa trên vị trí, sở thích, hành vi, và đặc điểm nhóm.
  • Nghiên cứu hành vi khách hàng: Thực hiện nghiên cứu về thói quen và hành vi khách hàng, sử dụng bảng hỏi hoặc câu hỏi khảo sát để hiểu rõ hơn về họ.
  • Phân tích qua CRM: Sử dụng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để tạo và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tối ưu hóa chi phí và thời gian.
  • Tập trung vào lợi thế cạnh tranh: Tăng cường quảng bá những đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ, cùng với dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ chuyên nghiệp để thu hút khách hàng.
  • Tận dụng hội chứng FOMO: Sử dụng yếu tố “Fear of Missing Out” để thúc đẩy khách hàng mua sắm, tạo cảm giác cần chốt đơn nhanh để không bỏ lỡ cơ hội.

Chiến thuật tác động trực tiếp đến tâm lý khách hàng

Sau khi tìm hiểu tâm lý khách hàng là gì, chúng ta sẽ cùng điểm sơ qua 3 chiến thuật tác động đến tâm lý khách hàng và đẩy mạnh doanh số hiệu quả tại đây:

Chiến thuật tác động đến tâm lý khách hàng và đẩy mạnh doanh số hiệu quả  
Chiến thuật tác động đến tâm lý khách hàng và đẩy mạnh doanh số hiệu quả
  • Tạo “hiệu ứng đám đông”: Khách hàng có tâm lý tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ theo số đông. Khi một sản phẩm được nhiều người mua tin tưởng và đánh giá tốt, họ sẽ dễ dàng tin tưởng và ra quyết định hơn.
  • Gia tăng cảm xúc với trải nghiệm nghe – nhìn: Người mua thường dựa trên nhiều thông tin khác nhau để đánh giá và lựa chọn thay vì chỉ xem qua các mẫu quảng cáo ngắn. Bạn có thể kết hợp giữa các video quảng cáo chân thật với các bài đăng, hình ảnh cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ để tạo điều kiện cho họ tìm hiểu và nhanh chóng “chốt đơn”.
  • Mưa dầm thấm đất: Càng tiếp xúc nhiều thì khách hàng lại càng ghi nhớ thương hiệu và tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm. Vậy nên, bạn có thể áp dụng cách này để luôn xuất hiện trước mặt khách hàng, từ đó thu hút sự chú ý và tạo chuyển đổi trong tương lai.

Lời kết

Như vậy, nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ “Tâm lý khách hàng là gì”, một số đặc điểm và các loại tâm lý khách hàng thường gặp hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ có giá trị và đừng quên chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé!

Mình là Tú Anh - Hiện mình đang đảm nhận một số mảng trong chiến dịch Marketing tại LANIT. Mình đã có kinh nghiệm nhiều năm trong mảng kinh doanh online, nên rất hy vọng với những kiến thức mình chia sẻ về lĩnh vực này sẽ thật sự hữu ích đối với các bạn.

Comments are closed.