Ad
Author

Trần Thị Tú Anh

Browsing

OPcache  có tầm ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển và vận hành của các ứng dụng web PHP ngày nay. Vậy OpCache là gì? Cách cài đặt và cấu hình Opcache như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết sau để được giải đáp c chi tiết nhé!

OpCache là gì?

OPcache là một phần mở rộng trong PHP, được thiết kế để cải thiện hiệu suất của các ứng dụng web PHP bằng cách lưu trữ mã nguồn PHP đã biên dịch (bytecode) trong bộ nhớ. Khi một trang web PHP được truy cập, mã nguồn PHP được biên dịch thành bytecode trước khi thực thi. OPcache giúp tăng tốc độ thực thi bằng cách lưu trữ bytecode này trong bộ nhớ, loại bỏ việc biên dịch lại mỗi khi trang web được truy cập lại, từ đó giảm thiểu thời gian chờ đợi và tối ưu hóa hiệu suất của ứng dụng PHP.

OpCache là gì?
OpCache là gì?

Cách hoạt động của OpCache

Công việc chính của OPcache là cải thiện hiệu suất của các ứng dụng PHP bằng cách giảm thiểu thời gian biên dịch mã nguồn PHP thành bytecode trước mỗi lần thực thi.

Khi một trang web PHP được truy cập, các tập tin mã nguồn PHP được biên dịch thành bytecode và lưu trữ trong bộ nhớ cache của OPcache. Khi yêu cầu truy cập cùng một tập tin PHP xuất hiện lần thứ hai trở đi, máy chủ sẽ không cần phải biên dịch lại mã nguồn mà có thể sử dụng trực tiếp bytecode đã được lưu trữ trong bộ nhớ cache. Điều này giúp giảm tải cho máy chủ, cải thiện thời gian phản hồi và tăng tốc độ thực thi của ứng dụng PHP.

Ưu điểm nổi bật của OpCache là gì?

Việc sử dụng OPcache đem lại các lợi ích sau:

Ưu điểm nổi bật của OpCache là gì?
Ưu điểm nổi bật của OpCache là gì?
  • Tăng tốc độ và hiệu suất: OPcache giúp giảm thời gian tải trang web bằng cách lưu trữ mã nguồn PHP đã được biên dịch trong bộ nhớ cache. Khi mã này được lưu trữ, trang web có thể được tải nhanh hơn, cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng tốc độ thực thi của ứng dụng.
  • Giảm tải cho máy chủ: Bằng cách tránh việc biên dịch lại mã nguồn PHP mỗi khi có yêu cầu, OPcache giúp giảm áp lực cho máy chủ. Điều này dẫn đến sự tiết kiệm tài nguyên, tăng khả năng xử lý của máy chủ và giảm thiểu cần thiết phải nâng cấp phần cứng.
  • Tối ưu hóa tài nguyên hệ thống: OPcache giúp tối ưu hóa việc sử dụng bộ nhớ và tài nguyên của máy chủ, giúp cải thiện khả năng mở rộng và sử dụng hiệu quả tài nguyên có sẵn.

Hướng dẫn cách cài đặt và cấu hình OpCache chi tiết

Để cài đặt OPcache trong môi trường PHP, bạn có thể làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra xem OPcache đã được kích hoạt chưa

Trước tiên, hãy kiểm tra xem OPcache đã được kích hoạt hay chưa trong cấu hình PHP của bạn. Bạn có thể tìm dòng liên quan đến OPcache trong tệp cấu hình PHP (php.ini). Sử dụng câu lệnh sau để kiểm tra:

php -i | grep opcache

Nếu OPcache đã được kích hoạt, câu lệnh trên sẽ hiển thị thông tin cấu hình OPcache.

Bước 2: Cấu hình OPcache

Nếu OPcache chưa được kích hoạt, bạn cần sửa tệp cấu hình PHP (php.ini). Tìm và chỉnh sửa các cài đặt sau để bật OPcache:

; Enable OPcache
opcache.enable=1

Cấu hình đường dẫn lưu trữ cache (tuỳ chọn)

opcache.file_cache=/path/to/cache_directory

Cấu hình dung lượng bộ nhớ cache tối đa

opcache.memory_consumption=128

Cấu hình dung lượng bộ nhớ cache tối đa cho các mã được lưu trữ tạm thời

opcache.interned_strings_buffer=8

Cấu hình thời gian sống tối đa của các phần tử cache (thời gian tính bằng giây)

opcache.max_accelerated_files=4000

Cấu hình thời gian tối đa cho bộ nhớ cache (thời gian tính bằng giây)

opcache.revalidate_freq=60

Bật bảo mật cho OPcache (tùy chọn)

opcache.enable_file_override=0
opcache.validate_timestamps=0
opcache.save_comments=1

Lưu ý: Đối với môi trường sản phẩm, hãy điều chỉnh các giá trị cấu hình OPcache sao cho phù hợp với yêu cầu và tài nguyên máy chủ của bạn.

Bước 3: Khởi động lại máy chủ web và PHP

Sau khi thay đổi cấu hình, hãy khởi động lại máy chủ web (ví dụ: Apache, Nginx) và PHP để áp dụng các thay đổi.

Bước 4: Kiểm tra xem OPcache đã hoạt động chưa

Sử dụng câu lệnh kiểm tra trên hoặc viết một tập tin PHP chứa hàm phpinfo() để kiểm tra xem OPcache đã được kích hoạt và cấu hình chính xác hay không.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan về khái niệm OpCache là gì, hy vọng với những gì Wiki.lanit chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Có thể nói, cho dù bạn đang vận hành một blog WordPress, một trang web thương mại điện tử hoặc APIs, OPcache đều có khả năng nâng cao trải nghiệm phát triển web của bạn.  Hãy sử dụng ngay OPcache để trang web của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn nhé!

Ngày nay việc lập trình trên Python ngày càng dễ dàng do có nhiều công cụ và hàm hỗ trợ. Trong đó phải kể đến hàm Strip trong Python – một hàm có sẵn giúp hỗ trợ xóa khoảng trống trong chuỗi ký tự cực kì tiện lợi mà lập trình viên nào cũng đều sử dung. Cùng Wiki.lanit tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Thế nào là Strip trong Python?

Trong Python, strip là một phương thức được sử dụng để xử lý chuỗi. Nó giúp loại bỏ các ký tự không mong muốn ở đầu và cuối chuỗi, bao gồm khoảng trắng, ký tự xuống dòng và các ký tự đặc biệt khác.

Thế nào là Strip trong Python?
Thế nào là Strip trong Python?

Khi áp dụng phương thức strip() lên một chuỗi, nó tạo ra một bản sao mới của chuỗi ban đầu, nhưng đã được chỉnh sửa để loại bỏ các ký tự không mong muốn. Lưu ý rằng phương thức này không thay đổi chuỗi gốc mà chỉ trả về một chuỗi mới.

Ví dụ, nếu có chuỗi ” Hello World! “, việc sử dụng strip() sẽ loại bỏ khoảng trắng ở đầu và cuối, trả về chuỗi “Hello World!”. Phương thức strip() thường được sử dụng để làm sạch dữ liệu đầu vào từ người dùng, xử lý định dạng, và loại bỏ các ký tự không mong muốn từ chuỗi.

Cú pháp của Strip trong Python

chuoi.strip([ky_tu_loai_bo])

hoặc str.strip([chars]);

Trong đó:

  • chuoi: là chuỗi ký tự bạn muốn xử lý
  • ky_tu_loai_bo: Là ký tự mà bạn cần loại bỏ, khi không chỉ định thì hàm strip tự động bỏ mọi khoảng trắng và ký tự xuống dòng.

Hàm Strip trong Python chỉ loại bỏ ký tự ở đầu và cuối chuỗi không bao gồm giữa chuỗi.

Các phương thức mà Strip trong Python 

Hàm Strip trong Python còn liên quan tới những phương thức khác để nhằm xử lý chuỗi sau đây:

  • Phương thức lstrip() loại bỏ các ký tự không mong muốn ở đầu chuỗi và trả về một bản sao mới đã được chỉnh sửa. Ví dụ: chuoi.lstrip().
  • Phương thức rstrip() loại bỏ các ký tự không mong muốn ở cuối chuỗi và trả về một bản sao mới đã được chỉnh sửa. Ví dụ: chuoi.rstrip().
  • Ngoài ra, phương thức strip(ky_tu_loai_bo) cho phép bạn chỉ định các ký tự cụ thể muốn loại bỏ ở cả đầu và cuối chuỗi. Ví dụ: chuoi.strip(‘-‘) sẽ loại bỏ các ký tự “-” ở đầu và cuối chuỗi.

Các phương thức trên đều mang lại một bản sao mới của chuỗi sau khi xử lý, không ảnh hưởng đến chuỗi gốc. Bằng cách sử dụng các phương thức liên quan đến strip, bạn có thể linh hoạt và điều chỉnh việc loại bỏ các ký tự không mong muốn trong chuỗi.

Mục đích sử dụng Strip trong Python là gì?

Khi nhà phát triển cần loại bỏ ký tự hoặc khoảng trắng ở đầu hoặc cuối chuỗi trong Python, hàm Strip() sẽ rất hữu ích. Dưới đây là một số điểm quan trọng:

  • Hàm strip() hỗ trợ loại bỏ các ký tự từ đầu hoặc cuối của chuỗi, với các ký tự được chỉ định như là đối số.
  • Nếu chuỗi không chứa khoảng trắng và không có đối số ký tự, hàm trả về chuỗi ban đầu.
  • Việc loại bỏ khoảng trắng ở đầu và cuối cũng là một tính năng quan trọng.
  • Nếu chuỗi chứa khoảng trắng và không có đối số ký tự, hàm sẽ trả về chuỗi đã được loại bỏ khoảng trắng.

Các ví dụ về Strip trong Python

Ví dụ 1

#chuỗi mẫu

string = """ test for strip in test """

# xuất chuỗi không sử dụng strip

print(string)

# xuất chuỗi sử dụng hàm strip

print(string.strip())

#xuất chuỗi loại bỏ chữ ' test'

print(string.strip(' test'))

Ví dụ 2

# sử dụng strip

str1 = 'test for strip test'

# in chuỗi không sủ dung stripping.

print(str1)

# Chuỗi có bộ ký tự sẽ là

# loại bỏ khỏi chuỗi gốc ở cả hai đầu của nó.

str2 = 'est'

# In chuỗi sau khi tách str2 khỏi str1 ở cả hai đầu.

print(str1.strip(str2))

Trong ví dụ trên:

  • Đầu tiên, chúng ta tạo một chuỗi str1 = ‘test for strip test’.
  • Sau đó, chúng ta sử dụng phương thức strip trên str1 với đối số str2 = ‘est’.
  • Trình thông dịch Python quét chuỗi str1 từ bên trái, loại bỏ các ký tự có trong str2.
  • Sau đó, nó quét chuỗi từ bên phải và loại bỏ các ký tự của str2.
  • Cuối cùng, nó trả về chuỗi kết quả. Nếu ta gọi hàm strip() mà không có đối số, nó sẽ loại bỏ các khoảng trắng ở đầu và cuối chuỗi.

Ví dụ 3

str1 = """ test for strip test """

# in ra chuỗi không sử dụng stripping.

print(str1)

# In chuỗi sau khi loại bỏ tất cả hàng đầu

# và các khoảng trắng ở cuối.

print(str1.strip())

Ví dụ 4:

Đưa chuỗi loại bỏ “the” ở đầu cuối, ta có lệnh sau:

# Chương trình strip

string = " the King has the largest army in the entire world the"

# in chuỗi sau khi xóa từ đầu và cuối

print(string.strip(" the"))

Khi nào nên sử dụng Strip trong Python?

Phương thức strip() trong Python là một công cụ linh hoạt giúp xử lý chuỗi trong nhiều tình huống:

  • Xử lý dữ liệu người dùng đầu vào
input_data = input_data.strip()
  • Định dạng và làm sạch dữ liệu
data = data.strip('\n')
  • Xử lý tên file và đường dẫn
file_name = file_name.strip()
  • Xử lý dữ liệu từ tệp tin
line = line.strip('\n')

Phương thức này giúp loại bỏ các ký tự không mong muốn ở đầu và cuối chuỗi, làm cho việc xử lý và làm sạch dữ liệu trở nên dễ dàng và chính xác.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin bạn cần biết về Strip trong Python. Wiki Lanit hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về công thức này và vận dụng thật tốt khi lập trình trong Python. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm những kiến thức công nghệ thú vị hơn nữa nhé!

Performance Testing là quá trình quan trọng trong việc đánh giá và kiểm tra hiệu suất của hệ thống, ứng dụng hoặc phần mềm dưới điều kiện tải cao. Để tìm hiểu chi tiết về khái niệm Performance Testing là gì cũng như quy trình thực hiện thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của Wiki.lanit nhé!

Performance Testing là gì?

Performance Testing là một quy trình kiểm thử được thực hiện để đánh giá và đo lường khả năng hoạt động của hệ thống hoặc ứng dụng trong điều kiện tải công việc cụ thể. Để giúp xác định các chỉ số như thời gian đáp ứng, băng thông, độ ổn định và khả năng mở rộng của hệ thống trong môi trường thực tế hoặc gần thực tế.

Performance Testing là gì?
Performance Testing là gì?

Performance Testing được sử dụng để làm gì?

Performance Testing được sử dụng để đạt được một loạt các mục tiêu và cung cấp thông tin quan trọng về hiệu suất của hệ thống hoặc ứng dụng. Dưới đây là một số mục đích chính của việc thực hiện Performance Testing:

  • Kiểm tra độ phản ứng, thời gian phản hồi và khả năng xử lý của hệ thống hoặc ứng dụng trong điều kiện tải công việc cụ thể.
  • Phát hiện và đánh giá các điểm yếu, giới hạn của hệ thống để xác định liệu hệ thống có thể chịu được mức tải công việc như thế nào trước khi gặp phải vấn đề.
  • Đánh giá xem sản phẩm hoặc hệ thống có đáp ứng được yêu cầu về hiệu suất và có sẵn sàng để được triển khai rộng rãi hay không.
  • Xác định và loại bỏ các vấn đề về hiệu suất để cải thiện hoạt động tổng thể của hệ thống hoặc ứng dụng.
  • Cung cấp dữ liệu để dự đoán khả năng mở rộng, điều chỉnh hệ thống và lập kế hoạch tài nguyên cho việc tăng cường hiệu suất trong tương lai.
  • Phát hiện và giải quyết các vấn đề về hiệu suất trước khi ứng dụng hoặc hệ thống được đưa vào vận hành thực tế.
  • Đánh giá năng lực của cơ sở hạ tầng và tài nguyên cần thiết để đảm bảo hiệu suất ổn định.

Các loại Performance Testing phổ biến

Performance Testing có thể được phân loại vào các loại cụ thể tùy thuộc vào mục tiêu và phạm vi kiểm tra của từng loại. Dưới đây là các loại cơ bản của Performance Testing:

Các loại Performance Testing phổ biến
Các loại Performance Testing phổ biến
  • Load Testing: Kiểm tra hiệu suất của hệ thống dưới tải công việc thường xuyên hoặc dự đoán được, để xác định thời gian đáp ứng, sức chứa và ổn định.
  • Stress Testing: Kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống khi phải xử lý tải công việc vượt quá giới hạn thông thường, để đánh giá biên độ và điểm giới hạn của hệ thống.
  • Endurance Testing: Đánh giá khả năng của hệ thống hoặc ứng dụng khi hoạt động ổn định dưới tải công việc liên tục trong một khoảng thời gian dài.
  • Scalability Testing: Đo lường khả năng của hệ thống để mở rộng và tăng cường sức chứa khi tải công việc tăng lên.
  • Volume Testing: Kiểm tra hiệu suất của hệ thống khi xử lý khối lượng dữ liệu lớn, đảm bảo tính ổn định và đáp ứng trong điều kiện dữ liệu lớn.
  • Spike Testing: Kiểm tra phản ứng của hệ thống khi có sự thay đổi đột ngột trong tải công việc hoặc lưu lượng truy cập.
  • Concurrency Testing: Đánh giá hiệu suất của hệ thống khi nhiều người dùng truy cập cùng một lúc, đo lường khả năng xử lý đồng thời.
  • Ad-hoc Testing: Kiểm tra hiệu suất trong các điều kiện không chuẩn để tìm ra các vấn đề ngẫu nhiên hoặc không dự đoán được.

Quy trình Performance Testing diễn ra như thế nào?

Quy trình kiểm thử hiệu năng (Performance Testing) thường tuân theo các bước cơ bản sau đây:

Quy trình Performance Testing diễn ra như thế nào?
Quy trình Performance Testing diễn ra như thế nào?
  • Xác định mục tiêu và yêu cầu: Đặt ra các chỉ số hiệu suất mong muốn và xác định các yêu cầu cụ thể về hiệu suất cần đạt được.
  • Lập kế hoạch kiểm thử: Xác định phạm vi, kịch bản kiểm thử và chuẩn bị kế hoạch thực hiện kiểm thử.
  • Chuẩn bị môi trường: Thiết lập môi trường kiểm thử với các tài nguyên cần thiết như phần cứng, phần mềm và dữ liệu.
  • Thực hiện kiểm thử: Chạy các kịch bản kiểm thử theo kế hoạch và thu thập dữ liệu hiệu suất từ các kịch bản thử nghiệm.
  • Phân tích và đánh giá: Phân tích dữ liệu thu thập được để đánh giá hiệu suất của hệ thống và xác định các vấn đề hiệu suất.
  • Tạo báo cáo và đề xuất cải tiến: Tạo báo cáo chi tiết về kết quả kiểm thử và đề xuất các cải tiến để cải thiện hiệu suất.
  • Tối ưu hóa và thử nghiệm lại: Thực hiện các cải tiến dựa trên phản hồi từ quá trình kiểm thử và lặp lại quy trình để kiểm tra sự cải thiện.

Một số công cụ sử dụng trong Performance Testing

Dưới đây là một số công cụ phổ biến được sử dụng trong quá trình Performance Testing:

Apache JMeter

  • JMeter là công cụ mã nguồn mở, được sử dụng chủ yếu cho kiểm thử tải (load testing) và kiểm thử hiệu suất.
  • Tính năng: Hỗ trợ HTTP, FTP, JDBC, SOAP, JMS, LDAP và nhiều giao thức khác. Có khả năng tạo kịch bản thử nghiệm phức tạp và phân tích kết quả kiểm thử.

LoadRunner (Micro Focus)

  • LoadRunner là một công cụ kiểm thử hiệu năng mạnh mẽ, giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề về hiệu suất phần mềm, tăng hiệu quả việc viết test script và cung cấp các giải pháp cải tiến.
  • Tính năng: Hỗ trợ kiểm thử tải, stress, và kiểm thử hiệu suất ứng dụng. Cung cấp giải pháp tự động hóa và phân tích kết quả chi tiết.

ApacheBench (ab):

  •  ApacheBench là công cụ dòng lệnh được cung cấp bởi Apache, thường được sử dụng để kiểm tra hiệu suất của máy chủ web.
  • Tính năng: Tạo giao diện yêu cầu HTTP để kiểm tra tải và hiệu suất máy chủ web thông qua tập lệnh đơn giản.

Lời kết

Qua bài viết trên đây, Wiki.lanit rất hy vọng những nội dung về khái niệm Performance Testing là gì cũng như quy trình thực hiện về kiểm thử hiệu năng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về nội dung này thì đừng ngần ngại để lại comment phía bên dưới nhé!

Docker Swarm là một công cụ quản lý và triển khai ứng dụng dựa trên Docker trong một môi trường phân tán. Sở hữu nhiều tính năng nổi bật như vậy nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm Docker Swarm là gì? Có những tính năng gì chính? Vậy hãy theo dõi ngay bài viết sau đây của Wiki.lanit để được giải đáp chi tiết nhé!

Docker Swarm là gì?

Docker Swarm là một công cụ trong hệ sinh thái Docker được sử dụng để quản lý và orchestrate (tổ chức, điều phối) các container. Nó cho phép bạn triển khai và quản lý các ứng dụng dựa trên Docker trên một cụm (cluster) các máy chủ.

Docker Swarm là gì?
Docker Swarm là gì?

Trong Docker Swarm, các ứng dụng Docker được quản lý bởi một thành phần được gọi là Swarm Manager. Nhiệm vụ chính của Swarm Manager là quản lý cụm máy chủ và xác định cách triển khai ứng dụng trên từng nút trong cụm. Đồng thời, nó cũng đảm nhận việc phân phối công việc và giám sát trạng thái của cụm để đảm bảo hoạt động mượt mà và ổn định của hệ thống.

Những tính năng chính trong Docker Swarm là gì?

Dưới đây là những tính năng nổi bật của Docker Swarm:

  • Orchestration: Swarm cho phép quản lý các máy chủ Docker, gọi là nút (nodes), nhằm tạo thành một cụm (cluster).  Tính năng này cho phép tự động hoá việc triển khai, cân bằng tải và quản lý các ứng dụng container trên cụm.
  • Service Discovery: Docker Swarm cung cấp cơ chế để định tuyến các yêu cầu từ client đến các node bên trong cụm mà không cần client biết về chi tiết cụ thể của cụm.
  • Load Balancing:  Swarm manager sử dụng load balancing để phân phối các yêu cầu đến các container trong dịch vụ một cách công bằng và hiệu quả.
  • Rolling Updates: Swarm hỗ trợ cập nhật ứng dụng từng phần một cách liên tục và an toàn mà không gây gián đoạn hoạt động của ứng dụng.
  • High Availability : Tăng khả năng chịu lỗi cho cụm bằng cách có nhiều Swarm managers để đảm bảo rằng hệ thống vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi một số manager node trong cluster bị down.
  • Scheduling: Swarm Manager có khả năng xây dựng lịch trình cho các container dựa trên tài nguyên và các ràng buộc cụ thể, giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.
  •  Overlay Networks: Tạo ra một mạng ảo giữa các container trên các node khác nhau, cho phép chúng giao tiếp thông qua tên dịch vụ thay vì địa chỉ IP.
  • Secrets Management: Swarm Secrets cho phép quản lý và bảo vệ thông tin nhạy cảm như mật khẩu, chứng chỉ SSL một cách an toàn và hiệu quả.
Những tính năng chính trong Docker Swarm
Những tính năng chính trong Docker Swarm

Khi nào cần sử dụng Docker Swarm?

Dưới đây là những trường hợp khi cần sử dụng Docker Swarm:

  • Docker Swarm hữu ích khi bạn muốn triển khai các ứng dụng phân tán trên nhiều máy chủ. Nó giúp quản lý các container và cân bằng tải trên cụm máy chủ một cách dễ dàng.
  • Khi xây dựng kiến trúc ứng dụng dựa trên các dịch vụ nhỏ, độc lập (Microservices), Docker Swarm có thể quản lý việc triển khai và quản lý các thành phần này một cách hiệu quả.
  • Nếu bạn cần mở rộng ứng dụng một cách linh hoạt theo nhu cầu, Docker Swarm cung cấp khả năng scale tự động và quản lý tài nguyên trên cụm máy chủ.
  • Sử dụng Docker Swarm giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên máy chủ và giúp đơn giản hóa việc quản lý cơ sở hạ tầng.
  • Swarm cung cấp một cách tiếp cận dễ dàng để quản lý các container và tự động hóa các nhiệm vụ như triển khai, cập nhật và quản lý tải.
  • Docker Swarm giúp đơn giản hóa quá trình triển khai và vận hành ứng dụng, đặc biệt là khi có nhiều môi trường khác nhau cần triển khai.
  • Với khả n ăng chịu lỗi và tự động khôi phục, Swarm đảm bảo rằng hệ thống vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi có sự cố xảy ra.

Các bước sử dụng Docker Swarm cực đơn giản

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết hơn về việc sử dụng Docker Swarm:

Bước 1: Cài đặt Docker và khởi động Docker Swarm bằng cách mở terminal hoặc command prompt và chạy lệnh sau để khởi động Docker Swarm và tạo một Swarm Manager

docker swarm init

Bước 2: Trên các máy chủ khác mà bạn muốn thêm vào cụm Swarm, chạy lệnh sau để tham gia vào cụm Swarm:

docker swarm join --token <token> <ip-address>:<port>

Bước 3: Tạo một tệp cấu hình Docker Compose hoặc YAML để định nghĩa dịch vụ bạn muốn triển khai trong cụm Swarm. Bằng cách sử dụng lệnh sau:

docker stack deploy -c <file> <stack-name>

Bước 3:

Sử dụng các lệnh Docker Swarm để quản lý & giám sát cụm Swarm, ví dụ:

  • docker node ls: Xem trạng thái của các nút trong cụm Swarm.
  • docker service ls: Xem danh sách các dịch vụ đang chạy trong cụm.
  • docker service ps <service-name>: Xem chi tiết về một dịch vụ cụ thể.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những nội dung chi tiết về khái niệm Docker Swarm là gì, hy vọng với những gì chúng tôi chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Nếu có thắc mắc  về Docker Swarm thì bạn có thể để lại bình luận phía bên dưới để được giải đáp nhé!

Trong khi làm việc với máy tính, chắc hẳn bạn sẽ không thể tránh những lúc máy bị chậm, giật lag nhưng lại không tìm rõ được nguyên nhân. Vậy trong bài viết này, hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu về lệnh vmstat trên linux một cách chi tiết nhé!

Lệnh Vmstat Trên Linux là gì?

Lệnh vmstat trên hệ điều hành Linux được sử dụng để hiển thị thông tin về việc sử dụng bộ nhớ (memory), trao đổi (swap), quá trình (process), hoạt động I/O (input/output), và tài nguyên hệ thống khác. Khi bạn chạy lệnh vmstat, nó sẽ hiển thị các thông số thống kê trong thời gian thực, cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng tài nguyên hệ thống và hiệu suất của nó.

Lệnh Vmstat Trên Linux là gì?
Lệnh Vmstat Trên Linux là gì?

Thông tin mà vmstat cung cấp bao gồm thông tin về bộ nhớ (RAM) sử dụng, sự sử dụng của kích thước swap, số lượng các process đang hoạt động, thông tin về I/O, và thông tin về CPU sử dụng.

Cú pháp của lệnh Vmstat trên Linux

Sử dụng lệnh sau để chạy vmstat:

vmstat [options] [delay [count]]

Trong đó:

  • options: Đây là các tùy chọn cụ thể cho lệnh vmstat.
  • delay: Đây là thời gian giữa các lần hiển thị kết quả (đơn vị: giây).a
  • count: Đây là số lần hiển thị kết quả.

Một số tùy chọn thông dụng khi sử dụng vmstat bao gồm:

  • -a: Dùng để hiển thị thông tin về các tiến trình.
  • -f: Dùng để hiển thị thông tin về tần số cập nhật của lệnh vmstat.
  • -S: Dùng để thay đổi đơn vị hiển thị (ví dụ: KB, MB)

Hướng dẫn các bước sử dụng lệnh Vmstat trên Linux

Trong các tình huống thực tế bạn cần bạn có thể sử dụng lệnh vmstat trên Linux như sau:

Hiển thị thông tin tức thì

Lệnh này sẽ hiển thị thông tin mỗi giây một lần.

vmstat 1

Hiển thị thông tin về bộ nhớ

vmstat -s

Hiển thị thông tin về bộ nhớ, CPU, swap và I/O

Lệnh này sẽ hiển thị tất cả thông tin liên quan đến bộ nhớ, CPU, sự trao đổi swap và I/O.

vmstat -a

Hiển thị thông tin về CPU

vmstat -P ALL

Hiển thị thông tin chi tiết về CPU của từng core.

Ví dụ:

vmstat 2 5

Lệnh này sẽ hiển thị thông tin về tình trạng hệ thống mỗi 2 giây trong 5 lần.

Khi chạy vmstat, bạn sẽ nhìn thấy một bảng chứa các thông số quan trọng. Dưới đây là một số thông số quan trọng và ý nghĩa của chúng:

  • procs: Thông tin về tiến trình, bao gồm số lượng tiến trình đang chạy, tiến trình sleeping, …
  • memory: Thông tin về bộ nhớ, bao gồm RAM tự do, RAM được sử dụng, cache, …
  • swap: Thông tin về sử dụng swap, bao gồm swap tự do, swap được sử dụng, …
  • io: Thông tin về hoạt động I/O, bao gồm số lượng blocks đọc/ghi, thời gian chờ I/O, …
  • system: Thông tin về hoạt động hệ thống, bao gồm số lượng interrupts, context switches, …
  • cpu: Thông tin về CPU, bao gồm tỉ lệ sử dụng CPU (us: user, sy: system, id: idle, wa: wait), …

Lời kết

Việc sử dụng lệnh vmstat trong linux không chỉ là một công cụ giám sát mà còn là một phương tiện quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất hệ thống. Thông qua bài viết trên, Wiki.lanit rất hy vọng chia sẻ những thông tin hữu ích đến với các bạn, nếu có bất kỳ những câu hỏi thắc mắc về lệnh vmstat thì đừng ngần ngại comment phía bên dưới để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Root Domain là phần quan trọng nhất trong hệ thống tên miền, đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc xác định và xây dựng một trang web. Vậy Root domain là gì? Cách lấy Root domain như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Wiki.lanit để cập nhật thông tin chi tiết nhé!

Root domain là gì?

Root domain (hay còn gọi là tên miền gốc) là tên miền cấp cao nhất trong hệ thống tên miền của Internet. Đây là phần cuối cùng của một tên miền và không có tên miền cha trực tiếp.

Root domain là gì?
Root domain là gì?

Root domain không có tên miền cha cấp trên nó trong cấu trúc DNS. Khi bạn duyệt web, bạn thường sử dụng các tên miền như example.com, google.com. Trong ví dụ này, “.com” được coi là tên miền gốc hay root domain của tất cả các tên miền con trong nhóm tên miền “.com”. Tên miền gốc không có bất kỳ dấu chấm nào đằng sau để kết thúc, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và tổ chức toàn bộ cấu trúc tên miền trên Internet.

Quá trình hoạt động của Root domain như thế nào?

Root domain là phần cấp cao nhất trong cấu trúc tên miền DNS. Khi người dùng muốn truy cập vào một trang web thông qua tên miền, hệ thống DNS sẽ điều hướng yêu cầu đến root DNS servers, từ đó tìm kiếm thông tin về các tên miền cấp cao hơn để xác định địa chỉ IP tương ứng và kết nối người dùng đến trang web mong muốn. Root domain không cung cấp trực tiếp thông tin IP cho tên miền cụ thể, nhưng hướng dẫn quá trình tìm kiếm thông tin này tới các máy chủ DNS khác có thẩm quyền.

Tầm quan trọng của Root domain đối với SEO

Root domain đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược SEO vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hiệu suất tổng thể của một trang web.

  • Một root domain có uy tín cao sẽ giúp cải thiện đáng kể vị thế và xếp hạng trong kết quả tìm kiếm.
  • Các chỉ số SEO như sức mạnh, độ uy tín và giá trị của backlink thường được chia sẻ giữa root domain và các tên miền con.
  • Root domain cung cấp cơ hội để quản lý liên kết và tối ưu hóa chiến lược liên kết của trang web.
  • Các backlink chất lượng đến root domain có thể cải thiện xếp hạng tổng thể của trang web trên các công cụ tìm kiếm.

Các bước lấy Root domain cực đơn giản

Để lấy Root Domain từ nhà cung cấp tên miền, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Truy cập trang web của nhà cung cấp đăng ký tên miền.
  • Tìm nút “Đăng ký miền” hoặc tương tự trên trang chủ.
  • Nhấp vào nút đó và điền thông tin vào biểu mẫu cần thiết để đăng ký tên miền.
  • Chú ý không mắc lỗi khi nhập thông tin, vì việc chỉnh sửa sau khi đã đăng ký có thể gây khó khăn.
  • Nhà cung cấp sẽ thông báo khi tên miền đã được đăng ký thành công

Lưu ý sự khác biệt giữa việc sử dụng “www” và không sử dụng “www”, điều này có ảnh hưởng đến SEO. Sau một khoảng thời gian, tất cả các máy chủ DNS sẽ cập nhật và tên miền của bạn sẽ hoạt động.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Wiki.lanit, mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc biết thêm được nhiều kiến thức hơn về  khái niệm Root Domain là gì, cùng với tầm quan trọng của tên miền đem lại cho SEO.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết nếu có bất kỳ câu hỏi gì đừng ngần ngại cmt phía bên dưới nhé!

Trong thế giới crypto, thuật ngữ “Hidden Gems” thường được nhắc đến để chỉ những đồng coin hoặc token tiềm năng, đầy tiềm lực mà đang bị đánh giá thấp hoặc chưa được chú ý rộng rãi trong cộng đồng đầu tư. Vậy Hidden Gem là gì? Cách tìm ra Hidden Gem tiềm năng như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây của Wiki.lanit để tìm hiểu chi tiết về Hidden Gem nhé!

Hidden Gem là gì?

“Hidden Gems” là thuật ngữ trong lĩnh vực tiền điện tử chỉ những đồng coin hoặc token tiềm năng cao nhưng chưa được công nhận rộng rãi và thường không xuất hiện trên các sàn giao dịch lớn.  Đôi khi, chúng cũng là các đồng coin/token đang duy trì ổn định trong khi thị trường đang tăng, nhưng khi bắt đầu tăng giá, chúng thường có biên độ biến động rất lớn.

Hidden Gem là gì?
Hidden Gem là gì?

Thường thì, các đồng coin này ít khi được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn như Binance, Crypto.com, Coinbase, v.v. Tuy nhiên, nếu một Hidden Gems thực sự tiềm năng, việc dự án đó được liệt kê trên các sàn giao dịch lớn chỉ là vấn đề thời gian.

Tiêu chí để đánh giá Hidden Gem tiềm năng là gì?

Để tìm Hidden Gems thực thụ trong thị trường tiền điện tử, bạn cần chú ý vào các tiêu chí sau đây:

  • Kiểm tra dữ liệu trên chuỗi (On-chain): Xem thông tin về giao dịch, số lượng token, và thông tin về hoạt động của dự án trên blockchain. Điều này giúp hiểu được mức độ hoạt động và quan tâm của người dùng đối với dự án.
  • Phân tích cơ bản (FA): Đọc Whitepaper và tìm hiểu về cách token được sử dụng, cách phân phối, và hệ sinh thái của dự án. Xem xét đội ngũ phát triển, đối tác, và tính minh bạch của dự án để đánh giá tiềm năng và độ an toàn.
  • Tâm lý thị trường: Theo dõi thông tin từ các mạng xã hội như Twitter, Telegram, hay Discord để hiểu sự quan tâm và đánh giá của cộng đồng đầu tư về dự án. Điều này giúp loại bỏ các dự án không ổn định hoặc có dấu hiệu là scam.

Cách tìm Hidden Gem trên mạng xã hội  X ( Twitter)

Để tìm Hidden Gems trên Twitter, bạn có thể làm theo các cách dưới đây:

Cách tìm Hidden Gem trên mạng xã hội  X ( Twitter)
Cách tìm Hidden Gem trên mạng xã hội  X ( Twitter)
  • Sử dụng các hashtag như #HiddenGems hoặc #CryptoGems để tìm thông tin về các đồng coin tiềm năng.
  • Theo dõi tài khoản của chuyên gia, nhà phân tích thị trường hoặc nhà đầu tư crypto có kinh nghiệm trên Twitter. Họ thường chia sẻ thông tin và gợi ý về các dự án tiềm năng.
  • Tham gia các cộng đồng, nhóm Telegram, Reddit, hoặc Discord liên quan đến tiền điện tử. Đây là nơi bạn có thể tìm kiếm và chia sẻ thông tin về Hidden Gems với cộng đồng.
  • Sử dụng danh sách Twitter (Twitter Lists) có liên quan đến tiền điện tử, blockchain hoặc đầu tư crypto để theo dõi các tài khoản có thể chia sẻ thông tin về các Hidden Gems.
  • Tìm kiếm hashtag như #UndervaluedCoins, #LowCapGems để xem thông tin mới và nhận gợi ý về các đồng coin hoặc token có tiềm năng nhưng chưa được đánh giá cao.

Lời kết

Qua bài viết trên về khái niệm Hidden Gem là gì, cùng với những thông tin liên quan rất hy vọng nó sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược đầu tư thông minh. Đây là cơ hội để bạn bắt đầu thực hiện chiến lược đầu tư của mình và tạo ra lợi nhuận từ thị trường tiền điện tử. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào thì đừng ngần ngại comment bên dưới để được giải đáp bởi đội ngũ LANIT nhé!

Project Charter không chỉ cung cấp thông tin căn bản cho nhóm dự án mà còn là cơ sở để nhận biết, đánh giá và theo dõi tiến độ trong suốt quá trình thực hiện.  Vậy Project Charter là gì? Cùng Wiki Lanit tìm hiểu về tầm quan trọng của Project Charter  trong bài viết dưới đây nhé!

Project Charter là gì?

Project Charter là một văn bản chính thức đánh dấu sự khởi đầu của dự án, cung cấp tổng quan về mục tiêu, phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của dự án. Được tạo ra để đạt sự chấp thuận từ các bên liên quan và ủy quyền cho giám đốc dự án để lãnh đạo, quản lý, và kiểm soát dự án.

Project Charter là gì?
Project Charter là gì?

Project Charter thường được xây dựng bởi sự hợp tác giữa nhà tài trợ, giám đốc dự án và đơn vị khởi xướng dự án. Trong quá trình soạn thảo, những người này cùng cung cấp thông tin chi tiết về mục tiêu và lợi ích của dự án. Việc xác định và phân công giám đốc dự án sớm là quan trọng, ngay cả khi Project Charter đang trong quá trình phát triển. Nếu giám đốc dự án chưa được xác định, người khởi xướng hoặc nhà tài trợ có thể tạo ra Project Charter và sau đó, khi tài liệu được phê duyệt, giám đốc dự án mới sẽ được chỉ định để triển khai dự án.

Các thông tin quan trọng trong Project Charter là gì?

Một số nội dung quan trọng thường có trong Project Charter bao gồm:

  • Mục tiêu dự án: Xác định rõ ràng những gì dự án cần đạt được và lý do tại sao dự án được thực hiện.
  • Phạm vi dự án: Miêu tả chi tiết về những gì sẽ được thực hiện trong dự án và những gì sẽ không được bao gồm.
  • Lợi ích và giá trị dự án: Chỉ ra những lợi ích kỳ vọng và giá trị mà dự án sẽ mang lại cho tổ chức.
  • Người chịu trách nhiệm: Xác định các vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong dự án.
  • Ngân sách và thời gian: Đưa ra ước tính về ngân sách, thời gian cần thiết và tài nguyên dự kiến sẽ được sử dụng cho dự án.
  • Rủi ro sơ bộ: Những vấn đề tiềm ẩn hoặc rủi ro ban đầu có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.
  • Chấp thuận và ký tên: Sự chấp thuận của các bên liên quan cần được ghi nhận để đảm bảo sự cam kết và hỗ trợ cho dự án.

Tầm quan trọng của Project Charter đối với dự án

Dưới đây là những lí do vì sao Project Charter lại quan trọng đối với dự án:

Tầm quan trọng của Project Charter đối với dự án
Tầm quan trọng của Project Charter đối với dự án

Làm rõ mục đích dự án

Project Charter là một tài liệu quan trọng vì nó là nơi đặt ra các trường hợp kinh doanh cho dự án một cách rõ ràng. Nó giúp mọi người hiểu rõ đóng góp của dự án đối với mục tiêu tổng thể của công ty. Bằng cách này, Project Charter đảm bảo dự án không chỉ hoàn thành các mục tiêu cụ thể mà còn thực sự ảnh hưởng đến mục tiêu lớn của công ty.

Xác định bên liên quan

Project Charter đóng vai trò quan trọng trong việc xác định người liên quan chủ chốt của dự án từ đầu. Điều này giúp bắt đầu quá trình phân tích liên quan và thu hút sự quan tâm của những người quan trọng, đồng thời làm việc theo kế hoạch dự án.

Trao quyền cho người quản lý

Project Charter chắc chắn rằng dự án diễn ra theo đúng hướng với các nhiệm vụ và mốc thời gian quan trọng. Trong trường hợp dự án bắt đầu chệch hướng, Project Charter là công cụ đánh giá có giúp xác định xem dự án vẫn đang diễn ra phù hợp với mục tiêu ban đầu hay bị chênh lệch.

Cách xây dựng Project Charter là gì?

Để xây dựng Project Charter bạn cần thống nhất và tìm hiểu dựa trên 3 từ khóa sau đây:

WHAT – Cái gì?

  • Đặt ra phạm vi dự án bao gồm việc định rõ ranh giới, quan trọng hơn là đặt ra những nhiệm vụ nằm ngoài tầm tay của tiến trình dự án.
  • Một phần quan trọng của việc định rõ phạm vi là xác định ngân sách dự án một cách chặt chẽ.
  • Project Charter sẽ trải qua quá trình xem xét và duyệt qua bởi các bên liên quan. Do đó, chi phí của dự án và các kế hoạch sử dụng nguồn lực cần phải được mô tả chi tiết và rõ ràng.

WHO – Ai?

  • Xác định các đối tượng làm việc trong dự án
  • Những bên liên quan
  • Người quản lý
  • Đội thực hiện
  • Nhà tài trợ

WHY – Tại sao?

  • Vẽ ra lý do mà dự án là một phần quan trọng và xác định mục tiêu chính khi dự án kết thúc.
  • Chắc chắn rằng mục đích của dự án được diễn giải một cách rõ ràng: tại sao chúng ta thực hiện dự án này và dự án sẽ đóng góp như thế nào vào chiến lược tổng thể của công ty.

Bí quyết để xây dựng Project Charter hiệu quả

  • Thu thập thông tin từ thành viên nhóm về mục tiêu và vấn đề quan trọng của dự án để có cái nhìn đa chiều.
  • Sử dụng ngôn ngữ súc tích, biểu đồ để trình bày Project Charter dễ hiểu và có tổ chức.
  • Tạo mẫu đơn giản, có thể sử dụng lại cho các Project Charter khác nhau, tiết kiệm thời gian và đảm bảo đầy đủ thông tin.

So sánh giữa Project Plan & Project Charter

Project Plan và Project Charter là hai tài liệu quan trọng trong quản lý dự án, nhưng chúng có mục đích và nội dung khác nhau. Dưới đây là sự khác biệt giữa Project Plan và Project Charter một cách tổng quan nhất:

Project Charter

  • Mục đích: Là tài liệu khởi đầu dự án, xác nhận sự tồn tại của dự án và ủy quyền cho giám đốc dự án.
  • Nội dung: Tóm tắt tổng quan về dự án bao gồm mục tiêu, phạm vi, trách nhiệm, lợi ích, rủi ro sơ bộ, ngân sách dự kiến và chứng minh sự cần thiết của dự án.
  • Đặc điểm: Chứa thông tin cấp độ cao, không đi sâu vào chi tiết kế hoạch hoặc các công việc cụ thể. Thường được tạo ra ở giai đoạn đầu tiên của dự án.

Project Plan

  • Mục đích: Chi tiết hóa và lập kế hoạch cụ thể cho dự án sau khi Project Charter được phê duyệt.
  • Nội dung: Bao gồm các bước thực hiện cụ thể, lịch trình, nguồn lực, kế hoạch quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, và các chỉ tiêu tiến độ cụ thể.
  • Đặc điểm: Chi tiết hơn với thông tin về các hoạt động, nguồn lực cần thiết, lịch trình cụ thể để thực hiện từng công việc.

Kết luận

Qua bài viết trên Wiki Lanit hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về Project Charter là gì? Bên cạnh đó là tầm quan trọng của Project Charter, hướng dẫn cách thức xây dựng Project Charter và các mẹo xây dựng hiệu quả.

Chúc các bạn một ngày mới tốt lành!

Trong quá trình biên dịch một chương trình đơn giản việc số lượng file tăng, chương trình phức tạp, nhiều lệnh, module hơn thì việc Makefile là vô cùng cần thiết. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu rõ khái niệm Makefile là gì và cùng nghiên cứu các ví dụ về khái niệm này.

Makefile là gì?

Makefile là một tập tin script chứa thông tin về cấu trúc dự án, bao gồm các tệp tin và sự phụ thuộc giữa chúng, cũng như các lệnh cần thiết để tạo ra các tệp tin. Các tệp tin được tạo ra thông qua quy trình này được gọi là Target, trong khi các tệp tin phụ thuộc được gọi là Dependence. Lệnh được sử dụng để biên dịch mã nguồn được gọi là Action. Mỗi quy tắc bao gồm Target, Dependence và Action tạo nên quy tắc (Rule) trong Makefile.

Makefile là gì?
Makefile là gì?

Các ví dụ về Makefile

Sau đây sẽ là một số ví dụ cơ bản để mọi người hiểu hơn về Makefile là gì. Đầu tiên ta có chương trình đơn giản in ra “Hello” được tạo thành 3 file sau:

File 1: hellomake.c

#include <hellomake.h>


int main() {
  // call a function in another file
  myPrintHelloMake();

  return(0);
}

File 2: hellofunc.c

#include <stdio.h>
#include <hellomake.h>

void myPrintHelloMake(void) {

printf("Hello makefiles!\n");

return;
}

File 3: hellomake.h

/*

example include file

*/

void myPrintHelloMake(void);

Ta bỏ 3 file vào chung một thư mục tên hellomake.c coi là chương trình chính. Đây là file hàm có nhiệm vụ in thông báo trong khi đó file hellomake.h là file header có nhiệm vụ khai báo hàm in. Thông thường chúng ta có thể xem kết quả đơn bằng cách compile code theo lệnh:

$ gcc -o hellomake hellomake.c hellofunc.c -I.

$ ./hellomake

Lệnh này sẽ compile 2 file .c. -I. hay include gcc thực hiện tìm trong thư mục hiện tại để bổ sung file hellomake.h.

Trong trường hợp không có Makefile thì đối với mỗi compile chúng ta sẽ phải mở terminal rồi gõ lệnh gcc – o… Các thao tác này sẽ khá khó khăn nhất là khi chúng ta phải add nhiều file .c hay sửa lại code trong các file .c. Để khắc phục những hạn chế này, Makefile đã ra đời và tối ưu hóa quy trình hơn.

Makefile 1

Đầu tiên, ta cần tạo file có tên Makefile hay sử dụng Makefile có trong thư mục chứa code hiện có với nội dung như sau:

CC=gcc
CFLAGS=-I.

hellomake: hellomake.c hellofunc.c
$(CC) -o hellomake hellomake.c hellofunc.c -I.

Một cấu trúc Makefile sẽ bao gồm:

Makefile 1

Trong đó:

  • Rule: các quy tắc cần thực hiện khi Compile
  • Dependency: Các file cần thiết khi tạo Target
  • Action: Lệnh Compile nhằm tạo Target từ Dependency. Thường thì Action sẽ lùi 1 tab so với Target
  • Target: File đích được hình thành sau quá trình make xong. Chúng ta sẽ có 4 file gồm: hellomake.h hellofunc.c hellomake.c và cả Makefile. Bạn cần chạy chương trình với lệnh:
$ make

$ ./hellomake

Makefile 2

Sử dụng lệnh sau đây:

CC=gcc
CFLAGS=-I.

hellomake: hellomake.o hellofunc.o
$(CC) -o hellomake hellomake.o hellofunc.o -I.

Chúng ta phát triển thêm CC và CFLAGS vào Makefile, trong đó:

  • CC: Compiler C
  • CFLAGS: danh sách flag của Compiler

Một điểm khác là thêm 2 file object là hellofunc.o và hellomake.o trong danh sách dependency và cả trong rule nhằm cho make biết đây là lần đầu biên dịch. Bằng việc sử dụng Makefile như vậy thì ta có thể thực hành các project nhỏ tuy nhiên vẫn thiếu file include. Giả sử ta thay đổi file hellomake.h thì make không biên dịch lại file.c, nhằm hạn chế lỗi này ta phải thông báo make rằng mọi file .c đều phụ thuộc .h

Makefile 3

Dùng lệnh:

CC=gcc
CFLAGS=-I.
DEPS = hellomake.h

%.o: %.c $(DEPS)
$(CC) -c -o $@ $< $(CFLAGS)

hellomake: hellomake.o hellofunc.o 
gcc -o hellomake hellomake.o hellofunc.o -I.

Makefile này có nhiệm vụ tạo macro là DEPS nhằm chỉ ra file.h mà file .c phụ thuộc. Ngoài ra, có một quy tắc áp dụng cho tất cả các tệp .o. Quy tắc này thông báo rằng các tệp .o phụ thuộc vào các tệp .c và .h được xác định trong macro DEPS (dòng 5). Quy tắc sẽ tạo ra các tệp .o bằng cách sử dụng trình biên dịch C được xác định trong CC để biên dịch các tệp .c (dòng 6).

Lưu ý:

  • -c tạo object file
  • -o $@ tạo output quá trình biên dịch tệp tin trái dấu
  • $< là thành phần đầu trong danh sách dependency còn CFLAGS là macro được định nghĩa ở dòng 2

Tiếp theo, chúng ta sử dụng các macro đặc biệt như $@ và @^ để trích xuất thông tin từ phía trái và phía phải của dấu :. Điều này giúp quá trình biên dịch trở nên tổng quát hơn, đặc biệt là khi các tệp include được liệt kê trong macro DEPS và tất cả các tệp object được thêm vào macro OBJ, như trong makefile 4.

Makefile 4

CC=gcc

CFLAGS=-I.

DEPS = hellomake.h

OBJ = hellomake.o hellofunc.o 


%.o: %.c $(DEPS)

$(CC) -c -o $@ $< $(CFLAGS)



hellomake: $(OBJ)

gcc -o $@ $^ $(CFLAGS)

Sau khi dùng lệnh ta sẽ thấy các file như hình sau đây:

Makefile 4
Makefile 4

Tầm quan trọng của Makefile 

Makefile là một tệp tin chứa các hướng dẫn và quy tắc để xây dựng, biên dịch và quản lý dự án phần mềm. Nó được sử dụng trong quá trình phát triển phần mềm để tự động hóa các công đoạn của quá trình xây dựng và biên dịch mã nguồn. Thông qua các quy tắc và hướng dẫn trong Makefile, người phát triển có thể định nghĩa cách thức xây dựng chương trình, quản lý phụ thuộc, và thực hiện các công việc liên quan đến quá trình phát triển phần mềm một cách hiệu quả.

Makefile thường đi kèm với các ngôn ngữ lập trình như C, C++ và nhiều ngôn ngữ khác, nhằm giúp tự động hóa quy trình biên dịch và xây dựng. Makefile cung cấp các quy tắc (rules) để xác định cách tạo ra các file đối tượng từ mã nguồn, cách liên kết chúng thành các chương trình thực thi hay các công việc khác như làm sạch dự án hoặc cài đặt chương trình.

Kết luận

Trên đây là tổng quan về Makefile là gì, hy vọng với những ví dụ mà Wiki Lanit đưa ra có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Đừng quên nhấn theo dõi để cập nhật các thông tin hữu ích khác nhé!

Bạn đã biết về loại mã độc nguy hiểm gây ra vô số tổn thất cho người dùng di động cực kỳ phổ biến hiện nay? Hãy cùng Wiki Lanit tìm hiểu về mã độc Malware Joker là gì để phòng tránh rủi ro. Đặc biệt đối với người dùng Android thì nhất định đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Malware Joker là gì?

Malware Joker là một dạng mã độc, thuật ngữ chung chỉ các loại phần mềm hệ thống do hacker hay tin tặc tạo ra nhằm gây hại cho máy tính, smartphone và các thiết bị điện tử khác. Malware là sự kết hợp giữa Malicious và software. Joker ẩn mình dưới lớp mặt nạ của các ứng dụng đã được đăng tải trên Google Play Store, thường thuộc nhóm ứng dụng phổ biến như bàn phím, quét mã QR, sạc pin nhanh, Emoji, đơn rác, v.v. Đặc biệt, malware này còn được gọi là Bread.

Malware Joker là gì?
Malware Joker là gì?

Malware Joker đã xuất hiện từ năm 2017, mặc dù Google đã liên tục phát hiện và loại trừ các ứng dụng chứa malware, tin tặc vẫn liên tục tiến hoá, tận dụng các lỗ hổng bảo mật để đưa malware vào kho ứng dụng của Google thông qua các ứng dụng khác nhau.

Cách thức hoạt động của Malware Joker là gì?

Sau khi được cài đặt trên thiết bị, Malware Joker sẽ tự động ẩn mình và bắt đầu thu thập thông tin cá nhân của người dùng. Mục tiêu thường là những thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng, SMS thông tin ngân hàng hay thông tin đăng nhập. Các dữ liệu này sau đó được chuyển đến các máy chủ điều khiển từ xa, nơi mà các tội phạm mạng có thể sử dụng để thực hiện các hành động lừa đảo hoặc truy cập trái phép vào tài khoản của người dùng.

Dù Google đã phát hiện và xóa trên Play Store nhưng khi bạn lỡ cài đặt phần mềm có chứa Malware Joker thì chúng vẫn hoàn toàn có thể xâm nhập và càn quét thiết bị bạn. Do đó bạn cần hết sức cẩn trọng trước khi tải các phần mềm để bảo vệ an toàn thông tin cá nhân.

Phương pháp tiếp cận của Malware Joker 

Malware Joker có nhiều thủ thuật tinh vi nhằm tiếp cận lượng lớn người dùng. Phương pháp phổ biến nhất đó là dựa vào các ứng dụng/ phần mềm giả mạo trên cửa hàng Play. Người dùng sẽ vô tình tải xuống các ứng dụng độc hại này mà không hề hay biết. Một số ứng dụng giả mạo các ứng dụng phổ biến khác và khá khó để phân biệt. Ngay sau khi thâm nhập được vào máy nạn nhân, Malware Joker sẽ được kích hoạt và gây hại.

Ảnh hưởng nghiêm trọng từ Malware Joker

Malware Joker có thể gây ra nhiều hậu quả đáng kể cho người dùng di động, bao gồm:

  • Mất thông tin cá nhân: Joker có khả năng đánh cắp thông tin cá nhân nhạy cảm. Những dữ liệu này có thể được sử dụng cho các hoạt động gian lận, mua bán phi pháp hoặc truy cập trái phép vào tài khoản cá nhân.
  • Mất cắp khoản tiền lớn: Malware Joker tự động tham gia vào các giao dịch tài chính trái phép hoặc thậm chí mất cắp tiền từ tài khoản ngân hàng. Điều này gây thiệt hại tài chính nghiêm trọng và ảnh hưởng tới độ uy tín của các dịch vụ tài chính trực tuyến.
  • Quảng cáo gian lận: Một hoạt động phổ biến của Joker là hiển thị quảng cáo gian lận trên thiết bị người dùng. Gây phiền tới người dùng mà còn dẫn tới các hoạt động lừa đảo và làm tăng nguy cơ lây lan Malware Joker.

Cách phòng tránh Malware Joker là gì?

Để đề phòng Malware Joker và các mã độc tương tự, bạn có thể thực hiện các biện pháp bảo mật sau:

Cách phòng tránh Malware Joker là gì?
Cách phòng tránh Malware Joker là gì?
  • Cập nhật phần mềm và ứng dụng: Luôn duy trì phần mềm, hệ điều hành và ứng dụng trên điện thoại được cập nhật mới nhất. Những bản cập nhật này thường chứa các bản vá lỗi và cải tiến bảo mật để ngăn chặn Malware Joker và các mối đe dọa khác.
  • Sử dụng phần mềm diệt virus chất lượng: Cài đặt phần mềm diệt virus đáng tin cậy trên điện thoại để quét và phát hiện các ứng dụng độc hại, giúp bảo vệ khỏi Malware Joker và các loại mã độc khác.
  • Kiểm tra quyền truy cập ứng dụng: Khi tải xuống và cài đặt ứng dụng mới, kiểm tra các quyền truy cập mà ứng dụng yêu cầu. Nếu một ứng dụng đòi hỏi quyền truy cập không cần thiết, hãy cân nhắc trước khi cài đặt, vì điều này có thể là dấu hiệu của sự xuất hiện Malware Joker.
  • Chú ý đến thông báo và giao dịch tiền tệ: Luôn cẩn thận khi xử lý thông báo và giao dịch tiền tệ trên điện thoại di động. Kiểm tra thông tin kỹ lưỡng và chỉ thực hiện giao dịch từ nguồn tin cậy. Hạn chế nhấp chuột vào liên kết hoặc thông báo có vẻ đáng ngờ để tránh rủi ro Malware Joker.

Những phần mềm có chứa Malware Joker cần xóa ngay

Sau đây là tổng hợp các phần mềm có chứa Malware Joker được xác định bởi Tatyana Shishkova từ công ty bảo mật nổi tiếng Kaspersky. Hãy kiểm tra điện thoại có sở hữu phần mềm nào dưới đây không và xóa ngay lập tức:

  • Dazzling Keyboard
  • Super Hero – Effect
  • Now QRCode Scan
  • Classic Emoji Keyboard
  • Volume Booster Louder Sound Equalizer
  • Battery Charging Animations Battery Wallpaper
  • EmojiOne Keyboard

Mã độc nguy hiểm Malware Joker ẩn mình rất tinh vi dưới vỏ bọc phần mềm, ứng dụng phổ biến nên việc xác định ngày càng khó hơn. Do đó người dùng cần hết sức cảnh giác để ý số lượt tải, tham khảo bình luận đánh giá để xác minh kĩ càng hơn

Để loại bỏ một ứng dụng khỏi điện thoại, bạn có thể thực hiện bước sau: giữ và chạm vào biểu tượng ứng dụng trên màn hình, sau đó kéo và thả ứng dụng vào biểu tượng thùng rác, dấu “X” hoặc nút “xoá”, tùy thuộc vào giao diện của từng loại điện thoại.

Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của công nghệ và các yếu tố như mạng xã hội, tiền ảo, thực tế ảo (AR, VR) metaverse,… tỉ lệ tội phạm trực tuyến cũng tăng lên, với nhiều thủ đoạn tinh vi. Malware Joker đang ngày càng tiến hoá, trở nên nguy hiểm hơn và liên tục “ẩn mình” trong các ứng dụng, tạo ra những rủi ro cho người dùng nếu họ không may mắn tải và sử dụng chúng.

Kết luận

Qua bài viết “Malware Joker là gì? Những ứng dụng chứa Malware Joker nguy hiểm” Wiki Lanit hy vọng đã đem lại những kiến thức bổ ích và chúc bạn trở thành người dùng thông minh. Đừng quên theo dõi các bài viết thú vị khác của Wiki Lanit nhé!