Ad
Author

Triệu Quốc Anh

Browsing

Trong thời đại số hóa ngày nay, dữ liệu đang trở thành một tài nguyên quý giá, cần được quản lý và xử lý một cách hiệu quả. Lúc này đây, Data Processing hay xử lý dữ liệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc biến những dữ liệu thô ban đầu thành thông tin có giá trị và hữu ích cho doanh nghiệp. Vậy, Data Processing là gì? Hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu lời giải đáp ngay sau đây.

Data Processing là gì?

Data Processing hay xử lý dữ liệu là quy trình chuyển hóa dữ liệu, thông tin thô ban đầu thành những dữ liệu mà người dùng có thể sử dụng được. Trong đó, quá trình xử lý sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia để dữ liệu thu được có độ chính xác cao, cho sản phẩm cuối cùng đạt kết quả tốt nhất.

Data Processing là gì?
Data Processing là gì?

Chức năng của Data Processing là gì?

Xử lý dữ liệu đem đến cho doanh nghiệp và người dùng những chức năng cơ bản sau:

Chức năng xác nhận thông tin

Xác nhận thông tin là chức năng cơ bản và không thể thiếu trong quá trình xử lý dữ liệu. Cụ thể, trước khi bắt đầu xử lý dữ liệu, người dùng cần thu thập các thông tin đầu vào. Sau đó, tiến hành xác nhận các dữ liệu tìm kiếm có chính xác và liên quan đến yêu cầu ban đầu hay không,…

Chức năng sắp xếp dữ liệu

Bước tiếp theo sau khi hệ thống đã xác nhận thông tin chính xác là sắp xếp và phân loại dữ liệu được đảm bảo theo từng bộ riêng. Việc làm này giúp quá trình kiểm soát dữ liệu trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Chức năng tóm tắt dữ liệu

Để hỗ trợ xử lý dữ liệu, Data Processing sẽ lượt bớt những giải thích chi tiết nhằm đưa ra các thông tin chính dựa trên dữ liệu thu được. Qua đó giúp việc tổng hợp, tìm kiếm thông tin diễn ra dễ dàng và tiện lợi hơn.

Chức năng tóm tắt dữ liệu
Chức năng tóm tắt dữ liệu

Chức năng tập hợp nội dung

Các thông tin sau khi được phân loại và sàng lọc sẽ được tập hợp lại. Sau đó, chúng sẽ đồng bộ hóa với những thông tin cùng loại để tạo ra một thư mục lưu trữ dữ liệu lớn hơn.

Chức năng phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu là chức năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình Data Processing. Ngoài tác động đến hiệu quả công việc, chức năng phân tích dữ liệu còn được xem là quá trình xử lý dữ liệu con với nhiều bước phải trải qua từ thu thập dữ liệu, phân loại và phân tích nội dung liên quan, cho đến yêu cầu và tìm kiếm các kết quả tốt nhất.

Chức năng báo cáo

Báo cáo là chức năng thực hiện sau khi thực hiện phân tích dữ liệu. Chức năng này được tiến hành bằng cách kê khai các thông tin chi tiết về dữ liệu dựa trên những thông tin được tóm tắt hoặc đã được thanh toán.

Chức năng phân loại nội dung

Cuối cùng là phân loại nội dung, một chức năng khá tương tự với chức năng phân loại dữ liệu thông tin. Tuy nhiên, điểm khác biệt chức năng phân loại là đề cập đến dữ liệu đầu vào. Trong khi đó, ở chức năng này thông tin phân loại đề cập đến dữ liệu đầu ra.

Phân loại nội dung
Phân loại nội dung

Do đó, nếu thấy lượng thông tin lớn và đa dạng sau khi đã hoàn tất bước xử lý nội dung cơ bản thì người dùng cần phân loại những cùng chung mục đích vào trong cùng một thư mục.

Quy trình xử lý dữ liệu

Dưới đây là chi tiết các bước xử lý dữ liệu giúp người dùng hiểu hơn về Data Processing là gì mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là bước đầu tiên của Data Processing. Những dữ liệu này sẽ được lấy từ nguồn có sẵn (thường từ kho dữ liệu hoặc các nguồn uy tín, đáng tin cậy).

Chỉ khi người dùng thu thập những dữ liệu thực sự chất lượng thì kết quả thu được sau khi xử lý mới có thể đạt kết quả cao nhất.

Bước 2: Chuẩn bị dữ liệu

Chuẩn bị dữ liệu còn được gọi là bước tiền xử lý. Ở giai đoạn này, những dữ liệu thô ban đầu sẽ được chuyển hóa thành dữ liệu sạch và được sắp xếp một cách khoa học. Dữ liệu sau khi lọc sẽ được dùng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Chuẩn bị dữ liệu
Chuẩn bị dữ liệu

Bước 3: Dữ liệu đầu vào

Dữ liệu sau khi xử lý sạch sẽ được chuyển sang một địa điểm lưu trữ khác. Trong quá trình di chuyển, những dữ liệu này còn được dịch sang một ngôn ngữ khác dễ hiểu hơn. Bắt đầu từ bước này, các thông tin thô ban đầu đã trở thành dữ liệu có thể sử dụng được.

Bước 4: Xử lý

Xử lý là bước đóng vai trò quan trọng trong quá trình Data Processing. Quá trình xử lý được diễn ra thông qua thuật toán Machine learning nhằm mục đích diễn giải thông tin. Trong đó, dữ liệu xử lý sẽ có sự khác nhau ở các công đoạn và phụ thuộc vào mục đích cuối cùng của doanh nghiệp.

Bước 5: Kết xuất dữ liệu

Dữ liệu sau khi được xử lý sẽ chuyển tiếp đến giai đoạn kết xuất dữ liệu. Đồng thời, quá trình kết xuất này cũng là bước cuối cùng để dữ liệu được sử dụng. Ở bước này, dữ liệu sẽ được dịch hoặc trình bày theo nhiều hình thức khác nhau như hình ảnh, đồ thị, video hoặc văn bản thuần túy.

Giờ đây, người dùng đã có thể ứng dụng các dữ liệu này để đáp ứng công việc và nhiệm vụ của mình.

Bước 6: Lưu trữ dữ liệu

Cuối cùng, dữ liệu sau khi được xử lý hoàn tất sẽ cần được lưu trữ lại nhằm bảo vệ dữ liệu một cách tập trung và để người dùng sử dụng trong tương lai.

Quá trình lưu trữ cần được thực hiện đúng cách để các thành viên trong doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin, dữ liệu cần thiết một cách nhanh nhất.

Lưu trữ dữ liệu
Lưu trữ dữ liệu

Vai trò của Data Processing trong doanh nghiệp

Đối với tất cả doanh nghiệp hiện nay, Data Processing đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện để có thể thu thập thông tin một cách dễ hiểu và có tổ chức hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

Đồng thời, với Data Processing, doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa chi phí duy trì và quản lý tài liệu số hóa. Bên cạnh đó, còn có thể giảm thiểu một khoản phí lớn trong việc sử dụng tài liệu giấy cũng như cải thiện hiệu quả hệ thống xử lý dữ liệu giúp gia tăng không gian lưu trữ cho doanh nghiệp.

Những hình thức Data Processing phổ biến

Sau khi tìm hiểu Data Processing là gì, người dùng có thể phân loại được một số hình thức xử lý dữ liệu phổ biến sau:

Hình thức xử lý thủ công

Đúng như tên gọi, hình thức thủ công chính là quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện trực tiếp bằng thủ công. Ở phương thức xử lý này, hệ thống chỉ hỗ trợ một phần nhỏ sức lực khi cho phép người dùng áp dụng các loại máy tính cơ hoặc điện tử.

Xử lý thủ công không thích hợp để người dùng sử dụng trong trường hợp khối lượng dữ liệu lớn vì mất nó làm tiêu hao nhiều thời gian.

Hình thức xử lý tự động

Khác với xử lý thủ công gần như thực hiện bằng tay, thì hình thức xử lý tự động lại có sự hỗ trợ của công nghệ với các thiết bị, công cụ ghi đơn vị cho kết quả hiển thị nhanh gấp 2 – 3 lần.

Doanh nghiệp áp dụng hình thức này không chỉ tiết kiệm thời gian với kết quả chính xác hơn, mà còn hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra ở các nhân sự.

Xử lý nhanh gấp 2 -3 lần nhờ sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ
Xử lý nhanh gấp 2 -3 lần nhờ sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ

Hình thức xử lý điện tử

Xử lý điện tử là hình thức xử lý dữ liệu được thực hiện trên các thiết bị điện tử. Trong đó, thay vì phải kết hợp nhiều thiết bị điện tử rườm rà, làm mất thời gian thì người dùng chỉ cần một thiết bị duy nhất đã có thể tiến hành thực hiện công việc độc lập. Đây là hình thức giúp tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả cao.

Hình thức xử lý dữ liệu thương mại

Xử lý thương mại thường dành cho website có lưu lượng dữ liệu lớn. Hình thức xử lý này yêu cầu thông tin và dữ liệu phải ở dạng ít có tính toán nhằm lưu trữ một khối lượng lớn các thông tin đầu ra. Ví dụ như thông tin khách hàng ở doanh nghiệp bảo hiểm hay kê khai chính sách, hóa đơn in ấn,…

Xu hướng tương lai của Data Processing

Mặc dù đã áp dụng từ rất lâu cũng như không ngừng cải tiến về công nghệ, thế nhưng thực tế, Data Processing lại không phải là một quy trình trong tương lai. Thay vào đó, điện toán đám mây – cloud computing mới là công nghệ phổ biến.

Có thể nói, điện toán đám mây được xây dựng không chỉ tạo sự tiện lợi, mà còn góp phần tăng cường hiệu suất cũng như sử dụng dữ liệu cho các doanh nghiệp. Mặt khác, tổ chức, doanh nghiệp qua đó cũng có thể làm việc với lượng lớn dữ liệu và kết hợp với nhau tạo thành một hệ thống tích hợp.

Kết luận

Trên đây là tổng quan về Data Processing là gì và những lợi ích, vai trò mà xử lý dữ liệu mang đến cho doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về Data Processing trong thời đại 4.0 ngày nay. Qua đó, doanh nghiệp có thể ứng dụng hiệu quả những dữ liệu có giá trị để đem về doanh thu và lợi nhuận cho mình.

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, thuật ngữ Web Application đã dần trở  nên quen thuộc và được các cá nhân, doanh nghiệp áp dụng phổ biến. Thế nhưng, nhiều người dùng vẫn còn chưa thực sự hiểu rõ Web Application là gì và thường nhầm lẫn Web App với Website. Vậy nên, trong bài viết này, hãy cùng Wiki.lanit tìm lời giải đáp chi tiết nhé!

SSL là một công nghệ, một giao thức bảo mật tiêu chuẩn cho phép thiết lập một kết nối được mã hóa an toàn giữa web server và trình duyệt web nhằm đảm bảo quyền riêng tư và độ tin cậy cho website. Vậy, cụ thể  SSL là gì và những lợi ích mà chứng chỉ này mang lại cho người dùng như thế nào? Hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu lời giải chi tiết ngay sau đây.

Cloud Computing hay Điện toán đám mây đã trở thành thuật ngữ quen thuộc và được áp dụng ngày càng rộng rãi bởi các doanh nghiệp. Thế nhưng, song hành với những lợi ích mà dịch vụ này mang lại là những thách thức lớn liên quan đến rủi ro bảo mật dữ liệu thông tin người dùng. Do đó, Cloud Security đã ra đời để đảm bảo an toàn bảo mật cho những dịch vụ này. Vậy, Cloud Security là gì? Cùng Wiki.lanit tìm hiểu nhé!

Cloud Security là gì?

Cloud Security hay Cloud Computing Security – Bảo mật điện toán đám mây là một dịch vụ được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Cloud Security được thiết kế nhằm để giải quyết những vấn đề, mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài với các dịch vụ, phần mềm và thông tin của doanh nghiệp.

Cloud Security là gì?
Cloud Security là gì?

Bảo mật điện toán đám mây bắt đầu bằng việc doanh nghiệp hiểu chính xác điều gì cần bảo mật và khía cạnh hệ thống cần quản lý và bảo mật. Nhìn chung, phát triển backend để hỗ trợ doanh nghiệp chống lại những lỗ hổng bảo mật phần lớn sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Vì sao Cloud Security lại quan trọng?

Trước sự dịch chuyển của dịch vụ điện toán đám mây, việc hiểu và đảm bảo về bảo mật an toàn dữ liệu đã trở thành vấn đề vô cùng quan trọng. Đa phần các nhà cung cấp dịch vụ đều tuân thủ các biện pháp bảo mật tốt nhất để đảm bảo tính toàn vẹn của máy chủ. Thế nhưng, giữa các tổ chức vẫn cần phải cân nhắc trong quá trình bảo vệ dữ liệu, ứng dụng và các dịch vụ chạy trên đám mây.

Đảm bảo an toàn dữ liệu giữ vai trò vô cùng quan trọng
Đảm bảo an toàn dữ liệu giữ vai trò vô cùng quan trọng

Dưới đây là 2 lý do khiến người dùng có thể hiểu vì sao bảo mật đám mây trở nên quan trọng:

  • Thuận tiện về an ninh mạng: Nhờ sự phát triển chóng mặt của điện toán đám mây cho phép các công nghệ mới được triển khai nhanh hơn và các tiêu chuẩn bảo mật của ngành cũng có thể theo kịp.
  • Tập trung hóa và cho phép lưu trữ dữ liệu của nhiều người hơn: Tất cả thành phần, từ cơ sở hạ tầng cốt lõi đến dữ liệu nhỏ được lưu trữ trên email và tài liệu đều dễ dàng truy cập từ xa thông qua kết nối mạng 24/7.

Cloud Security bảo mật những gì?

Bảo mật đám mây là việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường điện toán của doanh nghiệp. Cụ thể, Cloud Security được thiết kế hướng đến việc bảo mật:

Cloud Security bảo mật những yếu tố nào?
Cloud Security bảo mật những yếu tố nào?
  • Mạng vật lý – Physical Networks: Bộ định tuyến, hệ thống cáp, bảng điều khiển, nguồn điện,…
  • Lưu trữ dữ liệu – Data Storage: Bộ nhớ lưu trữ, ổ cứng,…
  • Máy chủ dữ liệu – Data Servers: Ổ cứng, bộ nhớ lưu trữ,…
  • Khung ảo hóa máy tính – Computer Virtualization Frameworks: Phần mềm máy ảo, máy chủ và máy khách tham gia sử dụng Cloud Computing.
  • Hệ điều hành – Operating System: Các phần mềm chứa dịch vụ.
  • Phần mềm trung gian – Middleware: Là phần mềm hỗ trợ quản lý giao diện lập trình ứng dụng – API.
  • Môi trường runtime – RTE: Đây là môi trường thực hiện và duy trì chương trình đang khởi chạy.
  • Dữ liệu lưu trữ: Đây là những thông tin được lưu trữ, chỉnh sửa và truy cập vào.
  • Ứng dụng – Applications: Là những phần mềm truyền thống như phần mềm tính thuế, email, bộ năng suất,…
  • Thiết bị người dùng cuối – End-user hardware: Là những thiết bị như điện thoại, máy tính, thiết bị thuộc IoT,…

Cloud Security mang lại lợi ích?

Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bảo mật đám mây là gì trước những thách thức từ môi trường và khó khăn và các doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt, dưới đây là một số lợi ích mà Cloud Security mang lại:

  • Bảo mật tập trung: Chính là việc quản lý và bảo mật hệ thống cũng như dữ liệu từ một điểm tập trung. Thực hiện bảo mật tập trung có thể giúp tăng cường phân tích lưu lượng và sàng lọc website cũng như hợp lý hóa việc giám sát các sự kiện.
  • Giảm thiểu chi phí: Điện toán đám mây giúp loại bỏ nhu cầu đầu tư phần cứng chuyên dụng. Điều này không chỉ làm giảm thiểu chi tiêu vốn mà còn hỗ trợ giảm thiểu chi phí quản lý.
  • Giảm quản trị: Khi lựa chọn nhà cung cấp đám mây hoặc nền tảng bảo mật đám mây uy tín, người dùng sẽ không phải tiêu tốn tài nguyên và thời gian thực hiện các thao tác thủ công, cập nhật bảo mật liên tục.
  • Độ tin cậy: Khi doanh nghiệp áp dụng những biện pháp đám mây phù hợp sẽ có thể truy cập dữ liệu và ứng dụng trong đám mây được an toàn dù đang ở đâu hay đang sử dụng thiết bị nào.

Những thách thức mà Cloud Security mang lại

Sau khi đã nhận rõ tầm quan trọng của Cloud Security là gì, người dùng cũng có thể nhận thấy vẫn có nhiều thách thức và rủi ro xoay quanh vấn đề này như:

Thiếu khả năng hiển thị

Các dịch vụ Cloud Computing khi được truy cập từ bên ngoài mạng và thông qua bên thứ 3 có thể dễ dàng bị mất quyền kiểm soát. Bên cạnh đó, điều này còn khiến cho việc theo dõi dữ liệu được truy cập bởi ai và như thế nào cũng trở nên khó khăn hơn.

Dịch vụ Cloud Computing dễ dàng bị mất quyền kiểm soát
Dịch vụ Cloud Computing dễ dàng bị mất quyền kiểm soát

Multitenancy

Multitenancy là một khái niệm trong môi trường đám mây công cộng, nghĩa là nhiều người dùng và doanh nghiệp sử dụng cùng một cơ sở hạ tầng máy chủ trong môi trường chung. Chính vì nhiều người cùng sử dụng chung một máy chủ đã làm gia tăng rủi ro về bảo mật, dẫn đến việc dữ liệu và các dịch vụ lưu trữ của mỗi người có thể bị tấn công bởi những kẻ xâm nhập độc hại.

Tuân thủ

Doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn dữ liệu và tuân thủ về quyền riêng tư của mỗi người dùng. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào bên thứ 3, doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro bảo mật kém.

Cấu hình sai

Theo thống kê từ các hồ sơ vi phạm trong năm 2019, có đến 86% lỗi vi phạm là vì cấu hình sai. Cấu hình sai có thể gồm lỗi bảo mật cơ bản như là không cài đặt quyền riêng tư phù hợp hay mật khẩu quản trị mặc định,…

Quản lý truy cập

Doanh nghiệp có thể giới hạn số lượng điểm truy cập trên hệ thống tại chỗ trong môi trường truyền thống. Thế nhưng việc quản lý này cũng có thể dẫn đến một thách thức lớn trong môi trường Cloud Computing. Thách thức ở đây chính là sự đe dọa đối với những tổ chức không thực hiện chính sách Bring Your Own Device – BYOD.

>>> Xem thêm: Cloud VPS Là Gì? Tìm Hiểu A – Z Về Máy Chủ Ảo Đám Mây

Một số giải pháp bảo mật đám mây Cloud Security

Hiện nay, thị trường đã xuất hiện và tồn tại rất nhiều giải pháp Cloud Security khác nhau, trong số đó, những giải pháp phổ biến và được áp dụng nhiều nhất:

#1. Sao lưu dữ liệu: Để đảm bảo an toàn dữ liệu, quá trình sao lưu định kỳ là quan trọng. Sử dụng các công cụ như ổ cứng ngoại hoặc dịch vụ sao lưu đám mây để tạo bản sao lưu dữ liệu, giúp bạn có sẵn bản gốc trong trường hợp máy tính bị mất, hỏng hoặc bị tấn công bởi ransomware.

#2. Thực hiện an toàn mật khẩu: Tạo mật khẩu mạnh và duy nhất là yếu tố quan trọng cho bảo mật đám mây. Sử dụng mật khẩu đa dạng để ngăn chặn cuộc tấn công mạng như cấu trúc mật khẩu và đột nhập thông tin.

#3. Sử dụng VPN để mã hóa dữ liệu: Sử dụng dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) để mã hóa dữ liệu khi truy cập đám mây từ mạng công cộng. Điều này giúp che giấu địa chỉ IP và tăng tính bảo mật khi sử dụng kết nối Wi-Fi công cộng.

#4. Theo dõi mạng đều đặn: Cả cá nhân và doanh nghiệp cần giám sát mạng và máy chủ của họ để phát hiện hoạt động đáng ngờ. Điều này giúp phát hiện và xử lý nhanh chóng các sự cố bảo mật.

#5. Kích hoạt xác thực hai yếu tố: Xác thực hai yếu tố (2FA) cung cấp lớp bảo mật bổ sung bằng cách yêu cầu một yếu tố bổ sung như mã xác thực hoặc dấu vân tay sau khi đăng nhập bằng mật khẩu.

#6. Sử dụng phần mềm diệt virus: Cài đặt phần mềm diệt virus và malware giúp phát hiện sớm các mối đe dọa đám mây, đảm bảo an toàn cho dữ liệu và hệ thống.

#7. Kiểm soát truy cập dữ liệu: Thiết lập chính sách bảo mật dữ liệu để giới hạn truy cập đám mây và định rõ ai có quyền truy cập dữ liệu ở đâu. Điều này giúp ngăn chặn truy cập trái phép và giảm nguy cơ từ bên trong.

Kiểm soát truy cập dữ liệu
Kiểm soát truy cập dữ liệu

#8. Thực hiện đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro giúp xác định các điểm yếu trong hệ thống và cách ngăn chặn các mối đe dọa. Đối với đám mây, đánh giá rủi ro cần cập nhật để xem xét cách nhân viên sử dụng hệ thống hàng ngày.

#9. Sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (APIs): Sử dụng APIs để kiểm soát hoạt động đám mây và theo dõi cách dịch vụ đám mây quản lý dữ liệu của bạn. Điều này giúp bạn hiểu rõ cách dữ liệu của bạn được quản lý và bảo mật.

#10. Thay đổi quyền bảo mật mặc định: Tùy chỉnh quyền bảo mật như khả năng chia sẻ và kiểm soát truy cập theo yêu cầu của bạn để đảm bảo rằng dữ liệu đám mây chỉ được truy cập bởi người có quyền.

#11. Tuân thủ các quy định: Đảm bảo rằng dịch vụ đám mây tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn ngành ngay từ khi bạn chọn nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

#12. Tự động hóa theo dõi bảo mật đám mây: Sử dụng các giải pháp tự động hóa để kiểm tra và giải quyết các rủi ro bảo mật đám mây một cách tự động, giúp bạn tập trung vào hoạt động kinh doanh quan trọng hơn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng quan về Cloud Security là gì cũng những giải pháp Cloud Security hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu và áp dụng thành công các giải pháp bảo mật đám mây để đảm bảo an toàn thông tin và dữ liệu cho doanh nghiệp của mình.

TCP/IP là phương thức truyền dẫn thông tin và dữ liệu đang được sử dụng phổ biến trên Internet hiện nay. Thế nhưng, không phải người dùng Internet nào cũng nhận biết và hiểu rõ về cách thức hoạt động của giao thức trên Internet. Vậy, cụ thể TCP/IP là gì và chức năng của nó như thế nào? Hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

TCP/IP là gì?  

TCP/IP hay Transmission Control Protocol/Internet Protocol là giao thức điều khiển truyền nhận hay còn gọi là giao thức liên mạng. Hiểu đơn giản thì TCP/IP là một bộ các giao thức truyền thông sử dụng với mục đích kết nối các thiết bị mạng với nhau trên Internet. 

TCP/IP là gì?  
TCP/IP là gì?

Bên cạnh đó, giao thức liên mạng TCP/IP này còn có công dụng như một giao thức truyền thông trong mạng máy tính riêng – mạng nội bộ. Trong đó, bộ giao thức Internet là một tập hợp của những quy tắc và thủ tục được gọi tắt TCP/IP. 

Quá trình hình thành và phát triển TCP/IP

Vào năm 1970, TCP/IP bắt đầu hình thành thông qua bộ giao thức liên mạng trong dự án DARPA. Thời gian ngắn sau đó, 2 kỹ sư nổi bật nhất trong số các kỹ sư tham gia dự án là Robert E.Kahn và Vinton Cerf đã nghiên cứu và phát triển thành công giao thức TCP/IP giúp việc truyền nhận Internet trở nên ổn định hơn. 

Đến năm 1978, chuẩn giao thức TCP/IP Ver.4 đã ổn định và chính thức được sử dụng trong Internet cho đến ngày nay. 

TCP/IP hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của TCP/IP là gì?
Cách thức hoạt động của TCP/IP là gì?

Sau khi tìm hiểu về TCP/IP là gì, dựa theo tên gọi của chuẩn giao thức có thể thấy TCP/IP là sự kết hợp giữa 2 giao thức TCP và IP. Trong đó:

  • TCP – Giao thức truyền vận: Đây là giao thức giữ vai trò kiểm tra và đảm bảo an toàn cho từng gói tin sau khi đi qua mỗi trạm. Trong quá trình di chuyển này, nếu TCP thấy gói tin bị lỗi sẽ truyền đi một tín hiệu yêu cầu hệ thống gửi lại một gói tin mới. 
  • IP – Giao thức liên mạng: Giao thức này cho phép các gói tin được gửi đến đúng địa chỉ đã chỉ định sẵn từ đầu. Việc chỉ định này được thực hiện bằng cách thêm thông tin đường dẫn vào các gói tin từ chúng có thể di chuyển đến chính xác đích đã chỉ định. 

Các tầng chức năng trong mô hình TCP/IP

Mô hình TCP/IP hiện nay có 4 lớp chồng lần lượt lên nhau theo thứ tự. Cụ thể:

Các tầng chức năng trong TCP/IP
Các tầng chức năng trong TCP/IP

Tầng 1: Tầng vật lý 

Tầng vật lý của TCP/IP là tầng có sự kết hợp giữa vật lý và dữ liệu mô hình OSI – Open Systems Interconnection. Tầng vật lý có nhiệm vụ truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau trong cùng mạng Internet. 

Khác với các tầng trên, ở tầng này, trước khi dữ liệu được định tuyến và gửi đến đích chỉ định, chúng sẽ được đóng gói vào frame (khung). 

Tầng 2: Tầng mạng 

Tầng mạng Internet của TCP/IP là tầng có giao thức tương tự mô hình OSI với chức năng chính là truyền tải dữ liệu một cách logic. 

Dữ liệu trước khi đóng gói sẽ được chia thành các phân đoạn. Trong đó, mỗi gói sẽ có kích thước phù hợp để đảm bảo việc vận chuyển diễn ra dễ dàng. Đồng thời, mỗi gói thông tin trước khi truyền tải còn có phần Header được thêm vào.

Được biết, Header này chứa thông tin trong tầng mạng đóng vai trò xác định và chuyển tiếp đến tầng tiếp theo. 

Tầng 3: Tầng giao vận

Tầng giao vận đảm nhiệm chức năng xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình giao tiếp ở các máy chủ (cùng mạng hoặc khác mạng). Nếu trong trường hợp khác mạng, những máy chủ này sẽ kết nối với nhau thông qua bộ định tuyến.

Dữ liệu ở tầng thứ 3 sẽ được phân đoạn với các kích thước khác nhau và nhỏ hơn 64KB. Trong đó, một đoạn gồm Header chứa thông tin và sau Header là những đoạn dữ liệu. 

Ở tầng giao vận còn bao gồm 2 giao thức:

  • TCP: Giao thức giữ nhiệm vụ đảm bảo chất lượng thông tin trong quá trình truyền nhận. Bên cạnh đó, giao thức này còn giúp hạn chế tắc nghẽn đối với lưu lượng dữ liệu. 
  • UDP: Mặc dù có thời gian tải dữ liệu nhanh hơn, thế nhưng giao thức UDP lại không thể đảm bảo chất lượng như TCP. 

Tầng 4: Tầng ứng dụng 

Tầng ứng dụng cũng chính là tầng trên cùng. Tầng này thực hiện chức năng giao tiếp dữ liệu giữa 2 máy chủ khác nhau thông qua trình duyệt web, email hay các giao thức như FTP, SSH, SMTP,…

Ở tầng ứng dụng, các giao thức dữ liệu được truyền tải với thông qua hình thức Byte by Byte. Trong đó, thông tin sẽ được định tuyến nhằm giúp gói tin truyền đi đúng hướng và truyền tải thông tin thành công. 

Các giao thức TCP/IP phổ biến 

Dưới đây là 3 loại giao thức TCP/IP được sử dụng phổ biến ngày nay mà bạn có thể tham khảo:

HTTP

HTTP hay HyperText Transfer Protocol là giao thức phổ biến có nhiệm vụ truyền thông tin dữ liệu giữa các website với nhau (thường là web client và web server). Dữ liệu mà HTTP truyền đi thường là file ảnh hay file HTML,…

Đồng thời, quá trình truyền tải dữ liệu của giao thức sẽ không được bảo mật. 

Giao thức HTTP truyền tải dữ liệu giữa các web với nhau
Giao thức HTTP truyền tải dữ liệu giữa các web với nhau

HTTPS 

Tương tự HTTP, HTTPS hay Hypertext Transfer Protocol Secure là giao thức rất phổ biến trên thị trường, đảm nhiệm chức năng truyền tải dữ liệu giữa 1 web client và 1 web server. Tuy nhiên, khác với HTTP, dữ liệu truyền đi ở HTTPS sẽ được bảo mật. 

Hiện nay, giao thức HTTPS đang sử dụng mô hình TCP/IP phối hợp cùng giao thức SSL và TLS. Do đó mà HTTPS còn được dùng để truyền dữ liệu giữa thẻ tín dụng với thông tin dữ liệu cá nhân. 

FTP

So với 2 giao thức trên thì FTP có phần ít phổ biến hơn. FTP là giao thức hoạt động trên cổng 20 và 21, có khả năng kết nối 2 hoặc nhiều máy tính trên Internet.

FTP có thể kết nối 2 hoặc nhiều máy tính trên Internet
FTP có thể kết nối 2 hoặc nhiều máy tính trên Internet

Ngoài ra, FTP còn là giao thức có thể hỗ trợ máy con truy cập Internet nhằm gửi và lấy dữ liệu ở máy chủ. Đồng thời, FTP dù ở khoảng cách xa vẫn có thể giúp người dùng truy cập vào máy chủ để nhận dữ liệu một cách dễ dàng. 

Ứng dụng của giao thức TCP/IP

Như đã đề cập, TCP/IP có khả năng kết nối thông tin trong Internet và người dùng có thể sử dụng giao thức để cung cấp thông tin ở bất kỳ khoảng cách nào. 

Ngoài chức năng truy cập từ xa, TCP/IP còn có thể truyền file, gửi mail và phân phối web trên Internet. 

Bên cạnh đó, TCP/IP còn có thể thay đổi trạng thái thông tin nhằm truyền tin tức trong môi trường Internet. TCP/IP sẽ thay đổi cách biểu thị thông tin qua giao thức cơ bản hoặc giao thức ở mỗi lớp khi thông tin đi qua. Nhờ vậy mà thông tin được truyền một cách hiệu quả và đến đúng nơi. 

Ưu và nhược điểm của mô hình TCP/IP

Tương tự với các mô hình giao thức khác hiện nay, mô hình TCP/IP cũng sở hữu những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Cụ thể:

Ưu điểm

Là một giao thức có tính thực tế và ứng dụng cao, TCP/IP sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Tạo kết nối giữa các máy tính. 
  • Ít bị ảnh hưởng khi xảy ra lỗi win vì TCP/IP hoạt động độc lập với hệ điều hành.
  • Hỗ trợ tương tác nhiều giao thức trực tuyến khác nhau. 
  • Khả năng mở rộng cao nhờ kết nối máy client và máy server. 
  • Hoạt động độc lập. 
  • Hỗ trợ các giao thức khác nhau. 
  • Dung lượng nhẹ nên không gây ảnh hưởng đến Internet hoặc gây áp lực lên máy tính. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, TCP/IP vẫn có một số hạn chế còn tồn tại: 

  • Khó quản lý, khó cài đặt và phức tạp.
  • Tầng giao vận không đảm bảo được việc phân phối các gói thông tin và dữ liệu.
  • Khó thay thế do TCP/IP chứa các giao thức cố định. 
  • TCP/IP không tách biệt giữa khái niệm với giao diện. Đối với các website mới trong mạng mới, giao thức này chưa thực sự hiệu quả.
  • TCP/IP dễ bị tấn công DoS/DDoS. 

Câu hỏi thường gặp về TCP/IP

Trong quá trình tìm hiểu TCP/IP là gì, nhiều người dùng thường gặp phải một số thắc mắc chung sau đây:

Chọn mô hình TCP/IP hay OSI?

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn mô hình TCP/IP hay OSI:

  • Chọn TCP/IP khi cần mô hình tham khảo có tính bảo mật vừa phải. 
  • Chọn OSI khi cần mô hình quy tắc, hoạt động độc lập và tính bảo mật cao. 

So sánh TCP/IP và Ethernet?

TCP/IP và Ethernet đều gọi chung là giao thức. Tuy nhiên, giữa 2 giao thức này lại khác nhau về chức năng sử dụng. Cụ thể:

TCP/IP có nhiệm vụ theo dõi và kiểm soát trình tự truyền gói tin, cung cấp địa chỉ cũng như mô tả quy tắc chia nhỏ thông tin, kiểm tra và phát hiện lỗi trong quá trình truyền. 

Trong khi đó, Ethernet là giao thức cho Network Layer trong TCP/IP stack, thực hiện chức năng mô tả cách kết nối mạng của thiết bị để định dạng dữ liệu nhằm truyền đến các thiết bị mạng khác trên cùng segment mạng và đưa dữ liệu đó trên kết nối mạng. 

Dữ liệu truyền vào các lớp TCP/IP giống nhau không?

Không. TCP/IP có cách truyền dữ liệu khác nhau ở các lớp. Cụ thể:

  • Dữ liệu được truyền ở lớp kết nối gọi là Frame. 
  • Dữ liệu được gửi xuống tầng dưới ở lớp Internet gọi là IP Datagram. 
  • Dữ liệu truyền ở lớp truyền tải gọi là TCP Segment.
    Dữ liệu các luồng ở lớp ứng dụng gọi là Stream. 

Giao thức nào được sử dụng ở mỗi lớp?

Ở mỗi lớp sẽ có những giao thức khác nhau được sử dụng. Chẳng hạn:

  • Lớp kết nối: Sử dụng giao thức Ethernet, Token Ring, Wifi,…
  • Lớp Internet: Dữ liệu sẽ được gán địa chỉ IP trước khi truyền nhận đến các đích. Khi dữ liệu truyền nhận hỏng, giao thức ICMP sẽ báo lỗi. 
  • Lớp truyền tải: Giao thức TCP đảm bảo dữ truyền tải ổn định và được bảo mật. Trong khi đó, UDP giúp gia tăng tốc độ truyền tải.
  • Lớp ứng dụng: FTP truyền file còn SMTP thực hiện phân phối email và HTTP truyền nội dung giữa 2 thiết bị,… 

Kết luận

Trên đây là tổng quan về TCP/IP là gì và những chức năng, ứng dụng mà mô hình giao thức này mang lại cho người dùng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả mô hình TCP/IP trong quá trình truyền thông tin dữ liệu trên Internet. 

Với tính năng hoạt động và mức độ bảo mật cao, Mail Server thường được nhiều doanh nghiệp sử dụng như một công cụ quản lý và lưu trữ thư điện tử của riêng mình. Vì vậy, Mail Server là gì, hệ thống này có cách thức hoạt động như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Mail Server là gì?

Mail Server (hay Email Server – Máy chủ thư điện tử) là một hệ thống máy chủ được cấu hình riêng dựa trên tên miền của các doanh nghiệp/tổ chức với vai trò gửi và nhận thư điện tử. Tương tự với các Server thông thường khác, Mail Server cũng sở hữu các thông số cần thiết như CPU, RAM, Storage .Ngoài ra, hệ thống này còn có các thông số riêng liên quan đến email như: Email Forwarder, Mail List, Save the account Email…

Về bản chất, Mail Server cũng có cấu hình giống với Máy chủ chuyên dụng hay Cloud Server. Tuy nhiên, Mail Server sẽ khác ở chỗ người dùng có thể thuê máy chủ ảo hoặc máy chủ vật lý để phục vụ cho mục đích riêng biệt. Bây giờ, bạn có thể tìm đến các nhà cung cấp Mail Server Free để thử trải nghiệm dịch vụ trước khi quyết định thuê nó.

Mail Server là gì
Mail Server là gì?

Bên cạnh tính năng nhận và gửi thư điện tử, Mail Server còn được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong khâu quản lý truyền thông nội bộ, giao dịch thương mại hay giao tiếp thư tín… Thông qua Mail Server, doanh nghiệp có thể tối ưu hiệu suất làm việc mà vẫn đảm bảo về mức độ bảo mật và sự an toàn. Đặc biệt, khi có sự cố xảy ra, Mail Server còn cho phép người dùng khôi phục dữ liệu chỉ trong một thời gian ngắn.

Nói một cách dễ hiểu thì bạn có thể cấu hình Máy chủ Thư như một bưu điện, nếu bạn muốn gửi thư đến tay người nhận thì bạn phải gửi qua bưu điện đó.

Mail Server hoạt động như thế nào?

Mail Server hoạt động dựa trên hai giao thức cơ bản là:

Mail Server hoạt động như thế nào?
Mail Server hoạt động như thế nào?

Outgoing Mail Server

Máy chủ thư đi (hay Máy chủ thư gửi đi) sử dụng giao thức Simple Mail Transfer Protocol (viết tắt là SMTP). Giao thức này có khả năng chuyển thư đối với các liên lạc tới Máy chủ từ xa. Không chỉ vậy, người dùng còn được phép gửi cùng lúc nhiều thư đến các Máy chủ khác nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Incoming Mail Server

Giao thức Incoming Mail Server được biết đến với hai hình thức chính là POP3 (Post Office Protocol version 3) và IMAP (Internet Message Access Protocol). Các cụ thể là:

  • Post Office Protocol version 3 (POP3): Có nhiệm vụ chuyển email đến máy tính có Mail Client và lưu lại tại đó. Chúng thường là bộ máy tính nội bộ của người dùng thông qua các ứng dụng Email phổ biến như Outlook, Mac Mail hay Windows Mail.
  • Giao thức truy cập thư trên Internet (MAP): Hình thức này phức tạp hơn so với POP ở điểm chúng có thể cho nhiều Máy khách cùng kết nối với Hộp thư trong một thời điểm. Khi đó, tại Hộp thư, email sẽ được sao chép và gửi đến Máy khách, còn bản gốc vẫn được giữ lại tại Máy chủ Thư.

Xem thêm >>> Web Server là gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Máy Chủ Web

Các tính năng của Mail Server là gì?

Dưới đây là một số tính năng nổi bật của Máy chủ Thư:

  • Trao – nhận thư điện tử thông qua Internet với tên miền riêng của mỗi doanh nghiệp/tổ chức.
  • Tránh tình trạng nhận thư rác, thư chứa mã độc hoặc vi-rút…
  • Bộ bảo mật thông tin nội bộ một cách tối đa.
  • Cho phép người dùng tùy chỉnh dung lượng tối đa một cách dễ dàng.
  • Dễ dàng quản lý tất cả các thư của người dùng trên hệ thống.
  • Chức năng sao lưu dữ liệu tự động giúp doanh nghiệp giữ được những thông tin quan trọng và thực hiện khôi phục khi cần thiết.

Phân loại Mail Server

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại Mail Server được sử dụng phổ biến là Mail Server độc lập và Mail Server Microsoft – Google.

Phân loại Mail Server
Phân loại Mail Server

Mail Server Microsoft & Google là gì?

Microsoft và Google là hai ông lớn dẫn đầu thị trường Mail Server hiện nay. Các dịch vụ được cung cấp bởi Microsoft và Google luôn được người dùng tin tưởng bởi các quy định lớn cùng hệ thống bảo mật an toàn, cao cấp và chặt chẽ.

Tuy nhiên, Mail Server tại Microsoft và Google lại có giá thành khá cao. Điều này cũng dễ hiểu khi chất lượng dịch vụ mà hai ông lớn này mang lại luôn được người dùng đánh giá cao. Thông qua Mail Server Microsoft, Google, người dùng có thể dễ dàng quản lý dữ liệu và sử dụng các tiện ích tích hợp khác nhau để tối ưu hóa quy trình làm việc của mình.

Mail Server độc lập là gì?

Mail Server độc lập là tên gọi cho hệ thống Mail Server được cấu hình riêng cho các doanh nghiệp, tổ chức và nhà cung cấp dịch vụ Internet phải làm việc với lượng thư đến. Lúc này, họ cần có một dịch vụ linh hoạt và chắc chắn hơn so với những dịch vụ thư thông thường.

Mail Server độc lập giúp người dùng tăng hiệu suất và kiểm soát hoạt động của mình thông qua hàng loạt tính năng hữu ích như:

  • Quản lý từ xa.
  • Đồng bộ Outlook.
  • Webmail và quản trị web nâng cao.
  • Kết nối cơ sở dữ liệu dễ dàng

>>> Xem thêm: Client Server là gì? Tìm Hiểu Mô Hình Client – Server

Lý do bạn nên lựa chọn máy chủ thư?

Hiện nay, trạng thái thư rác hoặc trong email có chứa vi-rút, mã độc đã phát triển đáng báo động và trở thành một “mối đe dọa tấn công lớn” đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Lúc này, độ bảo mật và tính an toàn luôn là ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Và đó cũng chính là lý do khiến Mail Server được sử dụng phổ biến và rộng rãi như hiện tại.

Email Server sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật
Email Server sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật

Dưới đây là một số điểm ưu việt – và cũng là lý do bạn nên chọn Mail Server:

  • Hiện là chuyên nghiệp và đồng bộ hóa hình ảnh thương hiệu với email tên miền riêng.
  • Tốc độ cao, độ bảo mật tốt và tích hợp với nhiều tiện ích hữu ích.
  • Cho phép người dùng kiểm tra thư mọi lúc, mọi nơi, từ trong văn phòng, làm việc tại nhà cho đến các chuyến công tác xa, mọi người dùng đều có thể kiểm tra email một cách dễ dàng.
  • Độ linh hoạt và khả năng tùy biến thông số, chức năng cho từng người dùng cao.
  • Ngăn chặn thư rác, vi rút, phần mềm độc hại có hiệu quả.
  • Cung cấp không gian lưu trữ riêng biệt, bảo vệ thông tin dữ liệu khỏi các đối tượng bên ngoài.
  • Khả năng bảo mật cao nhờ vào giao thức SSL.
  • Cannot for to blacklistvô trách nhiệm nhờ vào IP riêng.
  • Hỗ trợ cài đặt Email Offline với tính năng Forwarder Email.

Các thuật ngữ sử dụng phổ biến trong Mail Server

Một số thuật ngữ đi kèm với Mail Server sẽ bao gồm:

Thuật ngữ Giải nghĩa
Máy chủ thư TLS Transport Layer Security (TLS) được hiểu là bảo mật tầng truyền tải. TLS hoạt động trực tiếp với tầng bảo mật SSL. Mục đích chính của TLS là cung cấp cách thức chuyển đổi mã hóa vận chuyển khi đăng nhập và đã được SASL chứng thực.
Máy chủ thư SASL Lớp xác thực và bảo mật đơn giản (SASL) là lớp bảo mật và xác thực cơ bản, thường được sử dụng để xác thực người dùng và cung cấp cách vận chuyển mã hóa xác thực.
WebMail WebMail được hiểu là thư trên web. Một số Webmail quen thuộc mà bạn đã từng nghe qua có thể kể đến như: Hotmail, Yahoo hay Gmail. Webmail cho phép người dùng truy cập vào email bất cứ lúc nào họ muốn.
Hàng đợi SMTP-IN SMTP có nhiệm vụ sao lưu thư điện tử được gửi bởi Mail Server của công ty tại SMTP-IN Queue, sau đó phân tán thư đến Local Queue hoặc Remote Queue. Nói cách khác, SMTP là kho lưu trữ thư trước khi gửi thư đi.
Hàng đợi cục bộ Sau khi gửi thư, hệ thống sẽ tiến hành phân loại và xếp hạng thư theo thứ tự một cách tự động. Sau đó, thư sẽ được chuyển vào hộp thư người nhận. Như vậy, Local Queue chắc chắn nhận nhiệm vụ sắp xếp thư gửi đi theo thứ tự. Không chỉ thế, Hàng đợi từ xa và Hàng đợi cục bộ mà còn đảm bảo an toàn với chế độ quét vi-rút và kiểm tra thư rác trước khi gửi thư đến địa chỉ người dùng. Đây là phương pháp hữu hiệu giúp Mail Server của tổ chức, doanh nghiệp không bị cho vào danh sách IP spam trong Blacklist.
Hộp thư cục bộ Hộp thư Cục bộ được hiểu là hộp thư của Tài khoản đã được sử dụng để đăng ký Máy chủ Thư cho tổ chức/doanh nghiệp.
Xác thực email Xác thực Email là tính năng xác nhận danh tính người dùng khi truy cập vào hộp thư Mail. Thông qua đó, tính năng này giúp các tổ chức, doanh nghiệp bảo mật tối đa thông tin, dữ liệu thư điện tử của mình. Ngoài ra, đây còn là một dạng Email dự phòng để người dùng có thể lấy lại mật khẩu khi vô tình quên.
Bản ghi trao đổi thư Mail Exchanger Record có nhiệm vụ chỉ đường cho Mail đến đúng Mail Server của người dùng. Tính năng này thường đi chung với một bản ghi để trỏ về IP chính xác của Máy chủ Thư. Ngoài ra, Mail Exchanger Record được hiểu là một số pref chỉ tăng mức độ ưu tiên của Mail Server, pref có giá trị ngày càng nhỏ thì mức độ ưu tiên sẽ càng cao.

FAQs ( Câu Hỏi Thường Gặp)

Dịch vụ WebMail là gì?

Dịch vụ WebMail là một ứng dụng trực tuyến cho phép người dùng truy cập và quản lý email của họ thông qua trình duyệt web. Thay vì cài đặt một ứng dụng email trên máy tính cá nhân, người dùng có thể đăng nhập vào tài khoản email của họ từ bất kỳ máy tính hoặc thiết bị có kết nối internet nào và kiểm tra thư, gửi thư, và quản lý hộp thư của mình trực tiếp trên trình duyệt web. Một số ví dụ phổ biến về dịch vụ WebMail bao gồm Gmail, Hotmail, và Yahoo Mail.

Email Hosting khác gì so với Email Server?

Email Hosting là một dịch vụ thư điện tử trên nền tảng chia sẻ và dễ dàng triển khai, trong khi Email Server là một giải pháp tùy chỉnh và được quản lý riêng biệt cho các tổ chức có nhu cầu đặc biệt về bảo mật và kiểm soát.

Lời kết

Bên trên là những thông tin cơ bản về Mail Server mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, đừng quên để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với Lanit nếu muốn được hỗ trợ đăng ký sử dụng Mail Server, bạn nhé!

Tương tự DDoS, DoS cũng là thuật ngữ quen thuộc đối với những người dùng hoạt động trong ngành công nghệ thông tin. Thuật ngữ này liên quan đến các cuộc tấn công mạng và đánh cắp dữ liệu gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống mạng và doanh nghiệp. Vậy, cụ thể DoS là gì? Cùng Wiki.lanit tìm hiểu ngay nhé!

DoS là gì?

DoS (Denial of Service) là một loại tấn công từ chối dịch vụ nhằm làm sập mạng hay hệ thống máy chủ. Cuộc tấn công DoS này được thực hiện bằng cách tin tặc gửi các thông tin hoặc gửi lượng lớn traffic để quá tải hệ thống mạng.

Kết quả là người dùng hợp pháp như admin, nhân viên hay khách hàng không thể truy cập được tài nguyên và dịch vụ của hệ thống.

DoS là gì?
DoS là gì?

Dấu hiệu nhận biết Dos/DDoS

Mặc dù đặc trưng của cuộc tấn công DoS và DDoS là làm website quá tải và bị sập đổ, thế nhưng không phải mọi sự sập đổ nào của dịch vụ cũng đều là tấn công từ chối dịch vụ.

Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn có thể có thể nhận biết được đâu là cuộc tấn công DoS hoặc DDoS:

  • Mạng hoạt động chậm hơn bình thường. Ví dụ: Mở file hay truy cập website.
  • Không thể truy cập vào website cụ thể, mặc dù các website khác vẫn đang hoạt động.
  • Không thể truy cập vào website bất kỳ nào.
  • Số lượng thư spam trong hộp thư đột ngột gia tăng.

Cách thức hoạt động của DoS là gì?

Nguyên lý hoạt động của tấn công DoS là làm quá tải hệ thống mục tiêu, khiến nó không thể xử lý được các yêu cầu từ người dùng hợp pháp. Mục đích của cuộc tấn công này nhằm đẩy các tài nguyên vật lý hoặc mạng máy chủ hay hệ thống vào giới hạn hoặc vượt quá khả năng chịu đựng và gây sự cố trong việc cung cấp dịch vụ cho người dùng.

Cách thức hoạt động của DoS là gì?
Cách thức hoạt động của DoS là gì?

Cách thức hoạt động của một cuộc tấn công DoS được diễn ra với 3 bước sau:

  • Gửi yêu cầu giả mạo: Kẻ tấn công gửi một lượng lớn yêu cầu giả mạo đến máy chủ hoặc hệ thống mục tiêu. Yêu cầu này có thể là các gói tin mạng hoặc lời chào được tạo ra tự động bởi các chương trình độc hại.
  • Làm quá tải hệ thống: Với số lượng yêu cầu lớn, máy chủ hoặc hệ thống mục tiêu không thể xử lý tất cả cùng một lúc. Do đó, nó sẽ tiếp tục chờ đợi xử lý các yêu cầu và không thể phục vụ được yêu cầu mới từ người dùng hợp pháp.
  • Từ chối dịch vụ: Kết quả của việc quá tải, máy chủ hoặc hệ thống không thể đáp ứng các yêu cầu của người dùng hợp pháp. Vì vậy mà người dùng sẽ không thể truy cập được vào dịch vụ hoặc website.

Tác hại của DoS

DoS là một cuộc tấn công mạng nguy hiểm, có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Những hậu quả điển hình mà cuộc tấn công DoS mà bạn có thể thấy như:

 DoS gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống và doanh nghiệp
DoS gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống và doanh nghiệp
  • Hệ thống và máy chủ bị sập đổ và người dùng không thể truy cập.
  • Gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp sở hữu hệ thống và máy chủ không chỉ về chi phí khắc phục mà còn ảnh hưởng đến doanh thu.
  • Gây gián đoạn và giảm hiệu suất công việc do mất kết nối mạng.
  • Đánh mất uy tín và vị thế thương hiệu trong mắt khách hàng.
  • Tổn thất về tiền bạc và dữ liệu,

Các kiểu tấn công từ chối dịch vụ hiện nay

Sau khi tìm hiểu về DoS là gì và những tác hại mà cuộc tấn công này mang lại, bạn có thể phân biệt được những kiểu tấn công DoS phổ biến để đưa ra cách khắc phục phù hợp nếu chẳng may gặp phải. Cụ thể:

#1. SYN Flood

SYN Flood hay còn gọi là “bắt tay ba chiều – three-way handshake” là một cuộc tấn công khai thác điểm yếu trong chuỗi kết nối TCP. Cụ thể, khi máy chủ nhận được một thông điệp đồng bộ (SYN) để bắt đầu “bắt tay -handshake”, nó sẽ gửi cờ báo nhận (ACK) tới máy lưu trữ ban đầu và sau đó đóng kết nối.

Tuy nhiên, trong cuộc tấn công SYN Flood, kẻ tấn công gửi đi các tin nhắn giả mạo và không đóng kết nối sẽ làm sập dịch vụ.

#2. UDP Flood

UDP – User Datagram Protocol Là một giao thức mạng không phiên (non-session). Một cuộc tấn công UDP Flood thường nhằm vào các cổng ngẫu nhiên trên máy tính hoặc mạng bằng cách gửi các gói tin UDP.

Trong đó, máy chủ kiểm tra ứng dụng tại các cổng đó nhưng không tìm thấy bất kỳ ứng dụng nào đang lắng nghe, gây ra sự quá tải và làm gián đoạn dịch vụ.

#3. HTTP Flood

HTTP Flood là cuộc tấn công mạng gần giống với các yêu cầu GET hoặc POST hợp pháp. Tuy nhiên, cuộc tấn công này lại được thực hiện bởi các hacker và thường sử dụng ít băng thông để làm quá tải máy chủ và tiêu hao tối đa tài nguyên.

Kiểu tấn công UDP Flood
Kiểu tấn công UDP Flood

#4. Ping of Death

Ping of Death là loại tấn công mạng sử dụng giao thức IP để gửi các đoạn mã độc đến hệ thống. Trong số các hình thức tấn công DoS thì Ping of Death chính là loại tấn công DDoS phổ biến từ 2 thập kỷ trước và không còn được sử dụng hiệu quả ở thời điểm hiện tại.

#5. Smurf Attack

Smurf Attack là một loại tấn công mạng khai thác giao thức Internet (IP) và ICMP (Internet Control Message Protocol) bằng cách sử dụng chương trình độc hại gọi là smurf. Tấn công này giả mạo địa chỉ IP và sử dụng ICMP để ping các địa chỉ IP trên một mạng xác định.

Kiểu tấn công Smurf
Kiểu tấn công Smurf

Xem thêm : Hacker là gì? Cách ngăn chặn hacker xâm nhập hệ thống

#6. Fraggle Attack

Fraggle Attack là một loại tấn công mạng sử dụng phần lớn lưu lượng UDP (User Datagram Protocol) vào mạng phát sóng của router. Fraggle Attack tương tự như cuộc tấn công Smurf, nhưng sử dụng UDP thay vì ICMP.

#7. Slowloris

Slowloris là một phương thức tấn công mạng cho phép kẻ tấn công sử dụng ít tài nguyên nhưng tác động mạnh tới các máy chủ web. Phương pháp này giữ liên kết với mục tiêu mở càng lâu càng tốt bằng cách gửi các yêu cầu HTTP liên tục.

#8. Application Level Attack

Application Level Attacks là loại tấn công mạng tận dụng các lỗ hổng trong ứng dụng. Mục tiêu của loại tấn công này không phải là máy chủ toàn bộ, mà là các ứng dụng cụ thể có điểm yếu được xác định trước.

#9. NTP Amplification

Cuộc tấn công NTP Amplification là hình thức tấn công mạng sử dụng các máy chủ NTP (Network Time Protocol) – một giao thức đồng bộ thời gian mạng để làm tràn lưu lượng UDP.

Kiểu tấn công NTP Amplification
Kiểu tấn công NTP Amplification

Có thể nói, NTP Amplification là một loại tấn công reflection bị khuếch đại. Trong tấn công reflection, phản hồi từ máy chủ sẽ không còn phù hợp với yêu cầu ban đầu khi bị khuếch đại.

#10. APDoS

APDoS là kiểu tấn công có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng được thực hiện bởi các hacker. Kiểu tấn công này có cách thực hoạt động tổng hợp từ các kiểu tấn công đã đề cập trước đó là HTTP Flood hay SYN Flood,… và thực hiện tấn công theo kiểu gửi hàng triệu yêu cầu/s.

#11. Zero-day DDoS Attacks

Zero-day DDoS Attacks là một phương pháp tấn công DDoS kiểu mới với được tổ chức để khai thác những lỗ hổng chưa kịp vá.

#12. HTTP GET

Cuối cùng là HTTP GET, đây là kiểu tấn công lớp ứng dụng (Application Layer attack) có quy mô tổ chức nhỏ và hướng đến nhiều đối tượng mục tiêu hơn.

Cuộc tấn công HTTP GET không nhắm đến toàn bộ máy chủ, thay vào đó là hướng mục tiêu đến những ứng dụng và các điểm yếu của hệ thống.

Biện pháp chặn cuộc tấn công DoS

Một lưu ý mà bạn cần ghi nhớ khi gặp phải các cuộc tấn công DoS phát hiện càng sớm càng dễ ngăn chặn và giảm bớt thiệt hại xảy ra. Nếu chưa biết biện pháp ngăn chặn tấn công DoS là gì, bạn có thể tham khảo ngay sau đây:

Một số biện pháp giúp chặn tấn công DoS hiệu quả
Một số biện pháp giúp chặn tấn công DoS hiệu quả
  • Sử dụng công cụ nhận biết cuộc tấn công từ chối dịch vụ: Thông qua các công nghệ/dịch vụ này mà cá nhân, doanh nghiệp có thể nhận biết đâu là cuộc tấn công DoS/DDoS và đâu là các đột biến hợp pháp bất thường xảy ra trong lưu lượng mạng.
  • Liên hệ đến nhà cung cấp dịch vụ Internet: Nếu nhận thấy công ty đang bị tấn công DoS thì tốt nhất bạn hãy thông báo cho đơn vị cung cấp dịch vụ Internet càng sớm càng tốt để được hỗ trợ giải quyết nhanh chóng.
  • Black hole routing: Đây là cách thức có thể hướng lưu lượng truy cập vượt mức vào một tuyến đường rỗng – black hole để ngăn chặn website hoặc mạng sập đổ. Lưu ý phương pháp này định tuyến cả lưu lượng hợp pháp hay bất hợp pháp.
  • Cấu hình routers và firewalls: Thực hiện cấu hình 2 yếu tố này để từ chối những lưu lượng ảo truy cập vào hệ thống. Đồng thời, chúng còn hỗ trợ vá bảo mật các lỗ hổng hệ thống.
  • Front-end hardware: Tích hợp Front-end hardware trước khi có lưu lượng truy cập đến máy chủ nhằm giúp phân tích và sàng lọc gói dữ liệu. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ ngăn chặn mối đe dọa từ dữ liệu.

Sự khác biệt giữa DoS và DDoS

Cả DoS và DDoS đều là những cuộc tấn công từ chối dịch vụ, thế nhưng giữa 2 cuộc tấn công này lại có những đặc trưng riêng biệt, không giống nhau. Cụ thể:

Tiêu chí DoS DDoS
Số lượng hệ thống tấn công Có 1 hệ thống tấn công nhằm nhắm mục tiêu vào hệ thống nạn nhân Có nhiều hệ thống cùng nhau tấn công vào hệ thống nạn nhân
Vị trí gửi gói dữ liệu Máy tính bị nhắm mục tiêu sẽ tải gói dữ liệu được gửi từ 1 vị trí duy nhất Máy tính bị nhắm mục tiêu sẽ tải gói dữ liệu được gửi từ nhiều vị trí khác nhau
Tốc độ tấn công Chậm hơn DDoS Nhanh hơn DoS
Khả năng ngăn chặn tấn công Dễ dàng hơn Khó khăn hơn
Số lượng thiết bị tấn công Chỉ 1 thiết bị duy nhất Sử dụng nhiều bot và tấn công cùng lúc
Khả năng theo dõi tấn công Dễ theo dõi Khó theo dõi
Lượng truy cập đến mạng nạn nhân Lưu lượng thấp Lưu lượng lớn
Các loại tấn công Tràn bộ đệm; ICMP flood hoặc Ping of Death; Teardrop Attack Băng thông; Phân mảnh dữ liệu; Khai thác lỗ hổng trong ứng dụng

FAQS (Câu Hỏi Thường Gặp)

Làm thế nào để xác định nguồn tấn công DoS?

Việc xác định nguồn tấn công DoS có thể khá khó, nhưng bạn có thể sử dụng các giải pháp bảo mật mạng để theo dõi và phân tích lưu lượng mạng đến từ các nguồn không xác định.

Tấn công DoS có thể làm hỏng phần cứng không?

Tấn công DoS thường không gây hỏng phần cứng trực tiếp. Tuy nhiên, nếu máy chủ hoặc hệ thống bị quá tải trong thời gian dài, nó có thể gây ra thiệt hại về hiệu suất và ảnh hưởng đến phần cứng.

Có phải các tấn công DoS đều được thực hiện bởi hacker chuyên nghiệp không?

Không. không phải tất cả các tấn công DoS đều được thực hiện bởi hacker chuyên nghiệp. Một số tấn công có thể do người dùng cá nhân hoặc các công cụ đơn giản thực hiện.

Kết luận

Trên đây là tổng quan về DoS là gì, những loại tấn công DoS/DDoS hiện nay cùng một số biện pháp ngăn chặn cuộc tấn công DoS mà bạn có thể tham khảo. Nhìn chung, các cuộc tấn công từ chối dịch vụ không chỉ để lại những ảnh hưởng xấu cho website mà còn gây thiệt hại lớn đến hoạt động kinh doanh và uy tín thương hiệu.