Ad
Author

Đinh Mạnh Tuấn

Browsing

Hosting Linux là gì? Đây là một trong những dịch vụ lưu trữ web được sử dụng phổ biến hàng đầu hiện nay. Dịch vụ này được sử dụng bởi những trang web có máy chủ chạy trên hệ điều hành mã nguồn mở Linux. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ lưu trữ web này, hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Hosting Linux là gì?

Hosting Linux là dịch vụ lưu trữ trang web trên server chạy hệ điều hành Linux. Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở phổ biến được sử dụng rộng rãi hiện nay, hệ điều hành này cung cấp môi trường phù hợp để phát triển các ứng dụng web mã nguồn mở như PHP và hệ thống quản lý database MySQL. Khi bạn sử dụng dịch vụ hosting Linux, trang web sẽ được lưu trữ trên server có kết nối internet và cho phép người dùng ở khắp mọi nơi có thể truy cập vào trang web đó.

Hosting Linux là gì?
Hosting Linux là gì?

cPanel là phần mềm quản trị server phổ biến trong hosting Linux, với giao diện thân thiện và tiện ích vượt trội. Nó giúp người dùng quản lý và điều khiển trang web nhanh chóng và dễ dàng.

Linux hosting thường mang lại độ linh hoạt, bảo mật và ổn định cao khi tích hợp cPanel với DirectAdmin. Giải pháp này còn tiết kiệm chi phí và cung cấp hàng loạt tính năng ưu việt.

Tính năng chính của Linux hosting

Linux cho phép người dùng có thể tùy chỉnh, cải tiến hoặc phân phối lại các bản khác nhau một cách dễ dàng. Ngoài ra, hệ điều hành này còn tương thích với hầu hết các ngôn ngữ lập trình phổ biến như MySQL, PHP… Bên cạnh đó, người dùng còn nhận được hàng loạt những lợi ích khác thông qua các tính năng vượt trội sau: 

  • Không giới hạn băng thông.
  • Không giới hạn và miễn phí subdomain.
  • Không giới hạn FTP account, cung cấp MySQL.
  • Backup dữ liệu được tự động theo định kỳ.
  • Tính năng bảo mật, malware, chống virus nâng cao.
  • Miễn phí chứng chỉ SSL.
  • Bảo vệ máy chủ với công nghệ CloudLinux. 

Ưu điểm – nhược điểm của hosting Linux

Mặc dù là một dịch vụ hosting phổ biến và được sử dụng rộng rãi hàng đầu hiện nay, nhưng hosting Linux cũng tồn tại những ưu – nhược điểm nhất định, cụ thể là: 

Ưu điểm

  • Tính linh hoạt cao.
  • Sử dụng đa dạng công nghệ mã nguồn mở: MySQL, PHP, Apache
  • Cho tốc độ nhanh chóng, mượt mà và ổn định.
  • Thường xuyên sao lưu.
  • An toàn và bảo mật dữ liệu rất cao.
  • Thân thiện, dễ thao tác, quản lý hệ thống.
  • Tương thích với hầu hết các database khác nhau.

Nhược điểm

  • Chưa tương thích cao với các ứng dụng và công nghệ phát triển dựa trên hệ điều hành Windows.
  • Chưa tương thích với một số ngôn ngữ lập trình như ASP.NET.
  • Không phù hợp với các trang web đã được thiết kế hoặc phát triển trên môi trường Windows.

Như vậy, hosting Linux sẽ không phải là sự lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng, chương trình phần mềm của Windows. 

Có nên sử dụng Hosting Linux không?

Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ đến với các lợi ích mà dịch vụ hosting Linux mang lại cho người dùng: 

Có nên sử dụng Hosting Linux không?
Có nên sử dụng Hosting Linux không?

Sử dụng bảng điều khiển cPanel

cPanel là một trong những bảng điều khiển được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực quản lý web hosting hiện nay. Thông qua cPanel, người dùng có thể truy cập vào hệ thống mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, nền tảng này còn được yêu thích bởi giao diện thân thiện, trực quan và cho phép người dùng thực hiện các tác vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng như tạo tài khoản email, cài đặt WordPress, Joomla, phân tích thống kê… 

Hosting Linux đang sử dụng bảng điều khiển cPanel – đây cũng chính là lý do dịch vụ này được ưa chuộng như hiện tại. 

Dễ sử dụng

Sự kết hợp của hosting Linux với cPanel đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người dùng. Dù bạn là một người mới làm quen với lĩnh vực quản lý web, bạn vẫn có thể dễ dàng kiểm soát trang web của mình một cách tối ưu và hiệu quả nhất. 

Tiết kiệm chi phí

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các bản phân phối Linux với đầy đủ tính năng, độ tin cậy cao mà chi phí lại cực kỳ phải chăng, thậm chí chỉ dao động từ vài ngàn đồng trên 1 tháng. 

Tính ổn định cao

Tốc độ và độ ổn định cao luôn là ưu điểm làm nên sự thành công cho dịch vụ lưu trữ web này. Không chỉ thế, Linux hosting còn có khả năng tương thích cao với các máy chủ web và không gây ra tình trạng downtime. Đặc biệt, dịch vụ này cho phép người dùng tối ưu hóa cấu hình để đáp ứng nhu cầu sử dụng riêng biệt của mỗi khách hàng.

Linh hoạt

Hosting Linux có độ linh hoạt cao hơn rất nhiều so với hosting Windows. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các giải pháp được phát triển sẵn cho máy chủ web Linux. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể xây dựng website với CMS bạn muốn và quản lý trang web một cách dễ dàng hơn mà không bị phù hợp vào phần mềm cụ thể nào đó. 

Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao

Linux cung cấp mạng lưới tuyệt vời cho các nhà phát triển. Đồng thời, bạn còn nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng quản trị Linux. Vậy nên, bạn có thể yên tâm về khả năng hỗ trợ kỹ thuật nâng cao khi sử dụng dịch vụ hosting này. 

Đối tượng nào nên sử dụng hosting Linux?

Ai cũng có thể sử dụng hosting Linux, kể cả một người không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Để thiết lập và quản lý trang web với hosting Linux, bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác trong vòng ít phút.

Tuy nhiên, hosting Linux sẽ phù hợp hơn với:

  • Doanh nghiệp nhỏ muốn tạo trang web trực tuyến để thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Các doanh nghiệp chú trọng vào khía cạnh bảo mật nâng cao để đảm bảo an toàn thông tin khách hàng. 
  • Bất kỳ doanh nghiệp nào mong muốn xử lý giao dịch bán hàng online một cách tối ưu, hiệu quả.
  • Các cá nhân viết blog hoặc các nhà sáng tạo muốn tạo Portfolio…

Nhìn chung, Linux hosting sẽ phù hợp với những ai đang tìm kiếm một dịch vụ lưu trữ web tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo về mặt hiệu suất. 

Sự khác biệt giữa hosting Linux và hosting Windows là gì?

Hosting Linux và hosting Windows là những dịch vụ lưu trữ phổ biến hiện nay. Liệu, chúng khác nhau ở những điểm nào? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu tại đây:

So sánh hosting Linux và hosting Windows
So sánh hosting Linux và hosting Windows
Nội dung  Hosting Linux Hosting Windows
Hệ điều hành server Linux Windows
Ứng dụng Hỗ trợ các mã nguồn mở như: PHP, MySQL, SSH Access, HTTP File Manager, Webmail,  Joomla, WordPress, FrontPage Extensions, POP3-IMAP… Hỗ trợ mã nguồn đóng trả phí như: Remote Desktop, Visual Basic Development, ASP Classic, MS Access,… 
Bảng điều khiển cPanel hỗ trợ tất cả các server sử dụng hệ điều hành Linux, WHM hỗ trợ Linux Reseller, VPS và dedicated server. Plesk hỗ trợ dedicated server và dịch vụ chia sẻ hosting trên hệ điều hành Windows 
Ngôn ngữ lập trình hỗ trợ PHP, Python, Perl, MySQL,… ASP.NET, ASP, SQL, Access,…
Hiệu suất Linux có dung lượng nhẹ và dễ sử dụng tài nguyên server khi thực thi lệnh nhanh hơn. Windows có dung lượng nhẹ và dễ sử dụng tài nguyên server khi thực thi lệnh chậm hơn.
Độ ổn định Linux có độ ổn định cao hơn Windows dễ bị đe dọa và kém ổn định hơn so với Linux.
Giao diện người dùng Giúp người dùng dễ dàng bảo trì server hơn, nhưng lại khó hiểu hơn so với Windows. Thân thiện và dễ hiểu hơn.
Khả năng tương thích Linux phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn. Windows là lựa chọn tối ưu cho các tổ chức lớn có cơ sở hạ tầng CNTT phức tạp.
Định giá Giá thấp Đắt hơn

Một số lưu ý cần quan tâm khi mua hosting Linux

Để mua được một gói dịch vụ hosting Linux chất lượng và hỗ trợ cho quá trình vận hành ổn định của trang web, bạn cần lưu ý một số điều sau: 

  • Xác định nhu cầu, mục đích sử dụng: Hãy xác định trước nhu cầu sử dụng trang web của bạn. Nếu gặp khó khăn trong việc này, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của những người có am hiểu về lĩnh vực này.
  • Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chất lượng: Bạn nên tham khảo, so sánh và lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ hosting Linux chất lượng để đảm bảo trang web luôn vận hành một cách tối ưu nhất. 
  • Tham khảo các chính sách: Đừng quên tham khảo các chính sách khác nhau của đơn vị cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như hỗ trợ 24/7 khi gặp sự cố, hỗ trợ về mặt kỹ thuật…

FAQs (Câu hỏi thường gặp)

Hosting Linux và hosting Windows, dịch vụ nào an toàn, bảo mật hơn?

Hệ điều hành Linux sẽ có độ bảo mật và sự an toàn cao hơn so với Windows. 

Hosting Linux và hosting Windows, dịch vụ nào tốt hơn?

Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi người. Nếu như bạn cần đến sự hỗ trợ từ bộ sản phẩm của Microsoft (ASP, ASP.net, Microsoft SQL Server…) thì hosting Windows sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn. Ngược lại, Linux lại phù hợp hơn với những ai đang tìm kiếm dịch vụ có tính ổn định cao, chi phí thấp mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ tính năng hữu ích khác. 

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc một số lưu ý cần quan tâm khi mua hosting Linux. Nhìn chung, hosting Linux sẽ là dịch vụ lưu trữ hàng đầu dành cho những ai đang tìm kiếm giải pháp tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo về hiệu năng và độ bảo mật. Để được tư vấn và hỗ trợ chọn mua gói hosting phù hợp bởi Wiki.Lanit, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi từ bây giờ, bạn nhé!

Với tính linh hoạt, thân thiện và dễ sử dụng, WooCommerce là một trong những plugin được ứng dụng nhiều nhất trong các trang web bán hàng hiện nay. Vậy, WooCommerce là gì? Plugin này mang đến những lợi ích và tính năng nào? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu cụ thể tại đây!

WooCommerce là gì?

WooCommerce là một plugin mã nguồn mở WordPress. Plugin này được sử dụng phổ biến trong quá trình xây dựng và thiết kế trang web thương mại điện tử hiện nay.

Với WooCommerce, bạn có thể đưa bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào lên web và bán chúng qua nền tảng online này. Đó là thể là những sản phẩm hữu hình hoặc các sản phẩm kỹ thuật số… Ngoài ra, WooCommerce còn hỗ trợ người dùng trong việc quản lý hàng tồn, sắp xếp các khoản thuế tự động và tích hợp phương thức thanh toán an toàn…

WooCommerce là gì?
WooCommerce là gì?

WooCommerce được sử dụng trên nền tảng WordPress và plugin này cung cấp gần như đầy đủ các tính năng cần có cho một trang web bán hàng online trên internet. Đặc biệt, vì cùng thuộc một công ty nên WooCommerce hoàn toàn tương thích với WordPress.

Lý do WooCommerce được ưa chuộng như hiện tại

Lý do đầu tiên khiến Woocommerce được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi như hiện tại đến từ khả năng tương thích hoàn toàn với WordPress. Không chỉ thế, plugin này còn cung cấp thư viện theme “khủng” với các theme free lẫn theme trả phí. Nếu bạn muốn mở rộng cửa hàng trong tương lai, các bước thực hiện với plugin này cũng đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều.

Dưới đây là một số lý do khác giúp Woocommerce được ứng dụng trong hầu hết các trang web bán hàng online:

  • Woocommerce là mã nguồn mở, nó không chỉ miễn phí mà còn cho phép nhà phát triển có thể kiểm tra, mở rộng hoặc chỉnh sửa sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
  • Thân thiện với người dùng mới, kể cả những ai chưa có kinh nghiệm hoặc không quá am hiểu về kỹ thuật vẫn có thể sử dụng được.
  • Đa dạng tính năng, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của người dùng. Bạn có thể sử dụng các plugin để thêm chức năng thay vì viết mã code.
  • An toàn, độ bảo mật cao và hoạt động tốt trên hầu hết các thiết bị.

Lợi ích của Woocommerce là gì?

Sau khi tìm hiểu Woocommerce là gì, chúng ta sẽ tiếp tục đến với một số lợi ích của Woocommerce:

Lợi ích của Woocommerce
Lợi ích của Woocommerce

Dễ cài đặt, thiết lập

Để cài đặt Woocommerce, người dùng chỉ cần tải về từ thư mục plugin WordPress. Quá trình tải diễn ra khá nhanh chóng và bạn không cần phải tốn bất kỳ khoản phí nào cho plugin này. Sau khi tải xong, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn là đã có thể hoàn tất quá trình thiết lập cấu hình và giao diện trang web.

Trang bị đầy đủ tính năng cho 1 cửa hàng trực tuyến

Woocommerce cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để xây dựng và phát triển một cửa hàng online. Chẳng hạn như: Đăng bán sản phẩm/dịch vụ, thêm thuộc tính, thẻ, danh mục sản phẩm, thêm đánh giá, tính năng lọc sản phẩm, tích hợp đa dạng phương thức thanh toán, cho phép điều chỉnh bố cục đơn giản, nhanh chóng, mở rộng cửa hàng với các plugin mà không cần am hiểu code…

Tính linh hoạt và  tiện ích mở rộng

Bạn có thể sử dụng các plugin hoặc tiện ích mở rộng để nâng cao các chức năng và tùy chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Việc này cực kỳ có lợi trong quá trình kinh doanh online và mở rộng cửa hàng khi trang web đã trở nên lớn mạnh.

Giỏ hàng của WooCommerce

Tính năng giỏ hàng trong Woocommerce bao gồm:

  • Bật vị trí để tính thuế.
  • Tích hợp nhiều phương thức thanh toán đa dạng
  • Thanh toán không cần tạo tài khoản đăng nhập.
  • Chuyển hướng khách hàng đến giỏ hàng sau khi thêm sản phẩm.
  • Đảm bảo với thanh toán an toàn.

Tạo giỏ hàng là việc làm cần thiết để nâng cao trải nghiệm và gia tăng khả năng mua hàng của khách hàng. Bởi lẽ, khách hàng thường có xu hướng tham khảo sản phẩm, sau đó cho sản phẩm ưng ý vào giỏ hàng rồi lại lọc thêm một vài lần nữa trước khi thật sự mua.

Hỗ trợ tùy chọn sản phẩm

Khách hàng có thể dễ dàng hình dung được chức năng và hình ảnh của sản phẩm thông qua mô tả, hình ảnh, video… Bạn có thể cung cấp đầy đủ những thông tin mà khách hàng cần nắm để tham khảo trước khi ra quyết định mua hàng.

Một số tùy chọn sản phẩm mà Woocommerce cung cấp sẽ bao gồm: không giới hạn sản phẩm (chỉ giới hạn về tài khoản lưu trữ – hosting), không giới hạn loại sản phẩm và không giới hạn các biến thể của sản phẩm…. Đồng thời, với Woocommerce, người dùng còn có thể dễ dàng quản lý hàng tồn và kiểm soát tình trạng hàng hóa của cửa hàng.

Đa dạng tùy chọn vận chuyển (Shipping)

Vận chuyển cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến trải nghiệm và mức độ hài lòng của khách hàng. Nếu bạn làm tốt điều này, khách hàng có thể tiếp tục quay trở lại ủng hộ cửa hàng trong tương lai.

Với Woocommerce, bạn có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng thông qua các tùy chọn vận chuyển được tích hợp sẵn. Chẳng hạn như giao hàng nội địa, ship cod, giao hàng quốc tế,… Đừng quên tham khảo thêm tùy chọn ẩn phí vận chuyển và chọn các chức năng theo dõi tự động để quản lý cửa hàng một cách tối ưu nhất.

Mục đích chính của việc ứng dụng Woocommerce là gì?

Mục đích chính của việc sử dụng plugin Woocommerce chính là tạo nên cửa hàng trực tuyến và có cho mình một nguồn doanh thu nhất định. Dưới đây là các nguồn doanh thu từ Woocommerce mà bạn có thể tham khảo:

Tạo cửa hàng trực tuyến cung cấp sản phẩm thực

Bạn có thể bán bất cứ mặt hàng nào trên internet, dù là cho thị trường nội địa hay thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trước đó bạn cần phải thiết lập chi phí vận chuyển áp dụng cho từng khu vực giao hàng riêng để hệ thống tự động tính chi phí vận chuyển mỗi khi khách hàng chọn mua sản phẩm và đến với bước thanh toán. Ngoài ra, plugin này còn hỗ trợ bạn trong các khía cạnh khác như thuế suất, pháp lý…

Tạo cửa hàng trực tuyến cung cấp sản phẩm thực
Tạo cửa hàng trực tuyến cung cấp sản phẩm thực

Song song với đó, Woocommerce cho phép người dùng tích hợp các phương thức thanh toán đa dạng, an toàn như PayPal, Stripe… Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi bạn sử dụng plugin này.

Tạo cửa hàng trực tuyến cung cấp sản phẩm kỹ thuật số

Bạn có thể bán các sản phẩm kỹ thuật số bằng cách cấp quyền truy cập hoặc cho phép người dùng tải xuống. Thông thường, khi bán loại sản phẩm này, người dùng sẽ tải chúng lên dưới dạng Virtual (ảo) để hệ thống không tính phí vận chuyển cho khách hàng.

Tiếp đó, người dùng chọn Downloadable cho sản phẩm/dịch vụ rồi đăng tải các file phù hợp lên để bán cho những ai đang thật sự cần.

Tạo cửa hàng trực tuyến cung cấp nhiều dịch vụ

Như đã chia sẻ ở trên, dù bạn đang cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, bạn đều có thể sở hữu cho mình một trang web bán hàng trực tuyến với Woocommerce. Plugin này cung cấp đầy đủ các tiện ích mở rộng, phục vụ cho các chức năng như:

  • Cho phép khách hàng đặt dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng.
  • Giảm thiểu chi phí liên quan đến quá trình thanh toán.
  • Cung cấp tính năng đặt chỗ và đặt lịch hẹn online.

Tạo trang web thành viên

Bạn có thể sử dụng plugin thành viên của Woocommerce để tạo một trang web thành viên dành riêng cho những nhóm đối tượng nhất định. Kiểu trang web này thường được sử dụng bởi các cá nhân, tổ chức cung cấp các gói dịch vụ thông tin như khóa học kỹ thuật số, khóa học design, khóa học dành riêng cho thành viên hoặc bán tài liệu eLearning…

Tạo trang web thành viên với Woocommerce
Tạo trang web thành viên với Woocommerce

Trang web thành viên không chỉ mang lại giá trị nhất định cho một nhóm đối tượng cụ thể, mà còn tạo nên một nguồn doanh thu ổn định cho người cung cấp dịch vụ.

Thiết lập dựa trên đăng ký

Thiết lập cửa hàng dựa trên đăng ký là một hình thức kinh doanh khá thịnh hành hiện nay. Thay vì mua bản quyền trọn đời, người dùng có thể đăng ký gói phù hợp với nhu cầu ở một mức giá tối ưu hơn.

Giữ khách hàng ở lại càng lâu sẽ càng có lợi hơn so với việc khách hàng chỉ mua sản phẩm/dịch vụ một lần duy nhất. Vì thế, bạn có thể sử dụng hộp đăng ký để tạo lợi thế cho chính mình trong việc giữ chân khách hàng.

Hướng dẫn bạn  cách cài đặt & sử dụng plugin WooCommerce

Dưới đây là các bước cài đặt và hướng dẫn sử dụng plugin WooCommerce:

Cách cài đặt plugin WooCommerce cực dễ dàng

  • Bước 1: Truy cập vào trang quản trị của WordPress của bạn.
  • Bước 2: Tại thanh menu bên trái, bạn chọn mục Plugins (gói mở rộng), sau đó bấm vào Add New.
Bấm vào Add New
Bấm vào Add New
  • Bước 3: Gõ tìm Woocommerce tại thanh công cụ tìm kiếm, sau đó chọn plugin Woocommerce rồi cài đặt bằng cách click vào Install Now.

Thêm plugin Woocommerce vào WordPress

  • Bước 4: Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn chọn Active. Lúc này, hệ thống sẽ gửi đến bạn một thông báo chào mừng và hãy chọn Let’s Go để bắt đầu tích hợp plugin.
  • Bước 5: Hoàn thành các mục cơ bản như: Cài đặt trang, Vị trí cửa hàng, Shipping & Tax và Thanh toán.
  • Bước 6: Nhấn Create your first product và đến với hướng dẫn tiếp theo để biết cách sử dụng Woocommerce.

Hướng dẫn bạn sử dụng plugin Woocommerce cực kỳ đơn giản

Để sử dụng plugin Woocommerce một cách tối ưu nhất, bạn cần quan tâm đến các chức năng sau:

WooCommerce Products là gì?

Để sử dụng chức năng này, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Vào mục Products của WooCommerce, sau đó chọn Add New.

Thêm sản phẩm 
Thêm sản phẩm
  • Bước 2: Điền thông tin sản phẩm, gồm: Product name (tên sản phẩm), mô tả sản phẩm, Product data (thường chọn Simple product), Product short description (mô tả ngắn về sản phẩm), Product Categories (phân loại sản phẩm), Product Image (ảnh sản phẩm).
  • Bước 3: Nhấn Publish để đăng tải công khai.
  • Bước 4: Chọn mục All Products để quản lý sản phẩm của mình (xóa, sửa, nhân bản…).

WooCommerce Orders là gì?

WooCommerce Orders (quản lý đơn hàng) là một chức năng quan trọng trong Woocommerce. Sau khi khách hàng hoàn tất thanh toán, đơn hàng sẽ được tạo và lúc này, bạn có thể theo dõi thông tin, tình trạng đơn hàng tại mục Orders.

WooCommerce Coupons là gì?

Chức năng WooCommerce Coupons (quản lý mã giảm giá) giúp người dùng có thể tạo, quản lý, thay đổi, chỉnh sửa thông tin khuyến mãi, mã giảm giá một cách nhanh chóng, dễ dàng. Để thực hiện các thao tác trên, hãy vào mục Coupons trong WooCommerce.

WooCommerce Coupons
WooCommerce Coupons

WooCommerce Reports là gì?

Bạn có thể vào mục Reports của WooCommerce để quản lý báo cáo cửa hàng. Tại đây, bạn sẽ nhận được thống kê số lượng hàng tồn, hàng bán, doanh thu, lợi nhuận cùng nhiều thống kê hữu ích khác.

Settings (Cài đặt)

Mục này cho phép người dùng thực hiện một số thay đổi hoặc tùy chọn liên quan như: email tên miền riêng, cài đặt API, tiền tệ, shipping…

Settings (Cài đặt)
Settings (Cài đặt)

Status

Trang này giúp người dùng có thể nắm được tình trạng chung của trang WooCommerce. Tại đây, bạn có thể tìm thấy một số điều hữu ích như:

  • Get System Report: Cung cấp báo cáo chi tiết để bạn gửi cho đội ngũ hỗ trợ của Woocommerce khi cần.
  • Tools: Cho phép thực hiện các lệnh (xóa cache…).
  • Logs: Nơi lưu trữ thông tin liên quan file log, thông báo lỗi, debug…

Extensions

Đây là gói mở rộng của Woocommerce. Với gói này, bạn có thể bổ sung các tính năng nâng cao và thực hiện các thao tác tối ưu cho trang web bán hàng trực tuyến của mình.

Tối ưu trang web thương mại điện tử với WooCommerce

Để mang lại hiệu quả tốt nhất trong hoạt động bán hàng và thúc đẩy doanh thu, bạn có thể tối ưu trang web thương mại điện tử với các tính năng như:

Email và Newsletter

Hãy gửi email khuyến mãi, giảm giá hoặc đăng tải bản tin lên trên website để khách hàng có thể nắm bắt được thông tin mới nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần hạn chế gửi quá nhiều khiến cho khách hàng cảm thấy khó chịu, thậm chí hủy subscribe.

Xây dựng chiến dịch & chương trình khuyến mãi

Các chiến dịch ưu đãi, giảm giá và khuyến mãi sẽ là cách tuyệt vời để bạn thu hút người mua, quảng bá sản phẩm mới hoặc nâng cao doanh số bán cho một mặt hàng tồn nào đó.

Quảng cáo bằng video

90% khách hàng chia sẻ rằng việc được xem video về sản phẩm sẽ giúp họ ra quyết định nhanh chóng hơn. Vậy nên, bạn có thể thử đầu tư quảng cáo với một video “tâm huyết”. Điều này không chỉ nâng cao doanh số, mà còn gia tăng độ nhận diện thương hiệu và khắc sâu hình ảnh sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Một số plugin WordPress khác hỗ trợ bán hàng với WooCommerce

Dưới đây là một vài plugin WordPress khác hỗ trợ bán hàng với Woocommerce mà bạn có thể tham khảo:

  • YITH WooCommerce Wish Wishlist
  • WooCommerce Multilingual
  • Beeketing
  • ZWoom
  • PickPlugins Product Slider For WooCommerce
  • Woocommerce Mailchimp Integration

Sự khác biệt giữa Shopify với WooCommerce

Sự khác biệt giữa Shopify với WooCommerce
Sự khác biệt giữa Shopify với WooCommerce
Shopify WooCommerce
Chi phí 29 – 299 USD/tháng Free
Tính thân thiện Thân thiện, dễ sử dụng hơn. Không bằng Shopify nhưng vẫn đủ thân thiện và người mới tiếp xúc vẫn có thể sử dụng được.
Phương thức thanh toán Đa dạng phương thức, trong đó có phương thức riêng là Shopify Payment. Tuy nhiên, bạn phải tốn phí khi thanh toán thành công. Paypal, Stripe và cùng nhiều phương thức khác. Đặc biệt, Woocommerce không tính phí giao dịch.
Tính năng bổ sung Cung cấp sẵn API và App Store. Cung cấp 55.000 plugin free cùng các plugin trả phí.
Khả năng mở rộng Nhanh chóng, dễ dàng, dễ nâng cấp nhưng phải tốn phí. Không tốn phí, nhưng bạn phải tự quản lý các vấn đề kỹ thuật.
Đội ngũ hỗ trợ Hỗ trợ qua email, tài liệu hướng dẫn, Live chat 24/7, Twitter… Hỗ trợ qua tài liệu hướng dẫn hoặc thuê chuyên gia khi cần.
Dropshipping Kém tiền lợi hơn. Tiện lợi hơn.

Một số câu hỏi thường gặp với WooCommerce

Cần đáp ứng những điều kiện gì để tạo cửa hàng với WooCommerce?

Để tạo cửa hàng sử dụng WooCommerce, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hosting Account trên WordPress.
  • Tên miền (Domain).
  • Chứng chỉ SSL.

Tại sao người dùng nên kích hoạt bảo trì WooCommerce?

Kích hoạt bảo trì Woocommerce sẽ mang đến những trải nghiệm mua sắm tối ưu cho khách hàng. Bởi lẽ, khi trang web của bạn bị lỗi, khách hàng sẽ lập tức rời khỏi và bạn cũng mất đi một cơ hội “chốt đơn”, và bảo trì Woocommerce sẽ giúp bạn loại bỏ những rủi ro đó.

Nền tảng thương mại điện tử cần những gì?

  • Dễ sử dụng.
  • Chi phí đầu tư và chi phí duy trì phù hợp.
  • Có khả năng mở rộng về sau.
  • Mang đến nhiều phương thức thanh toán khác nhau.

Lời kết

Bên trên là câu trả lời cho thắc mắc Woocommerce là gì của những bạn mới tiếp xúc và làm quen với nền tảng này. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đừng quên để lại comment bên dưới để được hỗ trợ nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình sử dụng Woocommerce nhé!

CloudFlare được nhiều nhà phát triển website yêu thích bởi hàng loạt ưu điểm nổi bật như giảm thiểu độ trễ, độ bảo mật cao và cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết CloudFlare là gì và đối tượng nào nên sử dụng dịch vụ này. Vì thế, trong bài viết dưới đây, Wiki.Lanit sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Mời bạn tham khảo tại đây!

CloudFlare là gì?

CloudFlare là dịch vụ DNS miễn phí hỗ trợ CDN. Nó đóng vai trò trung gian kết nối người dùng với server thông qua lớp bảo vệ CloudFlare. Điều này đòi hỏi người dùng sử dụng máy chủ phân giải tên miền của CloudFlare để truy cập vào các trang web thay vì truy cập trực tiếp qua DNS thông thường.

CloudFlare là gì?
CloudFlare là gì?

Công ty CloudFlare, thành lập từ năm 2009 tại Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Matthew Prince, đã nổi tiếng với khả năng xử lý 5-10% lưu lượng truy cập internet toàn cầu. Dịch vụ này cung cấp nhiều tính năng chất lượng như DDoS, SPDY, chống Spam, chứng chỉ SSL, Forward Domain…

Với dịch vụ miễn phí và tăng tốc độ, tối ưu hiệu suất và bảo mật cao cho trang web, CloudFlare trở thành một trong những nhà phát triển CDN hàng đầu thế giới, với chính sách tự do ngôn luận và chặt chẽ về nội dung trùng lặp.

Cách thức hoạt động của CloudFlare là gì?

Nhìn chung, phương thức hoạt động của CloudFlare khá phức tạp. Tuy nhiên, bạn có thể nắm một cách sơ lược qua những nội dung dưới đây:

Cách thức hoạt động của CloudFlare là gì?
Cách thức hoạt động của CloudFlare là gì?

Bộ nhớ đệm (Caching)

CloudFlare sử dụng bộ nhớ đệm (Cache) để lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhanh chóng. Cập nhật cache thường xuyên giúp cung cấp phản hồi nhanh nhất cho người truy cập. Đồng thời, CloudFlare còn tối ưu thời gian tải bằng cách cho phép tải trang web từ vị trí gần hơn và hỗ trợ nhiều người truy cập cùng một lúc mà không ảnh hưởng đến tốc độ trang.

Ví dụ như: Nếu ai đó hỏi bạn “Hôm nay là ngày mấy?” và sau đó ít phút người khác hỏi lại, bạn có thể trả lời ngay vì đã nhớ thông tin từ câu trả lời trước.

Lọc lưu lượng (Filtering)

CloudFlare cung cấp bộ lọc lưu lượng truy cập với cơ chế hoạt động tương tự firewall. Điều này bảo vệ trang web của bạn trước những kẻ tấn công và vô vàn mối nguy hại từ bên ngoài hệ thống.

Hệ thống DNS (DNS System)

CloudFlare không chỉ là CDN mà nền tảng này còn là một DNS có hiệu suất hoạt động cao nhất hiện nay. Thông thường, quá trình phân giải DNS sẽ diễn ra trước khi thiết lập kết nối và việc này ảnh hưởng phần lớn đến tốc độ tải trang. Từ đó, CloudFlare sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng bởi khả năng phân giải DNS nhanh chóng, chính xác.

Điểm khác biệt giữa MaxCDN với CloudFlare là gì?

Điểm khác biệt giữa MaxCDN với CloudFlare
Điểm khác biệt giữa MaxCDN với CloudFlare

Cả CloudFlare và MaxCDN đều là những dịch vụ có khả năng tăng tốc hiệu suất website. Tuy nhiên, đây lại là hai dịch vụ hoàn toàn khác biệt, cụ thể là:

CloudFlare MaxCDN
Tập trung vào bảo mật và hạn chế spam. Tập trung vào việc cung cấp nội dung với CDN.
Cung cấp nội dung qua DNS riêng và người dùng sẽ được yêu cầu chuyển đổi sang website DNS của CloudFlare. Cung cấp nội dung từ trang web DNS thông qua pullzones – tựa như một phiên bản copy của trang web.
Làm trung gian giữa trang web và khách truy cập, bạn sẽ không có quá nhiều quyền kiểm soát. Hoạt động như reverse proxy và cho phép người dùng kiểm soát toàn bộ.
Tối ưu tốc độ tải trang bằng cách ngăn chặn các cuộc tấn công từ bot độc hại, DDoS, hacker và trình thu thập dữ liệu ngầm. Cải thiện tốc độ bằng cách cung cấp file tĩnh thông qua hệ thống máy chủ ở khắp mọi nơi.

Ưu – nhược điểm của CloudFlare là gì?

Sau khi tìm hiểu CloudFlare là gì, chúng ta sẽ tiếp tục làm rõ một số ưu – nhược điểm của nền tảng này để có cái nhìn tổng quan nhất về CloudFlare:

Ưu điểm

Những ưu điểm nổi bật của CloudFlare là:

Miễn phí

Bạn có thể sử dụng gói miễn phí của CloudFlare để trải nghiệm trước khi thật sự bắt đầu với nền tảng này. Mặc dù là phiên bản miễn phí, nhưng CloudFlare vẫn cung cấp đầy đủ các cải tiến nổi bật từ hiệu năng đến bảo mật.

Chống lại phương thức độc hại

Với CloudFlare, bạn có thể chặn spam và tấn công DDoS khi lưu lượng truy cập đi qua mạng của họ. CloudFlare nhận biết tác nhân độc hại dựa trên nhiều yếu tố như địa chỉ IP trước đó, các yêu cầu đã thực hiện và các yếu tố không đáng tin cậy khác như tần suất và thời gian kết nối…

Giảm thiểu độ trễ

Dữ liệu trang web của người dùng sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ cache của CloudFlare. Vậy nên, người dùng có thể tải trang web từ trung tâm dữ liệu CloudFlare gần nhất với họ. Điều này góp phần tạo nên tốc độ nhanh chóng, ổn định và giảm thiểu tối đa độ trễ khi tải trang.

CloudFlare giảm thiểu độ trễ 
CloudFlare giảm thiểu độ trễ

Tạo bản sao trang web tự động

Bộ nhớ đệm trong máy chủ của bạn sẽ cung cấp cho CloudFlare một bản sao khi cần thiết và bản sao này sẽ được gửi đến người dùng. Điều này hạn chế nguy cơ mất dữ liệu trong một số trường hợp nhất định.

Chứng chỉ SSL miễn phí

CloudFlare tự động cung cấp chứng chỉ SSL cho người dùng đối với bất kỳ domain nào được ủy quyền. Vậy nên, người dùng có thể nhận chứng chỉ SSl và trải nghiệm kết nối an toàn, kể cả khi SSL không được thiết lập trong máy chủ của họ.

Đa dạng tính năng khác

Bên cạnh ưu điểm trên, CloudFlare được ứng dụng rộng rãi với tính năng hữu ích “Chế độ tấn công” bảo vệ trang web trước cuộc tấn công DDoS. Người dùng cần đáp ứng một số yêu cầu để truy cập trang web một cách an toàn.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, CloudFlare vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

Tốc độ truyền tải chậm

Nếu hosting website ở Việt Nam và đối tượng truy cập chủ yếu cũng từ Việt Nam, sử dụng CloudFlare có thể làm giảm tốc độ truyền tải vì các truy vấn phải đi qua DNS ở nước ngoài (Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật…). Ngoài ra, sự cố hoặc chậm của server CloudFlare cũng có thể ảnh hưởng đến truy xuất website và thời gian uptime máy chủ của bạn.

Website bị chặn do Firewall

Đối với website dùng Share Hosting, đôi khi dải IP CloudFlare bị Firewall chặn do Firewall lầm tưởng có quá nhiều yêu cầu từ IP đó, gây hiểu lầm là xâm nhập trái phép. Tuy nhiên, CloudFlare đã cải tiến bằng cách filter dải IP vào whitelist để khắc phục tình trạng này.

Có nên ứng dụng CloudFlare không?

Mặc dù vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhỏ, nhưng CloudFlare vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ biến, nhất là khi nhà cung cấp liên tục cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tính đến thời điểm hiện tại, CloudFlare đã có hơn 100 trung tâm dữ liệu tại khắp nơi trên thế giới, trong đó có nhiều khu vực gần Việt Nam như Malaysia, Campuchia, HongKong, Philippines, Singapore… Ngoài ra, người dùng còn có thể tắt đám mây tại khu vực quản lý DNS để sử dụng CloudFlare như một dịch vụ DNS thông thường.

CloudFlare được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay
CloudFlare được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay

Khi nào nên dùng CloudFlare?

  • Khi website của bạn đặt tại server nước ngoài, hoặc đặt tại Việt Nam nhưng traffic đến từ người dùng internet trên thế giới.
  • Khi bạn cần xác định địa chỉ IP để ngăn chặn các cuộc tấn công, spam…

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng CloudFlare

Để cài đặt CloudFlare, bạn có thể thực hiện qua 2 bước sau:

  • Đăng ký tài khoản CloudFlare tại địa chỉ: https://dash.cloudflare.com/sign-up
  • Xác định bản ghi tên miền để thêm website vào CloudFlare.

Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng CloudFlare trong WordPress

Dưới đây là hướng dẫn kết nối và sử dụng CloudFlare trong WordPress:

Cách cài đặt plugin CloudFlare

  • Bước 1: Đăng nhập vào dashboard quản trị của WordPress.
  • Bước 2: Bấm vào Plugin, chọn Add New, sau đó tại Search Plugin bạn tìm kiếm CloudFlare.
  • Bước 3: Nhấn vào Install Now tại plugin CloudFlare, sau khi cài đặt hoàn tất, chọn Active để kích hoạt và sử dụng plugin.

Cách sử dụng plugin CloudFlare

  • Bước 1: Đến phần Settings, sau đó chọn CloudFlare.
  • Bước 2: Truy cập vào API, sau đó đăng nhập vào website và tìm mục My Profile rồi chọn API key.
  • Bước 3: Chọn View API Key tại Global API Key.
  • Bước 4: Chọn Copy API Key, sau đó đăng nhập tại trang web với API Key này.
  • Bước 5: Tại Optimize CloudFlare For WordPress, kích hoạt cài đặt mặc định bằng cách click vào Apply.
  • Bước 6: Xóa cache ban đầu bằng cách thêm Purge Cache rồi chọn Purge Everything.
  • Bước 7: Chọn Automatic Cache Management để bật xóa cache tự động khi website có sự thay đổi.

Sử dụng giao thức HTTPS bằng cách kích hoạt SSL

Nếu như bạn muốn sử dụng giao thức HTTPs, bạn có thể kích hoạt SSL qua các bước sau:

Các loại SSL của Cloudflare

CloudFlare cung cấp cho người dùng 3 loại chứng chỉ là Flexible SSL, Full SSL và Full SSL (Strict) để bạn có thể lựa chọn dựa trên mức độ sử dụng và nhu cầu bảo mật khác nhau. Nhìn chung, cả 3 chứng chỉ SSL đều hỗ trợ mã hóa traffic và giúp website của bạn được đánh giá tốt hơn bởi Google.

Trong đó, Flexible SSL được sử dụng nhiều nhất bởi độ thân thiện, dễ sử dụng, dễ cài đặt và bảo mật khá ổn.Vậy nên, Wiki.Lanit sẽ hướng dẫn cách kích hoạt Flexible SSL cho người dùng trong nội dung tiếp theo.

Kích hoạt Flexible SSL

  • Bước 1: Vào Crypto và kích hoạt Flexible tại phần SSL.
  • Bước 2: Chờ trong vòng 24 giờ để hoàn tất quá trình cài đặt và kích hoạt Flexible SSL.
  • Bước 3: Sau khoảng thời gian trên, bạn có thể kiểm tra lại để nhận biết đã kích hoạt Flexible SSL thành công hay chưa. Hãy vào phần Status, nếu tại đó hiển thị Active Certificate tức là đã hoàn tất.

Như vậy là bạn đã thành công kích hoạt Flexible SSL. Bây giờ, bạn có thể truy cập vào trang web với HTTPs bằng cách nhập trực tiếp. Để rõ hơn, hãy đến với nội dung tiếp theo của bài viết.

Bật chuyển sang HTTPS tự động

  • Bước 1: Kéo xuống bên dưới của phần Crypto và nhấn On tại mục Always Use HTTPs. Lúc này, tất cả các request gửi đến trang web của bạn sẽ được điều hướng sang HTTPs.
  • Bước 2: Tiếp tục kéo xuống và bật chế độ On tại Automatic HTTPs Rewrites để khắc phục việc một số thành phần JS, CSS hay hình ảnh vẫn còn sử dụng HTTP. Trong một số trường hợp, bạn còn phải thêm plugin SSL Insecure Content Fixer để fix lỗi.

Hướng dẫn cài đặt Plugin SSL Insecure Content Fixer

Như đã giới thiệu ở trên, SSL Insecure Content Fixer sẽ hữu dụng trong những trường hợp bạn cần fix lỗi. Để cài đặt plugin này, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

Hướng dẫn cài đặt Plugin SSL Insecure Content Fixer
Hướng dẫn cài đặt Plugin SSL Insecure Content Fixer
  • Bước 1: Truy cập vào trang quản trị, chọn Plugin, sau đó click vào Add New và tìm SSL Insecure Content Fixer.
  • Bước 2: Chọn Install quá trình cài đặt bắt đầu, sau đó kích hoạt plugin bằng cách click vào Activate.
  • Bước 3: Vào Settings, chọn SSL Insecure Content. Ngay lúc này, bạn sẽ nhận thấy 6 lựa chọn fix lỗi HTTP, tốt nhất là hãy chọn từ trên xuống dưới để kiểm tra lỗi.
  • Bước 4: Lướt xuống mục HTTPs Detection, sau đó chọn mục Detected As Recommended Setting.
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn lưu thay đổi bằng cách bấm vào Save Changes.

Hướng dẫn cài đặt Plugin Better Search Replace

Sau khi sửa lỗi liên kết sang HTTPs, bạn vẫn còn phải đối mặt với một số lỗi internal link. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những trang web lớn chứa hàng trăm, hàng ngàn bài viết vì việc sửa thủ công sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian. Vì thế, bạn có thể tham khảo cài đặt thêm plugin Better Search Replace để hệ thống tự động tìm và thay thế các links sang HTTPs.

Hướng dẫn cài đặt Plugin Better Search Replace
Hướng dẫn cài đặt Plugin Better Search Replace
  • Bước 1: Chọn Search tại Plugin, sau đó tìm kiếm Better Search Replace rồi cài đặt, cuối cùng là bấm Active để kích hoạt như các bước ở trường hợp bên trên.
  • Bước 2: Chọn mục theo hướng dẫn sau: Điền tên trang web dưới dạng HTTP ở Search For, điền tên trang web dưới dạng HTTPs ở mục Replace With. Ngoài ra, nếu muốn kiểm tra và thay đổi bên trong bài viết, bình luận, bạn có thể chọn cả WP_Posts và WP_Comments hay một số mục như WP_Links, WP_Options, WP_MTS_WP_Reviews…
  • Bước 3: Bỏ Check tại mục Run As Dry Run để plugin có thể tự tìm và thay thế links trong Database. Cuối cùng, chọn Run Search/Replace để plugin tiến hành thực hiện các tác vụ của mình.

Lời kết

Như vậy, bài viết bên trên đã giúp bạn nắm rõ CloudFlare là gì và cách cài đặt, sử dụng CloudFlare. Ngoài ra, đừng quên chia sẻ bài viết để mọi người cùng đọc nếu cảm thấy nội dung trên hữu ích và có giá trị nhé!

Client Server là gì ? Đây là một trong những mô hình mạng máy tính được sử dụng phổ biến hiện nay bởi khả năng phân vùng nhiệm vụ giữa các nhà cung cấp khác nhau một cách hữu hiệu. Mặc dù vậy, không phải ai cũng đã biết đến Client Server và nắm rõ các ưu điểm, nhược điểm của mô hình này. Vì thế, trong bài viết dưới đây, Lanit sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản về Client Server. Mời bạn cùng tham khảo!

Hiện nay, nhu cầu sử dụng máy chủ ảo VPS US ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết VPS US là gì và có tốt hơn so với máy chủ ảo trong nước hay không. Bên cạnh đó, có rất nhiều đơn vị cho thuê VPS US với nhiều mức giá khác nhau. Qua bài viết này, cùng Wiki.Lanit xem ngay VPS US là gì cũng như top 10 đơn vị cho thuê uy tín nhé!

DirectAdmin là một trong những phần mềm quản lý hosting phổ biến và mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của nhiều người quản trị website và doanh nghiệp trên khắp thế giới. Hãy cùng  chúng tôi khám phá DirectAdmin là gì và hướng dẫn từ A-Z về cách sử dụng DirectAdmin để nâng cao chất lượng website và trải nghiệm người tiêu dùng nhé!

DirectAdmin là gì?

DirectAdmin là một phần mềm quản lý hosting và máy chủ dựa trên giao diện web. Nó được phát triển bởi DirectAdmin LLC và được sử dụng rộng rãi để quản lý các máy chủ và dịch vụ hosting trên các hệ điều hành Linux.

Định nghĩa DirectAdmin là gì?
DirectAdmin là gì?

DirectAdmin cung cấp một giao diện người dùng dễ sử dụng và linh hoạt, cho phép người quản trị có thể quản lý các tài khoản hosting, tài khoản email, cơ sở dữ liệu, tập tin và các chức năng quan trọng khác liên quan đến quản lý website và ứng dụng web.

Điều kiện tối thiểu để sử dụng DirectAdmin là gì?

DirectAdmin có một số yêu cầu tối thiểu để cài đặt và sử dụng một cách ổn định. Dưới đây là các yêu cầu cơ bản để sử dụng DirectAdmin:

1. Hệ điều hành: DirectAdmin chỉ hỗ trợ trên các hệ điều hành Linux. Các phiên bản hệ điều hành được hỗ trợ bao gồm CentOS, Red Hat Enterprise Linux (RHEL), Debian và Ubuntu.

2. Tài nguyên máy chủ: Để chạy DirectAdmin một cách hiệu quả, máy chủ của bạn cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về tài nguyên. Cụ thể, đây là một số yêu cầu tối thiểu:

  • CPU: 500 MHz trở lên (tốt nhất là multi-core).
  • RAM: Tối thiểu 1G (2 GB hoặc nhiều hơn là tốt hơn).
  • Ổ HDD: Tối thiểu 2 GB (SSD hoặc dung lượng cao hơn là tốt hơn).

 3. Gói cài đặt DirectAdmin: Bạn cần có gói cài đặt DirectAdmin từ nhà cung cấp chính thức của nó. Để có được gói cài đặt này, bạn phải mua bản quyền hoặc thuê dịch vụ hosting chạy DirectAdmin từ một nhà cung cấp dịch vụ được ủy quyền.

Các tính năng chính của DirectAdmin mà bạn không thể bỏ qua 

Dưới đây là những tính năng chính của DirectAdmin mà bạn không thể bỏ qua:

Tính năng phục vụ quản lý đối với cấp độ Admin

  •  Admin có khả năng quản lý toàn bộ hệ thống hosting và máy chủ một cách dễ dàng và hiệu quả.
  • Giao diện người dùng thân thiện của DirectAdmin cho phép Admin tạo và quản lý các tài khoản hosting cho các website cụ thể.
  • Họ có quyền chỉnh sửa các tùy chọn cấu hình của máy chủ như hạn chế tài nguyên, quản lý các tên miền và tên miền phụ, tạo và quản lý các tài khoản email, cơ sở dữ liệu và tập tin.
  • Admin cũng có khả năng theo dõi hiệu suất máy chủ và áp dụng các biện pháp bảo mật để bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa tiềm tàng.
Những tính năng chính của DirectAdmin
Những tính năng chính của DirectAdmin

Tính năng hỗ trợ đối với đối với đại lý

  • DirectAdmin cung cấp các tính năng hỗ trợ cho đại lý (reseller) để quản lý các tài khoản hosting của khách hàng của họ.
  • Đại lý có thể dễ dàng tạo và quản lý các tài khoản hosting cho các khách hàng riêng biệt thông qua giao diện quản lý riêng của mình. Điều này cho phép đại lý có quyền kiểm soát các tài khoản của khách hàng, cấu hình giới hạn tài nguyên cho từng tài khoản và quản lý các thông tin cá nhân của khách hàng.
  • Đặc biệt, tính năng quản lý gói dịch vụ cho phép đại lý tạo các gói hosting tùy chỉnh với các tùy chọn riêng biệt như dung lượng lưu trữ, băng thông, số lượng tên miền và tài khoản email.

Tính năng phục vụ đối với cấp độ người dùng

  • Với DirectAdmin, người dùng cuối (end-user) có thể quản lý các tài khoản hosting của họ một cách đơn giản thông qua giao diện người dùng thân thiện.
  • Họ có thể quản lý các tên miền, tạo và quản lý các tài khoản email, cài đặt ứng dụng web và tạo cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng.
  • DirectAdmin cũng cung cấp các công cụ hữu ích để quản lý tập tin và thư mục trên máy chủ, cho phép người dùng dễ dàng tải lên và quản lý các tệp tin của họ.
  • Đặc biệt, giao diện người dùng trực quan và dễ sử dụng giúp người dùng cuối tận hưởng trải nghiệm quản lý hosting đơn giản và tiện lợi.

Đánh giá chi tiết ưu và nhược điểm của phần mềm DirectAdmin

Dưới đây là những đánh giá khách quan về ưu và nhược điểm khi chúng tôi đã và đang sử dụng DirectAdmin, bạn có thể tham khảo:

Ưu và nhược điểm của phần mềm DirectAdmin
Ưu và nhược điểm của phần mềm DirectAdmin

Ưu điểm

  • Quản lý dễ dàng nhờ giao diện thân thiện, trực quan: Các tính năng và tùy chọn được sắp xếp rõ ràng trong ba nhánh chính: Administrator, Reseller và User. Việc chuyển đổi giữa các loại tài khoản cũng trở nên dễ dàng chỉ với một cú click chuột.
  • Giá cả phải chăng: DirectAdmin giữ vững sự cạnh tranh trong thị trường bằng việc cung cấp gói đăng ký với giá cả phải chăng. Với các tùy chọn trả phí bắt đầu chỉ từ $2/tháng, người dùng có thể lựa chọn các gói hợp lý và tiết kiệm chi phí mà vẫn nhận được những tính năng mạnh mẽ.
  • Tốc độ xử lý tối ưu, tiết kiệm tài nguyên: DirectAdmin được thiết kế nhẹ nhàng và nhanh chóng, giúp tiết kiệm tài nguyên máy chủ và cung cấp tốc độ xử lý nhanh chóng, giảm thiểu thời gian chờ đợi cho người dùng.
  • Hỗ trợ nhiều phân cấp người dùng: Hệ thống phân cấp người dùng giúp quản lý người dùng và tài khoản một cách hiệu quả. DirectAdmin thích hợp cho các nhà cung cấp hosting có nhiều người dùng trực thuộc thông qua tài khoản reseller.

Nhược điểm

  • Hạn chế liên quan đến việc thêm chức năng mới: So với cPanel và các phần mềm quản trị tương tự, DirectAdmin có ít tính năng hơn. Tuy vậy, việc bổ sung chức năng vào DirectAdmin vẫn có thể thực hiện được, nhưng điều này có thể làm tăng thêm chi phí.
  • Không tương thích với các font unicode: Việc này gây khó khăn trong việc chỉnh sửa các file sử dụng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.

Sự khác biệt giữa cPanel và DirectAdmin là gì?

Bảng so sánh DirectAdmin với cPanel
Bảng so sánh DirectAdmin với cPanel
Yếu tố DirectAdmin

cPanel

Giao diện sử dụng Đơn giản, gọn gàng, trực quan, tải nhanh. Thân thiện, thiết kế, chuyên nghiệp, tải hơi chậm.
Cấu hình sử dụng Nhẹ hơn gấp 2 lần cPanel tối thiểu 256MB. Tối thiểu 512MB cho cPanel.
Khả năng backup dữ liệu Tự động khôi phục dữ liệu trong trường hợp lỗi Đa dạng, tùy chỉnh, sao lưu tự động.
Chi phí bản quyền Rẻ hơn, khoảng 29 USD/năm Đắt hơn, lên đến 425 USD/năm.
Hỗ trợ hệ điều hành Đa nền tảng, tương thích với Linux, FreeBSD, CentOS Chủ yếu Linux, một số phiên bản hỗ trợ khác FreeBSD, CentOS.
Khả năng bảo mật Cơ bản, hạn chế tính năng bảo mật nâng cao. Mạnh mẽ, tường lửa, chống spam, cập nhật thường xuyên.

Hướng dẫn các bước đăng ký bản quyền DirectAdmin

Trước khi cài đặt DirectAdmin, bạn cần phải đăng ký bản quyền DirectAdmin cho địa chỉ IP của máy chủ VPS/Server của bạn. Đây là bước quan trọng, vì nếu bạn không có bản quyền, bạn sẽ không thể cài đặt DirectAdmin.

Bước 1: Truy cập vào trang chủ của DirectAdmin tại địa chỉ https://www.directadmin.com/ và đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản mới.

Bước 2: Tiếp theo, hãy truy cập vào trang mua hàng của DirectAdmin tại https://www.directadmin.com/pricing.php.

Truy cập vào trang mua hàng của DirectAdmin
Truy cập vào trang mua hàng của DirectAdmin

Bước 3: Tại đây, bạn có thể lựa chọn gói đăng ký sử dụng phù hợp với nhu cầu của mình. DirectAdmin cung cấp gói Miễn Phí, tuy nhiên gói này chỉ cho phép bạn trải nghiệm trong vòng 60 ngày. Sau thời gian này, bạn sẽ phải trả phí để tiếp tục sử dụng dịch vụ.

Lựa chọn gói đăng ký sử dụng phù hợp với nhu cầu của mình.
Lựa chọn gói đăng ký sử dụng phù hợp với nhu cầu của mình.

Bước 4: Tiến hành thanh toán cho gói bạn đã chọn để đăng ký sử dụng.

Tiến hành thanh toán
Tiến hành thanh toán

Bước 5: Sau khi hoàn tất thanh toán, bạn sẽ nhận được một Email xác nhận đăng ký thành công, cùng với mã License DirectAdmin đi kèm.

Bước 6: Bây giờ, chỉ cần kích hoạt mã License của DirectAdmin để có thể bắt đầu sử dụng dịch vụ.

Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt DirectAdmin

Sau khi đăng ký bản quyền cho DirectAdmin, để cài đặt bạn có thể làm theo các bước sau đây:

Cập nhật hệ điều hành

Sử dụng lệnh sau để cập nhật hệ điều hành CentOS 7 lên phiên bản mới nhất:

yum update -y

Cài đặt DirectAdmin

Sử dụng các lệnh sau để tải và cài đặt DirectAdmin:

wget -O setup.sh https://www.directadmin.com/setup.sh
chmod 755 setup.sh
./setup.sh auto

Quá trình cài đặt có thể mất thời gian tùy thuộc vào hiệu suất của máy chủ và tốc độ mạng. Thông thường, quá trình này sẽ mất khoảng 30 phút.

Kích hoạt DirectAdmin

Sử dụng các lệnh sau để kích hoạt DirectAdmin với UID và LID tương ứng với bản quyền của bạn:

cd /usr/local/directadmin/scripts
./getLicense.sh UID LID
service directadmin restart

Bây giờ, bạn đã hoàn thành quá trình cài đặt và kích hoạt DirectAdmin. Bạn có thể đăng nhập vào Directadmin bạn có thể theo dõi các bước dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách đăng nhập DirectAdmin

Bước 1: Thêm cổng mặc định của DirectAdmin, tức là 2222, vào cuối tên miền hoặc địa chỉ IP máy chủ của bạn.

Bước 2: Nhập thông tin đăng nhập gồm UsernamePassword vào trang đăng nhập của DirectAdmin.

Màn hình nhập thông tin đăng nhập vào DirectAdmin
Màn hình nhập thông tin đăng nhập vào DirectAdmin

Hướng dẫn cách sử dụng DirectAdmin từ A đến Z

Trước khi đến với cách sử dụng DirectAdmin, thì đầu tiên cùng chúng tôi tìm hiểu về các cấp độ người dụng trong DirectAdmin là gì? Tìm hiểu ngay thôi!

Các cấp độ user trong DirectAdmin

  • Quản trị viên (Administrator): Là cấp độ cao nhất trong hệ thống, có toàn quyền chỉnh sửa và thay đổi cấu hình của toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, Quản trị viên có khả năng tạo ra các nhóm người dùng khác.
  • Nhà phân phối (Reseller): Nhà phân phối nằm sau cấp độ của Quản trị viên và chỉ có quyền quản lý, thay đổi cấu hình của các nhóm người dùng do chính họ tạo ra. Tuy nhiên, Reseller không thể can thiệp vào cấu hình của những người dùng khác.
  • Người dùng (User): Là cấp độ có quyền hạn thấp nhất và mỗi người dùng sẽ được tạo ra bởi Quản trị viên hoặc Nhà phân phối. Người dùng chỉ có thể thay đổi thông tin liên quan đến tài khoản của họ và không có quyền can thiệp vào các tài khoản khác.

Cách thay đổi mật khẩu trong DirectAdmin

Bước 1: Trên trang dashboard của DirectAdmin, tìm và chọn mục “Password” như hình minh họa.

Tìm và chọn mục "Password"
Tìm và chọn mục “Password”

Bước 2: Hãy nhập Mật khẩu hiện tại (Current DirectAdmin Password).

Hãy nhập Mật khẩu hiện tại
Hãy nhập Mật khẩu hiện tại

Bước 3: Nhập Mật khẩu mới mà bạn muốn thay đổi trong Enter new password.

Bước 4: Nhấn Submit để xác nhận thay đổi.

Cách tạo subdomain trên DirectAdmin chi tiết

Dưới đây là hướng dẫn cách tạo subdomain thành các bước chi tiết bạn có thể tham khảo va thao tác theo:

Bước 1: Truy cập vào giao diện chính của DirectAdmin , chọn tùy chọn “Subdomain Management”.

Chọn tùy chọn "Sub-domain Management"
Chọn tùy chọn “Sub-domain Management”

Bước 2: Trong mục “Subdomain Management“, bạn sẽ thấy phần “Add Subdomain“. Ở đó, bạn nhập tên subdomain mà bạn muốn tạo và sau đó nhấn vào nút “Create” để bắt đầu quá trình tạo sub-domain.

bắt đầu quá trình tạo subdomain
Bắt đầu quá trình tạo subdomain

Bước 3: Sau khi hoàn thành, bạn sẽ thấy subdomain mới đã được tạo xuất hiện trong danh sách. Điều này cho thấy  rằng quá trình tạo subdomain đã được thực hiện thành công.

Tạo subdomain trên DirectAdmin thành công
Tạo subdomain trên DirectAdmin thành công

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã đi sâu tìm hiểu DirectAdmin là gì? – một công cụ quản lý hosting mạnh mẽ và dễ sử dụng. Từ việc đăng nhập đến quản lý cơ sở dữ liệu, tập tin và tính năng sao lưu, chúng ta đã có một hướng dẫn đầy đủ từ A-Z về cách sử dụng DirectAdmin. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hãy thao tác ngay để có một kết quả tuyệt vời nhé!

Nếu làm việc trong lĩnh vực đồ hoạ hay máy tính thì có lẽ bạn sẽ trả lời được ngay GPU là gì. Hầu hết các thể loại game hay phần mềm đồ họa nặng đều cần phải trang bị thêm GPU. Để biết GPU là gì cũng như những thông tin cơ bản về bộ xử lý này, bạn đọc hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu ngay nhé!

GPU là gì?

GPU là từ viết tắt của thuật ngữ Graphics Processing Unit – bộ xử lý các tác vụ liên quan tới đồ hoạ. Thiết bị này có thiết kế dùng để gia tăng sức mạnh đồ hoạ cũng như giải quyết những vấn đề hiển thị của máy vi tính. Nhìn chung, tính năng của GPU cao hơn hẳn so với bộ xử lý CPU thông thường.

GPU là gì?
GPU là gì?

GPU thường được biết đến là thiết bị không thể thiếu để hỗ trợ chơi game đồ hoạ. Để tận dụng tốt nhất tính năng của GPU, người ta còn ứng dụng bộ xử lý này trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo AI.

Vào thập niên 70, GPU đã ra đời để đảm nhận chức năng xử lý đồ hoạ và xuất video nặng. Tuy nhiên, lúc bấy giờ người ta gọi bộ xử lý này là Graphics Processing Unit. Tới đầu năm 1999, thuật ngữ GPU mới chính thức phổ biến trên thị trường và được sử dụng rộng rãi tới ngày nay.

Có mấy loại GPU?

Hiện nay, GPU được chia thành 2 loại là GPU rời và GPU tích hợp. Vậy, đặc điểm của mỗi loại GPU là gì?

GPU rời

GPU rời là bộ xử lý không được gắn trực tiếp với máy tính. Để sử dụng GPU rời thì cần kết nối bằng cổng kết nối. Trong nhiều trường hợp, sử dụng GPU rời vẫn tốt hơn so với GPU được tích hợp sẵn với máy tính.

Người ta thường sử dụng GPU rời trong những trường hợp sau: máy tính cần xử lý nhiều tác vụ cùng lúc và cần hiệu năng xử lý cực mạnh, sử dụng GPU rời để chơi game đồ họa nặng hoặc Render video,…

GPU tích hợp

Trái ngược với bộ xử lý rời, GPU tích hợp được thiết kế sẵn trên main. Và đây cũng là dạng GPU được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp. 

Sử dụng GPU tích hợp mang lại nhiều ưu điểm. Bộ xử lý tích hợp cả sức mạnh của CPU và RAM để cho khả năng xử lý đồ hoạ mạnh mẽ hơn, tốc độ phân giải tốt hơn. Bên cạnh đó, GPU tích hợp trên bo mạch còn giảm chi phí hệ thống cho người sử dụng.

GPU đảm nhận chức năng gì?

GPU ra đời đã đảm nhận nhiều chức năng và khắc phục được những vấn đề còn tồn tại khi chỉ sử dụng CPU. Dưới đây là những chức năng nổi bật của bộ xử lý GPU:

GPU đảm nhận chức năng gì?
GPU đảm nhận chức năng gì?
  • Trước đây, người ta sử dụng CPU để xử lý các tác vụ. Tuy nhiên, bộ xử lý này chỉ có thể làm được khối lượng công việc nhỏ. Vì thế, GPU ra đời đã giảm tải được khối lượng công việc cho CPU. GPU sẽ hoạt động song song cùng CPU để xử lý khối lượng công việc nhiều. Từ đó tiết kiệm thời gian và đưa ra những sản phẩm chất lượng hơn.
  • Các phần mềm hay game đồ họa nặng muốn hoạt động trơn tru, không bị lag hay nóng máy thì cần tích hợp thêm bộ xử lý GPU.
  • Phần mềm GPU được tích hợp cùng các phần mềm thiết kế hình ảnh, video để Render nhanh chóng hơn. Đồng thời hình ảnh và video cũng có đồ họa sống động sắc nét.
  • Hình ảnh 3D thường có các mặt phẳng phức tạp và cần phải xử lý nhiều. GPU chính là sản phẩm đảm nhận chức năng xử lý những mặt phẳng phức tạp của vật thể.

Sự khác nhau giữa CPU và GPU là gì?

CPU và GPU đều là 2 bộ xử lý có vai trò quan trọng. CPU và GPU hoạt động song song và bổ trợ cho nhau để cùng xử lý các tác vụ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, 2 bộ xử lý này cũng có nhiều điểm khác nhau. Vậy, CPU và GPU khác nhau như thế nào? Cùng Wiki.Lanit xem ngay qua bảng so sánh dưới đây nhé!

Điểm khác biệt CPU GPU
Nhiệm vụ, chức năng chính CPU là bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ phân tích và xử lý mọi dữ liệu của máy tính GPU thường xử lý các dữ liệu liên quan tới đồ hoạ và trí tuệ nhân tạo.
Khả năng xử lý đồ hoạ, dữ liệu CPU có khả năng xử lý khối lượng dữ liệu ít nhưng có thể làm việc với mọi dữ liệu GPU có khả năng xử lý mạnh mẽ khối lượng dữ liệu lớn nhưng không thể nào thay thế được CPU.
Tiêu tốn bộ nhớ Tiêu tốn nhiều bộ nhớ Tiêu tốn ít bộ nhớ
Tốc độ Tốc độ chậm hơn  Tốc độ nhanh hơn
Lõi mạnh hay yếu Các lõi mạnh  Các lõi yếu
Xử lý lệnh nối tiếp hay song song Xử lý lệnh nối tiếp Xử lý lệnh song song
Mức độ cần thiết Mọi máy tính đều cần có CPU Không nhất thiết tất cả máy tính phải cần GPU

GPU được sử dụng trong trường hợp nào?

GPU đã xuất hiện từ hơn 20 năm trước. Tuy nhiên, lúc bấy giờ người ta chỉ sử dụng GPU để xử lý đồ hoạ 3D trong game. Tới hiện nay, tiềm năng của bộ xử lý GPU đã được khai thác triệt để. Bộ xử lý này được sử dụng rộng rãi trong game, trí tuệ nhân tạo AI và trong thiết kế đồ hoạ. Vậy, GPU có ứng dụng như thế nào trong từng trường hợp?

GPU trong game

Những trò chơi điện tử đơn giản đã không còn thu hút với mọi người nữa. Hiện nay, game thủ ưa thích các thể loại game có đồ hoạ đẹp và xây dựng thế giới trong game rộng lớn, đa dạng. Vì thế, các tác vụ trong game cũng cần được xử lý phức tạp. GPU là lựa chọn tốt nhất để xử lý những trò chơi điện tử như thế này.

GPU trong game
GPU trong game

GPU có khả năng xử lý đồ hoạ mạnh mẽ và hiển thị đồ hoạ chân thực, sắc nét. Game được xử lý bằng GPU có độ phân giải cao, tốc độ cực nhanh và không hề xảy ra tình trạng lag, đứng máy. Hầu hết các dòng game có hiệu năng lớn đều cần tới sự hỗ trợ của GPU như: liên quân, liên minh, PUBG, Call of Duty,…

GPU trong hình ảnh và video

Render luôn là nỗi ám ảnh của Designer. Phải chờ đợi Render quá lâu không chỉ tốn thời gian mà còn tiêu tốn tài nguyên của máy tính. Khi tích hợp GPU với máy tính, bộ xử lý có thể khiến thời gian Render nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, GPU cũng khiến cho hình ảnh và video có độ phân giải tốt hơn, chân thật hơn.

GPU trong AI

GPU có khả năng tính toán phi thường cũng như xử lý được khối lượng công việc rất lớn. Vì thế, GPU cũng được ứng dụng trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo AI.

Lưu ý để lựa chọn GPU phù hợp với máy tính

Không phải GPU nào cũng thích hợp với máy tính của bạn. Để lựa chọn được bộ xử lý GPU phù hợp với máy tính của mình thì cần phải dựa vào nhiều tiêu chí. Vậy, những lưu ý quan trọng để lựa chọn GPU là gì?

  • Bạn phải lựa chọn được GPU có kích thước phù hợp với máy vi tính. Nếu mua nhầm GPU có kích thước không phù hợp sẽ phải tốn thêm chi phí đổi trả.
  • Để sử dụng được GPU thì bộ xử lý phải có nguồn điện tương thích với máy tính. Máy tính mức nguồn từ 300W – 400W nên lựa chọn GPU mức thấp. Máy tính mức nguồn 400W – 500W sử dụng GPU mức nguồn tầm trung. Máy tính mức nguồn trên 700W nên lựa chọn GPU NVIDIA.
  • Để GPU hoạt động được trên máy tính thì bo mạch chủ của máy cần có khe cắm PCI-e x16. 
  • GPU có giá thành tương đối chênh lệch tuỳ theo chất lượng và nơi bán. Hãy lựa chọn GPU có mức giá phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên mua GPU giá quá rẻ nhưng chất lượng không được tốt để tránh phải đổi GPU nhiều lần.
  • GPU được chia thành nhiều loại như: GPU cho game, GPU cho Designer,… Hãy lựa chọn loại GPU theo mục đích sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Những câu hỏi thường gặp về GPU

GPU có thay thế được CPU không?

GPU có chức năng chính là xử lý các tác vụ liên quan tới hình ảnh, đồ hoạ. Trong khi đó, CPU xử lý mọi tác vụ liên quan tới máy tính. Do đó, GPU chỉ hỗ trợ CPU chứ không thể thay thế hoàn toàn.

GPU bị nóng có ảnh hưởng tới máy tính không?

GPU có nhiệt độ cao không ảnh hưởng quá nhiều tới máy tính. Tuy nhiên, nếu máy đã cũ hoặc đang ép xung card đồ hoạ thì bạn cần lưu ý tới nhiệt độ GPU. Hãy cố gắng duy trì nhiệt độ trong khoảng 60 – 70 độ.

Kết luận

Qua bài viết trên, Wiki.Lanit đã cùng bạn đọc tìm hiểu GPU là gì cũng như những thông tin quan trọng về bộ xử lý đồ hoạ này. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về GPU để sử dụng hiệu quả.

Rủi ro đến từ các cuộc tấn công mạng là không thể lường trước được. Vì thế, đa số các doanh nghiệp hiện nay đều sẽ tìm đến những giải pháp Cyber Security tối ưu để bảo vệ sự an toàn cho hệ thống thông tin dữ liệu của công ty. Vậy, Cyber Security là gì? Có bao nhiêu loại Cyber Security phổ biến? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Kiểm tra hosting và IP là công việc quan trọng để bạn đảm bảo rằng trang web của mình luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất. Cùng Wiki.Lanit tìm hiểu các cách check hosting và IP nhanh chóng, đơn giản nhất qua bài viết được chia sẻ dưới đây nhé!

Lý do bạn nên kiểm tra Hosting và IP website

Địa chỉ IP (hay Giao thức Internet) cung cấp thông tin về vị trí thiết bị của người dùng trên internet. Được biết, mọi thiết bị trong mạng đều sở hữu một địa chỉ IP (số lượng) duy nhất và địa chỉ này cần thiết trong quá trình gửi tin nhắn đến các máy tính nằm bên ngoài mạng cục bộ. 

Trên internet, mỗi trang web đều được gán một hoặc nhiều địa chỉ IP. Bạn cần biết địa chỉ IP trong một số trường hợp như chuyển hướng các ứng dụng chặn trang web, chặn một số trang web cụ thể hoặc tìm vị trí máy chủ web…

Lý do nên check Hosting và IP máy tính
Lý do nên check Hosting và IP máy tính

Bên cạnh đó, việc check hosting cũng được nhiều người quan tâm và chú trọng. Hosting là dịch vụ cung cấp không gian lưu trữ thông tin, dữ liệu trực tuyến được chia nhỏ và đặt trên một server. Hosting thường được sử dụng để lưu trữ hình ảnh, video, tin tức, mã nguồn… của trang web.

Bằng cách check hosting, bạn có thể kiểm tra các thông số hiện hành và nhận biết một số giải pháp mạng liên quan để đảm bảo rằng trang web luôn trong tình trạng ổn định nhất. Không chỉ thế, việc check hosting thường xuyên còn giúp người dùng kịp thời phát hiện các lỗ hổng liên quan đến vấn đề kỹ thuật, bảo mật để đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất trước khi mọi việc đi xa hơn.

Một số thông số cần quan tâm khi check hosting là: địa chỉ đặt domain, dung lượng của hosting và thời hạn sử dụng…

>>> Đọc thêm: TCP/IP là gì? Những điều bạn cần biết về TCP/IP 

7+ cách check Hosting và IP website cực nhanh chóng

Dưới đây là các kỹ thuật check hosting và IP dưới đây khá đơn giản và có thể áp dụng cho cả những người dùng không quá am hiểu về kỹ thuật:

Cách 1:  Kiểm tra thư chào mừng từ nhà cung cấp sau khi mua domain

Bạn có thể kiểm tra thư chào mừng được gửi bởi nhà cung cấp dịch vụ sau khi mua domain thành công. Trong thư này sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến tài khoản, địa chỉ IP và hosting của bạn. 

Cách 2: Check IP bằng cmd

Nếu trong thư chào mừng không có các thông tin bạn đang tìm, bạn có thể check IP bằng command line. Ở mỗi hệ điều hành khác nhau, cách check IP cũng có sự khác biệt:

  • Với hệ điều hành Linux: Bạn mở command line bằng tổ hợp phím Ctrl + Alt + T.
  • Với hệ điều hành Windows:

Bạn mở hộp Run bằng cách nhập Run tại Start hoặc bấm tổ hợp phím Windows + R. Sau đó, bạn nhập cmd rồi bấm Enter.

Check IP bằng cmd
Mở hộp cmd

Tiếp theo, hãy nhập lệnh ipconfig tại hộp thoại Command Prompt, sau đó Enter để kiểm tra địa chỉ IP chính xác.

Nhập lệnh ipconfig tại hộp thoại Command Prompt

  • Với hệ điều hành MacOS:

Tại thanh dock, bạn truy cập vào Finder, sau đó chọn Go, tiếp tục bấm vào Utilities và cuối cùng là Terminal. Lúc này, bạn chỉ cần click vào biểu tượng hình kính lúp (Spotlight), sau đó gõ Terminal rồi nhấn đúp vào đó là hoàn tất việc mở command line.

Sau khi mở command line thành công, bạn thực hiện các bước sau để kiểm tra IP và check hosting của bất kỳ website nào với lệnh ping:

Bước 1: Nhập ping, sau đó nhấn phím space rồi nhập địa chỉ trang web bạn muốn check hosting và IP.

Ví dụ: ping www.tenmien.com.

Nhập ping, sau đó nhấn phím space rồi nhập địa chỉ trang web bạn muốn check
Nhập ping, sau đó nhấn phím space rồi nhập địa chỉ trang web bạn muốn check

Bước 2: Nhấn Enter để xem thông tin. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng lệnh tracert command để kiểm tra IP domain: 

Bước 1: Nhập tracert tại Prompt rồi nhấn Space để tạo một khoảng trống và cuối cùng là nhập địa chỉ trang web bạn muốn check. Ví dụ: tracert www.tenmien.com.

Bước 2: Nhấn Enter để xem thông tin.

Cách 3: Kiểm tra IP qua điện thoại 

Bạn có thể dễ dàng check IP của website trên cả hệ điều hành iOS hay Android thông qua các ứng dụng như Free Ping hay Ping Test. Trong ví dụ này, Wiki.Lanit sẽ sử dụng ứng dụng Ping Test Tool trên hệ điều hành Android: 

Bước 1: Tìm kiếm ứng dụng Ping Test Tool trên CH Play, sao đó tải và cài đặt vào điện thoại. 

Kiểm tra IP qua điện thoại 
Kiểm tra IP qua điện thoại

Bước 2: Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn mở ứng dụng và tìm kiếm Hostname.

Bước 3: Nhập domain trang web bạn muốn kiểm tra địa chỉ IP rồi nhấn Start để xem kết quả. 

Cách 4: Sử dụng DNS toàn cầu

Bước 1: Truy cập trang web https://dnschecker.org/.

Bước 2: Nhập tên miền /domain / trang web của bạn

Sử dụng DNS toàn cầu
Sử dụng DNS toàn cầu

Bước 3: Danh sách Record Type, chọn A

Bước 4: Click Search để kiểm tra hosting và ip của website

Lưu ý: Bạn cũng có thể check Hosting và IP trang web bằng cách truy cập vào địa chỉ: https://whatismyipaddress.com/hostname-ip.

Cách 5: Check hosting bằng công cụ check-host

Bước 1: Truy cập vào https://check-host.net/. 

Check hosting bằng công cụ check-host
Check hosting bằng công cụ check-host

Bước 2: Nhập địa chỉ trang web muốn check để xem thông tin về hosting và địa chỉ IP. 

Cách 6: Check Hosting và IP Website bằng whoishostingthis.com

Quá trình kiểm tra tương tự như khi sử dụng công cụ Check-host. Truy cập whoishostingthis.com, nhập tên miền trang web và nhấn Enter để bắt đầu kiểm tra địa chỉ IP và máy chủ lưu trữ của trang web.

Check Hosting và IP Website bằng whoishostingthis.com
Check Hosting và IP Website bằng whoishostingthis.com

Cách 7: Check hosting trên bảng điều khiển cPanel

Đầu tiên, truy cập vào dashboard quản trị dịch vụ của bạn. Sau đó, chọn dịch vụ hosting của trang web bạn muốn kiểm tra và nhấp vào “Đăng nhập vào cPanel”.

Tiếp theo, trong bảng điều khiển cPanel, bạn sẽ thấy thông tin về “Shared IP Address”, đó cũng chính là địa chỉ IP của hosting.

Lời kết

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về tổng hợp các cách check hosting và IP website một cách nhanh chóng. Chúc các bạn thành công!