Back up dữ liệu là việc làm cần thiết để các doanh nghiệp có thể đảm bảo tính an toàn bảo mật cho thông tin, dữ liệu trong hệ thống, đồng thời giảm thiểu tối đa các sự cố không đáng có gây ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, công ty. Vậy, back up là gì? Có bao nhiêu cách back up dữ liệu? Hãy cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết được chia sẻ dưới đây!
Back up là gì?
Backup là một thuật ngữ kỹ thuật phổ biến được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, được hiểu là quá trình sao chép và lưu trữ toàn bộ dữ liệu đang tồn tại trên máy tính, server của người dùng. Bằng cách backup dữ liệu, bạn sẽ tạo nên một bản sao dữ liệu để dự phòng cho những sự cố bất ngờ có thể gây thất thoát dữ liệu trong hệ thống.
Khi backup dữ liệu, dữ liệu sẽ được sao lưu ở bất kỳ đâu mà bạn muốn, chẳng hạn như trên server khác hoặc chỉ đơn giản là tại một phân vùng ổ cứng lưu trữ trên hệ thống.
Trong bối cảnh môi trường mạng luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công và xảy ra sự cố, lỗi bảo mật như hiện nay, back up dữ liệu được xem như việc làm thiết yếu mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng phải chú trọng. Ngoài ra, để đề phòng các rủi ro có thể xảy ra, nhiều doanh nghiệp còn sao lưu dữ liệu vào các ổ cứng rời hay USB với mục đích bảo vệ sự an toàn dữ liệu ở mức tối đa.
Tại sao bạn cần phải back up dữ liệu?
Các cuộc tấn công Ransomware (mã độc tống tiền) và xâm nhập trái phép vào hệ thống với mục đích xấu đang có xu hướng gia tăng một cách “chóng mặt” trong những năm gần đây.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ước tính mỗi ngày có đến 2.244 cuộc tấn công mạng diễn ra trên phạm vi toàn cầu, và những cuộc tấn công này thường nhắm đến việc khai thác dữ liệu kinh doanh nhạy cảm của doanh nghiệp. Vậy nên, việc back up dữ liệu để tạo nên các bản sao dự phòng được xem như biện pháp phòng chống rủi ro cực kỳ quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Ngoài ra, còn rất nhiều lý do khiến cho việc back up dữ liệu đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, chẳng hạn như:
Cung cấp quyền truy cập dữ liệu không hạn chế
Việc back up dữ liệu trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi nó cho phép người dùng truy cập vào dữ liệu mà không bị giới hạn về thời gian, địa điểm. Ngoài ra, đây còn là một giải pháp tối ưu chi phí vì doanh nghiệp không cần phải trả một khoản tiền để sở hữu tài nguyên CNTT phục vụ cho việc sao lưu, lưu trữ và bảo vệ dữ liệu.
Biện pháp an toàn với mức giá phải chăng
Back up dữ liệu trực tuyến giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn chi phí dùng để thiết lập hệ thống lưu trữ và cho phép người dùng tận dụng các nguồn lực có sẵn một cách tối ưu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ – đối tượng chính của các cuộc tấn công mạng.
Kịp thời, hiệu quả
Nếu sự cố xảy ra và bạn không áp dụng biện pháp back up dữ liệu, bạn có thể đối diện với nhiều tổn thất lớn, chẳng hạn như làm mất dữ liệu nhân viên, khách hàng hay đối tác… Điều này vô tình khiến doanh nghiệp vướng vào các vấn đề pháp lý rắc rối, phức tạp.
Mang lại sự yên tâm tuyệt đối
Các chủ doanh nghiệp sẽ không cần phải bận tâm về việc mất các thông tin giá trị khi hệ thống xảy ra sự cố. Bởi lẽ, back up dữ liệu giúp họ sở hữu một bản sao dữ liệu dự phòng cho những tình huống xấu nhất có thể xảy đến.
Bảo vệ thông tin cá nhân khách hàng, đối tác và nhân viên
Khi sao lưu thông tin khách hàng, đối tác và nhân viên của doanh nghiệp, bạn có thể đảm bảo rằng các thông tin này đã được bảo vệ và bạn có thể khôi phục nó bất cứ khi nào cần thiết. Ngược lại, nếu không sao lưu dữ liệu, doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiều vấn đề nan giải nếu hệ thống bị tấn công hay gặp sự cố làm mất dữ liệu cũ.
Bảo vệ doanh nghiệp
Thông tin, dữ liệu được xem như yếu tố tiên quyết mang đến sự thành công cho một doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều lưu giữ các thông tin quan trọng để phục vụ cho quá trình hoạt động và kinh doanh của mình. Nếu không may dữ liệu bị mất, bạn có thể mất tất cả thông tin về khách hàng, nguồn cung ứng, đối tác… Khi đó, sao lưu dữ liệu là việc làm cần thiết giúp bạn chống lại sự cố mất mát dữ liệu và tránh làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
6 lưu ý cần nắm rõ trước khi tiến hành backup là gì?
Sau khi tìm hiểu về back up là gì và tầm quan trọng của back up, chúng ta sẽ tiếp tục đến với 6 lưu ý cần nắm trước khi tiến hành back up được chia sẻ tại phần dưới đây:
Xác định mức độ quan trọng của từng dữ liệu
Đầu tiên, bạn cần xác định và phân loại dữ liệu theo mức độ quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp sao lưu, lưu trữ phù hợp nhất. Ngoài ra, mức độ quan trọng cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức khôi phục tối ưu nhất đối với từng loại dữ liệu riêng biệt.
Nắm bắt mức độ rủi ro
Hãy tự trả lời cho câu hỏi rủi ro khi back up là gì để nắm bắt được mức độ rủi ro trước khi việc back up dữ liệu. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đánh mất dữ liệu của doanh nghiệp, và việc mà doanh nghiệp cần làm là đưa ra các giải pháp tối ưu trước khi sự cố thật sự xảy ra.
Tạo dựng chiến lược khôi phục phù hợp
Sau khi đã xác định mức độ quan trọng và nắm bắt mức độ rủi ro của back up là gì, bạn cần xây dựng chiến lược khôi phục dữ liệu phù hợp để đảm bảo rằng tất các dữ liệu đều được khôi phục một cách hoàn chỉnh sau các sự cố.
Chọn giải pháp backup phù hợp
Hiện nay, có rất nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu để người dùng có thể lựa chọn. Trong đó, back up dữ liệu trực tuyến được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng bởi hàng loạt ưu điểm như:
- Cho phép khôi phục nhanh chóng, kịp thời, mọi lúc mọi nơi.
- Tài nguyên của doanh nghiệp được tận dụng tối đa
- Tối ưu chi phí nhiều nhất cho doanh nghiệp.
Dẫu vậy, bạn vẫn có thể cân nhắc thêm dựa trên nhu cầu và quy mô hoạt động để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.
Đảm bảo hệ thống hoạt động một cách ổn định khi back up dữ liệu
Sau khi xảy ra sự cố, doanh nghiệp cần khôi phục dữ liệu và quá trình cài đặt lại các thành phần như hệ điều hành, ứng dụng, các bản cập nhật… thường khiến doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian. Vậy nên, trước khi bắt đầu back up, doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống hoạt động ổn định để quá trình khôi phục diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Bảo vệ cơ sở hạ tầng mạng
Tốt nhất là các doanh nghiệp nên tìm đến dịch vụ lưu trữ dữ liệu mạng từ những đơn vị cung cấp dịch vụ internet uy tín để có thể tiếp tục truy cập được vào dữ liệu ngay cả khi hệ thống gặp sự cố. Đồng thời, đây còn là cách bảo vệ cơ sở hạ tầng mạng khá hữu hiệu hiện nay.
2 cách back up dữ liệu phổ biến hiện nay
Vậy, cụ thể thì quy trình back up là gì, sẽ bao gồm những phương pháp nào? Hiện nay, có 2 cách back up dữ liệu phổ biến mà bạn có thể tham khảo, cụ thể là:
Back up bằng phần mềm
Người dùng có thể sử dụng các chương trình phần mềm, ứng dụng được thiết kế riêng cho quá trình back up dữ liệu của website. Đừng quên cài đặt thời gian, tần suất back up dữ liệu tự động để không bỏ sót bất kỳ dữ liệu quan trọng nào.
Riêng với những ai không quá am hiểu về kiến thức chuyên môn, bạn có thể liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất.
Back up thủ công
Phương pháp này đòi hỏi người back up phải có kiến thức và am hiểu về kỹ thuật, đồng thời quá trình back up phải được thực hiện một cách cẩn trọng, tỉ mỉ để tránh mắc phải các sai lầm không đáng có.
Với back up thủ công, bạn sẽ back up dữ liệu trực tiếp từ một thiết bị chứa dữ liệu chính sang một thiết bị khác như USB, ổ cứng, server…
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ khái niệm back up là gì và các cách back up dữ liệu phổ biến hàng đầu hiện nay. Nhìn chung, back up dữ liệu sẽ là việc làm không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì thế, đừng quên tìm đến các giải pháp back up dữ liệu tối ưu để bảo vệ thông tin, dữ liệu cho công ty, bạn nhé!
Comments are closed.