Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

Client Server là gì? Tìm Hiểu Mô Hình Client – Server

Pinterest LinkedIn Tumblr

Client Server là gì ? Đây là một trong những mô hình mạng máy tính được sử dụng phổ biến hiện nay bởi khả năng phân vùng nhiệm vụ giữa các nhà cung cấp khác nhau một cách hữu hiệu. Mặc dù vậy, không phải ai cũng đã biết đến Client Server và nắm rõ các ưu điểm, nhược điểm của mô hình này. Vì thế, trong bài viết dưới đây, Lanit sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản về Client Server. Mời bạn cùng tham khảo!

 Client Server là gì?

Client Server là một dạng mô hình mạng máy tính với 2 thành phần chính là Client (máy khách) và Server (máy chủ). Trong đó, Client sẽ đưa ra các yêu cầu về dịch vụ cài đặt và lưu trữ tài nguyên từ Server.

 Client Server là gì?
Client Server là gì?

Cụ thể, Client sẽ gửi yêu cầu dữ liệu đến Server qua internet. Lúc này, Server sẽ nhận được yêu cầu và gửi các gói dữ liệu theo đúng yêu cầu về lại cho Client. Nói một cách dễ hiểu thì Client sẽ không chia sẻ bất kỳ tài nguyên nào mà chỉ đảm nhận nhiệm vụ gửi yêu cầu, còn Server có trách nhiệm lưu trữ tài nguyên và cài đặt các chương trình dịch vụ đúng với yêu cầu của client.

Mô hình Client Server còn được biết đến như một cấu trúc ứng dụng phân tán với vai trò phân chia các nhiệm vụ và khối lượng công việc giữa các nhà cung cấp tài nguyên, dịch vụ (Server) và người yêu cầu dịch vụ (Client).

Mô hình Client Server hoạt động như thế nào?

Vậy, cách thức hoạt động của mô hình Client Server là gì? Về cơ bản, mô hình này hoạt động với hai thành phần chính là Client và Server, mỗi thành phần lại đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, cụ thể là:

Client là bên gửi yêu cầu và Server sẽ đáp ứng yêu cầu đó cho Client
Client là bên gửi yêu cầu và Server sẽ đáp ứng yêu cầu đó cho Client

Client

Client (máy khách) trong lĩnh vực công nghệ được hiểu là một máy tính (host) có khả năng nhận thông tin và sử dụng dịch vụ, tài nguyên từ nhà cung cấp (Server).

Server

Server (máy chủ) là một dạng máy tính từ xa, có nhiệm vụ cung cấp thông tin, dữ liệu, tài nguyên hoặc cấp quyền cho các Client truy cập vào những dịch vụ cụ thể nào đó.

Về cơ bản, trong mô hình Client Server, Client là bên gửi yêu cầu và Server sẽ đáp ứng yêu cầu đó cho Client, với điều kiện yêu cầu nó thuộc phạm vi cơ sở dữ liệu của Server.

Xem thêm >>> Name Server Là Gì? Từ A – Z Kiến Thức Về Name Server

Đánh giá ưu và nhược điểm của mô hình Client Server

Bất kỳ mô hình nào cũng sẽ tồn tại những ưu – nhược điểm nhất định, và mô hình Client Server cũng thế. Dưới đây là một số ưu điểm, nhược điểm nổi bật của mô hình Client Server:

Ưu điểm của mô hình Client Server là gì

Mô hình Client Server được ứng dụng rộng rãi hiện nay bởi những lý do sau:

Tính tập trung

Ưu điểm nổi bật nhất của mô hình Client Server là khả năng kiểm soát tập trung (Centralization). Tất cả các thông tin trong mô hình này đều được đặt tại một vị trí duy nhất. Thông qua đó, quản trị viên mạng có thể dễ dàng quản lý và điều hành mọi dữ liệu.

Đặc biệt, tính năng này còn hữu ích trong trường hợp phát sinh bất kỳ sự cố nào đó. Bởi lẽ, mọi thông tin đều tập trung ở một vị trí nên nhà quản trị chỉ cần tìm kiếm và giải quyết trong khu vực đó. Đồng thời, quá trình cập nhật tài nguyên và dữ liệu lên hệ thống cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Ưu điểm nổi bật nhất của mô hình Client Server là khả năng kiểm soát tập trung 
Ưu điểm nổi bật nhất của mô hình Client Server là khả năng kiểm soát tập trung

Độ bảo mật cao

Với kiến trúc tập trung kể trên, dữ liệu trong hệ thống mạng Client Server sẽ được bảo vệ một cách tối đa. Trong đó, quản trị viên mạng có thể kiểm soát truy cập bằng cách chỉ cấp quyền cho một số đối tượng nhất định. Khi họ muốn đăng nhập vào hệ thống, họ buộc phải nhập thông tin đăng nhập gồm PasswordUsername.

Không chỉ thế, trong trường hợp dữ liệu không may bị mất, người dùng còn có thể dễ dàng khôi phục từ một bản sao lưu duy nhất. Điều này giúp bạn phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng mạng Client Server.

Khả năng mở rộng cao

Với khả năng mở rộng vượt trội, người dùng có thể tăng số lượng tài nguyên, chẳng hạn như tăng số Server hoặc số Client khi cần. Như vậy, Client Server cho phép người dùng gia tăng kích thước của Server mà không cần lo lắng hệ thống bị gián đoạn nhiều.

Khả năng truy cập

Mô hình Client Server nổi bật ở điểm không có sự phân biệt về vị trí hay nền tảng, mà bất kỳ Client nào cũng có thể dễ dàng đăng nhập vào hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các nhân viên được cấp quyền đều có thể truy cập vào hệ thống thông tin của doanh nghiệp mà không cần phải thông qua một bộ xử lý hay một terminal mode nào.

Xem thêm >>> C&C Server Là Gì? Cách Phát Hiện Và Bảo Vệ Khỏi Tấn Công Mạng

Nhược điểm của mô hình Client Server

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, mô hình Client Server vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

Tắc nghẽn lưu lượng

Nếu như trong hệ thống mạng Client Server có quá nhiều Client cùng gửi yêu cầu đến một Server, hệ thống có thể bị gián đoạn vì tắc nghẽn lưu lượng, thậm chí là gây ra hiện tượng crash – tức là bị hỏng chương trình hoặc bị văng khỏi chương trình không đúng cách. Điều này làm ảnh hưởng đến sự vận hành ổn định của hệ thống và gây ra một số khó khăn trong việc truy cập thông tin.

Độ bền, tính ổn định

Như đã đề cập ở trên, Client Server là một mô hình mạng tập trung. Vì thế, nếu như Server chính không may bị nhiễu hay gặp sự cố, toàn bộ hệ thống sẽ bị gián đoạn, thậm chí gây mất kết nối.

Chi phí

Muốn sử dụng mạng Client Server, người dùng phải chi trả nhiều khoản chi phí như chi phí thiết lập, chi phí bảo trì Server. Những chi phí này thường khá cao, nhất là đối với những hệ thống mạng có quy mô lớn. Vì vậy, bạn cần cân nhắc về vấn đề ngân sách trước khi quyết định có sử dụng Client Server hay không.

Bảo trì

Các Server sẽ hoạt động liên tục và không ngừng nghỉ kể từ khi được triển khai. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị mạng phải theo dõi Server thường xuyên để nhanh chóng phát hiện vấn đề và giải quyết kịp thời.

Tài nguyên

Mặc dù Server lưu trữ khá nhiều tài nguyên, nhưng không phải tài nguyên nào cũng có thể sử dụng được. Chẳng hạn như người dùng không thể in tài liệu trực tiếp từ web hoặc chỉnh sửa thông tin trên ổ cứng Client.

Ví dụ về mô hình Client Server

Để hiểu rõ hơn về Client Server, Lanit sẽ cung cấp đến bạn một số ví dụ điển hình trên thực tế, chẳng hạn như:

  • Web Server: Với Web Server, người dùng cần nhập địa chỉ website trên máy tính, sau đó Client sẽ gửi yêu cầu đến Web Server. Lúc này, Web Server sẽ tiếp nhận yêu cầu và gửi lại toàn bộ nội dung về website cho Client.
  • Mail Server: Đầu tiên, người dùng sẽ soạn mail và gửi đi, tức là Client sẽ gửi yêu cầu đến Mail Server. Sau khi Mail Server tiếp nhận yêu cầu sẽ tiến hành tìm kiếm địa chỉ email gửi đến và bắt đầu gửi mail đi.
  • File Server: Ban đầu, Client sẽ chia sẻ thông tin, dữ liệu đến File Server. Sau đó, File Server lại lưu trữ và truyền file đi. Như vậy, người dùng có thể download hoặc upload file lên trên Server thông qua web browser hoặc giao thức FTP.

Client Server, Peer to Peer (P2P) khác nhau như thế nào?

Client Server và Peer to Peer đều là 2 mô hình mạng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên lựa chọn mô hình nào, hãy cùng tham khảo một số điểm khác biệt của chúng tại đây.

Điểm giống nhau

Cả Client Server và Peer to Peer đều có điểm chung là sẽ có một Client gửi yêu cầu đến Server, sau đó Server sẽ tiếp nhận và gửi trả thông tin về lại cho Client.

Điểm khác nhau

Nội dung Client – Server

Peer – to – Peer

Sự phân biệt Trong hệ thống mạng Client Server có sự phâcn biệt giữa Client và Server Trong hệ thống mạng P2P không có sự phân biệt giữa Client và Server.
Mục tiêu Mô hình Client Server chủ yếu tập trung vào vai trò chia sẻ dữ liệu. Mô hình P2P tập trung vào khía cạnh kết nối.
Vai trò của Server Server tập trung trong mạng Client Server được sử dụng với vai trò lưu trữ thông tin, dữ liệu. Trong hệ thống mạng P2P, mỗi một Peer đều sẽ có dữ liệu của riêng mình.
Phản hồi yêu cầu Trong hệ thống mạng Client Server, Server sẽ phản hồi lại yêu cầu của Client. Trong hệ thống mạng P2P, mỗi node đều có thể gửi yêu cầu và phản hồi lại các yêu cầu. 
Chi phí Đắt hơn Rẻ hơn
Tính ổn định Ổn định hơn Kém ổn định hơn
Phù hợp cho loại mạng Được ứng dụng cho cả mạng lớn lẫn mạng nhỏ. Được ứng dụng phổ biến hơn đối với các mạng nhỏ có số lượng máy tính dưới 10. 

FAQs ( Câu Hỏi Thường Gặp)

Sử dụng mô hình Client – Server có yêu cầu về quản trị mạng không?

Có. Khi bạn sử dụng mô hình Client-Server đòi hỏi yêu cầu hiểu biết và có kiến thức về quản trị mạng.

Mô hình Client và Server bảo mật có tốt không?

Mô hình Client và Server có khả năng bảo mật khá tốt, người dùng còn có thể kiểm soát quyền truy cập. Tuy nhiên, khi dữ liệu phải di chuyển giữa hai máy tính ở nơi khác nhau qua mạng, có thể tồn tại nguy cơ thông tin bị rò rỉ.

Giá để cài đặt mô hình Client và Server là bao nhiêu?

Cài đặt mô hình Client – Server có giá khá cao. Tuy nhiên, nó cũng biến đổi tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của từng dự án. Một dự án nhỏ với ít máy chủ và máy khách có thể có chi phí cài đặt thấp hơn so với một hệ thống lớn và phức tạp hơn.

Lời kết

Bên trên là những thông tin cơ bản nhất về Client Server . Hy vọng qua nội dung trên, bạn có thể nắm rõ về khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của mô hình Client Server là gì. Ngoài ra, đừng quên để lại comment bên dưới nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào về Client Server để được hỗ trợ bởi đội ngũ Lanit.

Mình là Tuấn - Hiện mình đang làm việc trong đội ngũ kỹ thuật tại LANIT. Mình đã tham gia và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị mạng trong suốt nhiều năm. Qua những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, rất hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những chia sẻ hữu ích về những giải pháp VPS, Hosting và Server. Từ đó, hỗ trợ bạn xây dựng và quản lý trực tuyến một cách hiệu quả hơn.

Comments are closed.