Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

Code Refactoring là gì? Kiến Thức Cơ Bản Từ A – Z

Pinterest LinkedIn Tumblr

Code Refactoring, một khái niệm phổ biến trong cộng đồng lập trình, đặt ra quá trình tái cấu trúc (Refactoring) nhằm mục đích “làm sạch” và cải thiện cấu trúc của mã nguồn. Hãy cùng Wiki Lanit tìm hiểu chi tiết về Code Refactoring là gì? và cách nhận biết Code Refactoring hiệu quả.

Code Refactoring là gì?

Code Refactoring là quá trình sắp xếp lại cấu trúc của mã nguồn để cải thiện hệ thống phần mềm mà không làm thay đổi hành vi bên ngoài của code. Mục tiêu chính của việc tái cấu trúc code là tạo ra những đoạn mã “sạch” hơn, gọn gàng, hiệu quả hơn và dễ bảo trì. Quá trình này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất của hệ thống, mà còn tăng cường tính bảo mật và khả năng mở rộng.

Code Refactoring là gì?
Code Refactoring là gì?

Quá trình Code Refactoring thường gồm nhiều bước nhỏ được gọi là “tái cấu trúc vi mô”. Mỗi bước thay đổi nhỏ trong mã nguồn nhằm đơn giản hóa và làm cho code trở nên “sạch” hơn, trong khi vẫn giữ nguyên chức năng của hệ thống.

Ưu và nhược điểm của Code Refactoring là gì?

Về ưu điểm

  •  Refactoring giúp loại bỏ các mảng mã không cần thiết, cải thiện cấu trúc code, từ đó tăng hiệu suất hoạt động của chương trình và giảm thiểu khả năng xuất hiện lỗi.
  •  Mã nguồn được tái cấu trúc thường dễ đọc, dễ hiểu hơn, giúp cho việc bảo trì và mở rộng mã nguồn trở nên thuận lợi hơn.
  • Refactoring giúp cải thiện cấu trúc mã nguồn, loại bỏ sự lặp lại, cải thiện độ rõ ràng và sạch sẽ của code, giúp tối ưu hóa chức năng và hiệu suất của ứng dụng.
  • Khi tái cấu trúc code, lập trình viên có thể giảm thiểu nợ kỹ thuật bằng cách làm sạch code, làm cho mã nguồn dễ quản lý hơn và giúp tránh các vấn đề kỹ thuật trong tương lai.

Về nhược điểm

  • Quá trình tái cấu trúc code có thể tốn nhiều thời gian, đặc biệt là khi mã nguồn lớn hoặc phức tạp, dẫn đến việc ngừng phát triển tính năng mới để dành thời gian cho việc refactoring.
  • Khi thực hiện refactoring, có thể xảy ra tình trạng gây lỗi trong code, đặc biệt là nếu không có kiểm thử kỹ lưỡng hoặc không hiểu rõ ràng về hệ thống.

Khi nào cần sử dụng Code Refactoring?

Việc thực hiện Code Refactoring  thực sự cần thiết trong một số các trường hợp dưới đây:

  •  Khi bạn cần thêm chức năng mới và việc này có thể ảnh hưởng đến phần mã nguồn đã có, là thời điểm thích hợp để cải thiện mã nguồn thông qua refactoring.
  • Trong quá trình review code, những người có kinh nghiệm có thể chỉ ra cách viết mã nguồn tốt hơn. Điều này thường khuyến khích việc refactoring để cải thiện mã nguồn và học hỏi từ kinh nghiệm của người khác.
  • Khi mã nguồn phức tạp và khó hiểu, việc handover cho người mới sẽ gây khó khăn. Refactoring có thể được thực hiện để làm cho mã nguồn dễ đọc và dễ hiểu hơn cho người tiếp theo.

Làm thế nào để biết Code Refactoring hiệu quả?

Khi Code Refactoring hiệu quả sẽ có những dấu hiệu sau:

Làm thế nào để biết Code Refactoring hiệu quả?
Làm thế nào để biết Code Refactoring hiệu quả?
  • Cải thiện được lớp, tên, thuật toán hoặc phương thức
  • Không có dấu hiệu trùng lặp
  • Các lớp hoạt động đúng phạm vi
  • Dễ cải tiến, duy trì
  • Vượt qua mọi trường hợp kiểm thử

Các kỹ thuật Code Refactoring phổ biến

Có nhiều kỹ thuật để thực hiện Code Refactoring, nhằm cải thiện cấu trúc và chất lượng của mã nguồn. Dưới đây là một số kỹ thuật phổ biến:

  • Tách phương thức (Extract Method): Phân chia một đoạn mã lớn thành các phương thức nhỏ hơn để tăng tính tái sử dụng và làm cho mã nguồn dễ đọc hơn.
  • Gộp mã (Remove Duplication): Loại bỏ sự trùng lặp không cần thiết trong mã nguồn, giảm thiểu độ phức tạp và tạo sự nhất quán trong mã.
  • Đổi tên (Rename): Thay đổi tên biến, phương thức hoặc lớp để tạo ra tên rõ ràng và mô tả chức năng chính xác hơn.
  • Tách lớp (Extract Class): Phân chia một lớp lớn thành các lớp nhỏ hơn và độc lập với nhau, tạo sự tổ chức tốt hơn cho mã nguồn.
  • Tối ưu hóa vòng lặp (Loop Refactoring) và thay thế cấu trúc điều kiện (Replace Conditional with Polymorphism): Tối ưu hóa các vòng lặp và thay thế các câu điều kiện bằng cách sử dụng cơ chế đa hình để làm cho mã nguồn linh hoạt và hiệu quả hơn.

FAQs về Code Refactoring

Code Refactoring và Unit Test có liên quan tới nhau không?

Trong quá trình Code Refactoring, code mới sẽ thay thế cho code cũ. Unit Test với nhiệm vụ kiểm thử đơn vị có thể không kiểm thử được. Thậm chí Unit Test có thể được tạo ra và thực hiện ngay từ đầu chương trình.

Lý do Code Refactoring gặp lỗi?

Trường hợp Code Refactoring gặp lỗi là khi các đối tượng (objects) bị thay đổi, các automation scripts có thể bị fail và cập nhật lại.

Có cách nào viết code mà không cần Code Refactoring không?

Để tránh việc phải thực hiện Code Refactoring sau này, các lập trình viên có thể tuân theo Code Convention (quy ước viết code) khi viết mã nguồn. Đơn giản, đây là một bộ quy tắc về cách đặt tên cho biến, viết code, hàm, file hay lùi đầu dòng, Class, chú thích, cách sử dụng ” . ” và ” , “,… để làm cho mã nguồn trở nên “sạch” hơn.

Kết luận

Có thể thấy Code Refactoring là một công việc đem lại nhiều lợi ích giúp lập trình viên trong công cuộc phát triển phần mềm. Bài viếtđã tổng quan mọi điều bạn cần biết về khái niệm Code Refactoring là gì. Wiki Lanit hy vọng đã đem lại thông tin bổ ích tới bạn. Chúc các bạn thành công!

Mình là Tú Anh - Hiện mình đang đảm nhận một số mảng trong chiến dịch Marketing tại LANIT. Mình đã có kinh nghiệm nhiều năm trong mảng kinh doanh online, nên rất hy vọng với những kiến thức mình chia sẻ về lĩnh vực này sẽ thật sự hữu ích đối với các bạn.

Comments are closed.