Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

Data Processing là gì? Quy Trình Xử Lý Dữ Liệu Của Người Dùng

Pinterest LinkedIn Tumblr

Trong thời đại số hóa ngày nay, dữ liệu đang trở thành một tài nguyên quý giá, cần được quản lý và xử lý một cách hiệu quả. Lúc này đây, Data Processing hay xử lý dữ liệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc biến những dữ liệu thô ban đầu thành thông tin có giá trị và hữu ích cho doanh nghiệp. Vậy, Data Processing là gì? Hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu lời giải đáp ngay sau đây.

Data Processing là gì?

Data Processing hay xử lý dữ liệu là quy trình chuyển hóa dữ liệu, thông tin thô ban đầu thành những dữ liệu mà người dùng có thể sử dụng được. Trong đó, quá trình xử lý sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia để dữ liệu thu được có độ chính xác cao, cho sản phẩm cuối cùng đạt kết quả tốt nhất.

Data Processing là gì?
Data Processing là gì?

Chức năng của Data Processing là gì?

Xử lý dữ liệu đem đến cho doanh nghiệp và người dùng những chức năng cơ bản sau:

Chức năng xác nhận thông tin

Xác nhận thông tin là chức năng cơ bản và không thể thiếu trong quá trình xử lý dữ liệu. Cụ thể, trước khi bắt đầu xử lý dữ liệu, người dùng cần thu thập các thông tin đầu vào. Sau đó, tiến hành xác nhận các dữ liệu tìm kiếm có chính xác và liên quan đến yêu cầu ban đầu hay không,…

Chức năng sắp xếp dữ liệu

Bước tiếp theo sau khi hệ thống đã xác nhận thông tin chính xác là sắp xếp và phân loại dữ liệu được đảm bảo theo từng bộ riêng. Việc làm này giúp quá trình kiểm soát dữ liệu trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Chức năng tóm tắt dữ liệu

Để hỗ trợ xử lý dữ liệu, Data Processing sẽ lượt bớt những giải thích chi tiết nhằm đưa ra các thông tin chính dựa trên dữ liệu thu được. Qua đó giúp việc tổng hợp, tìm kiếm thông tin diễn ra dễ dàng và tiện lợi hơn.

Chức năng tóm tắt dữ liệu
Chức năng tóm tắt dữ liệu

Chức năng tập hợp nội dung

Các thông tin sau khi được phân loại và sàng lọc sẽ được tập hợp lại. Sau đó, chúng sẽ đồng bộ hóa với những thông tin cùng loại để tạo ra một thư mục lưu trữ dữ liệu lớn hơn.

Chức năng phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu là chức năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình Data Processing. Ngoài tác động đến hiệu quả công việc, chức năng phân tích dữ liệu còn được xem là quá trình xử lý dữ liệu con với nhiều bước phải trải qua từ thu thập dữ liệu, phân loại và phân tích nội dung liên quan, cho đến yêu cầu và tìm kiếm các kết quả tốt nhất.

Chức năng báo cáo

Báo cáo là chức năng thực hiện sau khi thực hiện phân tích dữ liệu. Chức năng này được tiến hành bằng cách kê khai các thông tin chi tiết về dữ liệu dựa trên những thông tin được tóm tắt hoặc đã được thanh toán.

Chức năng phân loại nội dung

Cuối cùng là phân loại nội dung, một chức năng khá tương tự với chức năng phân loại dữ liệu thông tin. Tuy nhiên, điểm khác biệt chức năng phân loại là đề cập đến dữ liệu đầu vào. Trong khi đó, ở chức năng này thông tin phân loại đề cập đến dữ liệu đầu ra.

Phân loại nội dung
Phân loại nội dung

Do đó, nếu thấy lượng thông tin lớn và đa dạng sau khi đã hoàn tất bước xử lý nội dung cơ bản thì người dùng cần phân loại những cùng chung mục đích vào trong cùng một thư mục.

Quy trình xử lý dữ liệu

Dưới đây là chi tiết các bước xử lý dữ liệu giúp người dùng hiểu hơn về Data Processing là gì mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là bước đầu tiên của Data Processing. Những dữ liệu này sẽ được lấy từ nguồn có sẵn (thường từ kho dữ liệu hoặc các nguồn uy tín, đáng tin cậy).

Chỉ khi người dùng thu thập những dữ liệu thực sự chất lượng thì kết quả thu được sau khi xử lý mới có thể đạt kết quả cao nhất.

Bước 2: Chuẩn bị dữ liệu

Chuẩn bị dữ liệu còn được gọi là bước tiền xử lý. Ở giai đoạn này, những dữ liệu thô ban đầu sẽ được chuyển hóa thành dữ liệu sạch và được sắp xếp một cách khoa học. Dữ liệu sau khi lọc sẽ được dùng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Chuẩn bị dữ liệu
Chuẩn bị dữ liệu

Bước 3: Dữ liệu đầu vào

Dữ liệu sau khi xử lý sạch sẽ được chuyển sang một địa điểm lưu trữ khác. Trong quá trình di chuyển, những dữ liệu này còn được dịch sang một ngôn ngữ khác dễ hiểu hơn. Bắt đầu từ bước này, các thông tin thô ban đầu đã trở thành dữ liệu có thể sử dụng được.

Bước 4: Xử lý

Xử lý là bước đóng vai trò quan trọng trong quá trình Data Processing. Quá trình xử lý được diễn ra thông qua thuật toán Machine learning nhằm mục đích diễn giải thông tin. Trong đó, dữ liệu xử lý sẽ có sự khác nhau ở các công đoạn và phụ thuộc vào mục đích cuối cùng của doanh nghiệp.

Bước 5: Kết xuất dữ liệu

Dữ liệu sau khi được xử lý sẽ chuyển tiếp đến giai đoạn kết xuất dữ liệu. Đồng thời, quá trình kết xuất này cũng là bước cuối cùng để dữ liệu được sử dụng. Ở bước này, dữ liệu sẽ được dịch hoặc trình bày theo nhiều hình thức khác nhau như hình ảnh, đồ thị, video hoặc văn bản thuần túy.

Giờ đây, người dùng đã có thể ứng dụng các dữ liệu này để đáp ứng công việc và nhiệm vụ của mình.

Bước 6: Lưu trữ dữ liệu

Cuối cùng, dữ liệu sau khi được xử lý hoàn tất sẽ cần được lưu trữ lại nhằm bảo vệ dữ liệu một cách tập trung và để người dùng sử dụng trong tương lai.

Quá trình lưu trữ cần được thực hiện đúng cách để các thành viên trong doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin, dữ liệu cần thiết một cách nhanh nhất.

Lưu trữ dữ liệu
Lưu trữ dữ liệu

Vai trò của Data Processing trong doanh nghiệp

Đối với tất cả doanh nghiệp hiện nay, Data Processing đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện để có thể thu thập thông tin một cách dễ hiểu và có tổ chức hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

Đồng thời, với Data Processing, doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa chi phí duy trì và quản lý tài liệu số hóa. Bên cạnh đó, còn có thể giảm thiểu một khoản phí lớn trong việc sử dụng tài liệu giấy cũng như cải thiện hiệu quả hệ thống xử lý dữ liệu giúp gia tăng không gian lưu trữ cho doanh nghiệp.

Những hình thức Data Processing phổ biến

Sau khi tìm hiểu Data Processing là gì, người dùng có thể phân loại được một số hình thức xử lý dữ liệu phổ biến sau:

Hình thức xử lý thủ công

Đúng như tên gọi, hình thức thủ công chính là quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện trực tiếp bằng thủ công. Ở phương thức xử lý này, hệ thống chỉ hỗ trợ một phần nhỏ sức lực khi cho phép người dùng áp dụng các loại máy tính cơ hoặc điện tử.

Xử lý thủ công không thích hợp để người dùng sử dụng trong trường hợp khối lượng dữ liệu lớn vì mất nó làm tiêu hao nhiều thời gian.

Hình thức xử lý tự động

Khác với xử lý thủ công gần như thực hiện bằng tay, thì hình thức xử lý tự động lại có sự hỗ trợ của công nghệ với các thiết bị, công cụ ghi đơn vị cho kết quả hiển thị nhanh gấp 2 – 3 lần.

Doanh nghiệp áp dụng hình thức này không chỉ tiết kiệm thời gian với kết quả chính xác hơn, mà còn hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra ở các nhân sự.

Xử lý nhanh gấp 2 -3 lần nhờ sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ
Xử lý nhanh gấp 2 -3 lần nhờ sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ

Hình thức xử lý điện tử

Xử lý điện tử là hình thức xử lý dữ liệu được thực hiện trên các thiết bị điện tử. Trong đó, thay vì phải kết hợp nhiều thiết bị điện tử rườm rà, làm mất thời gian thì người dùng chỉ cần một thiết bị duy nhất đã có thể tiến hành thực hiện công việc độc lập. Đây là hình thức giúp tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả cao.

Hình thức xử lý dữ liệu thương mại

Xử lý thương mại thường dành cho website có lưu lượng dữ liệu lớn. Hình thức xử lý này yêu cầu thông tin và dữ liệu phải ở dạng ít có tính toán nhằm lưu trữ một khối lượng lớn các thông tin đầu ra. Ví dụ như thông tin khách hàng ở doanh nghiệp bảo hiểm hay kê khai chính sách, hóa đơn in ấn,…

Xu hướng tương lai của Data Processing

Mặc dù đã áp dụng từ rất lâu cũng như không ngừng cải tiến về công nghệ, thế nhưng thực tế, Data Processing lại không phải là một quy trình trong tương lai. Thay vào đó, điện toán đám mây – cloud computing mới là công nghệ phổ biến.

Có thể nói, điện toán đám mây được xây dựng không chỉ tạo sự tiện lợi, mà còn góp phần tăng cường hiệu suất cũng như sử dụng dữ liệu cho các doanh nghiệp. Mặt khác, tổ chức, doanh nghiệp qua đó cũng có thể làm việc với lượng lớn dữ liệu và kết hợp với nhau tạo thành một hệ thống tích hợp.

Kết luận

Trên đây là tổng quan về Data Processing là gì và những lợi ích, vai trò mà xử lý dữ liệu mang đến cho doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về Data Processing trong thời đại 4.0 ngày nay. Qua đó, doanh nghiệp có thể ứng dụng hiệu quả những dữ liệu có giá trị để đem về doanh thu và lợi nhuận cho mình.

Mình là Quốc Anh - Hiện mình đang đảm nhận vị trí kỹ thuật viên quản trị hệ thống tại LANIT. Mình có một niềm đam mê mãnh liệt về việc nghiên cứu và áp dụng những công nghệ mới để tối ưu hóa quá trình quản trị hệ thống. Những nội dung mình chia sẻ trên đây đều dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm của mình trong nhiều năm. Rất hy vọng sẽ hữu ích đối với các bạn!

Comments are closed.