Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

Database Server là gì? Ưu & Nhược Điểm Của Database Server

Pinterest LinkedIn Tumblr

Database Server là một hệ thống máy chủ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực IT hiện nay. Tuy nhiên, đối với một người mới, đây vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ. Vậy, Database Server là gì? Database Server mang lại những lợi ích nào cho người dùng? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Database Server là gì?

Database Server (máy chủ cơ sở dữ liệu/máy chủ dữ liệu) là một hệ thống máy tính có nhiệm vụ cung cấp cho các thiết bị máy tính khác những dịch vụ liên quan đến việc truy cập và truy xuất database (cơ sở dữ liệu). Hiểu một cách đơn giản thì Database Server là một kho lưu trữ và duy trì các thông tin, dữ liệu, website.

Database Server là máy chủ cơ sở dữ liệu
Database Server là máy chủ cơ sở dữ liệu

Để truy cập vào Database Server, người dùng có thể thực hiện tại giao diện người dùng chạy trên thiết bị cá nhân hoặc giao diện người dùng chạy trên Database Server được truy cập từ xa thông qua Remote Shell. Trong đó, người dùng có thể truy cập thông tin trong database khi dữ liệu được truy xuất.

Ngoài ra, máy chủ cung cấp dịch vụ database này thường được tìm thấy trong các môi trường Client Server với nhiệm vụ tìm kiếm và truy xuất thông tin mà client (máy khách) yêu cầu.

Chức năng của Database Server

Trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS, Database Server có chức năng chính như back-end, còn các chương trình ứng dụng trên client (máy khách) sẽ là chương trình front-end.

Trong đó, front-end là giao diện mà người dùng sử dụng để tương tác với dữ liệu và gửi yêu cầu đến cho Database Server thực hiện các yêu cầu. Như vậy, client có thể là ứng dụng được sử dụng để giao tiếp với DBMS, còn Database Server đóng vai trò là DBMS.

Chức năng của Database Server
Chức năng của Database Server

Database Server có nhiệm vụ quản lý các dịch vụ bảo mật và thực thi các yêu cầu ràng buộc được chỉ định trong DBMS. Đồng thời, nền tảng này cũng chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý các client kết nối đến server, xử lý yêu cầu truy cập và các chức năng điều khiển của hệ thống như ghi nhật ký (logging), sao lưu – phục hồi, quản lý tác vụ lập lịch…

Ngoài ra, Database Server còn có các chức năng khác là kiểm soát, quản lý số lượng kết nối và truy cập đồng thời từ client đến database; chỉ cho phép người được cấp quyền truy cập vào dữ liệu và ẩn các DBMS từ client để đảm bảo về tính bảo mật và hiệu quả của hệ thống database.

Cuối cùng, Database Server cung cấp môi trường đa người dùng – multi user để nhiều người dùng có thể truy cập database trong cùng một thời điểm. Tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ trên máy chủ cơ sở dữ liệu và người dùng có thể truy cập vào đây để truy xuất thông cùng lúc.

Lợi ích, vai trò của Database Server là gì?

Đối với những ai đang làm việc với mô hình Client – Server và yêu cầu xử lý dữ liệu thường xuyên, Database Server sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn.

Bên cạnh Database Server, File Server cũng là một nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu được một số doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, Database Server được ưa chuộng hơn File Server bởi hiệu năng và mức độ bảo mật vượt trội mà hệ thống này mang lại.

Vai trò của Database Server
Vai trò của Database Server

Khi client gửi yêu cầu SQL đến Database Server thông qua mạng database, Network Database Server sẽ xử lý yêu cầu đó và đồng thời thực thi lệnh SQL bằng máy tính của hệ thống mạng. Nói tóm lại, vai trò chính của Database Server chính là xử lý hoặc tìm kiếm kết quả mà client yêu cầu.

Những thành phần chính của Database Server

Database Server là một mô hình máy chủ được phát triển dựa trên kiến trúc Client – Server, vậy nên các thành phần của chúng cũng có sự tương đồng. Cụ thể sẽ là:

Client – Thành phần chạy trên máy khách

Khi client tiếp nhận yêu cầu từ người dùng, hệ thống này sẽ tạo nên chuỗi truy vấn và gửi đến server. Sau đó, server sẽ phản hồi lại yêu cầu truy vấn cho client để client sắp xếp và hiển thị các dữ liệu phù hợp.

Server – Thành phần chạy trên Database Server

Server đảm nhận vai trò xử lý yêu cầu được gửi đến từ client. Sau đó, server sẽ trả về kết quả đã xử lý để client tiếp tục hiển thị cho người dùng.

Cụ thể, server sẽ giao tiếp với các client và thế giới bên ngoài. Khi nhận được yêu cầu dưới dạng chuỗi truy vấn từ client, server sẽ tiến hành phân tích để hiểu được yêu cầu đó để xử lý dữ liệu và trả kết quả cho client.

Database Server được hoạt động như thế nào?

Mỗi Database Server là một mạng LAN dành riêng cho việc lưu trữ, duy trì, sao lưu và phục hồi database. Trong đó, Database Server sẽ bao gồm hệ quản trị Database Management System (DBMS) và cơ sở dữ liệu. Sau khi client gửi yêu cầu, Database Server sẽ tìm kiếm cơ sở dữ liệu phù hợp cho các bản ghi được chỉ định rồi gửi chúng lại cho client qua mạng.

Database Server được hoạt động như thế nào?
Database Server được hoạt động như thế nào?

Ngoài ra, cũng có thể hiểu mỗi Database Server như một một máy chủ chạy phần mềm dữ liệu (DBMS) hoặc một máy chủ chuyên dụng, được sử dụng để cung cấp các dịch vụ liên quan đến database. Trong đó, Database Server thường xuất hiện trong môi trường client – server với vai trò cung cấp, truy xuất thông tin mà hệ thống máy khách đang tìm kiếm.

Trong mạng Database, một máy khác sẽ xử lý yêu cầu SQL từ máy chủ dữ liệu Database Server. Đồng thời, Network Database Server cũng xử lý yêu cầu từ database của client, sau đó phản hồi cho lệnh SQL sẽ được truyền tải bằng máy tính nối mạng.

Về tổng thể, Database Server sử dụng dữ liệu, tài nguyên và nguồn lực của chính mình để xử lý các yêu cầu hoặc tìm kiếm kết quả để phản hồi cho những yêu cầu đó. Tất cả chức năng của cơ sở dữ liệu sẽ do Database Server kiểm soát và đôi khi Database Server còn được biết đến như công cụ SQL.

Ưu điểm của Database Server

Sau khi tìm hiểu Database Server là gì, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số ưu điểm của nền tảng này để nhận biết có nên sử dụng nó hay không:

Ưu điểm của Database Server đến từ tốc độ tối ưu
Ưu điểm của Database Server đến từ tốc độ tối ưu
  • Database Server là lựa chọn tuyệt vời với những tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xử lý dữ liệu lớn mỗi ngày.
  • Database Server tối ưu hiệu quả và cải thiện hiệu suất làm việc bởi tốc độ xử lý nhanh chóng cùng độ bảo mật cao.
  • Đáng tin cậy, khi xảy ra sự cố như lỗi hệ thống, đột ngột mất điện… dữ liệu vẫn không bị mất hay ảnh hưởng vì Database Server có cơ chế bảo vệ dữ liệu tối ưu.
  • Hiệu quả hơn khi so sánh với File Server.

Một số loại Database Server thường gặp

Dưới đây là một số loại Database Server thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

MySQL

MySQL hẳn đã không còn là khái niệm quá xa lạ đối với các doanh nghiệp nói chung và các lập trình viên nói riêng. Nền tảng này mang đến giải pháp quản lý Database Server cực kỳ hiệu quả, nhưng đi kèm với đó là bạn phải chi trả một khoản phí khá cao, khoảng 2.000 USD để sở hữu một giấy phép. Nếu ngân sách hạn chế, bạn có thể cân nhắc sử dụng nền tảng free là MariaDb để thay thế.

Microsoft SQL Server

Microsoft SQL Server sẽ là lựa chọn tối ưu cho những ai đang sử dụng Windows Server. Tuy nhiên, tương tự với MySQL, giá của Microsoft SQL Server cũng khá đắt và đây sẽ là một “gánh nặng” đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Microsoft Data Engine

Microsoft Data Engine được xem như giải pháp thay thế tuyệt vời cho Microsoft SQL Server bởi khả năng tương thích với hệ sinh thái của Microsoft mà lại hoàn toàn miễn phí. Đây sẽ là lựa chọn hàng đầu cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, vì là nền tảng free nên bạn buộc phải chấp nhận rằng nó sẽ có sự hạn chế về tính năng.

Câu hỏi thường gặp

Bên cạnh thắc mắc Database Server là gì, Wiki.Lanit sẽ tiếp tục giải đáp một số câu hỏi thường gặp như:

Các loại Database Server là gì?

Database Server gồm có:

  • Database Server tập trung
  • Database Server phân tán
  • Database Server dựa trên cloud
  • Database Server chạy trong real time.

Database Server mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Database Server đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, xử lý thông tin và bảo mật database cho các tổ chức. Dưới đây là những lợi ích mà Database Server mang lại cho doanh nghiệp:

  • Giúp tối ưu công việc quản trị database cho doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng.
  • Cung cấp môi trường lưu trữ an toàn, khoa học và tối ưu.
  • Yêu cầu nhiều cấp độ truy cập để hạn chế xung đột và ngăn chặn các cuộc tấn công database.

Database Server khác gì Server?

Database Server khác hoàn toàn so với các server thông thường. Server là tập hợp phần cứng với các chức năng cụ thể, còn Database Server là phần mềm quản lý database chạy trên phần cứng và được dùng để lưu trữ, quản lý thông tin, dữ liệu.

Sử dụng Database Server nào cho Business Intelligence?

Bạn có thể sử dụng SQL Database Server hoặc dùng Enterprise Editions để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh với tính năng dự đoán và báo cáo hữu hiệu.

Lời kết

Bên trên là câu trả lời cho thắc mắc Database Server là gì và một số thông tin liên quan đến Database Server mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, đừng quên để lại comment bên dưới nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết để được hỗ trợ bởi đội ngũ Wiki.Lanit nhé!

Mình là Tuấn - Hiện mình đang làm việc trong đội ngũ kỹ thuật tại LANIT. Mình đã tham gia và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị mạng trong suốt nhiều năm. Qua những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, rất hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những chia sẻ hữu ích về những giải pháp VPS, Hosting và Server. Từ đó, hỗ trợ bạn xây dựng và quản lý trực tuyến một cách hiệu quả hơn.

Comments are closed.