Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

Docker là gì? Tìm Hiểu Chi Tiết A – Z Về Docker

Pinterest LinkedIn Tumblr

Nếu hỏi Docker là gì thì có lẽ lập trình viên nào cũng sẽ trả lời được. Tuy nhiên, nếu không làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì bạn sẽ chẳng bao giờ nghe thấy thuật ngữ này. Để biết Docker là gì cũng như các thông tin cần biết về Docker, bạn đọc hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu ngay nhé!

Docker là gì? Docker Container là gì?

Trước khi tìm hiểu lợi ích, cách hoạt động hay thực thi Docker thì bạn phải biết Docker là gì. Đây được coi là nền tảng giúp bạn xây dựng, kiểm thử và triển khai các ứng dụng một cách nhanh nhất. Docker cung cấp môi trường cho các lập trình viên phát triển ứng dụng để đáp ứng nhu cầu của mọi người.

Docker là gì?
Docker là gì?

Docker Container là 1 phần của nền tảng Docker. Container cho phép lập trình viên đóng gói ứng dụng đang phát triển. Trong Container không chỉ có ứng dụng mà còn có mọi thứ mà phần mềm cần để vận hành được như: thư viện, thời gian chạy, công cụ hệ thống,…

Một số thuật ngữ cần biết về Docker

Chỉ hiểu Docker là gì thôi chưa đủ. Bạn còn phải biết những thuật ngữ liên quan tới Docker để sử dụng hiệu quả hơn.

Docker Engine

Docker Engine được coi là thành phần rất quan trọng của nền tảng Docker. Engine đảm nhận nhiệm vụ chạy Container, tạo Image cho ứng dụng hoặc sử dụng những Image có sẵn, lưu trữ Networks và Storage Volume. Trong đó, Image là thành phần dùng để đóng gói ứng dụng. Storage Volume là thành phần chia sẻ dữ liệu cho Container.

Doker Engine
Doker Engine

Docker Hub

Docker Hub giống như thư viện để lưu trữ tất cả các Image Container cho ứng dụng. Trong đó, Image Container là gói phần mềm để chạy chương trình, phần mềm máy tính. Docker Hub có thể lưu trữ đến 100000 gói phần mềm, ứng dụng được cung cấp từ các dự án mã nguồn mở hay các nhà lập trình.

Docker Hub
Docker Hub

Docker Client

Người dùng muốn giao tiếp với hệ thống chạy Docker thì phải sử dụng công cụ Docker Client. Để kết nối, giao tiếp với hệ thống chính, Client sẽ gửi lệnh tới Docker Daemon thông qua giao diện lập trình ứng dụng.

Docker Client
Docker Client

Docker Daemon

Docker Daemon được coi là nơi tiếp nhận tất cả các yêu cầu, câu hỏi từ người dùng (Client). Ngoài ra, các Docker Daemon cũng giao tiếp, trao đổi với nhau để cùng quản lý các Docker Services.

Docker Daemon
Docker Daemon

Docker Volume

Docker Volume là thành phần dùng để tạo và sử dụng dữ liệu trong quá trình hình thành Container. Ngoài ra, Docker Volume cũng lưu trữ lại dữ liệu trong Container nếu Container đó bị xoá. Một nhiệm vụ nữa của Docker Volume là chia sẻ dữ liệu giữa các Docker Container.

Docker Volume
Docker Volume

Docker Services

Docker Services là thuật ngữ dùng để chỉ các Container trong Production. Mỗi Services chạy 1 gói phần mềm và mã hoá cách thức chạy Image.

Docker Servives
Docker Servives

Docker Compose

Docker Compose là công cụ để chạy ứng dụng trong gói Container. Công cụ này chạy ứng dụng thông qua file cấu hình.

Docker Compose
Docker Compose

Docker hoạt động như thế nào?

Để sử dụng Docker với mục đích vận hành, kiểm thử ứng dụng thì trước hết bạn phải hiểu rõ cách thức vận hành của nền tảng này. Docker hoạt động bằng cách cung cấp phương thức tiêu chuẩn để chạy mã trên ứng dụng. Các Container sẽ ảo hoá hệ điều hành máy chủ. Trong khi đó, Docker được cài trên từng máy chủ và cung cấp lệnh để chạy Container hoặc yêu cầu dừng Container.

Lý do sử dụng Docker là gì?

Lý do sử dụng Docker là gì?
Lý do sử dụng Docker là gì?

Tiêu hao ít tài nguyên

Docker có khả năng thực hiện nhiều khối lượng công việc trên cùng 1 phần cứng. Vì thế, đây là lựa chọn khả thi để tiết kiệm tài nguyên cho nhà phát triển ứng dụng. Bạn có thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên của mình để phục vụ việc vận hành, kiểm thử và phát triển ứng dụng.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Nếu chạy một chương trình máy tính mà không có Docker, bạn sẽ phải cài đặt rất nhiều thứ và đối mặt với nhiều rủi ro có thể gặp phải. Khi có Docker, bạn dễ dàng tạo được môi trường ảo hoá với đầy đủ tính năng để kiểm thử và chạy ứng dụng. Như vậy, bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian cũng như chi phí.

Khả năng vận chuyển phần mềm

Docker có các Container để gói ứng dụng và vận chuyển chúng. Theo 1 nghiên cứu, người sử dụng Docker có thể vận chuyển phần mềm nhanh gấp 7 lần khi không có Docker. Khả năng vận chuyển phần mềm nhanh và mạnh mẽ này giúp ích rất nhiều cho người phát triển ứng dụng.

Đẩy nhanh quá trình Setup và Deploy Application lên Server

Để thiết lập và triển khai phần mềm lên một hoặc nhiều Server không phải là điều dễ dàng. Bạn phải cài đặt các công cụ cũng như tạo ra môi trường để chạy ứng dụng. Ngoài ra, môi trường chạy phần mềm của các Server không giống nhau nên bạn phải cài đặt nhiều bản khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sử dụng Docker. Nền tảng Docker hỗ trợ thiết lập và triển khai phần mềm lên nhiều Server nhanh chóng, đơn giản.

Thuận tiện khi di chuyển ứng dụng

Nền tảng Docker cho phép bạn di chuyển ứng dụng trong máy phát triển cục bộ đến đơn vị triển khai sản xuất một cách nhanh chóng, thuận tiện. Đây cũng là lợi ích được nhiều người sử dụng Docker đánh giá cao.

Sử dụng Docker trong những trường hợp nào?

Vì sở hữu những ưu điểm vượt trội nên Docker cũng được sử dụng trong nhiều trường hợp. Dưới đây là những trường hợp bạn có thể ứng dụng nền tảng Docker để mang lại hiệu quả cao hơn:

  • Nếu bạn muốn xây dựng ứng dụng, phần mềm cần cài đặt quá nhiều thứ liên quan thì Docker sẽ giải quyết được vấn đề này. Ngoài ra, nếu phiên bản ứng dụng không tương thích với máy chủ thì bạn cũng có thể sử dụng Docker.
  • Docker cũng được sử dụng trong trường hợp bạn muốn triển khai kiến trúc Microservice. Với Microservice là kiến trúc dùng để xây dựng ứng dụng phân tán thông qua Container và mỗi chức năng của ứng dụng đều vận hành độc lập.
  • Sử dụng Docker khi muốn cấu hình máy chủ một cách nhanh chóng.

Các bước trong quy trình thực thi hệ thống Docker

Quy trình thực thi hệ thống Docker gồm có 3 bước, đó là: Build, Push và Pull,Run. Mỗi bước trong quy trình đều rất quan trọng và ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi Docker. Vậy, đặc điểm của các bước trong quy trình thực hiện Docker là gì?

Các bước trong quy trình thực thi hệ thống Docker
Các bước trong quy trình thực thi hệ thống Docker

Bước 1: Build

Đây là bước đầu tiên trong quy trình thực thi Docker. Bạn phải tạo file Docker chứa code ứng dụng. Và file Docker sẽ được đặt tại máy tính có cài đặt nền tảng Docker Engine. Sau khi Build file Docker xong, bạn sẽ có được Container chứa ứng dụng kèm các thành phần phụ liên quan.

Bước 2: Push

Sau khi đã có Container, bạn tiến hành Push Container lên đám mây rồi lưu trữ tại đó. Push Container lên đám mây đảm bảo an toàn dữ liệu và không xảy ra tình trạng mất thông tin quan trọng.

Bước 3: Pull,Run

Bước cuối cùng trong quy trình thực thi Docker là Pull, Run. Khi một máy tính cần sử dụng Container, bạn tiến hành Pull Container về máy tính đó. Sau đó, bạn chạy Container để sử dụng.

Hướng dẫn cài đặt Docker sử dụng Windows

Máy tính muốn sử dụng Docker thì cần cài đặt nền tảng này vào hệ điều hành Windows. Vậy, làm thế nào để tải và cài đặt Docker vào máy? Cùng Wiki.Lanit xem ngay hướng dẫn sau đây nhé!

Bước 1: Tải về file cài đặt Docker

Bạn tiến hành tải về file cài đặt Docker theo đường link sau: “link”. Sau khi tải về, biểu tượng của Docker sẽ xuất hiện ở góc phải bên dưới màn hình. Bạn Click chuột phải vào biểu tượng Docker rồi chọn “Dashboard”.

Bước 2: Thiết lập Backend Engine cho Docker

Ở bước này, bạn sử dụng Windows Container làm backend engine

  • Vào Setting của Windows, tìm kiếm App&Features rồi click vào.
  • Chọn Programs and Features -> Turn Windows Features on or off -> chọn tích vào ô “Containers” và “Hyper-V”.
  • Sau khi đã thực hiện xong các thao tác trên thì Restart lại máy.

Các lệnh cơ bản trong Docker là gì?

Trong Docker có một số câu lệnh cơ bản và được sử dụng thường xuyên như sau:

  • Câu lệnh docker pull dùng để tải Image:

“docker pull nginx

docker pull mysql”

  • Câu lệnh docker build dùng để build Image:

“docker build -t your_name_container”

  • Câu lệnh docker run dùng để chạy Container”

“docker logs –follow your_name_container”

  • Câu lệnh docker rm dùng để xoá Container:

“docker rm <list_container_name_or_id>”

  • Câu lệnh docker rmi dùng để xoá Image:

“docker rmi <list_image_id>”

  • Câu lệnh docker stop dùng để dừng Container đang chạy:

“docker stop <list_container_name_or_id>”

Lời kết

Qua bài viết trên, Wiki.Lanit đã cùng bạn đọc tìm hiểu Docker là gì cũng như các thông tin cơ bản về nền tảng này. Hy vọng bạn đọc sẽ sử dụng Docker hiệu quả với ứng dụng đang phát triển.

Mình là Tú Anh - Hiện mình đang đảm nhận một số mảng trong chiến dịch Marketing tại LANIT. Mình đã có kinh nghiệm nhiều năm trong mảng kinh doanh online, nên rất hy vọng với những kiến thức mình chia sẻ về lĩnh vực này sẽ thật sự hữu ích đối với các bạn.

Comments are closed.