Ad
Kiến Thức

GPU là gì? Sự Khác Biệt Giữa GPU & CPU

Pinterest LinkedIn Tumblr

Nếu làm việc trong lĩnh vực đồ hoạ hay máy tính thì có lẽ bạn sẽ trả lời được ngay GPU là gì. Hầu hết các thể loại game hay phần mềm đồ họa nặng đều cần phải trang bị thêm GPU. Để biết GPU là gì cũng như những thông tin cơ bản về bộ xử lý này, bạn đọc hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu ngay nhé!

GPU là gì?

GPU là từ viết tắt của thuật ngữ Graphics Processing Unit – bộ xử lý các tác vụ liên quan tới đồ hoạ. Thiết bị này có thiết kế dùng để gia tăng sức mạnh đồ hoạ cũng như giải quyết những vấn đề hiển thị của máy vi tính. Nhìn chung, tính năng của GPU cao hơn hẳn so với bộ xử lý CPU thông thường.

GPU là gì?
GPU là gì?

GPU thường được biết đến là thiết bị không thể thiếu để hỗ trợ chơi game đồ hoạ. Để tận dụng tốt nhất tính năng của GPU, người ta còn ứng dụng bộ xử lý này trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo AI.

Vào thập niên 70, GPU đã ra đời để đảm nhận chức năng xử lý đồ hoạ và xuất video nặng. Tuy nhiên, lúc bấy giờ người ta gọi bộ xử lý này là Graphics Processing Unit. Tới đầu năm 1999, thuật ngữ GPU mới chính thức phổ biến trên thị trường và được sử dụng rộng rãi tới ngày nay.

Có mấy loại GPU?

Hiện nay, GPU được chia thành 2 loại là GPU rời và GPU tích hợp. Vậy, đặc điểm của mỗi loại GPU là gì?

GPU rời

GPU rời là bộ xử lý không được gắn trực tiếp với máy tính. Để sử dụng GPU rời thì cần kết nối bằng cổng kết nối. Trong nhiều trường hợp, sử dụng GPU rời vẫn tốt hơn so với GPU được tích hợp sẵn với máy tính.

Người ta thường sử dụng GPU rời trong những trường hợp sau: máy tính cần xử lý nhiều tác vụ cùng lúc và cần hiệu năng xử lý cực mạnh, sử dụng GPU rời để chơi game đồ họa nặng hoặc Render video,…

GPU tích hợp

Trái ngược với bộ xử lý rời, GPU tích hợp được thiết kế sẵn trên main. Và đây cũng là dạng GPU được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp. 

Sử dụng GPU tích hợp mang lại nhiều ưu điểm. Bộ xử lý tích hợp cả sức mạnh của CPU và RAM để cho khả năng xử lý đồ hoạ mạnh mẽ hơn, tốc độ phân giải tốt hơn. Bên cạnh đó, GPU tích hợp trên bo mạch còn giảm chi phí hệ thống cho người sử dụng.

GPU đảm nhận chức năng gì?

GPU ra đời đã đảm nhận nhiều chức năng và khắc phục được những vấn đề còn tồn tại khi chỉ sử dụng CPU. Dưới đây là những chức năng nổi bật của bộ xử lý GPU:

GPU đảm nhận chức năng gì?
GPU đảm nhận chức năng gì?
  • Trước đây, người ta sử dụng CPU để xử lý các tác vụ. Tuy nhiên, bộ xử lý này chỉ có thể làm được khối lượng công việc nhỏ. Vì thế, GPU ra đời đã giảm tải được khối lượng công việc cho CPU. GPU sẽ hoạt động song song cùng CPU để xử lý khối lượng công việc nhiều. Từ đó tiết kiệm thời gian và đưa ra những sản phẩm chất lượng hơn.
  • Các phần mềm hay game đồ họa nặng muốn hoạt động trơn tru, không bị lag hay nóng máy thì cần tích hợp thêm bộ xử lý GPU.
  • Phần mềm GPU được tích hợp cùng các phần mềm thiết kế hình ảnh, video để Render nhanh chóng hơn. Đồng thời hình ảnh và video cũng có đồ họa sống động sắc nét.
  • Hình ảnh 3D thường có các mặt phẳng phức tạp và cần phải xử lý nhiều. GPU chính là sản phẩm đảm nhận chức năng xử lý những mặt phẳng phức tạp của vật thể.

Sự khác nhau giữa CPU và GPU là gì?

CPU và GPU đều là 2 bộ xử lý có vai trò quan trọng. CPU và GPU hoạt động song song và bổ trợ cho nhau để cùng xử lý các tác vụ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, 2 bộ xử lý này cũng có nhiều điểm khác nhau. Vậy, CPU và GPU khác nhau như thế nào? Cùng Wiki.Lanit xem ngay qua bảng so sánh dưới đây nhé!

Điểm khác biệt CPU GPU
Nhiệm vụ, chức năng chính CPU là bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ phân tích và xử lý mọi dữ liệu của máy tính GPU thường xử lý các dữ liệu liên quan tới đồ hoạ và trí tuệ nhân tạo.
Khả năng xử lý đồ hoạ, dữ liệu CPU có khả năng xử lý khối lượng dữ liệu ít nhưng có thể làm việc với mọi dữ liệu GPU có khả năng xử lý mạnh mẽ khối lượng dữ liệu lớn nhưng không thể nào thay thế được CPU.
Tiêu tốn bộ nhớ Tiêu tốn nhiều bộ nhớ Tiêu tốn ít bộ nhớ
Tốc độ Tốc độ chậm hơn  Tốc độ nhanh hơn
Lõi mạnh hay yếu Các lõi mạnh  Các lõi yếu
Xử lý lệnh nối tiếp hay song song Xử lý lệnh nối tiếp Xử lý lệnh song song
Mức độ cần thiết Mọi máy tính đều cần có CPU Không nhất thiết tất cả máy tính phải cần GPU

GPU được sử dụng trong trường hợp nào?

GPU đã xuất hiện từ hơn 20 năm trước. Tuy nhiên, lúc bấy giờ người ta chỉ sử dụng GPU để xử lý đồ hoạ 3D trong game. Tới hiện nay, tiềm năng của bộ xử lý GPU đã được khai thác triệt để. Bộ xử lý này được sử dụng rộng rãi trong game, trí tuệ nhân tạo AI và trong thiết kế đồ hoạ. Vậy, GPU có ứng dụng như thế nào trong từng trường hợp?

GPU trong game

Những trò chơi điện tử đơn giản đã không còn thu hút với mọi người nữa. Hiện nay, game thủ ưa thích các thể loại game có đồ hoạ đẹp và xây dựng thế giới trong game rộng lớn, đa dạng. Vì thế, các tác vụ trong game cũng cần được xử lý phức tạp. GPU là lựa chọn tốt nhất để xử lý những trò chơi điện tử như thế này.

GPU trong game
GPU trong game

GPU có khả năng xử lý đồ hoạ mạnh mẽ và hiển thị đồ hoạ chân thực, sắc nét. Game được xử lý bằng GPU có độ phân giải cao, tốc độ cực nhanh và không hề xảy ra tình trạng lag, đứng máy. Hầu hết các dòng game có hiệu năng lớn đều cần tới sự hỗ trợ của GPU như: liên quân, liên minh, PUBG, Call of Duty,…

GPU trong hình ảnh và video

Render luôn là nỗi ám ảnh của Designer. Phải chờ đợi Render quá lâu không chỉ tốn thời gian mà còn tiêu tốn tài nguyên của máy tính. Khi tích hợp GPU với máy tính, bộ xử lý có thể khiến thời gian Render nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, GPU cũng khiến cho hình ảnh và video có độ phân giải tốt hơn, chân thật hơn.

GPU trong AI

GPU có khả năng tính toán phi thường cũng như xử lý được khối lượng công việc rất lớn. Vì thế, GPU cũng được ứng dụng trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo AI.

Lưu ý để lựa chọn GPU phù hợp với máy tính

Không phải GPU nào cũng thích hợp với máy tính của bạn. Để lựa chọn được bộ xử lý GPU phù hợp với máy tính của mình thì cần phải dựa vào nhiều tiêu chí. Vậy, những lưu ý quan trọng để lựa chọn GPU là gì?

  • Bạn phải lựa chọn được GPU có kích thước phù hợp với máy vi tính. Nếu mua nhầm GPU có kích thước không phù hợp sẽ phải tốn thêm chi phí đổi trả.
  • Để sử dụng được GPU thì bộ xử lý phải có nguồn điện tương thích với máy tính. Máy tính mức nguồn từ 300W – 400W nên lựa chọn GPU mức thấp. Máy tính mức nguồn 400W – 500W sử dụng GPU mức nguồn tầm trung. Máy tính mức nguồn trên 700W nên lựa chọn GPU NVIDIA.
  • Để GPU hoạt động được trên máy tính thì bo mạch chủ của máy cần có khe cắm PCI-e x16. 
  • GPU có giá thành tương đối chênh lệch tuỳ theo chất lượng và nơi bán. Hãy lựa chọn GPU có mức giá phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên mua GPU giá quá rẻ nhưng chất lượng không được tốt để tránh phải đổi GPU nhiều lần.
  • GPU được chia thành nhiều loại như: GPU cho game, GPU cho Designer,… Hãy lựa chọn loại GPU theo mục đích sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Những câu hỏi thường gặp về GPU

GPU có thay thế được CPU không?

GPU có chức năng chính là xử lý các tác vụ liên quan tới hình ảnh, đồ hoạ. Trong khi đó, CPU xử lý mọi tác vụ liên quan tới máy tính. Do đó, GPU chỉ hỗ trợ CPU chứ không thể thay thế hoàn toàn.

GPU bị nóng có ảnh hưởng tới máy tính không?

GPU có nhiệt độ cao không ảnh hưởng quá nhiều tới máy tính. Tuy nhiên, nếu máy đã cũ hoặc đang ép xung card đồ hoạ thì bạn cần lưu ý tới nhiệt độ GPU. Hãy cố gắng duy trì nhiệt độ trong khoảng 60 – 70 độ.

Kết luận

Qua bài viết trên, Wiki.Lanit đã cùng bạn đọc tìm hiểu GPU là gì cũng như những thông tin quan trọng về bộ xử lý đồ hoạ này. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về GPU để sử dụng hiệu quả.

Mình là Tuấn - Hiện mình đang làm việc trong đội ngũ kỹ thuật tại LANIT. Mình đã tham gia và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị mạng trong suốt nhiều năm. Qua những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, rất hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những chia sẻ hữu ích về những giải pháp VPS, Hosting và Server. Từ đó, hỗ trợ bạn xây dựng và quản lý trực tuyến một cách hiệu quả hơn.

Comments are closed.