Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

HackerRank là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết

Pinterest LinkedIn Tumblr

Bạn đang làm việc trong lĩnh vực lập trình và muốn tìm cho mình nơi có thể trau dồi thêm nhiều kỹ năng và kiến thức. Vậy thì nhất định đừng bỏ qua HackerRank.  Vậy HackerRank là gì?  Những ưu và nhược điểm khi sử dụng HackerRank là gì. Cùng Wiki.lanit giải đáp ngay  trong bài viết dưới đây nhé!

HackerRank là gì?

HackerRank là một nền tảng trực tuyến cung cấp các bài tập lập trình và thử thách để giúp lập trình viên rèn luyện và cải thiện kỹ năng lập trình của họ. Nền tảng này cung cấp một loạt các bài toán lập trình từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm các ngôn ngữ lập trình phổ biến như Python, Java, C++, JavaScript và nhiều nội dung khác.

HackerRank là gì?
HackerRank là gì?

HackerRank cho phép người dùng thực hành giải quyết các bài tập và thử thách, từ việc giải quyết các vấn đề thuật toán, cấu trúc dữ liệu đến ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực như machine learning, AI, security, và nhiều lĩnh vực công nghệ khác. Theo số liệu do HackerRank công bố, hiện nay đã có hơn 1,5 triệu lập trình viên trên toàn cầu được xếp hạng dựa trên tốc độ và độ chính xác, con số này sẽ vẫn tiếp tục tăng và có những thay đổi về thứ hạng.

Ưu điểm nổi bật của HackerRank

Dưới đây là một số những ưu điểm nổi bật khi sử dụng HackerRank:

  • HackerRank cung cấp một loạt các bài tập và thử thách lập trình từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm nhiều ngôn ngữ lập trình và lĩnh vực khác nhau như thuật toán, cấu trúc dữ liệu, machine learning, và nhiều lĩnh vực công nghệ khác.
  • Đây là một nơi lý tưởng để lập trình viên luyện tập và cải thiện kỹ năng lập trình của mình thông qua việc giải quyết các bài toán thực tế.
  • HackerRank for Work cung cấp công cụ để các công ty tạo và thực hiện các bài kiểm tra kỹ năng lập trình trong quá trình tuyển dụng, giúp đánh giá và lọc ứng viên hiệu quả.
  • Nền tảng này cũng tổ chức các sự kiện như CodeSprints và hackathons, tạo cơ hội cho cộng đồng lập trình viên kết nối, thi đấu và chia sẻ kinh nghiệm.

Nhược điểm của HackerRank

  •  HackerRank có chi phí đăng ký đắt đỏ, người dùng chỉ được thử nghiệm trong vòng 14 ngày và sau đó phải trả phí bắt đầu từ 249$/tháng, phương thức thanh toán là hàng năm.
  • HackerRank không chuyên sâu vào một loại đánh giá cụ thể nào. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang tìm kiếm một phương tiện đánh giá nhất định như viết mã tại nhà, bạn có thể không tìm thấy công cụ phù hợp mà cần phải tùy chỉnh.
  • Nhiều nhà tuyển dụng đã lạm dụng việc tùy chỉnh quá mức các bài tập, tạo ra một hình ảnh tiêu cực về các đánh giá trên HackerRank.

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng HackerRank?

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn khi bắt đầu thử thách trên HackerRank để bạn có thể dễ dàng trong  việc học tập:

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng HackerRank?
Cần lưu ý điều gì khi sử dụng HackerRank?
  • Hãy lựa chọn bài tập phù hợp với trình độ của bạn. Bắt đầu từ những bài dễ dàng để làm quen và tăng dần độ khó khi bạn cảm thấy tự tin hơn.
  • Luyện tập đều đặn để cải thiện kỹ năng lập trình của bạn. Hãy thử giải quyết các bài tập thường xuyên để duy trì sự linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề.
  • Bài kiểm tra trên HackerRank có thời gian giới hạn, vì vậy hãy quản lý thời gian một cách hợp lý để hoàn thành bài tập.
  • HackerRank hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, hãy chọn ngôn ngữ mà bạn thoải mái và am hiểu nhất để hoàn thành bài tập tốt nhất.

Những lựa chọn thay thế cho HackerRank là gì?

Ngoài HackerRank, có một số lựa chọn thay thế phổ biến như sau:

  • Algo Expert: Nền tảng cho phép người học trải nghiệm câu hỏi với nhiều chủ đề phỏng vấn khác nhau.
  • Leetcode: Một giải pháp thay thế nổi tiếng, hướng đến việc áp dụng vào công việc thực tế.
  • Educative: Công cụ trau dồi kỹ năng và luyện tập cho cuộc phỏng vấn với ngôn ngữ cụ thể.
  • Interview Cake: Công cụ nghiên cứu giúp người dùng nâng cao kỹ năng suy nghĩ đúng đắn với các câu hỏi kỹ thuật phỏng vấn.
  • Coderbyte: Cung cấp nguồn tài nguyên miễn phí và trả phí, cung cấp thách thức giúp lập trình viên rèn luyện kỹ năng.
  • InterviewBit: Tương tự như HackerRank, nhưng tập trung chủ yếu vào người dùng ở Ấn Độ.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về khái niệm HackerRank là gì, rất hy vọng với những chia sẻ này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Nếu có bất kỳ những câu hỏi nào thì đừng ngần ngại để lại comment bên dưới để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé!

Mình là Tú Anh - Hiện mình đang đảm nhận một số mảng trong chiến dịch Marketing tại LANIT. Mình đã có kinh nghiệm nhiều năm trong mảng kinh doanh online, nên rất hy vọng với những kiến thức mình chia sẻ về lĩnh vực này sẽ thật sự hữu ích đối với các bạn.

Comments are closed.