Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

ISP là gì? Top 3 Nhà Cung Cấp ISP Lớn Tại Việt Nam

Pinterest LinkedIn Tumblr

Trong thời đại 4.0, internet đóng vai trò vô cùng quan trọng và góp mặt trong hầu hết các khía cạnh của đời sống con người. Song song với internet, chúng ta có một khái niệm đặc biệt là ISP – nhà cung cấp dịch vụ internet. Vậy, ISP là gì? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu về ISP qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

ISP là gì?

ISP (Internet Service Provider) là một thuật ngữ được dùng để chỉ các nhà cung cấp dịch vụ internet, hay nói cách khác, ISP là đường dây giúp bạn kết nối với mọi thứ trên internet. Nếu không có ISP, bạn không thể thiết lập kết nối internet và thực hiện các thao tác như xem email, gửi email, đọc báo, trò chuyện cùng người thân trên các ứng dụng…

ISP là gì
ISP là gì

Để hiểu hơn về dịch vụ ISP, chúng ta có thể xét đến hoạt động gửi thư điện tử. Khi bạn gửi email cho ai đó, email sẽ được chuyển đến ISP và hệ thống này sẽ tiến hành phân tích, truy xuất và gửi thông tin đến hộp thư người nhận. Quá trình này diễn ra rất nhanh và thường chỉ mất khoảng 1 – 2s kể từ khi bạn bấm nút Gửi.

ISP đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và duy trì mạng Internet ổn định, an toàn, hiệu quả cho người dùng. Trong đó, trách nhiệm chính của ISP sẽ bao gồm: cung cấp truy cập internet, phân giải tên miền, định tuyến lưu lượng truy cập và duy trì cơ sở hạ tầng mạng để đáp ứng nhu cầu người dùng.

Không chỉ dừng lại tại đó, ISP còn mang đến nhiều dịch vụ khác như lưu trữ web, dịch vụ email, dịch vụ đăng ký tên miền…

Phân loại ISP

Sau khi tìm hiểu ISP là gì, chúng ta sẽ cùng đến với 2 loại ISP

DSL và Cable

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy dịch vụ này tại các đơn vị viễn thông như FPT, Viettel. Trên thực tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ ISP thường ưu tiên phát triển công nghệ Cable hơn vì họ có thể cung cấp các gói dịch vụ tốc độ cao, băng thông lớn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các cá nhân, doanh nghiệp.

Fiber Internet

Sự lạc hậu của DSL đã tạo điều kiện cho một công nghệ mới ưu việt hơn ra đời – Fiber Internet (hay còn được gọi là Broadband/Fiber optical). Fiber Internet có khả năng mang lại kết nối với tốc độ cao gấp hàng trăm lần so với DSL và Cable, từ đó, dịch vụ này sẽ gia tăng trải nghiệm và đáp ứng nhu cầu nâng cao của người dùng.

Tầm quan trọng của ISP

Trong thời đại 4.0, internet đã trở thành một thành phần thiết yếu đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Trong công việc, học tập và giải trí, mọi người đều cần có internet để truy cập vào các trang web, ứng dụng hay các trang mạng xã hội. Đồng thời, các tổ chức, doanh nghiệp cũng cần có internet để trao đổi, t

Tầm quan trọng của ISP
Tầm quan trọng của ISP

ương tác với nhân viên, khách hàng và đối tác của mình.

Khi đó, ISP thể hiện rõ tầm quan trọng của mình khi cung cấp quyền truy cập internet cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Bởi lẽ, nếu các thiết bị như máy tính, điện thoại ở trong chế độ không có mạng thì gần như là bạn không thể

ISP được hoạt động như thế nào?

ISP có khả năng kết nối với một hoặc nhiều đường truyền tốc độ cao để kết nối internet. Những ISP lớn hơn thường sở hữu và quản lý nhiều kênh thuê riêng tốc độ cao để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các dịch vụ viễn thông bên ngoài, từ đó mang lại dịch vụ internet tốt hơn cho khách hàng của mình.

Các ISP lưu trữ và duy trì hàng ngàn máy chủ trong trung tâm dữ liệu để hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ internet cho khách hàng. Số lượng máy chủ thực tế sẽ phụ thuộc vào quy mô hoạt động và khu vực dịch vụ mà họ phục vụ. Thông thường, các trung tâm dữ liệu lớn này sẽ đảm nhận vai trò quản lý tất cả các lưu lượng truy cập của người dùng.

ISP được chia làm 3 cấp dựa trên quy mô và phạm vi tiếp cận, cụ thể là:

  • ISP cấp 1: Là các nhà cung cấp dịch vụ internet có phạm vi tiếp cận lớn nhất trên toàn cầu và sở hữu đầy đủ đường mạng vật lý để vận chuyển hầu hết các lưu lượng truy cập. Thông thường, các ISP cấp 1 sẽ thương lượng và kết nối với nhau để cho phép lưu lượng truy cập di chuyển miễn phí qua các nhà cung cấp cấp 1 khác.
  • ISP cấp 2: Là các nhà cung cấp dịch vụ internet có phạm vi tiếp cận theo khu vực hoặc theo quốc gia và đây đồng thời cũng là nhà cung cấp dịch vụ kết nối giữa ISP cấp 1 với ISP cấp 3. ISP cấp 2 không sở hữu đường mạng vật lý nên phải mua quyền truy cập vào các mạng cấp 1 để kết nối internet. Thông thường, ISP cấp 2 sẽ tập trung vào việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng tiêu dùng và các khách hàng thương mại trong một khu vực cụ thể.
  • ISP cấp 3: Là các nhà cung cấp dịch vụ internet kết nối khách hàng với internet thông qua mạng của ISP khác. Các ISP cấp 3 không sở hữu đường mạng vật lý mà phải trả tiền cho các ISP cấp cao hơn để sử dụng dịch vụ Internet từ họ. Nhìn chung, ISP cấp 3 sẽ tập trung vào các khách hàng là doanh nghiệp địa phương, thị trường tiêu dùng…

Những dịch vụ internet của ISP là gì?

Dưới đây là một số dịch vụ internet ISP và cách lựa chọn ISP phù hợp mà bạn có thể tham khảo:

Các dịch vụ internet của ISP
Các dịch vụ internet của ISP

Các dịch vụ internet của ISP

  • Cáp: Internet từ cáp thường có độ trễ thấp, tốc độ tải xuống từ 10 – 500 Mbps, tốc độ tải lên từ 5 – 50 Mbps. Dịch vụ này sẽ phù hợp với những ai cần sử dụng internet với tốc độ cao, độ trễ thấp và thời gian tải nhanh.
  • Cáp quang: ISP cung cấp cáp quang để truyền tải dữ liệu, tốc độ truyền tải từ cáp quang sẽ nhanh hơn rất nhiều so với việc truyền qua cáp hay DSL.
  • DSL: Cho phép người dùng kết nối với internet qua đường dây điện thoại. Mặc dù dịch vụ này được cung cấp khá rộng rãi, nhưng nó đang dần bị thay thế bởi các dịch vụ kết nối băng thông rộng như cáp quang, cáp. Nhìn chung, đây sẽ là dịch vụ phù hợp với những ai ở xa thành phố và chỉ kết nối internet để lướt web.
  • Vệ tinh: Vệ tinh có khả năng mang internet đến những khu vực xa hơn trên Trái Đất. Mặc dù mạng này có tốc độ chậm hơn, nhưng đây vẫn là một giải pháp internet tuyệt vời cho những người dùng ở khu vực vùng sâu, vùng xa.

Cách lựa chọn ISP

Dưới đây là một số yếu tố bạn cần quan tâm để lựa chọn một dịch vụ ISP phù hợp với nhu cầu của mình:

  • Vùng phủ sóng: Mặc dù ISP cung cấp dịch vụ internet trên phạm vi toàn cầu, nhưng những người sống ở khu vực nông thôn có thể bị hạn chế hơn. Vậy nên, hãy tham khảo tùy chọn phù hợp và tối ưu nhất với bạn.
  • Các dịch vụ ISP: Ngoài dịch vụ quen thuộc như DSL, cáp quang, cáp, vệ tinh, liệu dịch vụ đó có đi kèm với những lợi ích khác như bảo mật trực tuyến, lưu trữ trang web, truy cập email free… hay không? Hãy đặt ra các câu hỏi để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.
  • Tốc độ tải lên, tải xuống: Mỗi người với những nhu cầu riêng biệt sẽ có yêu cầu khác nhau về mức độ dịch vụ ISP. Chẳng hạn như để phát video 4K, bạn cần băng thông tối thiểu là 25 Mbps.
  • Định giá: Bên cạnh băng thông, vùng phủ sóng… bạn còn phải quan tâm đến mức giá của các gói dịch vụ để chọn được gói phù hợp nhất với khả năng tài chính của mình.
  • Tham khảo mức độ hài lòng của người dùng: Bạn có thể tham khảo các đánh giá tại những nguồn đáng tin cậy nhất để phần nào nắm được chất lượng dịch vụ ISP từ một đơn vị nào đó.

ISP cung cấp những gì?

ISP sẽ cung cấp:

  • WWW (Website): ISP được ví như một trung gian kết nối giữa người dùng internet với các trang web.
  • Mail: Mail cũng là một trong những sản phẩm được cung cấp bởi ISP.
  • Mạng xã hội: Người dùng có thể truy cập vào internet và sử dụng các trang mạng xã hội để giải trí, trò chuyện, đọc tin tức…
  • FTP (File Transfer Protocol): ISP cho phép truyền tải các thông tin như video, hình ảnh, file… qua mạng internet.
  • Công cụ tìm kiếm: Bạn có thể tìm kiếm mọi thứ trên internet thông qua các trình duyệt hay công cụ tìm kiếm như Google.

Những thông tin mà ISP có thể nhìn thấy

Hầu hết các website hiện nay đều sử dụng chứng chỉ SSL và giao thức HTTPS để mã hóa dữ liệu. Đối với các website được mã hóa, ISP vẫn có thể thấy được một số thông tin từ web, nhưng riêng các website không được mã hóa thì nhà cung cấp dịch vụ có thể thấy toàn bộ dữ liệu trên đó.

Những thông tin mà ISP có thể nhìn thấy
Những thông tin mà ISP có thể nhìn thấy

Web không mã hóa

ISP có thể thấy URL của các trang mà người dùng đã truy cập, đồng thời, ISP hoàn toàn có quyền truy cập vào hoạt động mà người dùng đã thực hiện trên internet. Không chỉ thế, đơn vị cung cấp dịch vụ này còn có khả năng xác định vị trí người dùng, thời gian lưu và các thiết bị mà họ đã sử dụng để truy cập internet.

Web được mã hóa

Các trang web đã được mã hóa thông qua chứng chỉ SSL và giao thức HTTPS có thể giảm thiểu được một phần thông tin mà nhà cung cấp dịch vụ internet có thể truy cập từ người dùng. Khi đó, ISP sẽ không thể nhận biết được đầy đủ những URL và các nội dung mà người dùng đã xem trên internet.

Dẫu vậy, ISP vẫn có thể đoán được một số thông tin người dùng thông qua các trang web họ đã truy cập như độ tuổi, thói quen, hành vi, sở thích, thời gian trực

Đâu là nhà cung cấp ISP lớn tại Việt Nam?

Đâu là nhà cung cấp ISP lớn tại Việt Nam?
Đâu là nhà cung cấp ISP lớn tại Việt Nam?

Sau khi đã tìm hiểu ISP là gì và một số thông tin cơ bản về ISP, chúng ta sẽ đến với một số nhà cung cấp ISP lớn nhất tại Việt Nam, bao gồm:

Nhà cung cấp Viettel

Ưu điểm Nhược điểm
  • Sử dụng đường truyền với cáp AON/Gpon hiện đại
  • Tốc độ đường truyền tốt và cực ổn định
  • Dịch vụ khách hàng tốt.
  • Giá rẻ
  • Vì cung cấp quá nhiều mảng dịch vụ và chủ yếu tập trung vào mảng di động nên các dịch vụ internet của Viettel vẫn chưa thỏa mãn được yêu cầu của người dùng, nhất là tại khu vực Hà Nội với mật độ phủ sóng thấp

Nhà cung cấp VNPT

Ưu điểm Nhược điểm
  • Hoạt động lâu năm
  • Độ phủ sóng cao
  • Cơ sở hạ tầng mạnh mẽ
  • Chất lượng đường truyền tốt
  • Dịch vụ khách hàng tốt
  • Cung cấp nhiều gói dịch vụ
  • Thủ tục đăng ký phức tạp

Nhà cung cấp FPT

Ưu điểm Nhược điểm
  • Sử dụng đường truyền cáp AON/Gpon tiên tiến, hiện đại.
  • Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực mở rộng dịch vụ internet.
  • Đường truyền tốc độ cao
  • Đăng ký và lắp đặt nhanh chóng
  • Chất lượng dịch vụ tốt
  • Chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng ở vùng sâu vùng xa.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ ISP là gì và cung cấp một số thông tin liên quan đến dịch vụ internet được cung cấp bởi ISP. Có thể nói rằng, ISP là một trong những dịch vụ quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống thời đại 4.0. Vậy nên, đừng quên tham khảo và lựa chọn cho mình dịch vụ ISP phù hợp nhất để nâng cao trải nghiệm ngay từ hôm nay nhé!

Mình là Tuấn - Hiện mình đang làm việc trong đội ngũ kỹ thuật tại LANIT. Mình đã tham gia và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị mạng trong suốt nhiều năm. Qua những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, rất hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những chia sẻ hữu ích về những giải pháp VPS, Hosting và Server. Từ đó, hỗ trợ bạn xây dựng và quản lý trực tuyến một cách hiệu quả hơn.

Comments are closed.