Trong phần mềm, việc trao đổi thông tin giữa các component hay chương trình cần sự đồng bộ để hoạt động hiệu quả. Java cung cấp JMS API để tạo, gửi, nhận và đọc các message. Vậy JMS là gì? Cơ chế giao tiếp chính trong JMS như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây của WIKI.LANIT nhé!
Giới thiệu chung về JMS là gì?
Message & Messaging
Message là một phần quan trọng trong quá trình truyền thông thông tin. Được biểu diễn dưới dạng văn bản, định dạng XML, JSON, hoặc thậm chí là một entity trong ngôn ngữ lập trình Java. Tính chất linh hoạt của Message làm cho nó trở thành một công cụ quan trọng trong việc giao tiếp giữa các hệ thống khác nhau.
Messaging là việc trao đổi thông tin giữa các thành phần khác nhau trong cùng một hệ thống hoặc giữa các hệ thống khác nhau. Quá trình trao đổi này có thể diễn ra theo cách đồng bộ hoặc không đồng bộ tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của hệ thống. Messaging mang ưu điểm như khả năng tích hợp linh hoạt giữa các nền tảng khác nhau, giảm tắc nghẽn trong hệ thống, cũng như tăng cường khả năng mở rộng và tính tin cậy trong quá trình truyền nhận thông tin.
Hai mô hình phổ biến trong hệ thống nhắn tin là P2P (Point to Point) và Pub/Sub (Publisher/Subscriber).
JMS là gì?
Java Message Service (JMS) API là một phần quan trọng của Java Enterprise Edition (Java EE), được sử dụng để xây dựng các ứng dụng gửi và nhận tin nhắn giữa các client. JMS cung cấp giao diện mạnh mẽ để tạo, gửi, nhận và đọc tin nhắn trong môi trường ứng dụng phân tán.
JMS cho phép các thành phần trong hệ thống phân tán giao tiếp một cách đáng tin cậy và hỗ trợ gửi và nhận tin nhắn không đồng bộ. Giao tiếp giữa các client thông qua JMS thường dựa trên các tiêu chuẩn truyền tin không đồng bộ như AMQP và MQTT, được điều phối bởi các message broker.
JMS API bao gồm hai thành phần quan trọng:
- API: Cung cấp các chức năng và giao diện để phát triển ứng dụng sử dụng JMS.
- SPI (Service Provider Interface): Cho phép các nhà cung cấp tạo ra các công cụ tích hợp JMS, đảm bảo sự tương thích và tiêu chuẩn hóa giữa các hệ thống.
Những thành phần trong JMS là gì?
Các thành phần chính của JMS bao gồm:
- JMS Provider: Đây là hệ thống bên thứ ba chịu trách nhiệm triển khai JMS API để cung cấp các chức năng gửi và nhận tin nhắn cho khách hàng. Nó cũng có thể được gọi là phần mềm MOM (Message Oriented Middleware) và cung cấp giao diện người dùng để quản lý và kiểm soát hệ thống MOM.
- JMS Client : Bao gồm các chương trình độc lập hoặc thành phần của ứng dụng được viết bằng Java, có khả năng giao tiếp với các tin nhắn. Khách hàng JMS bao gồm cả JMS producer/publisher và MS consumer/subscriber
- JMS Message: Là đối tượng dữ liệu trung gian được sử dụng để truyền thông giữa khách hàng JMS và nhà cung cấp JMS. Nó chứa dữ liệu và thông tin cần thiết để xác định cách xử lý tin nhắn.
- Administered Objects : Bao gồm ConnectionFactory Object và Destination Object. ConnectionFactory Object được sử dụng để tạo kết nối giữa ứng dụng Java và nhà cung cấp JMS.Destination Object là nơi lưu trữ tin nhắn và xác định đích hoặc nguồn tin nhắn trong hệ thống JMS. Destination Object bao gồm JMS Queue và JMS Topic.
Các mô hình chính trong jms là gì?
JMS bao gồm hai mô hình trao đổi dữ liệu chính là P2P (Point to Point) và Pub/Sub (Publisher/Subscriber) sau đây:
P2P (Point to Point)
- Trong mô hình này, có ba thành phần chính gồm ứng dụng gửi (sender), Queue và ứng dụng nhận (receiver) tin.
- Queue được sử dụng làm nơi lưu trữ tin nhắn và giữ lại các tin nhắn cho đến khi client nhận hoặc đến thời gian timeout được thiết lập.
- Mô hình P2P cho phép chỉ có một người gửi và một người nhận tin nhắn, và tin nhắn được chuyển đi tuần tự (FIFO).
- Người nhận không cần phải active tại thời điểm gửi tin nhắn và sử dụng tín hiệu acknowledge để xác nhận việc nhận tin nhắn.
- Mô hình này đảm bảo tính bảo mật cao, nhưng đôi khi có thể gây block do chờ tin nhắn đến.
Pub/Sub (Publisher/Subscriber)
- Mô hình này cũng có ba thành phần chính gồm phía gửi (sender), Topic và phía nhận (receiver).
- Trong đó, Topic được sử dụng làm nơi lưu trữ tin nhắn, và mỗi Subscriber chỉ nhận được tin nhắn sau khi đã subscribe.
- Mô hình này cho phép một người gửi và nhiều người nhận, đồng thời không yêu cầu sử dụng thông tin acknowledge. Mỗi Subscriber chỉ nhận được bản sao của tin nhắn.
- Mô hình Pub/Sub không yêu cầu người nhận phải active hoặc lắng nghe tại thời điểm nhận tin nhắn, và để đảm bảo tin nhắn không mất đi, cần kích hoạt chức năng durable.
Cơ chế giao tiếp chính trong JMS
Cơ chế gửi nhận tin nhắn trong JMS có thể được chia thành phần chính sau đây:
- Synchronous (Đồng bộ): Đối tượng nhận và gửi tin nhắn thực hiện thông qua phương thức receive, trong đó ứng dụng sẽ chờ đợi cho đến khi tin nhắn được gửi tới.
- Asynchronous (Bất đồng bộ): Đối tượng nhận phải đăng ký một MessageListener để lắng nghe tin nhắn, và phương thức onMessage được kích hoạt để đón nhận và xử lý tin nhắn.
Đánh giá ưu và nhược điểm JMS
Ưu điểm của JMS
- JMS đảm bảo rằng tin nhắn được gửi và nhận một cách đáng tin cậy, với khả năng lưu trữ tin nhắn khi người nhận tạm ngừng hoạt động.
- JMS cho phép gửi và nhận tin nhắn một cách không đồng bộ, giúp tăng tính linh hoạt và hiệu suất của hệ thống.
- Với khả năng làm việc trên nhiều nền tảng và ngôn ngữ lập trình, JMS giúp dễ dàng tích hợp và giao tiếp giữa các ứng dụng khác nhau.
- JMS hỗ trợ quảng bá tin nhắn đến nhiều người nhận, giúp mở rộng hệ thống một cách linh hoạt.
- Khả năng gán các giao thức khác nhau cho các loại tin nhắn khác nhau tạo điều kiện linh hoạt trong thiết kế kiến trúc.
- Việc triển khai JMS bằng cách sử dụng đặc tả kỹ thuật giúp thay đổi nhà cung cấp mà không ảnh hưởng đến mã ứng dụng JMS.
- JMS API cho phép tương tác giữa các ngôn ngữ và nền tảng khác nhau, tạo điều kiện cho sự linh hoạt trong việc phát triển hệ thống.
Nhược điểm của JMS
- JMS không bao gồm một số tính năng quan trọng như Load Balancing/Fault Tolerance, Error/Advisory Notification, Administration, Security, Wire Protocol, Message Type Repository…
- Mặc dù JMS có khả năng mở rộng, nhưng mô hình gửi nhận truyền thống có thể gây block hệ thống khi có quá nhiều tin nhắn đang chờ xử lý.
Những trường hợp sử dụng JMS
JMS có thể được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể sau:
- Hệ thống phân tán: JMS thích hợp cho việc truyền tải tin nhắn đáng tin cậy giữa các ứng dụng đang hoạt động trên nhiều máy chủ khác nhau.
- Tích hợp hệ thống: Khi cần tích hợp các ứng dụng hoặc dịch vụ khác nhau mà không cần phụ thuộc vào chi tiết của giao diện, JMS cung cấp một lớp trung gian chung để truyền tải tin nhắn giữa các ứng dụng.
- Hệ thống chịu tải lớn: Trong việc xây dựng hệ thống chịu tải lớn và cần quảng bá tin nhắn đến nhiều người nhận, JMS cung cấp khả năng mở rộng hiệu quả.
- Ứng dụng đòi hỏi sự tin cậy: JMS phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi độ tin cậy cao, đảm bảo rằng tin nhắn sẽ được chuyển đến và nhận một cách đáng tin cậy mà không bị mất mát.
- Ứng dụng bất đồng bộ: Trong trường hợp cần ứng dụng gửi thông tin mà không cần chờ đợi phản hồi ngay lập tức từ người nhận, JMS cung cấp tính năng bất đồng bộ giúp hệ thống tiếp tục hoạt động mà không phụ thuộc vào phản hồi ngay lập tức.
FAQS ( Câu Hỏi Thường Gặp)
MOM là gì?
MOM là viết tắt của Message-oriented middleware, là một hệ thống phần mềm trung gian cho phép truyền tải và xử lý tin nhắn trong hệ thống phân tán. MOM cung cấp các cơ chế để gửi, nhận, xác nhận và quản lý các tin nhắn giữa các thành phần trong hệ thống phân tán. Nó giúp đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, khả năng xử lý lỗi, và đồng bộ dữ liệu trong quá trình truyền tải thông tin
JMS Broker là gì?
JMS Broker hoặc JMS message server là một thành phần trung gian quan trọng trong hệ thống JMS, đảm nhận vai trò kết nối giữa các client và server trong quá trình gửi và nhận tin nhắn. Nó cung cấp các kênh giao tiếp và quản lý thông tin tin nhắn, đảm bảo rằng các tin nhắn được chuyển đến đích một cách đáng tin cậy và hiệu quả.
AMQP là gì?
AMQP (Advanced Message Queuing Protocol) là một giao thức internet mở và chuẩn hóa, được thiết kế để hỗ trợ việc truyền tải tin nhắn tin cậy giữa các ứng dụng hoặc tổ chức. Nó cung cấp các tính năng quan trọng như xếp hàng tin nhắn, định tuyến, độ tin cậy và bảo mật, giúp xây dựng một hệ sinh thái tin nhắn đa dạng và tương tác.
Một số điều quan trọng cần lưu ý:
- AMQP là một giao thức nhắn tin, không phải triển khai của JMS API.
- JMS chỉ là một đặc tả API, không sử dụng bất kỳ giao thức cụ thể nào. JMS Provider giống với ActiveMQ có thể sử dụng nhiều giao thức khác nhau như AMQP, MQTT, OpenWire, REST (HTTP), và nhiều giao thức khác.
Lời kết
Trong bài viết trên đây , bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm quan trọng của JMS là gì. Nếu đang thắc mắc và muốn giải đáp về những vấn đề xoanh quanh JMS thì đừng ngần ngại để bình luận bên dưới nhé!
Comments are closed.