Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

Proxy Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Về Proxy Server

Pinterest LinkedIn Tumblr

Proxy là gì ? Đây chắc có lẽ là  thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Thuật ngữ này khá phổ biến với những ai làm trong lĩnh vực công nghệ nhưng lại khó hiểu với người chưa tìm hiểu kỹ. Để biết Proxy là gì cũng như những thông tin cơ bản về thuật ngữ này, mời bạn đọc tìm hiểu ngay qua bài viết sau của Wiki.lanit nhé!

 Proxy là gì?

Khi người dùng tìm kiếm 1 thông tin trên mạng, yêu cầu tìm kiếm của họ sẽ không trực tiếpchuyển tới internet. Thay vào đó, yêu cầu sẽ được gửi tới Proxy để xử lý sau đó mới trả về thông tin bạn tìm kiếm trên trình duyệt. Vậy, Proxy là gì mà có thể kiểm soát yêu cầu của người dùng? Hiểu đơn giản, Proxy chính là trung gian liên kết người dùng và mạng lưới internet. Khi có Proxy, quá trình tìm kiếm thông tin trên internet trở nên an toàn và bảo mật hơn. Thiếu đi Proxy đồng nghĩa với việc người dùng mạng sẽ đối mặt với tất cả những nguy cơ bị đe doạ. 

Proxy là gì?
Proxy là gì?

Những tính năng chính của Proxy là gì?

Sau khi đã biết Proxy là gì, chúng ta cần phải hiểu được những tính năng chính của nó để sử dụng hiệu quả hơn. Dưới đây là 3 chức năng chính của 1 Proxy.

Proxy đóng vai trò là tường lửa và Filtering

Như đã nói ở trên, Proxy sẽ tiếp nhận và xử lý các yêu cầu gửi tới từ người dùng. Sau đó mới trả về kết quả tìm kiếm trên trình duyệt web. Như vậy, Proxy đóng vai trò như tường lửa vì bảo vệ người dùng tránh xa những nguy hiểm trên internet. 

Proxy đóng vai trò là tường lửa và Filtering
Proxy đóng vai trò là tường lửa và Filtering

Nếu cấu hình đúng cách, Proxy còn có khả năng bảo mật thông tin và tăng hiệu suất mạng tốt hơn rất nhiều so với tường lửa thông thường.Ngoài chức năng là tường lửa, Proxy cũng lọc các ứng dụng để phát hiện ra nguy hiểm và kịp thời cảnh báo cho người dùng.

Chia sẻ kết nối

Proxy có tinh năng chia sẻ kết nối giữa các máy khách. Thay vì gắn cho mỗi máy 1 kết nối internet, Proxy sẽ chia sẻ kết nối để tất cả các máy khách lần lượt được kết nối ra ngoài với internet. Khi làm được điều này sẽ tiết kiệm khá nhiều tài nguyên và chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời việc quản lý các máy khách cũng dễ dàng và đơn giản hơn.

Proxy Server kết hợp cùng Caching

Proxy Caching có thể cải tiến và mở rộng băng thông để truyền tải dữ liệu nhanh chóng. Bên cạnh đó, Proxy kết hợp Caching còn cải thiện khả năng phản hồi thông tin đến các máy khách và phục vụ các truy cập tốt hơn.

Proxy Server kết hợp cùng Caching
Proxy Server kết hợp cùng Caching

Proxy Server hoạt động như thế nào?

 Proxy có cách thức hoạt động tương đối đơn giản gồm những bước sau:

  • Bước 1: Khi người dùng tìm kiếm thông tin trên internet, yêu cầu đó sẽ được gửi tới Proxy đầu tiên.
  • Bước 2: Proxy tiếp nhận yêu cầu, xử lý và thu thập phản hồi của website. Sau đó, máy chủ chuyển lại những phản hồi về trình duyệt web của người dùng. Trong quá trình tìm kiếm và thu thập thông tin phản hồi, Proxy sẽ thay đổi IP của người dùng để website không thể biết chính xác địa chỉ của họ.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Proxy là gì?

Trong quá trình sử dụng, Proxy thể hiện những ưu và nhược điểm riêng. Hiểu rõ ưu và nhược điểm của máy chủ Proxy sẽ giúp bạn tận dụng ưu điểm, khắc phục nhược điểm và sử dụng hiệu quả hơn.

Ưu điểm của Proxy là gì?

Máy chủ Proxy có khả năng thay đổi địa chỉ IP của Client gửi yêu cầu tìm kiếm thông tin. Vì thế, máy chủ website sẽ không biết được địa chỉ IP được gửi đến là từ Client nào. Từ đó đảm bảo sự riêng tư cho người dùng và cũng tăng khả năng bảo mật thông tin. Ngoài ra, các nội dung trước khi phản hồi về người dùng sẽ được Proxy lọc trước để loại bỏ những tác nhân đe doạ. Nếu bạn dự định truy cập vào website độc hại mà không biết, máy chủ Proxy sẽ ngay lập tức ngăn chặn để bạn không vào được web đó.

Một ưu điểm nữa là Proxy tiết kiệm khá nhiều băng thông cho doanh nghiệp. Máy chủ sẽ lưu trữ các website phổ biến để tạo thành nhiều bản sao. Khi có người muốn truy cập, Proxy chỉ cần gửi bản sao web đến người dùng đó mà không cần gửi yêu cầu đến web chính nữa để tiết kiệm băng thông.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Proxy là gì?Ưu và nhược điểm khi sử dụng Proxy là gì?
Ưu và nhược điểm khi sử dụng Proxy là gì?

Nhược điểm của Proxy Server

Bên cạnh những ưu điểm như trên thì sử dụng Proxy Server cũng tồn tại 1 vài hạn chế. Vậy, nhược điểm của Proxy là gì? Proxy Server miễn phí không đầu tư nhiều vào hiệu suất nên có thể gây gián đoạn kết nối internet đột ngột. Proxy không thiết kế theo yêu cầu mà áp dụng chung cho tất cả các thiết bị. Vì thế có thể không phù hợp trong 1 số tình huống. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng Proxy không mã hoá thì bên thứ 3 có thể thấy những thông tin quan trọng và đánh cắp. Do đó, hãy luôn lựa chọn kỹ để sử dụng Proxy chất lượng thì mới khắc phục được những nhược điểm trên.

Phân loại máy chủ Proxy

Máy chủ Proxy được phân chia thành nhiều loại và mỗi loại đều có những đặc điểm riêng. Trong đó, có 4 dạng Proxy dưới đây được sử dụng phổ biến nhất.

Transparent Proxy

Transparent Proxy còn được gọi là Proxy trong suốt hoặc Proxy minh bạch. Khi sử dụng Proxy này, nó sẽ vẫn giữ nguyên địa chỉ của bạn để xác minh với website mà bạn đang muốn tìm kiếm thông tin. Proxy trong suốt thường được dùng cho các cơ sở trường học, thư viện để lọc nội dung.

Transparent Proxy
Transparent Proxy

Anonymity Proxy

Anonymity Proxy là dạng Proxy ẩn danh. Khi bạn gửi yêu cầu tới, Proxy ẩn danh sẽ không sử dụng địa chỉ IP để xác minh với máy chủ web. Do đó, Proxy Anonymity có khả năng bảo mật thông tin rất tốt. Bên cạnh đó, vì Proxy không gửi địa chỉ IP nên các web không thể gửi các thông tin tiếp thị tới làm phiền bạn được.

Anonymity Proxy
Anonymity Proxy

Distorting Proxy

Dạng Proxy tiếp theo là Distorting – Proxy mạo danh. Khi gửi yêu cầu tìm kiếm thông tin tới Proxy mạo danh, nó sẽ gửi địa chỉ IP sai tới cho máy chủ web. Vì thế, website không thể biết địa chỉ IP nào đã được gửi tới từ đó bảo mật thông tin riêng tư cho người dùng.

Distorting Proxy
Distorting Proxy

High Anonymity Proxy

Dạng Proxy cuối cùng là High Anonymity hay còn gọi là Proxy ẩn danh cao. Proxy này sẽ thường xuyên thay đổi các địa chỉ IP truy cập vào website. Vì thế, website sẽ rất khó để theo dõi được địa chỉ IP của ai thường xuyên truy cập. Đây được coi là dạng Proxy đảm bảo cho người dùng truy cập internet an toàn nhất.

High Anonymity Proxy
High Anonymity Proxy

So sánh Proxy và NAT

Nếu không am hiểu về công nghệ, nhiều người có thể bị nhầm lẫn giữa Proxy và NAT. Thực tế, 2 thành phần này đảm nhận những chức năng riêng nên bạn cần hiểu rõ để tránh sử dụng sai trong mỗi trường hợp.

NAT đảm nhận chức năng thay đổi phần đầu của địa chỉ IP để thay đổi IP thành 1 địa chỉ khác. Còn Proxy là trung gian giữa người dùng và internet, là thành phần đảm bảo cho người dùng truy cập vào mạng an toàn và bảo mật. Để sử dụng Proxy thì cần phải cài đặt cấu hình phù hợp và có các dịch vụ hỗ trợ. Với NAT, bạn không cần phải cài đặt cấu hình hay sử dụng bất kì ứng dụng hỗ trợ nào.

So sánh Proxy và VPN

 Proxy và VPN đều có khả năng giúp người dùng truy cập được tới trang web mà không làm lộ địa chỉ IP. Vì thế, nhiều người thường bị nhầm lẫn bởi 2 thành phần này. Thực tế, VPN và Proxy có nhiều điểm khác biệt. Mọi yêu cầu gửi tới internet thông qua VPN đều được mã hoá để không có người thứ 3 thấy được. Còn với Proxy thì 1 số gói sẽ không cung cấp tính năng mã hoá. Proxy chỉ thực hiện bảo mật tại trình duyệt web của người dùng. Trong khi đó, VPN thực hiện chức năng ở hệ điều hành. Và VPN kiểm soát mọi thứ để đảm bảo an toàn như: trình duyệt web, các bản cập nhật hệ điều hành, lưu lượng truy cập,…

So sánh Proxy và VPN
So sánh Proxy và VPN

Cách cài đặt Proxy trên Chorm đơn giản, nhanh chóng

Proxy thường được cài đặt trên trình duyệt Chrome để sử dụng cho máy tính. Cách cài đặt Proxy cho Chrome cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn mở trình duyệt Chrome trên máy tính rồi bấm vào biểu tượng dấu ba chấm ở góc trên bên phải màn hình. Tiếp theo, bạn thực hiện thao tác sau: click vào “Cài đặt” -> “Nâng cao” -> “Hệ thống” -> “ Mở tuỳ chọn cài đặt nâng cao trên máy tính của bạn”.
Bạn mở trình duyệt Chrome trên máy tính và làm theo các bước trên
Bạn mở trình duyệt Chrome trên máy tính và làm theo các bước trên
  • Bước 2: Bạn thay đổi các thông số của Proxy. Tại thẻ Automatic bạn chuyển qua chế độ “On” rồi nhập địa chỉ IP vào ô trống và chọn “Save”. Tại thẻ Manual proxy setup bạn cũng chuyển sang “On” rồi nhập địa chỉ IP vào ô trống và chọn “Save”.
Thay đổi các thông số của Proxy
Thay đổi các thông số của Proxy

Hướng dẫn cài đặt Free Proxy cho Firefox

Để sử dụng miễn phí Proxy thì bạn phải cài đặt nó vào máy tính. Cách cài đặt Free Proxy ở Firefox và Chrome không giống nhau nên bạn phải theo dõi kỹ hướng dẫn sau đây.

  • Bước 1: Trên thanh công cụ của máy tính, bạn mở Menu và chọn “Option”. Tại hộp thoại này, bạn kéo xuống dưới cùng và chọn “..”.
  • Bước 2: Hộp thoại Connection Setting hiện ra, bạn chọn tiếp Manual proxy configuration.
  • Bước 3: Tại HTTP Proxy, bạn điền các thông tin như: địa chỉ IP, cổng Port rồi bắt đầu sử dụng.
 Cài đặt Free Proxy cho Firefox
Cài đặt Free Proxy cho Firefox

Một số thắc mắc thường gặp về Proxy Server

Proxy trong WIFI được hiểu là gì?

Proxy là gì trong WIFI? Đó được hiểu là một máy chủ nằm giữa người dùng và internet và giúp cho quá trình truy cập internet an toàn, riêng tư hơn.

Proxy có cần thiết không?

Proxy rất cần thiết đối với người dùng internet. Bởi nếu không có Proxy, dữ liệu của bạn rất dễ bị đánh cắp bởi bạn sẽ có thể truy cập vào những trang web độc hại.

Kết luận

Qua bài viết trên, Wiki.lanit  đã cùng bạn đọc tìm hiểu Proxy là gì cũng như những thông tin cần biết về Proxy. Hãy luôn sử dụng Proxy hiệu quả để truy cập internet an toàn, bảo mật nhé!

Mình là Tú Anh - Hiện mình đang đảm nhận một số mảng trong chiến dịch Marketing tại LANIT. Mình đã có kinh nghiệm nhiều năm trong mảng kinh doanh online, nên rất hy vọng với những kiến thức mình chia sẻ về lĩnh vực này sẽ thật sự hữu ích đối với các bạn.

Comments are closed.