Ad
Tag

Slider

Browsing

Nếu bạn đang muốn xây dựng một website bán hàng nhưng ngân sách hạn chế, hoặc không thành thạo kỹ thuật thì theme WordPress bán hàng free là một lựa chọn thích hợp và tối ưu dành cho bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Top 20+ Theme WordPress bán hàng free  tốt nhất 2023 ở bài viết dưới đây.

NGINX là gì chính là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Bởi nếu không làm việc trong lĩnh vực lập trình hay website thì có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ nghe tới thuật ngữ này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm NGINX là gì cũng như những thông tin cơ bản của NGINX thì hãy theo dõi ngay bài viết  của Wiki.lanit nhé!

NGINX là gì?

NGINX là gì? Đây được hiểu là một phần mềm mã nguồn mở tích hợp với website và đảm nhận nhiều chức năng. NGINX được lập trình dựa vào cấu trúc hướng sự kiện không đồng bộ nên có nhiều tính năng hiện đại. Có thể coi NGINX là một máy chủ website.

NGINX là gì?
NGINX là gì?

Trước đây, các trang web hoạt động khá đơn giản và không có nhiều tính năng hấp dẫn. Tuy nhiên, website đã phát triển và mở rộng thêm nhiều nội dung đa dạng, hiện đại. NGINX xuất hiện để hỗ trợ tất cả website hiện đại cũng như cải thiện hiệu năng, tốc độ cho trang web.

Lịch sử hình thành của NGINX

NGINX xuất hiện lần đầu tiên trong lĩnh vực website vào năm 1999. Khi đó, người ta sử dụng NGINX chủ yếu để giải quyết vấn đề máy chủ gặp khó khăn khi xử lý một lượng lớn kết nối (hay còn gọi là C10K). Có NGINX, server có hiệu năng mạnh hơn để xử lý các kết nối cùng một lúc. Khi đó, NGINX trở thành server có tốc độ xử lý nhanh nhất và hiệu năng cũng mạnh nhất.

Lịch sử hình thành của NGINX
Lịch sử hình thành của NGINX

Nhận thấy nhu cầu sử dụng NGINX tăng vọt nên Sysoev đã phát triển thêm những tính năng cho server này vào năm 2004. Sau đó, NGINX Server Web được tiếp thị rộng rãi ra thị trường.

Tính tới năm 2019, NGINX đã xử lý được hàng trăm nghìn kết nối với tốc độ cực nhanh. Ngay cả những công ty lớn hàng đầu thế giới cũng sử dụng NGINX như: Microsoft, Adobe, Facebook, Apple, Google,… Vậy là đủ thấy tầm ảnh hưởng của máy chủ web này đối với các website.

Cách NGINX hoạt động như thế nào?

Hầu hết các server web đều có cách thức hoạt động tương tự nhau. Tuy nhiên, với NGINX web server lại khác. Máy chủ này hoạt động theo nguyên tắc bất đồng bộ hướng sự kiện. Vì thế quy trình hoạt động sẽ không giống với bất kì web server nào.

Cách NGINX hoạt động như thế nào?
Cách NGINX hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của NGINX như sau: NGINX quản lý các giao thức kết nối mạng không dây trong cùng một tiến trình. Và để xử lý tất cả các giao thức gửi từ người dùng thì NGINX sử dụng Worker Connections. Mỗi Worker Connections có thể xử lý được hàng ngàn giao thức mà người dùng yêu cầu. Sau khi xử lý xong và có kết quả thì sẽ gửi về cho người dùng. Trong cùng một thời điểm, NGINX xử lý được hàng ngàn yêu cầu do đó nó được coi là máy chủ web mạnh nhất hiện nay.

Những tính năng nổi bật của NGINX là gì?

Máy chủ HTTP NGINX sở hữu những tính năng nổi bật sau:

  • Hiệu năng cực mạnh, có thể xử lý mượt mà hơn 10000 kết nối cùng lúc.
  • Tăng tốc độ của Proxy trung gian giữa Server và Client.
  • Tính năng lập chỉ mục cho tập tin và xử lý các tập tin tĩnh.
  • Tốc độ xử lý nhanh nhờ vào bộ nhớ đệm.
  • Tính năng mã hoá SSL cùng với TLS/IP để bảo mật thông tin, dữ liệu.
  • Có thể sao lưu dữ liệu thường xuyên, tránh mất dữ liệu quan trọng nếu gặp rủi ro.
  • Tính năng nhúng mã PERL, tương thích trên IPv6.
  • Được hỗ trợ ở WebSockets để hỗ trợ giao tiếp giữa Server và Client.
  • Tương thích với các dạng file FLV và MP4.
  • Kiểm soát các kết nối và đảm bảo không có kết nối độc hại.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng NGINX là gì?

Dưới đây là những đánh giá khách quan của chúng tôi về ưu và nhược điểm của NGINX:

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của NGINX HTTP Server là có hiệu năng mạnh mẽ, tốc độ tải cực nhanh và có thể xử lý lượng lớn truy cập cùng lúc. Ngoài ra, máy chủ NGINX còn chuyển tiếp nhanh chóng các yêu cầu của người dùng đến máy chủ ứng dụng. Máy chủ NGINX có cấu hình đơn giản, ít tiêu tốn bộ nhớ. Vì thế, đây là Server vừa hiệu quả vừa tiết kiệm cho mọi website.

Nhược điểm

Nhược điểm của NGINX là tính linh hoạt chưa được cao so với các máy chủ khác. Bên cạnh đó, việc điều hướng giữa trang chủ NGINX và bộ phận hỗ trợ khách hàng còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thì NGINX cần được cải thiện những vấn đề này.

Sự khác biệt giữa Apache và NGINX là gì?

Apache và NGINX là 2 loại Server được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Để tránh nhầm lẫn giữa Apache Server và NGINX Web Server, bạn đọc hãy theo dõi những tiêu chí được trình bày dưới đây.

Sự khác biệt giữa Apache và NGINX
Sự khác biệt giữa Apache và NGINX

#1. Mức độ phổ biến của 2 máy chủ

Apache là máy chủ đã có tuổi đời khá lâu. Vì thế mà hầu hết các website đều sử dụng Apache Server. Vào năm 2012, máy chủ Apache chiếm lĩnh hơn 65% thị trường. Tuy nhiên, sự xuất hiện của NGINX đã thay đổi tình trạng này. Hiện nay, máy chủ NGINX trở nên phổ biến nhất để sử dụng cho các website. Theo thống kê năm 2022, NGINX được các web ứng dụng nhiều nhất với tỉ lệ 33%. Còn Apache thấp hơn một chút với con số 31%. Riêng 2 web server này đã chiếm lĩnh 64% thị trường so với tất cả các máy chủ còn lại.

#2. Tốc độ tải

Trong hầu hết trường hợp, NGINX có tốc độ tải nhanh hơn Apache. NGINX Server được đánh giá là có tốc độ đặc biệt nhanh chóng. Còn với Apache thì tốc độ chỉ ở mức khá và cần được cải thiện thêm.

#3. Khả năng bảo mật

Theo đánh giá của người dùng, khả năng bảo mật thông tin của 2 máy chủ này đều mạnh như nhau. NGINX và Apache đều bảo vệ được website trước các cuộc tấn công của hacker hay phần mềm độc hại.

#4. Tính linh hoạt

Nói về tính linh hoạt thì Apache nhỉnh hơn NGINX 1 điểm. Bởi vì Apache sử dụng các công cụ hỗ trợ phân cấp nhiệm vụ mà NGINX không có. Ngoài ra, Apache Server còn hỗ trợ hơn 60 mô đun để mở rộng hosting cho các đơn vị website.

#5. Các thông số của máy chủ

Tới thời điểm hiện tại, cả Apache Server và NGINX Server đều có cấu hình hỗ trợ tốt cho hệ điều hành Windows. Bên cạnh đó, thông số cân bằng tải hay reserve proxy đều khá tốt.

>>> Xem thêm: Apache là gì? Tìm Hiểu Từ A – Z Dành Cho Người Mới

NGINX có cấu hình như thế nào?

Tập tin nginx.conf có cấu hình như sau:

  • worker_processes: Thiết lập này dùng để định nghĩa worker processes.
  • worker_connection: Chính là số lượng kết nối tối đa trong cùng 1 thời điểm cho mỗi worker Process.
  • access_log & error_log: Được sử dụng để sửa lỗi sai.
  • gzip: Dùng để nén giảm dung lượng dữ liệu khi gửi từ Server – Client.

Trong Server NGINX sẽ có nhiều ngữ cảnh Location. Và ngữ cảnh Location cũng có cấu hình riêng với nhiều chỉ thị quan trọng.

Cấu hình ngữ cảnh Location:

  • try_files: Được sử dụng để phục vụ các tệp tin tĩnh.
  • proxy_pass: có tác dụng chuyển yêu cầu đến Proxy Server.
  • rewrite: thực hiện viết lại URI ( chuỗi ký tự nhận diện tài nguyên).

Cách kiểm tra NGINX cho website nhanh chóng

Bạn có thể kiểm tra website của mình có chạy Server NGINX hay không thông qua các bước sau:

kiểm tra NGINX cho website

  • Bước 1: Mở trang website cần kiểm tra trên công cụ tìm kiếm.
  • Bước 2: Nhấn phím F12 hoặc tổ hợp phím Ctrl + Shift + I.
  • Bước 3: Cửa sổ Chrome Devtools sẽ hiện ra.
  • Bước 4: Chọn sang tab Network sau đó chọn Header. Nếu ô Server hiển thị dòng chữ “nginx” tức là website của bạn đang chạy Server này.

Cách cài đặt NGINX chi tiết nhất

Nếu kiểm tra và thấy website của mình chưa chạy NGINX, bạn có thể tiến hành cài đặt bằng những bước sau:

Bước 1: Cài đặt lệnh Yum

Cài đặt lệnh Yum như sau:

yum install nginx -y

start device bằng lệnh

service nginx start

Bước 2: Cài Source cho NGINX

Đầu tiên, bạn cài các package bằng những câu lệnh sau:

yum groupinstall " Development Tools"  -y

yum install zlib-devel pcre-devel openssl-devel -y

yum install epel-release -y

Sau khi cài package, bạn tiếp tục cài đặt các thành phần phụ của NGINX bằng câu lệnh:

yum install perl perl-devel perl-ExtUtils-Embed libxslt libxslt-devel libxml2 libxml2-devel gd gd-devel GeoIP GeoIP-devel –y

Tiếp theo, bạn thực hiện các thao tác sau: tạo user và phân quyền thư mục -> tạo file để chạy lệnh -> backup lại file NGINX.conf -> sửa file cấu hình NGINX.

Bước 3: Cài đặt PHP cho NGINX

Sau khi đã cài xong Source, bạn tiến hành cài đặt PHP NGINX. Cấu hình PHP như sau

sed -i 's/user = apache/user = nginx/'g /etc/php-fpm.d/www.conf

sed -i 's/group = apache/group = nginx/'g /etc/php-fpm.d/www.conf

service php-fpm restart

Hướng dẫn sử dụng NGINX để làm Load Balance

Load Balance còn được gọi là cân bằng tải. Khi thực hiện Load Balance, bạn phải làm sao để phân bổ đồng đều các lưu lượng truy cập vào nhiều máy chủ. Như vậy sẽ tránh tình trạng 1 máy chủ quá tải 1 máy chủ không có truy cập.

NGINX cũng có thể giúp các máy chủ cân bằng tải hiệu quả. Để làm Load Balance, bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thực hiện tệp cấu hình trên máy 10.10.10.1

upstream proserver {server 10.10.10.9:9002; server 10.10.10.10:9002;}

Bước 2: Cấu hình để máy 10.10.10.1 đón ở cổng 9000

server {proxy_buffering off; client_max_body_size 5M; listen 9000;location / {proxy_pass http://proserver;}

Bước 3: Thực hiện lệnh “sudo server nginx restart”.

Bước 4: Sửa lại cấu hình

upstream proserver {server 10.10.10.9:9002 weight=1; server 10.10.10.10:9002 weight=2;}

Lời kết

Qua bài viết trên, Wiki.Lanit đã cùng bạn tìm hiểu NGINX là gì cũng như những thông tin tổng quan về máy chủ này. Website nên cài đặt và sử dụng NGINX để hoạt động hiệu quả hơn.

C&C hay Command and Control Server là một khái niệm không thể thiếu khi nói đến các vấn đề tấn công và bảo mật thông tin trên hệ thống mạng. Đây là máy chủ có thể xâm nhập vào thiết bị nạn nhân để phát tán mã độc và thực hiện các cuộc tấn công DDoS. Để hiểu rõ C&C Server là gì? Mời bạn cùng Wiki.lanit tham khảo qua bài viết sau.