Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

Unit Testing là gì? Quy Trình Tạo Unit Testing Cơ Bản

Pinterest LinkedIn Tumblr

Unit Testing là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực phát triển phần mềm, nhưng có thể khá xa lạ với những người không thuộc lĩnh vực này hoặc mới chập chững bước vào ngành lập trình. Vậy hãy cùng Wiki Lanit tìm hiểu về khái niệm Unit Testing là gì và vai trò quan trọng của nó trong quá trình phát triển phần mềm nhé!

Unit Testing là gì?

Unit Testing, hay còn gọi là Kiểm thử đơn vị, là một phương pháp kiểm tra tính đúng đắn của các thành phần riêng lẻ hoặc các đơn vị nhỏ trong phần mềm. Quá trình này nhằm kiểm tra xem các thành phần có hoạt động đúng với các thông số kỹ thuật và yêu cầu đã được thiết kế hay không, cũng như đảm bảo tính đúng đắn trong việc xử lý dữ liệu và quy trình sử dụng. Unit Testing là một phần quan trọng, bắt buộc trong quá trình phát triển phần mềm, nằm ở mức độ thấp nhất của kiểm thử phần mềm đằng sau SDLC, V Model và STLC. Vậy bạn đã hiểu qua Unit Testing là gì chưa?

Unit Testing là gì?
Unit Testing là gì?

Unit Testing thường được thực hiện trong giai đoạn phát triển và lập trình ứng dụng, là một quy trình kiểm tra một phần nhỏ của mã nguồn bằng cách chia nó thành các đơn vị riêng lẻ và xác minh tính đúng đắn của từng đơn vị đó. Mục tiêu của Unit Testing là cho phép các nhà phát triển chạy một loạt thử nghiệm đơn vị để xác định các lỗ hổng tiềm năng. Khi một đơn vị hoặc một phần mã nguồn đã được kiểm tra và xác minh là hoạt động đúng đắn, các hình thức kiểm thử khác sẽ tiếp tục được áp dụng để đảm bảo toàn bộ ứng dụng hoạt động trơn tru.

Ưu điểm và hạn chế của Unit Testing là gì?

Dưới đây là những đánh giá khách quan về Unit Testing của chúng tôi:

Ưu điểm nổi bật của Unit Testing

Ưu điểm nổi bật của Unit Testing
Ưu điểm nổi bật của Unit Testing

Đối với việc phát triển ứng dụng:

  • Tạo ra một môi trường lý tưởng để kiểm tra và xác định chính xác lỗi, đồng thời duy trì tính ổn định của toàn bộ phần mềm. Đây là cách giúp tiết kiệm thời gian so với việc phải gỡ lỗi theo cách truyền thống.
  • Kiểm tra hiệu suất và tìm kiếm các thuật toán không hiệu quả hoặc các quy trình vượt quá giới hạn thời gian.
  • Phát hiện vấn đề trong thiết kế, quá trình xử lý và thậm chí các mô hình thiết kế. Điều này giúp xác định các lỗi nghiêm trọng có thể xảy ra trong các tình huống bất lợi.
  • Xây dựng một rào chắn bảo mật cho mã nguồn, để bất kỳ thay đổi nào cũng có thể tác động đến rào chắn này và cung cấp thông báo về các nguy cơ tiềm ẩn.
  • Giảm chi phí đáng kể so với việc thực hiện kiểm thử ở các giai đoạn sau 
  • Nếu thực hiện Unit Testing một cách hiệu quả, việc tái sử dụng mã nguồn và đảm bảo tính tin cậy sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Đối với coder:

  • Hỗ trợ chuyên viên kiểm tra chất lượng (QA) giảm bớt khối lượng công việc phức tạp.
  • Unit Testing là công cụ đánh giá năng lực lập trình viên và giúp họ xây dựng sự tự tin trong công việc của mình.

Hạn chế của Unit Testing

  • Các bài kiểm tra có thể bỏ sót một số lỗi.
  • Unit testing chỉ xác minh dữ liệu và chức năng cụ thể. Chúng không phát hiện các lỗi tích hợp.
  • Việc viết mã kiểm tra có thể đòi hỏi nhiều dòng mã hơn so với viết mã thực thi.
  • Unit testing đòi hỏi đầu tư thời gian và cố gắng học cách sử dụng các công cụ tự động trong một số trường hợp.

Quy trình thực hiện Unit Testing

Chắc hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc các bước thực hiện Unit Testing là gì. Dưới đây là quy trình thực hiện được Wiki Lanit tổng hợp sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi bắt đầu thực hiện Unit Testing, chúng ta cần thiết lập một môi trường thích hợp. Điều này liên quan đến việc cài đặt các công cụ hỗ trợ Unit Testing ví dụ: PHPUnit cho ngôn ngữ PHP hoặc JUnit cho ngôn ngữ Java.

Bước 2: Test Cases

Khi đã thiết lập xong môi trường, chúng ta tiến hành tạo các trường hợp kiểm thử (test cases). Mỗi trường hợp kiểm thử bao gồm một bộ dữ liệu đầu vào và kết quả mà chúng ta mong đợi. Việc thiết kế các trường hợp kiểm thử (test cases) cần đảm bảo chúng phản ánh đầy đủ và đa dạng mọi tình huống xử lý của đơn vị được kiểm thử.

Quy trình thực hiện Unit Testing
Quy trình thực hiện Unit Testing

Bước 3: Tiến hành Unit Testing

Bước tiếp theo, chúng ta thực hiện kiểm tra từng đơn vị bằng cách thực hiện các trường hợp kiểm thử đã xây dựng. Các trường hợp kiểm thử sẽ được thực thi và kết quả sẽ được so sánh với kết quả mà chúng ta mong đợi.

Bước 4: Kiểm tra và báo cáo

Cuối cùng, sau khi hoàn thành Unit Testing, chúng ta kiểm tra kết quả và tạo báo cáo. Nếu tất cả các trường hợp kiểm thử chạy thành công và cho kết quả mong đợi, chúng ta có thể kết luận rằng đơn vị đã kiểm tra thành công. Trong trường hợp Test Cases không đạt như mong đợi thì cần kiểm tra và sửa lỗi lại.

Kỹ thuật Unit Testing là gì?

Kỹ thuật Unit Testing là một phần quan trọng của quá trình kiểm tra phần mềm và phân thành ba loại cơ bản: Black box, White box và Gray box.

  • Black Box Testing: Loại này tập trung vào việc kiểm tra giao diện người dùng, đầu vào và đầu ra của phần mềm mà không quan tâm đến cách nội dung bên trong hoạt động. Thông qua Black Box Testing có thể kiểm tra khả năng hoạt động của phần mềm đó.
  • White Box Testing: Loại này xem xét nội dung bên trong của phần mềm, tập trung vào việc kiểm tra các chức năng và logic hoạt động bên trong mã nguồn. Người kiểm tra cần kiểm tra cách mà mã nguồn được triển khai và kiểm tra tích hợp giữa các thành phần.
  • Gray Box Testing: Loại này nằm ở giữa Black Box và White Box Testing. Nó liên quan đến việc phân tích rủi ro, trường hợp thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm một cách tổng quan.

Khi thực hiện Unit Testing, các tiêu chí sau thường được sử dụng để đánh giá độ bao phủ code:

  • Statement Coverage: Đo lường tỷ lệ các dòng mã nguồn đã được thực thi ít nhất một lần trong quá trình kiểm tra.
  • Decision Coverage: Đo lường tỷ lệ các cấu trúc điều kiện hoặc điểm kiểm tra đã được thực hiện trong mã nguồn.
  • Branch Coverage: Đo lường tỷ lệ các nhánh điều kiện đã được thực hiện trong mã nguồn. Đây là một mức độ nâng cao so với Decision Coverage.
  • Condition Coverage: Đo lường tỷ lệ các điều kiện logic trong các biểu thức đã được kiểm tra và đánh giá.
  • Finite State Machine Coverage: Sử dụng trong trường hợp phần mềm hoạt động theo trạng thái hữu hạn, đo lường tỷ lệ các trạng thái đã được kiểm tra.

Tất cả những tiêu chí này giúp đảm bảo rằng Unit Testing không chỉ kiểm tra tính đúng đắn của phần mềm mà còn kiểm tra việc mã nguồn được bao phủ đầy đủ.

Các công cụ Unit Testing

Dưới đây là một số các công cụ Unit Testing được sử dụng phổ biến hiện nay:

  • JUnit: Được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực Java, JUnit là một framework giúp viết và thực hiện các test case một cách dễ dàng và hiệu quả.
  • NUnit: Đây là một công cụ Unit Testing phù hợp cho các ngôn ngữ trong hệ thống .NET.
  • JMockit: Dành cho việc kiểm thử đơn vị trong mã nguồn mở, JMockit là một lựa chọn mạnh mẽ.
  • EMMA: Dùng để phân tích mã nguồn Java và đánh giá code coverage của ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ này.
  • PHPUnit: Đối với PHP, PHPUnit là một framework Unit Testing mạnh mẽ, cung cấp các tính năng để thực hiện kiểm tra đơn vị một cách hiệu quả trong các dự án PHP.

Thế nào là một Unit Testing tốt?

Để đánh giá thế nào là một Unit Testing đạt chuẩn bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

Thế nào là một Unit Testing tốt?
Thế nào là một Unit Testing tốt?
  • Quá trình kiểm tra đơn vị nên diễn ra một cách nhanh chóng không làm gián đoạn quá trình phát triển.
  • Test cases không phụ thuộc vào thứ tự kiểm thử, mà chạy độc lập. Điều này giúp đảm bảo tính ổn định và dễ quản lý của các test case.
  • Các dữ liệu và thông báo trong test case cần được sắp xếp một cách rõ ràng để có thể đọc và hiểu dễ dàng.
  • Sử dụng dữ liệu thực tế giúp đảm bảo kiểm tra đơn vị trong các tình huống thực tế và cải thiện tính khả thi của test cases.
  • Test cases cần được viết đơn giản và dễ đọc để dễ bảo trì và nâng cấp trong tương lai.
  • Test cases phải thể hiện một cách chính xác hoạt động của module hoặc thành phần mà chúng đang kiểm tra.

Những lầm tưởng của nhiều người về Unit Testing

Khi mới tìm hiểu và làm quen về Unit Testing là gì, các lập trình viên thường hiểu sai hoặc lầm tưởng về khái niệm này như sau:

Những lầm tưởng của nhiều người về Unit Testing
Những lầm tưởng của nhiều người về Unit Testing
  • Intergration test (test tích hợp) thường không phát hiện tất cả lỗi và đây là một quan niệm sai lầm. Trong quá trình kiểm thử phần mềm, độ khó của việc tìm và sửa lỗi thường tăng lên. Các lỗi tại các giai đoạn kiểm thử sau càng phức tạp, khó tìm kiếm và sửa chữa hơn.
  • Một số lập trình viên có quan điểm rằng Unit testing không cần thiết và khả năng lập trình của họ đủ tốt để không cần sử dụng Unit testing. Tuy nhiên, trong thực tế, mọi người đều dễ mắc lỗi và các hệ thống phần mềm trong thực tế thường phức tạp hơn nhiều.
  • Một số lập trình viên có thể thấy rằng việc viết Unit testing là không hiệu quả vì họ cho rằng công việc kiểm thử nên do đội kiểm thử thực hiện. Tuy nhiên,  nếu bỏ qua Unit testing có thể dẫn đến việc phát hiện lỗi ở các giai đoạn sau và lỗi ấy có thể trở nên phức tạp và tốn kém thời gian hơn để sửa chữa.

Một số mẹo khi viết Unit Testing 

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần phải biết  để viết Unit Testing một cách hiệu quả sau:

  •  Cần chắc chắn rằng mỗi test case Unit Testing hoạt động độc lập và không phụ thuộc vào các test case khác, cả về dữ liệu và thứ tự thực hiện. Không nên gọi một test case trong một test case khác. Điều này giúp duy trì tính độc lập giữa các ca thử nghiệm và tránh sự chồng chéo trong kiểm thử.
  •  Luôn luôn kiểm tra từng module độc lập để đảm bảo rằng thay đổi trong một module không ảnh hưởng đến các module khác và không gây ra lỗi trong phần mềm.
  • Bạn nên đặt tên cho các đơn vị kiểm thử một cách rõ ràng và nhất quán. Điều này đảm bảo rằng các test case dễ đọc và dễ hiểu, cho phép bất kỳ ai cũng có thể chọn một test case và chạy nó mà không gặp khó khăn.
  • Khi triển khai sự thay đổi về giao diện hoặc chức năng, quan trọng phải chạy lại các test case đã tồn tại để đảm bảo rằng những thay đổi này không ảnh hưởng đến những test case đã hoàn thành trước đây.
  • Luôn ưu tiên sửa lỗi được phát hiện trong quá trình Unit Testing trước khi tiến hành các bước tiếp theo trong quy trình phát triển.
  • Ngoài việc kiểm thử hành vi hệ thống, quan trọng cũng là viết test case để đánh giá hiệu năng của mã nguồn. Cần tạo sự độc lập giữa các testsuit và mã nguồn module.
  • Hạn chế việc sử dụng nhiều câu lệnh assert trong một test case, vì khi một điều kiện không thỏa mãn, những lệnh assert khác có thể bị bỏ qua.
  • Khi số lượng test case ngày càng nhiều, hãy xem xét việc chia thành hai nhóm: test case cũ và test case mới, với tần suất chạy thấp hơn cho các test case cũ sau một thời gian dài.

Những câu hỏi thường gặp về Unit Testing

Lập trình viên giỏi có cần biết Unit Testing là gì?

Thực tế, việc sử dụng Unit Testing không chỉ giới hạn trong lĩnh vực IT. Nhiều ngành khác như trong siêu thị cũng đã áp dụng phương pháp này hàng ngày hoặc thậm chí mỗi giờ. Ví dụ, kiểm tra trứng để xem chúng có hỏng không, kiểm tra sữa để đảm bảo nó còn tươi ngon hoặc kiểm tra rau để xác định có dấu hiệu hư hỏng. Do đó, có thể kết luận rằng việc thực hiện Unit Testing là rất quan trọng và không chỉ dành riêng cho lập trình viên giỏi, mà nó nên được áp dụng trong mọi ngành.

Điểm khác biệt giữa viết code về Unit Testing là gì?

Để tạo một Unit Testing, thỉnh thoảng có thể mất nhiều thời gian hơn so với việc viết code thông thường. Một lập trình viên có thể tạo ra mã nguồn, nhưng không nhất thiết đã viết các test case tương ứng.

Unit Testing có mất nhiều thời gian?

Một số lập trình viên thường cảm thấy việc thực hiện Unit Testing tốn rất nhiều thời gian. Nhưng nếu không thực hiện Unit Testing, số lỗi phát hiện ở các giai đoạn sau có thể tăng lên và những lỗi này sẽ trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực để khắc phục. Vì vậy, việc thực hiện Unit Testing từ đầu là một quyết định sáng suốt.

Kết luận

Unit Testing đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện ứng dụng phần mềm. Đây là một phần không thể thiếu trước khi triển khai ứng dụng vào môi trường thực tế. Trên đây, Wiki Lanit đã cung cấp một số thông tin cơ bản để giúp bạn nắm được cơ bản Unit Testing là gì. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn khám phá và phát triển trong lĩnh vực lập trình.

Mình là Quốc Anh - Hiện mình đang đảm nhận vị trí kỹ thuật viên quản trị hệ thống tại LANIT. Mình có một niềm đam mê mãnh liệt về việc nghiên cứu và áp dụng những công nghệ mới để tối ưu hóa quá trình quản trị hệ thống. Những nội dung mình chia sẻ trên đây đều dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm của mình trong nhiều năm. Rất hy vọng sẽ hữu ích đối với các bạn!

Comments are closed.