Ad
Kiến Thức

Windows Server là gì? Khác gì so với Linux Server?

Pinterest LinkedIn Tumblr

Windows là hệ điều hành phổ biến mà bất kì ai sử dụng máy tính đều biết. Thế nhưng, Windows Server lại không được sử dụng thường xuyên nên rất ít người biết đến sản phẩm công nghệ này. Vậy, Windows Server là gì và có ưu, nhược điểm ra sao? Windows Server khác gì với Windows thông thường cũng như các máy chủ khác? Để giải đáp những thắc mắc trên, bạn đọc hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu ngay nhé!

Windows Server là gì?

Windows Server là gì? Đây được hiểu là tập hợp các hệ điều hành máy chủ do tập đoàn Windows cung cấp. Máy chủ Windows cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu, chia sẻ dịch vụ cũng như vận hành ứng dụng. Ngoài ra, Windows Server cũng cung cấp tài nguyên cho người dùng sử dụng.

Windows Server là gì?
Windows Server là gì?

Windows Server được nhiều doanh nghiệp, công ty lớn tin dùng bởi độ tin cậy cao cùng khả năng xử lý mạnh mẽ. Hầu hết các sản phẩm của Windows (bao gồm cả Server) đều được đầu tư chỉn chu và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại.

Lịch sử hình thành Windows Server

Windows Server phát triển cùng với sự ra đời của 2 dòng hệ điều hành Microsoft. Đó là MS-DOS và Windows NT. Thời gian đánh dấu sự hình thành của Windows Server vào những năm 1980. Lúc bấy giờ, hệ điều hành máy chủ Windows đã tạo được tiếng vang lớn trên thị trường. Bởi nó cung cấp nhiều dịch vụ, thân thiện với người dùng hơn bất kì Server hệ điều hành nào khác. Ngoài ra, cách sử dụng Windows Server cũng tương đối đơn giản.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Windows Server

Cũng giống như tất cả các sản phẩm công nghệ khác, Windows Server sở hữu nhiều ưu điểm song cũng tồn tại một vài nhược điểm. Nếu muốn sử dụng hiệu quả máy chủ hệ điều hành Windows, bạn cần phải hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của Server. Vậy, ưu và nhược điểm của Windows Server là gì

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Windows Server
Ưu và nhược điểm khi sử dụng Windows Server

Ưu điểm trong Windows Server là gì?

Dưới đây là những đánh giá khách quan của chúng tôi về ưu và nhược điểm của Windows Server bạn có thể tham khảo:

Cung cấp nhiều dịch vụ 

Hệ điều hành máy chủ Windows được xây dựng với nhiều dịch vụ hỗ trợ việc quản lý cho doanh nghiệp sử dụng Server. Đó là:

  • Windows Server xác thực tất cả tài khoản của người dùng bằng bộ điều khiển miền.
  • Tự động gán địa chỉ IP cho tất cả các thiết bị mạng gửi yêu cầu đến Server. 
  • Máy chủ hệ điều hành Windows hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và lưu trữ tất cả các dữ liệu.
  • Tự động Update cho máy trạm mà không gây phiền phức hay ảnh hưởng tới hoạt động của máy trạm.
  • Windows Server có khả năng kết hợp với tất cả máy in trong công ty. Từ đó quá trình in ấn diễn ra nhanh chóng hơn.

Cấu hình mạnh

Windows Server có cấu hình mạnh để xử lý hiệu quả các yêu cầu của người dùng cũng như lưu trữ dữ liệu an toàn. Dung lượng RAM tối đa của hệ điều hành máy chủ lên đến 24TB nên lưu trữ được lượng dữ liệu khổng lồ. Số lượng ổ cắm CPU cũng không phải là con số nhỏ. Windows Server cung cấp lên đến 64 ổ cắm CPU.

Phù hợp với nhiều cơ sở dữ liệu

Nếu như hệ điều hành máy chủ Linux không tương thích với cơ sở dữ liệu MSSQL và Access thì Windows Server lại làm được điều này. Đây cũng chính là ưu điểm của hệ điều hành máy chủ Windows so với các hệ điều hành khác. Vì thế, hầu hết các máy chủ sử dụng cơ sở dữ liệu Access hay MSSQL đều cần tới Windows Server. 

Dễ dàng sử dụng

Windows Server có cách sử dụng đơn giản, giao diện thân thiện với người dùng. Bên cạnh đó, Windows Server cũng cung cấp các công cụ được thiết kế sẵn để hỗ trợ người dùng. Đây là ưu điểm khiến cho nhiều người ưa chuộng và sử dụng hệ điều hành máy chủ Windows.

Tính năng bảo mật dữ liệu

Bảo mật dữ liệu luôn là ưu tiên hàng đầu khi khách hàng sử dụng dịch vụ Server. Hệ điều hành máy chủ Windows có khả năng bảo mật dữ liệu mạnh và mã hoá thông tin trao đổi giữa Client và Server. Vì vậy, dữ liệu của người dùng được đảm bảo an toàn và không bị lộ ra bên ngoài.

Dễ dàng nâng cấp

Hệ điều hành máy chủ Windows thường xuyên được cập nhật, nâng cấp lên các phiên bản hiện đại hơn. Và tính năng của Server cũng được nâng cấp theo. Đây là ưu điểm của hệ điều hành máy chủ đã chiếm được cảm tình của người dùng.

>>>  Xem thêm: Web Server là gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Máy Chủ Web

Nhược điểm của Windows Server là gì?

  • Chi phí cao: Nhìn chung, Windows Server có chi phí khá cao so với các hệ điều hành máy chủ khác. Tuy nhiên, với những lợi ích nổi trội như trên thì mức giá cao là hoàn toàn xứng đáng.
  • Sự cố về tính ổn định: Đôi khi, Windows Server vẫn gặp sự cố hệ thống và hoạt động không ổn định. Điều này làm gián đoạn hoạt động của một số ứng dụng, phần mềm chạy trên Server.

Những chức năng nổi trội của máy chủ Windows

Hệ điều hành máy chủ Windows cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ việc quản lý, lưu trữ dữ liệu. Vậy, những chức năng nổi trội của Windows Server là gì?

  • Quản lý tài nguyên: Windows Server có tính năng quản lý và giám sát tài nguyên máy chủ, quản lý bộ nhớ, ổ đĩa và bộ vi xử lý.
  • Quản lý mạng: Windows Server hỗ trợ người dùng quản lý các dịch vụ mạng, quản lý người dùng, DNS và DHCP.
  • Quản lý truy cập: Các truy cập vào máy chủ đều được quản lý bởi hệ điều hành máy chủ Windows để tăng tính bảo mật dữ liệu.
  • Điều khiển máy chủ: Nhà quản trị có thể điều khiển máy chủ từ xa thông qua Remote Desktop hoặc một máy tính khác.
  • Các tính năng ảo hoá: Tính năng ảo hoá cho phép nhà quản trị tạo các máy ảo trên cùng 1 Server. Từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư phần cứng.
  • Quản lý hiệu suất: Windows Server có tính năng quản lý hiệu suất hoạt động của máy chủ. Từ đó đưa ra chính sách nâng cao hiệu suất 1 cách tốt nhất. Một số công cụ quản trị hiệu suất như: Resource Monitor, Performance Monitor và Windows Server Update Services.
  • Phân tích dữ liệu: Dữ liệu trên máy chủ cũng cần được phân tích. Windows Server có thể hỗ trợ nhà quản trị phân tích dữ liệu nhanh chóng, đơn giản. 

Sự khác nhau giữa Windows thường và Windows Server là gì?

Windows thường và Windows Server đều là 2 sản phẩm của tập đoàn Windows. Nhiều người thường nhầm lẫn và nghĩ 2 sản phẩm công nghệ này đều như nhau. Vì thế, Wiki.Lanit sẽ so sánh sự khác biệt giữa Windows thường và Windows Server qua bảng dưới đây.

Sự khác nhau giữa Windows thường và Windows Server là gì?
Sự khác nhau giữa Windows thường và Windows Server là gì?
Điểm khác biệt Windows thường Windows Server
Mục đích sử dụng Sử dụng cho máy tính cá nhân Sử dụng như hệ thống máy chủ
Khả năng bảo mật dữ liệu Bảo mật dữ liệu ở mức khá Bảo mật dữ liệu rất tốt
Các phiên bản Có 3 phiên bản là: Pro, Home và Enterprise Có 3 phiên bản là: phiên bản tiêu chuẩn, phiên bản dữ liệu và phiên bản Enterprise
Khả năng hỗ trợ phần cứng Windows thường chỉ chạy được trên các máy tính cá nhân thường vì hỗ trợ phần cứng không cao. Hỗ trợ phần cứng mạnh mẽ để đáp ứng các yêu cầu.
Chi phí Chi phí thấp Chi phí cao
Kết nối mạng Từ 10 đến 20 kết nối Không giới hạn
Khả năng hỗ trợ quản lý Không có Cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ quản lý mạng và máy chủ

So sánh Windows Server & Linux Server khác nhau như thế nào?

Windows Server và Linux Server đều là 2 hệ điều hành máy chủ được nhiều người sử dụng. Vậy, điểm khác nhau giữa Linux Server và Windows Server là gì?

So sánh Windows Server & Linux Server khác nhau như thế nào?
So sánh Windows Server & Linux Server khác nhau như thế nào?
Điểm khác biệt Windows Server Linux Server
Giấy phép Vấn đề cấp giấy phép vẫn còn nhiều hạn chế Người dùng được phép tuỳ chỉnh hay bán lại phần mềm. Họ tải 1 bản sao của Linux là đã phân phối được cho nhiều máy tính
Hỗ trợ Khi sử dụng máy chủ Windows, người dùng được nhận dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng rất tốt Dịch vụ hỗ trợ khách hàng còn nhiều hạn chế, chưa được chuyên nghiệp
Mã nguồn Mã nguồn đóng Mã nguồn mở
Bảo mật Bảo mật tốt Bảo mật tốt
Chi phí Cần trả phí để sử dụng Miễn phí
Thân thiện với người dùng Giao diện thân thiện, dễ sử dụng đối vơis người dùng Cần người quản trị có kinh nghiệm để sử dụng dễ hơn

Sự thay đổi của các phiên bản Windows Server

Để xây dựng được Windows Server chất lượng như ngày hôm nay thì Windows cũng phải nâng cấp rất nhiều phiên bản. Dưới đây là lịch sử nâng cấp phiên bản của Windows Server:

Sự thay đổi của các phiên bản Windows Server
Sự thay đổi của các phiên bản Windows Server
  • Windows NT 3.1: Sở hữu 1 phiên bản máy chủ và 1 phiên bản cho thiết bị đầu cuối. Trong đó, phiên bản máy chủ được phát triển thành Windows Server.
  • Windows NT 3.5: Được nâng cấp để tương thích với máy chủ Unix và Novell.Inc.
  • Windows NT 3.51: Phiên bản này có khả năng quản lý giấy phép phần mềm cho máy khách.
  • Windows NT 4.0: Phiên bản này được nâng cấp để các ứng dụng chạy trên máy chủ giao tiếp được với môi trường Desktop 32 bit.
  • Windows Server 2000: Cái tên Windows Server cũng bắt đầu từ phiên bản này. Windows Server 2000 cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ xác thực người dùng.
  • Windows Server 2003: Được cải tiến để tăng tính bảo mật, giảm các rủi ro yêu cầu khởi động lại hệ thống.
  • Windows Server 2003 R2: Tính năng bảo mật được cải tiến hơn với phiên bản này. Đồng thời cho phép người dùng tiếp cận các ứng dụng đã được xác minh.
  • Windows Server 2008: Cập nhật thêm tính năng quản trị hệ thống.
  • Windows Server 2008 R2: Cải thiện quyền truy cập cho người dùng từ xa.
  • Windows Server 2012: Tích hợp thêm công nghệ đám mây vào Server và cập nhật hệ thống lưu trữ.
  • Windows Server 2012 R2: Các chức năng máy chủ tốt hơn, tích hợp thêm hệ thống lưu trữ và ảo hoá.
  • Windows Server 2016: Tích hợp hệ thống VM và hệ thống mã hoá Hyper-V.
  • Windows Server 2019: Là phiên bản mới nhất và chứa nhiều tính năng hiện đại.

FAQS ( Câu Hỏi Thường Gặp)

Có những ứng dụng phổ biến nào được sử dụng trên Windows Server?

Windows Server thường được sử dụng để triển khai các ứng dụng quan trọng như Email Server, Application Server trong doanh nghiệp cùng với  một số các dịch vụ website khác.

Windows Server có tích hợp tính năng Cloud hay không?

Có! Windows Server kết hợp các dịch vụ Cloud như Azure để hỗ trợ quản lý và triển khai ứng dụng trên môi trường đám mây.

Đối với doanh nghiệp nhỏ, phiên bản nào của Windows Server là lựa chọn phù hợp?

Windows Server Essentials là sự lựa chọn hợp lý cho doanh nghiệp nhỏ, cung cấp các tính năng cơ bản như quản lý người dùng, tệp tin, email và cơ sở dữ liệu.

Lời kết

Qua bài viết trên, Wiki.Lanit đã cùng bạn đọc tìm hiểu Windows Server là gì cũng như những thông tin cơ bản về hệ điều hành máy chủ này. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc sẽ sử dụng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Mình là Tuấn - Hiện mình đang làm việc trong đội ngũ kỹ thuật tại LANIT. Mình đã tham gia và làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị mạng trong suốt nhiều năm. Qua những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, rất hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những chia sẻ hữu ích về những giải pháp VPS, Hosting và Server. Từ đó, hỗ trợ bạn xây dựng và quản lý trực tuyến một cách hiệu quả hơn.

Comments are closed.