Là một dịch vụ lưu trữ web kiểu mới, Cloud Hosting ứng dụng nền đảm điện toán đám mây không chỉ đem lại khả năng lưu trữ khổng lồ mà còn trang bị thêm nhiều tính năng tiện ích khác. Vậy cụ thể Cloud Hosting là gì? Cùng Wiki.lanit tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này ngay nhé!
Cloud Hosting là gì?
Cloud Hosting là gì? Đây là một dịch vụ lưu trữ website trên Windows hoặc Linux Server ứng dụng công nghệ dựa trên nền tảng điện toán đám mây Cloud. Điểm nổi bật của dịch vụ này không chỉ nằm ở khả năng lưu trữ thông tin khổng lồ mà còn trang bị tính năng bảo mật cao, thời gian uptime tốt cũng như sử dụng nguồn tài nguyên riêng biệt, địa chỉ IP riêng và dễ dàng mở rộng quy mô lưu trữ.
Nhờ những lợi ích lâu dài này mà Cloud Hosting đã và đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp trực tuyến. Bên cạnh đó, Cloud Hosting cũng được đánh giá là hệ thống hoàn hảo trong việc lưu trữ dữ liệu với tính năng bảo mật an toàn, tuyệt đối.
Hiện nay, Cloud Hosting đang sử dụng DirectAdmin để quản lý với đầy đủ tính năng của hosting thông thường nhưng lại hoạt động trên máy chủ ảo Cloud.
Cloud Hosting hoạt động như thế nào?
Cloud Hosting hoạt động dựa vào hệ thống Cloud Server trên nền tảng đám mây – Cloud Computing từ các đơn vị cung cấp máy chủ lớn toàn cầu như Cisc Cloud kết hợp với hệ thống lưu trữ Cloud Storage.
Ngoài ra, Cloud Hosting còn hoạt động dựa theo nguyên tắc phân tán dữ liệu lưu trữ trên hệ điều hành Cloud Linux cùng cân bằng tải – Load Balancing giúp tối ưu hóa tốc độ truy cập server. Không những vậy, Cloud Hosting còn giúp giảm khả năng downtime cho web và gia tăng khả năng lưu trữ cũng như bảo mật cao hơn hẳn các web hosting thông thường.
Mặt khác, Cloud Hosting cũng là dịch vụ không bị giới hạn về số lượng máy chủ truy cập tương tự như web hosting nhờ sử dụng công nghệ đám mây tiên tiến.
Tóm lại, Cloud Hosting với khả năng loại bỏ giới hạn lưu trữ – yếu tố cản trở quá trình truy cập dữ liệu ở các phương pháp truyền thống chính là giải pháp lưu trữ thông minh nhất hiện nay. Đồng thời, Cloud Hosting còn có khả năng ổn định lên đến 300% so với các web hosting tiền nhiệm.
Những thông số quan trọng của Cloud Hosting
Trước khi quyết định mua Cloud Hosting, bạn cần nắm vững 6 thông số hay 6 yếu tố cơ bản về dịch vụ này sau đây:
Disk Space (Dung lượng lưu trữ)
Disk Space hay dung lượng lưu trữ là một thuật ngữ cơ bản đề cập đến dung lượng chứa dữ liệu của hosting. Ở đây sẽ tùy thuộc vào từng gói hosting để chọn ra mức dung lượng phù hợp. Với gói dung lượng cao sẽ giúp cho thời gian download hoặc upload dữ liệu của bạn được đẩy nhanh hơn.
Parked domain
Parked domain là một loại tên miền chạy cùng lúc với tên miền chính. Đồng thời, tên miền này cũng sử dụng chung tài nguyên và dữ liệu trong cùng website. Do đó, sử dụng tên miền nào cũng sẽ trỏ về một IP máy chủ.
Bandwidth (Băng thông)
Bandwidth hay băng thông là thuật ngữ chỉ lưu lượng dữ liệu bao gồm download và upload file của hosting trong từng tháng. Tuy nhiên, vì băng thông sẽ giới hạn cho từng tháng nên khi sử dụng bạn cần tính toán và cân nhắc phù hợp để xảy ra lỗi 502 (lỗi quá tải).
Addon domain
Addon domain hay tên miền bổ sung sẽ cho phép bạn tách nhỏ thành nhiều hosting nhằm đáp ứng được addon domain. Addon domain tương tự như một tên miền chính và có thể sử dụng nhiều gói hosting ở cùng một dashboard.
Subdomain
Subdomain hay tên miền con (tên miền phụ) là phần mở rộng và bổ sung đứng trước tên miền chính. Khác với tên miền chính, tên miền phụ có số lượng không giới hạn và được tùy chọn tùy thích.
Các gói dịch vụ Cloud Hosting thường cung cấp thêm tên miền email khả dụng cho người mua. Số lượng các tên miền email này sẽ tùy thuộc vào gói dịch vụ đã đăng ký.
Phân loại Cloud Hosting
Cloud Hosting hiện đang được phân loại thành 4 mô hình hosting phổ biến, cụ thể:
Public Cloud
Public Cloud là loại hình dịch vụ phổ biến nhất trong các gói dịch vụ Cloud Hosting. Đặc trưng ở Public Cloud là các dịch vụ sẽ được phân phối trên một mạng lưới có sẵn do bên thứ 3 cung cấp ngoài tường lửa doanh nghiệp nhằm mục đích phục vụ công cộng.
Vì tính chất công cộng nên Public Cloud không giới hạn về số lượng máy chủ truy cập vào hệ thống. Nhờ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể.
Tuy nhiên, Public Cloud lại chịu ảnh hưởng từ sự quản lý của bên thứ 3 nên có thể gặp cản trở trong việc lưu trữ dữ liệu và bảo mật thông tin người dùng.
Private Cloud
Private Cloud là cơ sở hạ tầng đám mây dành riêng cho một cá nhân, tổ chức mà không một tổ chức bất kỳ nào có thể chia sẻ. Sử dụng Private Cloud cho phép doanh nghiệp có thể nắm toàn quyền quản lý cơ sở dữ liệu của mình và đảm bảo thông tin nội bộ được bảo mật và giữ an toàn tốt nhất.
Tuy nhiên, vì phải tự vận hành nên đòi hỏi các doanh nghiệp cần trang bị nguồn vốn lớn và nhân sự có chuyên môn cao.
Hybrid Cloud
Hybrid Cloud là loại hình Cloud Hosting kết hợp giữa 2 hoặc nhiều loại Cloud khác (Private, Community hay Public) nhằm giúp cho quá trình quản lý dữ liệu giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp dịch vụ được đồng bộ hóa. Qua đó, doanh nghiệp có thể sử dụng không giới hạn các dịch vụ được cung cấp.
Tuy nhiên, Hybrid Cloud cũng tồn tại hạn chế tương tự Private Cloud là tốn kém nhiều chi phí vận hành và khó khăn trong quá trình quản lý.
Community Cloud
Community Cloud là hình thức Cloud Hosting chia sẻ framework giữa các doanh nghiệp hoạt động trong một cộng đồng cụ thể tuân thủ theo các nguyên tắc chung về bảo mật, quyền riêng,… và được quản lý bởi bên thứ 3.
Ưu điểm và hạn chế của Cloud Hosting
Sau khi tìm hiểu về Cloud Hosting là gì, bạn có thể liệt kê được một số ưu và nhược điểm nổi trội của dịch vụ này:
Ưu điểm của Cloud Hosting
Cloud Hosting nổi bật khi có không gian lưu trữ tuyệt vời và khả năng tiết kiệm hiệu quả chi phí cho người dùng. Cụ thể:
- Thời gian hoạt động tốt: Hầu hết các nhà cung cấp đều hứa hẹn tỷ lệ uptime lên đến 99,9%.
- Khả năng mở rộng dễ dàng: Người dùng dễ dàng mở rộng số lượng tài nguyên và băng thông mỗi khi cần mà không phải tốn thêm chi phí để mua máy chủ hay băng thông mới.
- Tiết kiệm chi phí: Không cần phải tốn thêm chi phí cho những tài nguyên không sử dụng, mà chỉ trả cho những tài nguyên và dịch vụ mình sử dụng.
- Độ bảo mật cao: Sử dụng Cloud Hosting có độ bảo mật cao hơn so với máy chủ riêng.
- Khả năng phục hồi dữ liệu tốt: Đơn vị cung cấp Cloud Hosting thường có chính sách sao lưu và khôi phục tốt hơn khi sử dụng máy chủ riêng.
- Không cần phải quản lý và bảo trì server: Người dùng không cần phải quan tâm khâu bảo trì, bảo dưỡng server vì đã có nhà cung cấp phụ trách thực hiện.
- Truy cập từ bất kỳ nơi đâu: Chỉ cần có kết nối internet là người dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống.
- Chia sẻ tài nguyên dễ dàng: Giữa các người dùng trong cùng hệ thống Cloud Hosting có thể chia sẻ tài nguyên và dữ liệu với nhau.
Hạn chế
Cũng tương tự các dịch vụ hosting khác, Cloud Hosting vẫn tồn tại một số hạn chế chưa thể khắc phục như:
- Vấn đề băng thông: Vì dịch vụ hoạt động dựa trên nền tảng đám mây nên cần khả năng kết nối internet ổn định và băng thông cao để tận dụng duy trì vận hành.
- Tạo lỗ hổng cho các cuộc tấn công mạng: Người dùng có thể truy cập hầu hết mọi thứ trên internet nhờ dịch vụ đám mây. Do đó, vấn đề bảo mật của họ có thể bị tấn công và đe dọa bởi các bên thứ 3.
- Có thể xảy ra tình trạng web ngừng hoạt động: Nếu có vấn đề về kết nối internet đồng nghĩa việc truy cập dịch vụ cũng gặp khó khăn.
- Giá cả: So với các loại hosting khác, Cloud Hosting có mức phí vận hành cao hơn. Tuy nhiên, nếu xét về dài hạn thì lại có lợi hơn.
Sử dụng Cloud Hosting khi nào?
Cloud Hosting là một giải pháp lưu trữ linh hoạt, hỗ trợ từ người mới bắt đầu mở rộng quy mô cấp độ lưu lượng cho đến những người dùng có yêu cầu về hiệu suất cao, băng thông cùng thời gian hoạt động 100%.
Chính bởi vì tính linh hoạt của mình mà Cloud Hosting có sẵn ở nhiều cấp độ, bao gồm từ các tổ chức doanh nghiệp cho đến cá nhân điều hành blog có lưu lượng truy cập cao.
Ở cấp độ cao hơn, dịch vụ đám mây này lại trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những tổ chức cần thời gian hoạt động gần như tuyệt đối và có nhu cầu phát triển máy chủ của mình mà không gặp bất kỳ sự cố chậm trễ nào.
Ngoài ra, Cloud hosting cũng rất phù hợp cho các chủ sở hữu trang web có lưu lượng truy cập tốt và đối mặt với tăng trưởng đột biến, gây ảnh hưởng đến tốc độ trang web của họ hoặc làm chúng ngoại tuyến. Nếu website có lưu lượng truy cập cao hơn, bạn có thể xem xét sử dụng máy chủ chuyên dụng hoặc máy chủ ảo, nhưng chúng không đảm bảo khả năng mở rộng mà bạn cần.
FAQS ( Câu Hỏi Thường Gặp)
Làm thế nào để chọn một nhà cung cấp dịch vụ Cloud Hosting phù hợp?
Để chọn nhà cung cấp Cloud Hosting phù hợp:
- Xác định nhu cầu của bạn.
- Đảm bảo độ tin cậy và khả dụng.
- Quan tâm đến bảo mật và hiệu suất.
Tại sao nên sử dụng Cloud Hosting thay vì các loại hosting khác?
Sử dụng Cloud Hosting thay vì hosting truyền thống giúp bạn linh hoạt mở rộng tài nguyên, tiết kiệm chi phí, và đảm bảo độ tin cậy cao hơn. Đặc biệt, tích hợp dịch vụ CDN cải thiện tốc độ tải trang web và tính bảo mật được tăng cường. Điều này giúp bạn tập trung vào phát triển và quản lý nội dung của bạn mà không phải lo lắng về cơ sở hạ tầng.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp chi tiết từ A – Z về Cloud Hosting là gì, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và sự hiểu biết sâu hơn về mô hình lưu trữ đám mây phổ biến này. Ngoài ra, để tìm hiểu hơn các kiến thức liên quan đến hosting và WordPress, hãy theo dõi và thường xuyên cập nhật Wiki.lanit nhé!
Comments are closed.