Dung lượng là một trong những yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm và tính toán để lựa chọn gói dịch vụ hosting phù hợp nhất cho website của mình. Vậy, dung lượng hosting là gì? Làm thế nào để tính được dung lượng hosting? Hãy cùng khám phá câu trả lời qua bài viết sau đây cùng chúng tôi nhé!
Dung lượng hosting là gì?
Dung lượng hosting là giới hạn không gian lưu trữ dữ liệu của website. Hiểu đơn giản, đây chính là số GB – Gigabyte nằm trong gói dịch vụ được nhà cung cấp hosting bán cho người dùng. Với mức dung lượng này, người dùng có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động lưu trữ dữ liệu website, email,…
Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ đa dạng của người dùng, các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường hiện nay đã ra mắt rất nhiều gói cấu hình hosting có mức dung lượng khác nhau từ gói 1GB, 2GB đến các gói 4GB, 5GB,…
Đối với những website không quá lớn và dữ liệu cần lưu trữ chủ yếu ở dạng text thì những gói dung lượng hosting 1 – 2GB là lựa chọn phù hợp. Mặt khác, với các website thương mại điện tử, website có database lớn và chứa nhiều dữ liệu dạng video, hình ảnh thì những gói dung lượng lớn mới có thể đáp ứng yêu cầu.
Cần bao nhiêu dung lượng hosting cho website là đủ?
Qua khái niệm dung lượng hosting là gì ở trên, có thể thấy đây là yếu tố quan trọng, giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một website. Do đó, để đảm bảo lựa chọn mức dung lượng hosting phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu cho website thì người dùng cần lưu ý và tính toán như sau:
Những yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng Hosting
Dưới đây là một số yếu tố tác động đến dung lượng hosting:
- Dung lượng website khi đã hoàn chỉnh về thiết kế.
- Dung lượng trung bình của một file đính kèm, video hoặc hình ảnh được upload trên website.
- Dung lượng trung bình về nội dung đã đăng tải trên website.
- Số lượng email tối đa cùng dung lượng tiêu hao tối đa cho mỗi email đó.
- Dung lượng tối thiểu cần đến cho mỗi lần sao lưu dữ liệu và mở rộng không gian lưu trữ trên website.
Thông qua những yếu tố trên mà người dùng có thể liệt kê mức dung lượng cụ thể cần dùng đến cho từng phần. Sau đó, tổng hợp lại với nhau sẽ ước lượng được mức dung lượng hosting cần đáp ứng cho website.
Ví dụ cách tính dung lượng Hosting
Nếu vẫn chưa rõ, người dùng có thể tham khảo ví dụ minh họa dưới đây để dễ hình dung hơn khi tính dung lượng hosting. Giả sử cần tính dung lượng hosting cho một website bán linh kiện điện tử, bạn sẽ có:
- Dung lượng lưu trữ cho toàn bộ mã nguồn website sau khi hoàn chỉnh về thiết kế là 600MB.
- Dung lượng cho mỗi bài viết dạng text là 50KB/bài và website sử dụng 1000 bài viết là 50.000KB = 50MB.
- Dung lượng cho một ảnh là 200KB, và website sử dụng 1000 hình ảnh là 200.000KB = 200MB.
- Dung lượng cho một video là 25MB, website sử dụng khoảng 100 video là 2500MB = 2.5GB.
- Dung lượng cho mỗi email là 25MB, với số lượng email đăng ký tối đa là 100 email là 2500MB = 2.5GB.
Qua những con số thống kê trên, có thể thấy được dung lượng hosting đủ để đáp ứng cho website hoạt động từ 4 – 6GB. Tuy nhiên, mức dung lượng này không cố định mà sẽ có sự thay đổi. Chẳng hạn gia tăng khi khối lượng bài viết, hình ảnh, video, file log,… ngày càng nhiều hoặc khi dữ liệu sao lưu thường xuyên.
Chính vì điều này mà người dùng tốt nhất nên mua các gói hosting lớn hơn so với con số ước tính để đề phòng cho tình huống mở rộng về sau nếu có.
Cách tối ưu hóa dung lượng Hosting
Để tăng dung lượng web hosting sử dụng thì người dùng nên thực hiện tối ưu website một cách tốt nhất như sau:
Tối ưu hóa hình ảnh
Nếu chỉ nói về một hình ảnh hay video thì dung lượng hosting cần dùng đến là rất nhỏ. Tuy nhiên, 2 yếu tố này lại là nguồn dữ liệu thường xuyên được đăng tải trên website theo thời gian, do đó mà mức dung lượng hosting cần sử dụng sẽ rất lớn.
Vì vậy, bạn cần phải thực hiện tối ưu hóa các hình ảnh và video trước khi đưa lên website để hạn chế tiêu hao dung lượng trong không gian lưu trữ hosting.
Xóa logs của web
Logs hay nhật ký website sẽ đảm nhiệm vai trò lưu trữ các thông tin truy cập của người dùng khi tham gia và tương tác trên website. Nếu càng nhiều người truy cập vào website, logs cũng được ghi lại càng nhiều.
Lúc này đây, logs sẽ trở thành một trong những nguyên nhân làm tiêu hao dung lượng hosting. Do đó, bạn cần xóa logs định kỳ tối ưu dung lượng bằng cách: Truy cập vào thư mục gốc của hosting và chọn Logs. Sau đó, tiến hành xóa những file cũ.
Tối ưu database
Mặc dù website lưu trữ rất nhiều dữ liệu, thế nhưng không phải dữ liệu nào cũng quan trọng và cần giữa lại. Do đó, bạn cần loại bỏ bớt những dữ liệu quá hạn, không cần thiết bằng cách kiểm tra dung lượng hosting ở website để đánh giá dữ liệu nào cần giữ và cần xóa bỏ.
Xóa bỏ files không dùng đến
Các file cũng là những dữ liệu được đăng tải thường xuyên trên hosting và không phải file nào cũng có tác động và cần được giữ lại. Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, trên thị trường đã ra mắt nhiều công cụ phân tích dung lượng website có tính năng lọc dữ liệu không cần thiết mà bạn có thể áp dụng để tối ưu website.
Hướng dẫn chi tiết kiểm tra dung lượng hosting
Sau khi hiểu rõ dung lượng hosting là gì, để biết dung lượng hosting hiện tại của website có phù hợp và đảm bảo cho quá trình hoạt động diễn ra ổn định hay không, bạn có thể kiểm tra thông qua các cách sau:
Kiểm tra bằng cPanel
Dưới đây là chi tiết các bước hướng dẫn kiểm tra dung lượng bằng cPanel mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Sử dụng phần mềm cPanel để đăng nhập vào trình quản trị hosting. Sau đó, tiến hành nhập đầy đủ thông tin yêu cầu gồm Username và Password.
Bước 2: Nhấn chọn Disk Usage trên giao diện cPanel.
Bước 3: Khi cửa sổ thông tin hosting xuất hiện, bạn cần lưu ý đến 2 thông số:
- Public_html: Thư mục chứa mã nguồn website.
- MySQL: Thư mục chứa database website.
Kiểm tra bằng DirectAdmin
Ngoài cách kiểm tra bằng cPanel, bạn còn có thể thực hiện kiểm tra thông qua DirectAdmin như sau:
Bước 1: Đăng nhập phần mềm quản trị DirectAdmin.
Bước 2: Ở bên phải giao diện DirectAdmin, bạn quan sát và kiểm tra thông số Disk Space (MB) – Dung lượng hosting đã sử dụng.
Một số lưu ý khi chọn Hosting
Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu dung lượng hosting là gì, bạn cũng cần lưu ý đến một số yếu tố được đề cập dưới đây để tránh chọn nhầm gói hosting không phù hợp:
Không gian đĩa
Webspace hay không gian lưu trữ của website cũng tương tự như một thư mục trên ổ cứng của máy tính. Đây cũng được đánh giá là một thông số quan trọng của gói dịch vụ hosting.
Nếu dung lượng của thư mục này lớn, đồng nghĩa rằng các nguồn thông tin, dữ liệu, video và hình ảnh của website sẽ chứa được càng nhiều. Vì vậy. để chọn gói hosting có mức dung lượng phù hợp thường phụ thuộc vào dữ liệu website của người dùng.
Băng thông
Băng thông là tổng dung lượng truy cập vào website trong một tháng được quy định bởi nhà cung cấp.
Ví dụ: Bạn sở hữu một website với dung lượng trung bình ở mỗi trang dao động khoảng 60KB. Bên cạnh đó, một ngày website có 300 traffic và mỗi lượng traffic xem trung bình 5 trang.
Ta có, mức dung lượng tiêu hao trong 1 ngày = 5 trang x 60KB x 300 traffic = 9.000KB = 90MB.
Áp dụng cho 30 ngày = 90MB x 30 = 2700MB = 2.7GB.
Như vậy, ước tính băng thông cần dùng cho website trong tháng sẽ là 2.7GB. Do đó, nếu thuê gói dịch vụ có băng thông 2GB thì website sẽ gặp nguy cơ sử dụng băng thông vượt quá mức cho phép và có thể bị tạm khóa.
Ngôn ngữ lập trình
Lựa chọn gói hosting có ngôn ngữ lập trình phù hợp để tương thích dễ dàng thiết lập:
- Gói Windows hosting: Hỗ trợ lập trình website bằng ngôn ngữ ASP.NET, ASP.
- Gói Linux hosting: Hỗ trợ lập trình cho website bằng ngôn ngữ PHP và MySQL.
Số lượng và giới hạn tài khoản
Số lượng và giới hạn các tài khoản cũng là thông số cơ bản và cần thiết để nhà quản trị website sử dụng nhằm mục đích cấu hình website. Các yếu tố nằm trong thông số này như database, subdomain, tài khoản FTP,… sẽ không giống nhau và thường phụ thuộc vào từng gói hosting khác nhau được cung cấp.
Trong đó, sẽ có một số thuật ngữ mà bạn cần nắm rõ:
- MySQL Accounts: Số lượng tài khoản MySQL tối đa được tạo trong hosting.
- FTP Accounts: Số lượng tài khoản FTP tối đa được tạo ra nhằm upload file.
- CPU: Trung tâm xử lý các dữ liệu lưu trữ.
- Max file: Số lượng file tối đa có thể đăng tải lên host kể cả khi ổ đĩa chưa đầy.
- PHP: Ngôn ngữ lập trình và có phiên bản PHP mới nhất.
- Addon Domains: Số lượng tên miền có thể trỏ đến hosting.
- Subdomains: Số lượng tên miền phụ tạo ra từ tên miền chính.
- Parked Domains: Số lượng tên miền parking.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp thông tin về dung lượng hosting là gì cũng như cách kiểm tra và hướng dẫn tính dung lượng hosting đơn giản cho website. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của dung lượng và thành công chọn cho mình gói hosting phù hợp nhất!
Comments are closed.