Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

DNS Security là gì? Lý Do Nên Lựa Chọn Bảo Mật DNS?

Pinterest LinkedIn Tumblr

Bảo mật DNS hay DNS Security là một khái niệm quan trọng trong bảo vệ hệ thống mạng trước các nguy cơ và những cuộc tấn công mạng ngày càng phức tạp. Để hiểu chi tiết hơn về DNS Security là gì và vai trò của giải pháp bảo mật DNS này như thế nào? Hãy cùng Wiki.lanit khám phá ngay nhé!

DNS Security là gì?

DNS Security hay bảo mật DNS là một phương pháp có khả năng xác định được địa chỉ IP độc hại mà server truy cập  trên Internet. Thông qua DNS Security, server có thể trở thành mục tiêu tấn công của hacker với mục đích đánh cắp thông tin và gây thiệt hại cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp.

DNS Security là gì?
DNS Security là gì?

Doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược DNS Security hiệu quả bằng cách kết hợp nhiều biện pháp với nhau. Trong đó, yêu cầu phải trang bị những biện pháp phòng thủ bao gồm cài đặt DNS server cùng giao thức bảo mật DNSSEC. Đồng thời, ghi lại nhật ký DNS theo một quy trình nghiêm ngặt.

Trong số các biện pháp vừa kể trên, nếu người dùng vẫn chưa rõ giao thức bảo mật DNSSEC trong DNS Security là gì thì có thể tham khảo ở nội dung sau:

DNSSEC là gì?

DNSSEC hay DNS Security Extensions là một phần của chiến lược bảo vệ Internet, có khả năng tạo ra các giao thức giúp chống lại các cuộc tấn công mạng qua IP xấu và dữ liệu độc hại.

Trong đó, DNSSEC khi kích hoạt sẽ ký điện tử vào dữ liệu nhằm đảm bảo việc xác minh hợp lệ diễn ra được dễ dàng.

DNSSEC tạo ra giao thức chống lại tấn công mạng qua IP xấu
DNSSEC tạo ra giao thức chống lại tấn công mạng qua IP xấu

Vai trò của DNS Security là gì?

Là một giải pháp bảo vệ hệ thống mạng Internet, DNS Security cung cấp cho người dùng và doanh nghiệp những khả năng:

Tăng cường năng lực bảo vệ

Nhờ DNS Security mà doanh nghiệp và tổ chức có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin của cuộc tấn công được phát hiện trong hệ thống DNS. Không dừng tại đó, doanh nghiệp còn có thể dựa vào các thông tin đó để bổ sung cho Threat Intelligence – hệ thống thông tin tình báo hiểm họa của mình.

Như vậy, áp dụng DNS Security, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực tự bảo vệ hệ thống mạng nội bộ.

Thành phần bảo vệ thiết yếu

Như đã trình bày ở phần DNS Security là gì? Có thể thấy, bảo mật DNS là một thành phần quan trọng và thiết yếu trong chiến lược bảo vệ tổng thể hệ thống mạng nội bộ doanh nghiệp.

Với khả năng phòng ngừa và đảm bảo an toàn mạnh mẽ, DNS Security có thể phát hiện các mối đe dọa, cũng như giúp nâng cao và tối ưu hóa năng lực giảm thiểu từ các cuộc tấn công kỹ thuật của hacker.

Đồng thời, hệ thống DNS Security còn cung cấp tính năng cải thiện khả năng hiển thị cùng khả năng kiểm soát một vài dịch vụ cơ bản cho doanh nghiệp.

Tuyến đầu hệ thống phòng thủ

Là công cụ hữu ích trong hệ thống bảo mật, DNS Security có thể nhìn được đích đến của hầu hết lưu lượng thông tin truyền tải qua mạng IP. Do đó mà người dùng DNS có thể nhận được thông tin phục vụ cho việc tự động hóa chính sách và tăng cường sức mạnh cho nền tảng SOAR trong hệ thống SOC hiện đại.

Giữ vai trò quan trọng trong hạ tầng an ninh bảo mật

Bởi vì có thể cung cấp đầy đủ các sự kiện cũng như thông tin dữ liệu cho hệ thống SIEM mà DNS Security nắm giữ một vai trò quan trọng đối với hạ tầng an ninh bảo mật trong hệ thống mạng nội bộ doanh nghiệp.

Chức năng của DNS Security là gì?

Để có thể tạo ra một môi trường không gian mạng an toàn mỗi khi truy cập vào website hoặc các ứng dụng trên đám mây Cloud, công cụ bảo mật DNS cần được ứng dụng dựa trên các tính năng có sẵn:

DNS Security đảm bảo môi trường mạng an toàn khi truy cập
DNS Security đảm bảo môi trường mạng an toàn khi truy cập
  • Quản trị tập trung dựa trên một nền tảng duy nhất: Cung cấp công cụ giám sát địa chỉ IP thiết bị, VPS và hệ thống DNS Server – DHCP xuyên suốt cho các ứng dụng Cloud hoặc hệ thống mạng nội bộ.
  • Bảo vệ DNS toàn diện: Nhờ trang bị bộ lọc nội dung dữ liệu mà DNS có thể nhận diện được các cuộc tấn công mạo danh dữ liệu.
  • Thiết kế, triển khai và quản lý hệ thống DNS server và DHCP đa nền tảng thông qua kiến trúc hợp nhất.
  • Tích hợp hỗ trợ với các bên trung gian thứ 3 dựa trên API nhằm mục đích gia tăng bảo mật cho hệ thống.

Các cuộc tấn công DNS thường gặp

Bởi vì là thành phần không thể thiếu trong các yêu cầu Internet mà DNS lại trở thành mục tiêu chính cho các cuộc tấn công. Dưới đây là một cuộc tấn công phổ biến mà người dùng có thể tham khảo khi để hiểu hơn về DNS Security là gì?

DNS spoofing/cache poisoning

DNS spoofing – cuộc tấn công giả mạo DNS hay DNS cache poisoning – cuộc tấn công xâm nhập bộ nhớ, là hình thức tấn công mà hacker đưa dữ liệu DNS giả vào bộ nhớ cache của DNS server.

Tấn công DNS spoofing
Tấn công DNS spoofing

Từ đó, khiến trình phân giải trả về địa chỉ IP không chính xác domain. Khi đó, người dùng truy cập vào domain này sẽ chuyển hướng đến một website độc hại hoặc bất kỳ website nào theo ý muốn của hacker.

Thông thường thì những website này sẽ là bản sao của website gốc và hacker sẽ lợi dụng điều đó thực hiện cho những mục đích xấu của mình như phát tán phần mềm độc hại hay thu thập thông tin cá nhân.

DNS tunneling

DNS tunneling là cuộc tấn công mà hacker sẽ sử dụng các giao thức như SSH, HTTP hay TCP và kết hợp với kỹ thuật tunneling (đào đường hầm) thông qua DNS query cùng các phản hồi của DNS.

Mục đích của DNS tunneling chính ra chuyển phần mềm độc hại và thông tin bị đánh cắp vào DNS query để tránh Firewall phát hiện.

DNS hijacking

DNS hijacking là cuộc tấn công mà hacker sử dụng phần mềm độc hại hoặc thay đổi DNS server để chuyển hướng truy vấn DNS query đến một server có domain khác.

Mặc dù khác biệt về cách thức triển khai, thế nhưng DNS hijacking lại trả về kết quả tương tự với DNS spoofing. Cụ thể, cuộc tấn công này sẽ nhắm đến các DNS record của website trên nameserver.

Tấn công NXDOMAIN

NXDOMAIN là một dạng tấn công DNS flood, trong đó hacker sẽ tấn công flood DNS server bằng cách gửi liên tục các yêu cầu về record không tồn tại nhằm gây lỗi DDoS đối với những truy cập hợp pháp.

Tấn công NXDOMAIN
Tấn công NXDOMAIN

Đồng thời, dựa vào việc sử dụng những công cụ tinh vi mà người dùng có thể tự động tạo ra subdomain cho mỗi yêu cầu. Có thể nói, NXDOMAIN là cuộc tấn công nhắm vào các trình phân giải đệ quy với mục đích lấp đầy bộ nhớ cache trình phân giải bằng những yêu cầu rác.

Tấn công Phantom Domain

Tương tự như NXDOMAIN, Phantom Domain cũng có cách thực hiện và cho kết quả trên trình phân giải DNS. Cụ thể, hacker sẽ thiết lập nhiều Phantom domain server để phản hồi các yêu cầu chậm hoặc không phản hồi. Trình phân giải sau khi bị ảnh hưởng bởi các yêu cầu này sẽ buộc phải gửi phản hồi lại. Từ đó, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và dễ xảy ra tấn công DDoS.

Tấn công subdomain ngẫu nhiên

Cũng là kiểu tấn công flood DNS tương tự Phantom Domain, tấn công subdomain ngẫu nhiên bắt đầu bằng việc hacker gửi DNS query cho một số tên miền phụ bất kỳ, không tồn tại trong một website hợp pháp.

Mục đích của cuộc tấn công là ngăn chặn sự truy cập của người dùng và gây khó khăn trong quá trình truy cập.

Tấn công Domain lock-up

Domain lock-up cũng là một kiểu tấn công DNS flood khác được diễn ra bằng cách hacker thực hiện thiết lập domain và trình phân giải đặc biệt nhằm tạo kết nối TCP.

Sau khi yêu cầu được gửi bởi trình phân giải mục tiêu, các domain này sẽ gửi lại packet ngẫu nhiên để khóa các nguồn tài nguyên của trình phân giải.

Tấn công Domain lock-up
Tấn công Domain lock-up

Tấn công CPE dựa trên botnet

Là một loại tấn công phổ biến trên không gian mạng, tấn công CPE dựa trên botnet được thực hiện thông qua việc sử dụng CPE. Khi đó, kẻ tấn công xâm phạm CPE và thiết bị trở thành một phần trong mạng botnet.

Trong khi đó, botnet là một mạng của thiết bị kết nối Internet, được sử dụng nhằm tấn công ngẫu nhiên domain hoặc subdomain.

Các công cụ DNS Security khác

Để bảo vệ và ngăn ngừa sự xâm nhập của các hacker, người dùng có thể trang bị một số công cụ bảo mật DNS sau:

Anycast routing

Anycast routing là công cụ tuyệt vời có thể hỗ trợ người dùng chống lại các cuộc tấn công DDoS. Công cụ này cơ chế hoạt động dựa trên nhiều server chia sẻ chung 1 địa chỉ IP. Nhờ đó mà khi DNS bị tấn công, các server còn lại vẫn không bị ảnh hưởng hoặc có thể hạn chế tối đa các tổn thất.

DNS firewall

DNS firewall là công cụ DNS Security nằm giữa trình phân giải đệ quy của nameserver và user có nhiệm vụ cung cấp bảo mật và gia tăng hiệu suất cho các DNS server.

DNS firewall là một công cụ DNS Security hữu hiệu
DNS firewall là một công cụ DNS Security hữu hiệu

Nếu chẳng may server gặp phải tình trạng downtime do hacker tấn công hay vì lý do nào khác thì DNS firewall vẫn đảm bảo hoạt động được duy trì ổn định. Bên cạnh đó, DNS firewall còn cung cấp giải pháp hiệu suất, chẳng hạn như DNS lookup nhanh hơn và tối ưu hóa chi phí về băng thông.

Câu hỏi thường gặp về DNS Security

Dưới đây là một số thắc mắc phổ biến về DNS Security là gì mà bạn có thể tham khảo:

DNS là gì?

DNS hay Domain Name System là hệ thống phân giải tên miền có khả năng chuyển đổi tên miền website dạng www.domain.com thành địa chỉ tên miền dạng số khác, và ngược lại.

DNS Security là gì? Đây có phải là công cụ bảo mật?

Phải. DNS Security là một tập hợp các biện pháp và công nghệ bảo mật hiện đại giúp bảo vệ hệ thống trước các cuộc tấn công liên quan đến DNS. Do đó mà người dùng có thể xem DNS Security như một công cụ bảo mật trong hệ thống mạng Internet hiện nay.

Kết luận

Nhìn chung, DNS Security chính xác là một giải pháp hữu ích mà người dùng có thể áp dụng để bảo vệ dữ liệu cá nhân và tổ chức. Vì vậy qua bài viết về DNS Security là gì được chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ các kiến thức về bảo mật DNS và áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình.

Mình là Quốc Anh - Hiện mình đang đảm nhận vị trí kỹ thuật viên quản trị hệ thống tại LANIT. Mình có một niềm đam mê mãnh liệt về việc nghiên cứu và áp dụng những công nghệ mới để tối ưu hóa quá trình quản trị hệ thống. Những nội dung mình chia sẻ trên đây đều dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm của mình trong nhiều năm. Rất hy vọng sẽ hữu ích đối với các bạn!

Comments are closed.