Ad
Author

Trần Thị Tú Anh

Browsing

Bán hàng trực tuyến đang là xu hướng kinh doanh không còn quá xa lạ hiện nay. Chúng ta không còn xa lạ với những “chiến thần” livestream bán hàng online ra hàng triệu đơn, doanh số hàng tỷ đồng như: Phạm Thoại, Hà Linh. Vậy đâu là bí quyết cho người mới bắt đầu? Hãy cùng wiki.lanit tìm hiểu 17 cách bán hàng online hiệu quả ra đơn  được cập nhật 2023 mới nhất, chi tiết nhất.

Lỗi “Server error in ‘/’ application” là một sự cố xảy ra trên máy chủ làm cho trang web không thể hoạt động, tuy nhiên, việc khắc phục lỗi này không quá phức tạp. Trong bài viết này, Wiki.lanit sẽ chỉ ra phương pháp để nhanh chóng khắc phục lỗi “Server error in ‘/’ application”.

Nếu hỏi Docker là gì thì có lẽ lập trình viên nào cũng sẽ trả lời được. Tuy nhiên, nếu không làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì bạn sẽ chẳng bao giờ nghe thấy thuật ngữ này. Để biết Docker là gì cũng như các thông tin cần biết về Docker, bạn đọc hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu ngay nhé!

NGINX là gì chính là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Bởi nếu không làm việc trong lĩnh vực lập trình hay website thì có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ nghe tới thuật ngữ này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm NGINX là gì cũng như những thông tin cơ bản của NGINX thì hãy theo dõi ngay bài viết  của Wiki.lanit nhé!

NGINX là gì?

NGINX là gì? Đây được hiểu là một phần mềm mã nguồn mở tích hợp với website và đảm nhận nhiều chức năng. NGINX được lập trình dựa vào cấu trúc hướng sự kiện không đồng bộ nên có nhiều tính năng hiện đại. Có thể coi NGINX là một máy chủ website.

NGINX là gì?
NGINX là gì?

Trước đây, các trang web hoạt động khá đơn giản và không có nhiều tính năng hấp dẫn. Tuy nhiên, website đã phát triển và mở rộng thêm nhiều nội dung đa dạng, hiện đại. NGINX xuất hiện để hỗ trợ tất cả website hiện đại cũng như cải thiện hiệu năng, tốc độ cho trang web.

Lịch sử hình thành của NGINX

NGINX xuất hiện lần đầu tiên trong lĩnh vực website vào năm 1999. Khi đó, người ta sử dụng NGINX chủ yếu để giải quyết vấn đề máy chủ gặp khó khăn khi xử lý một lượng lớn kết nối (hay còn gọi là C10K). Có NGINX, server có hiệu năng mạnh hơn để xử lý các kết nối cùng một lúc. Khi đó, NGINX trở thành server có tốc độ xử lý nhanh nhất và hiệu năng cũng mạnh nhất.

Lịch sử hình thành của NGINX
Lịch sử hình thành của NGINX

Nhận thấy nhu cầu sử dụng NGINX tăng vọt nên Sysoev đã phát triển thêm những tính năng cho server này vào năm 2004. Sau đó, NGINX Server Web được tiếp thị rộng rãi ra thị trường.

Tính tới năm 2019, NGINX đã xử lý được hàng trăm nghìn kết nối với tốc độ cực nhanh. Ngay cả những công ty lớn hàng đầu thế giới cũng sử dụng NGINX như: Microsoft, Adobe, Facebook, Apple, Google,… Vậy là đủ thấy tầm ảnh hưởng của máy chủ web này đối với các website.

Cách NGINX hoạt động như thế nào?

Hầu hết các server web đều có cách thức hoạt động tương tự nhau. Tuy nhiên, với NGINX web server lại khác. Máy chủ này hoạt động theo nguyên tắc bất đồng bộ hướng sự kiện. Vì thế quy trình hoạt động sẽ không giống với bất kì web server nào.

Cách NGINX hoạt động như thế nào?
Cách NGINX hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của NGINX như sau: NGINX quản lý các giao thức kết nối mạng không dây trong cùng một tiến trình. Và để xử lý tất cả các giao thức gửi từ người dùng thì NGINX sử dụng Worker Connections. Mỗi Worker Connections có thể xử lý được hàng ngàn giao thức mà người dùng yêu cầu. Sau khi xử lý xong và có kết quả thì sẽ gửi về cho người dùng. Trong cùng một thời điểm, NGINX xử lý được hàng ngàn yêu cầu do đó nó được coi là máy chủ web mạnh nhất hiện nay.

Những tính năng nổi bật của NGINX là gì?

Máy chủ HTTP NGINX sở hữu những tính năng nổi bật sau:

  • Hiệu năng cực mạnh, có thể xử lý mượt mà hơn 10000 kết nối cùng lúc.
  • Tăng tốc độ của Proxy trung gian giữa Server và Client.
  • Tính năng lập chỉ mục cho tập tin và xử lý các tập tin tĩnh.
  • Tốc độ xử lý nhanh nhờ vào bộ nhớ đệm.
  • Tính năng mã hoá SSL cùng với TLS/IP để bảo mật thông tin, dữ liệu.
  • Có thể sao lưu dữ liệu thường xuyên, tránh mất dữ liệu quan trọng nếu gặp rủi ro.
  • Tính năng nhúng mã PERL, tương thích trên IPv6.
  • Được hỗ trợ ở WebSockets để hỗ trợ giao tiếp giữa Server và Client.
  • Tương thích với các dạng file FLV và MP4.
  • Kiểm soát các kết nối và đảm bảo không có kết nối độc hại.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng NGINX là gì?

Dưới đây là những đánh giá khách quan của chúng tôi về ưu và nhược điểm của NGINX:

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của NGINX HTTP Server là có hiệu năng mạnh mẽ, tốc độ tải cực nhanh và có thể xử lý lượng lớn truy cập cùng lúc. Ngoài ra, máy chủ NGINX còn chuyển tiếp nhanh chóng các yêu cầu của người dùng đến máy chủ ứng dụng. Máy chủ NGINX có cấu hình đơn giản, ít tiêu tốn bộ nhớ. Vì thế, đây là Server vừa hiệu quả vừa tiết kiệm cho mọi website.

Nhược điểm

Nhược điểm của NGINX là tính linh hoạt chưa được cao so với các máy chủ khác. Bên cạnh đó, việc điều hướng giữa trang chủ NGINX và bộ phận hỗ trợ khách hàng còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thì NGINX cần được cải thiện những vấn đề này.

Sự khác biệt giữa Apache và NGINX là gì?

Apache và NGINX là 2 loại Server được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Để tránh nhầm lẫn giữa Apache Server và NGINX Web Server, bạn đọc hãy theo dõi những tiêu chí được trình bày dưới đây.

Sự khác biệt giữa Apache và NGINX
Sự khác biệt giữa Apache và NGINX

#1. Mức độ phổ biến của 2 máy chủ

Apache là máy chủ đã có tuổi đời khá lâu. Vì thế mà hầu hết các website đều sử dụng Apache Server. Vào năm 2012, máy chủ Apache chiếm lĩnh hơn 65% thị trường. Tuy nhiên, sự xuất hiện của NGINX đã thay đổi tình trạng này. Hiện nay, máy chủ NGINX trở nên phổ biến nhất để sử dụng cho các website. Theo thống kê năm 2022, NGINX được các web ứng dụng nhiều nhất với tỉ lệ 33%. Còn Apache thấp hơn một chút với con số 31%. Riêng 2 web server này đã chiếm lĩnh 64% thị trường so với tất cả các máy chủ còn lại.

#2. Tốc độ tải

Trong hầu hết trường hợp, NGINX có tốc độ tải nhanh hơn Apache. NGINX Server được đánh giá là có tốc độ đặc biệt nhanh chóng. Còn với Apache thì tốc độ chỉ ở mức khá và cần được cải thiện thêm.

#3. Khả năng bảo mật

Theo đánh giá của người dùng, khả năng bảo mật thông tin của 2 máy chủ này đều mạnh như nhau. NGINX và Apache đều bảo vệ được website trước các cuộc tấn công của hacker hay phần mềm độc hại.

#4. Tính linh hoạt

Nói về tính linh hoạt thì Apache nhỉnh hơn NGINX 1 điểm. Bởi vì Apache sử dụng các công cụ hỗ trợ phân cấp nhiệm vụ mà NGINX không có. Ngoài ra, Apache Server còn hỗ trợ hơn 60 mô đun để mở rộng hosting cho các đơn vị website.

#5. Các thông số của máy chủ

Tới thời điểm hiện tại, cả Apache Server và NGINX Server đều có cấu hình hỗ trợ tốt cho hệ điều hành Windows. Bên cạnh đó, thông số cân bằng tải hay reserve proxy đều khá tốt.

>>> Xem thêm: Apache là gì? Tìm Hiểu Từ A – Z Dành Cho Người Mới

NGINX có cấu hình như thế nào?

Tập tin nginx.conf có cấu hình như sau:

  • worker_processes: Thiết lập này dùng để định nghĩa worker processes.
  • worker_connection: Chính là số lượng kết nối tối đa trong cùng 1 thời điểm cho mỗi worker Process.
  • access_log & error_log: Được sử dụng để sửa lỗi sai.
  • gzip: Dùng để nén giảm dung lượng dữ liệu khi gửi từ Server – Client.

Trong Server NGINX sẽ có nhiều ngữ cảnh Location. Và ngữ cảnh Location cũng có cấu hình riêng với nhiều chỉ thị quan trọng.

Cấu hình ngữ cảnh Location:

  • try_files: Được sử dụng để phục vụ các tệp tin tĩnh.
  • proxy_pass: có tác dụng chuyển yêu cầu đến Proxy Server.
  • rewrite: thực hiện viết lại URI ( chuỗi ký tự nhận diện tài nguyên).

Cách kiểm tra NGINX cho website nhanh chóng

Bạn có thể kiểm tra website của mình có chạy Server NGINX hay không thông qua các bước sau:

kiểm tra NGINX cho website

  • Bước 1: Mở trang website cần kiểm tra trên công cụ tìm kiếm.
  • Bước 2: Nhấn phím F12 hoặc tổ hợp phím Ctrl + Shift + I.
  • Bước 3: Cửa sổ Chrome Devtools sẽ hiện ra.
  • Bước 4: Chọn sang tab Network sau đó chọn Header. Nếu ô Server hiển thị dòng chữ “nginx” tức là website của bạn đang chạy Server này.

Cách cài đặt NGINX chi tiết nhất

Nếu kiểm tra và thấy website của mình chưa chạy NGINX, bạn có thể tiến hành cài đặt bằng những bước sau:

Bước 1: Cài đặt lệnh Yum

Cài đặt lệnh Yum như sau:

yum install nginx -y

start device bằng lệnh

service nginx start

Bước 2: Cài Source cho NGINX

Đầu tiên, bạn cài các package bằng những câu lệnh sau:

yum groupinstall " Development Tools"  -y

yum install zlib-devel pcre-devel openssl-devel -y

yum install epel-release -y

Sau khi cài package, bạn tiếp tục cài đặt các thành phần phụ của NGINX bằng câu lệnh:

yum install perl perl-devel perl-ExtUtils-Embed libxslt libxslt-devel libxml2 libxml2-devel gd gd-devel GeoIP GeoIP-devel –y

Tiếp theo, bạn thực hiện các thao tác sau: tạo user và phân quyền thư mục -> tạo file để chạy lệnh -> backup lại file NGINX.conf -> sửa file cấu hình NGINX.

Bước 3: Cài đặt PHP cho NGINX

Sau khi đã cài xong Source, bạn tiến hành cài đặt PHP NGINX. Cấu hình PHP như sau

sed -i 's/user = apache/user = nginx/'g /etc/php-fpm.d/www.conf

sed -i 's/group = apache/group = nginx/'g /etc/php-fpm.d/www.conf

service php-fpm restart

Hướng dẫn sử dụng NGINX để làm Load Balance

Load Balance còn được gọi là cân bằng tải. Khi thực hiện Load Balance, bạn phải làm sao để phân bổ đồng đều các lưu lượng truy cập vào nhiều máy chủ. Như vậy sẽ tránh tình trạng 1 máy chủ quá tải 1 máy chủ không có truy cập.

NGINX cũng có thể giúp các máy chủ cân bằng tải hiệu quả. Để làm Load Balance, bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thực hiện tệp cấu hình trên máy 10.10.10.1

upstream proserver {server 10.10.10.9:9002; server 10.10.10.10:9002;}

Bước 2: Cấu hình để máy 10.10.10.1 đón ở cổng 9000

server {proxy_buffering off; client_max_body_size 5M; listen 9000;location / {proxy_pass http://proserver;}

Bước 3: Thực hiện lệnh “sudo server nginx restart”.

Bước 4: Sửa lại cấu hình

upstream proserver {server 10.10.10.9:9002 weight=1; server 10.10.10.10:9002 weight=2;}

Lời kết

Qua bài viết trên, Wiki.Lanit đã cùng bạn tìm hiểu NGINX là gì cũng như những thông tin tổng quan về máy chủ này. Website nên cài đặt và sử dụng NGINX để hoạt động hiệu quả hơn.

Trong quá trình hoạt động, website có thể gặp phải nhiều sự cố. Một trong những sự cố thường gặp nhất phải kể đến là Downtime. Vậy, thời gian Downtime là gì? Vì sao lại xảy ra tình trạng này và làm cách nào để khắc phục được? Để giải đáp những thắc mắc trên, cùng Wiki.Lanit tìm hiểu ngay nhé!

Thời gian Downtime là gì?

Thời gian Downtime là gì? Thuật ngữ này được hiểu là khoảng thời gian mà website tạm ngừng hoạt động. Khi web bị Downtime thì người dùng không thể truy cập vào để tìm kiếm thông tin được. Thời gian Downtime được coi là rủi ro tương đối nghiêm trọng với mọi website bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của người dùng.

Thời gian Downtime là gì?
Thời gian Downtime là gì?

Khi website tạm ngừng hoạt động có thể gây ra hệ quả là mất đi lượng lớn traffic cho web. Bên cạnh đó, khách hàng cũng sẽ rời đi và không truy cập website trong tương lai vì nghĩ nó đã ngừng hoạt động. Từ đó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của website. Nếu không cải thiện Downtime thì web sẽ ngày càng bị tụt lại so với đối thủ.

Vì sao website lại gặp tình trạng thời gian Downtime?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho website bị tạm ngừng hoạt động. Hiểu rõ lý do gây ra rủi ro này sẽ giúp website xây dựng phương pháp sửa chữa tốt hơn. Vậy, nguyên nhân khiến website bị thời gian Downtime là gì?

Do lỗi thiết bị dẫn đến Server Downtime

Website hoạt động được không chỉ dựa vào phần mềm mà còn cần máy móc phần cứng. Tuy nhiên, máy móc thiết bị luôn hư hỏng sau một khoảng thời gian dài sử dụng. Khi các thiết bị gặp trục trặc thì website không thể tiếp tục hoạt động được nữa. Do đó rủi ro về thời gian Downtime xảy ra. Trong 1 vài trường hợp, máy móc mới vẫn có thể bị lỗi dẫn đến website tạm ngưng hoạt động.

Thời gian Downtime do lỗi thiết bị
Thời gian Downtime do lỗi thiết bị

Lỗi do con người

Không chỉ máy móc mới gây ra rủi ro Downtime website. Con người cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong quá trình test mã code website, nếu vô tình sửa sai 1 câu lệnh nhỏ cũng dẫn đến cả chương trình không hoạt động được. Và hệ quả là website bị tạm ngưng hoạt động vì lỗi nhỏ đó. Vì thế, quá trình kiểm tra code luôn cần được thực hiện bởi nhiều người để hạn chế rủi ro.

Các phần mềm độc hại tấn công vào web

Hacker có thể sử dụng phần mềm độc hại để tấn công vào website khiến nó phải tạm dừng hoạt động. Để khiến web bị Downtime, hacker sẽ làm cho lưu lượng giả truy cập vào website tăng vọt lên. Khi đó, website sẽ bị quá tải và không xử lý kịp dẫn đến Downtime.

Các phần mềm độc hại tấn công
Các phần mềm độc hại tấn công

Một cách tấn công nữa vào website là thay đổi địa chỉ IP của website thành địa chỉ IP giả mạo. Khi đó, người dùng truy cập website sẽ bị điều hướng hết qua web giả mạo. Và website chính thì bị ngừng hoạt động do không có người truy cập.

Bật mí cách để khắc phục thời gian Downtime

Như đã trình bày ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến website có thời gian Downtime. Và tình trạng này gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng với website. Vì thế, người quản trị trang web phải làm sao để khắc phục tình trạng này. Vậy, những cách để loại bỏ thời gian Downtime là gì?

Giám sát thời gian Uptime của website

Uptime là thuật ngữ dùng để chỉ thời gian website hoạt động liên tục. Giám sát Uptime thường xuyên có thể khắc phục được tình trạng website bị Downtime. Bởi khi website Uptime càng thấp thì đồng nghĩa với việc nó có nguy cơ Downtime càng cao. Khi đó, nhà quản trị sẽ ngay lập tức đưa ra kế hoạch tăng Uptime 1 cách kịp thời.

Để giám sát Uptime website, người ta thường sử dụng mạng lưới checkpoints. Mạng lưới này sẽ kiểm tra các mã và thời gian phản hồi của website. Nếu phát hiện ra lỗi thì nó sẽ gửi thông báo về để người quản trị nắm được.

Theo dõi hiệu suất website

Cách tiếp theo để giảm thời gian Downtime là giám sát hiệu suất của website. Website có hiệu suất cao sẽ có ít nguy cơ bị tạm dừng hoạt động hơn. Ngược lại, website hiệu suất thấp xử lý không tốt các tác vụ dẫn đến quá tải và ngừng hoạt động. Do đó, khi giám sát thường xuyên nhà quản trị sẽ biết được hiệu suất của web đang ở mức nào. Từ đó có cơ sở để tăng hiệu suất web và khắc phục thời gian Downtime.

Theo dõi hiệu suất website

Website bị Downtime còn được biết đến khi nó không thực hiện các tác vụ một cách mượt mà và nhanh chóng. Để giải quyết tình trạng này thì ứng dụng website phải được theo dõi, giám sát thường xuyên. Để kiểm tra ứng dụng website, checkpoints sẽ đóng vai như một người dùng website. Sau đó, checkpoints kiểm tra các thành phần trên web như: giao diện người dùng, giỏ hàng, các bước thanh toán, phản hồi giữa máy chủ và máy khách,…

Theo dõi hiệu suất website
Theo dõi hiệu suất website

Nếu cảm thấy các thao tác tốn thời gian, checkpoints sẽ thông báo để người quản trị lên kế hoạch sửa chữa. Từ đó website được khắc phục bởi rủi ro bị tạm ngừng hoạt động.

Giám sát tính khả dụng

Website thường xuyên ngừng hoạt động trong thời gian dài là website không khả dụng. Giám sát tính khả dụng của website cũng là một cách để theo dõi nguy cơ web có bị Downtime thường xuyên hay không. Khi giám sát tính khả dụng, bạn có thể kiểm tra được những thành phần sau: DNS, kết nối máy chủ, cơ sở dữ liệu, tính khả dụng của FTP,…

API cũng cần được giám sát

API là giao diện lập trình ứng dụng cho phép các ứng dụng trao đổi, giao tiếp với nhau. Khi website bị Downtime, API sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vì thế, giám sát API thường xuyên sẽ phát hiện kịp thời website bị ngưng hoạt động. Từ đó sửa chữa website trong thời gian sớm nhất để không ảnh hưởng tới trải nghiệm của nhiều khách hàng.

Thực hiện sao lưu dữ liệu

Để khắc phục hậu quả của Downtime, website nên có ít nhất 1 bản sao lưu dữ liệu. Bởi vì trong quá trình tạm ngưng, website có thể mất đi những dữ liệu quan trọng. Sao lưu lại dữ liệu sẽ giúp website phục hồi những gì bị mất và không gây ảnh hưởng tới việc vận hành website.

Thực hiện sao lưu dữ liệu
Thực hiện sao lưu dữ liệu

Một số công cụ hỗ trợ giám sát website hiệu quả

Giám sát website theo cách thủ công không thể nào mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó, bạn nên ứng dụng những công cụ hỗ trợ. Dưới đây là một số công cụ nổi tiếng để giám sát trang web.

Công cụ Montastic

Montastic là công cụ giám sát website đơn giản nhất hiện nay. Công cụ này cho phép bạn sử dụng miễn phí và không cần phải trả bất kì khoản chi phí nào. Montastic cung cấp bộ giải pháp cho bạn theo dõi toàn diện website như hiệu suất hay máy chủ.

Vì là công cụ miễn phí nên Montastic cũng tồn tại một vài nhược điểm. Nếu như những ứng dụng khác theo dõi website 15 giây 1 lần thì công cụ này phải đợi tới 30 phút. Bên cạnh đó, công cụ cũng không hỗ trợ nâng cấp tính năng nếu bạn yêu cầu.

Công cụ Uptime Robot

Uptime Robot là công cụ lý tưởng để biết website của bạn có nguy cơ bị thời gian Downtime hay không. Công cụ sẽ kiểm tra website với tần suất thường xuyên. Sau đó gửi thông báo qua nhiều nền tảng như: SMS, email, Telegram, HipChat,…

Không chỉ thông báo tình trạng Uptime/Downtime mà công cụ này còn có nhiều tính năng vượt trội. Ví dụ như: chia sẻ thống kê, cung cấp xác minh Downtime, kiểm tra dịch vụ cho các cổng, keyword và HTTP.

Hiện nay, công cụ Uptime Robot có cả bản miễn phí và trả phí để phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng. Tất nhiên, bản trả phí cung cấp nhiều tính năng hơn và cũng hoạt động hiệu quả hơn.

Công cụ Pingdom

Pingdom là công cụ trả phí cho phép bạn theo dõi và giám sát mọi hoạt động của website. Từ đó phát hiện những yếu tố gây ra tình trạng tạm dừng hoạt động và sửa chữa để web vận hành hiệu quả. Để sử dụng Pingdom, bạn cần phải trả phí. Gói dịch vụ giá càng cao thì càng có nhiều tính năng.

Nhìn chung, các nhiệm vụ mà Pingdom có thể thực hiện là: giám sát người dùng, giám sát thời gian hoạt động, theo dõi tốc độ tải web, tích hợp theo dõi API,…

Công cụ Site24x7

Công cụ Site24x7 có khả năng giám sát hiệu suất website, giám sát người dùng, giám sát server và mạng. Vì thế, công cụ phát hiện ngay thời gian website ngừng hoạt động để nhà quản trị đưa ra giải pháp sửa đổi kịp thời.

Hiện nay, công cụ này có đến 110 địa điểm trên toàn cầu cho phép bạn giám sát các dịch vụ internet liên quan tới website của mình.

Công cụ Monitis

Tính tới nay, công cụ Monitis đã có hơn 200000 người dùng trên toàn thế giới. Điều này phần nào khẳng định được uy tín của công cụ này so với những công cụ khác. Monitis cung cấp các giải pháp toàn diện để bạn theo dõi hiệu suất website và khắc phục thời gian Downtime. Công cụ có nhiều gói với tính năng và mức giá khác nhau để người dùng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp nhất.

Làm thế nào để bảo vệ website tránh khỏi sự cố Downtime?

Ngoài việc giám sát website và khắc phục sự cố, người quản trị cũng cần lên chiến lược để bảo vệ web khỏi tình trạng ngưng hoạt động. Vậy, những cách để bảo vệ website tránh khỏi sự cố thời gian Downtime là gì?

  • Sử dụng mạng CDN: Đây là mạng hiệu quả để bảo vệ website tránh xa thời gian Downtime.
  • Thiết lập tài khoản hosting: Website nên có 2 tài khoản hosting. Khi 1 tài khoản gặp sự cố Downtime thì vẫn còn 1 hosting đáng tin cậy.
  • Sử dụng dịch vụ DNS Management: Hỗ trợ định tuyến lưu lượng truy cập từ website đến server để tránh bị quá tải và Downtime.

Kết luận

Qua bài viết trên, Wiki.Lanit đã cùng bạn trả lời thắc mắc “thời gian Downtime là gì”. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ thời gian Downtime là gì cũng như những cách để khắc phục rủi ro website này.

Proxy là gì ? Đây chắc có lẽ là  thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Thuật ngữ này khá phổ biến với những ai làm trong lĩnh vực công nghệ nhưng lại khó hiểu với người chưa tìm hiểu kỹ. Để biết Proxy là gì cũng như những thông tin cơ bản về thuật ngữ này, mời bạn đọc tìm hiểu ngay qua bài viết sau của Wiki.lanit nhé!

 Proxy là gì?

Khi người dùng tìm kiếm 1 thông tin trên mạng, yêu cầu tìm kiếm của họ sẽ không trực tiếpchuyển tới internet. Thay vào đó, yêu cầu sẽ được gửi tới Proxy để xử lý sau đó mới trả về thông tin bạn tìm kiếm trên trình duyệt. Vậy, Proxy là gì mà có thể kiểm soát yêu cầu của người dùng? Hiểu đơn giản, Proxy chính là trung gian liên kết người dùng và mạng lưới internet. Khi có Proxy, quá trình tìm kiếm thông tin trên internet trở nên an toàn và bảo mật hơn. Thiếu đi Proxy đồng nghĩa với việc người dùng mạng sẽ đối mặt với tất cả những nguy cơ bị đe doạ. 

Proxy là gì?
Proxy là gì?

Những tính năng chính của Proxy là gì?

Sau khi đã biết Proxy là gì, chúng ta cần phải hiểu được những tính năng chính của nó để sử dụng hiệu quả hơn. Dưới đây là 3 chức năng chính của 1 Proxy.

Proxy đóng vai trò là tường lửa và Filtering

Như đã nói ở trên, Proxy sẽ tiếp nhận và xử lý các yêu cầu gửi tới từ người dùng. Sau đó mới trả về kết quả tìm kiếm trên trình duyệt web. Như vậy, Proxy đóng vai trò như tường lửa vì bảo vệ người dùng tránh xa những nguy hiểm trên internet. 

Proxy đóng vai trò là tường lửa và Filtering
Proxy đóng vai trò là tường lửa và Filtering

Nếu cấu hình đúng cách, Proxy còn có khả năng bảo mật thông tin và tăng hiệu suất mạng tốt hơn rất nhiều so với tường lửa thông thường.Ngoài chức năng là tường lửa, Proxy cũng lọc các ứng dụng để phát hiện ra nguy hiểm và kịp thời cảnh báo cho người dùng.

Chia sẻ kết nối

Proxy có tinh năng chia sẻ kết nối giữa các máy khách. Thay vì gắn cho mỗi máy 1 kết nối internet, Proxy sẽ chia sẻ kết nối để tất cả các máy khách lần lượt được kết nối ra ngoài với internet. Khi làm được điều này sẽ tiết kiệm khá nhiều tài nguyên và chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời việc quản lý các máy khách cũng dễ dàng và đơn giản hơn.

Proxy Server kết hợp cùng Caching

Proxy Caching có thể cải tiến và mở rộng băng thông để truyền tải dữ liệu nhanh chóng. Bên cạnh đó, Proxy kết hợp Caching còn cải thiện khả năng phản hồi thông tin đến các máy khách và phục vụ các truy cập tốt hơn.

Proxy Server kết hợp cùng Caching
Proxy Server kết hợp cùng Caching

Proxy Server hoạt động như thế nào?

 Proxy có cách thức hoạt động tương đối đơn giản gồm những bước sau:

  • Bước 1: Khi người dùng tìm kiếm thông tin trên internet, yêu cầu đó sẽ được gửi tới Proxy đầu tiên.
  • Bước 2: Proxy tiếp nhận yêu cầu, xử lý và thu thập phản hồi của website. Sau đó, máy chủ chuyển lại những phản hồi về trình duyệt web của người dùng. Trong quá trình tìm kiếm và thu thập thông tin phản hồi, Proxy sẽ thay đổi IP của người dùng để website không thể biết chính xác địa chỉ của họ.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Proxy là gì?

Trong quá trình sử dụng, Proxy thể hiện những ưu và nhược điểm riêng. Hiểu rõ ưu và nhược điểm của máy chủ Proxy sẽ giúp bạn tận dụng ưu điểm, khắc phục nhược điểm và sử dụng hiệu quả hơn.

Ưu điểm của Proxy là gì?

Máy chủ Proxy có khả năng thay đổi địa chỉ IP của Client gửi yêu cầu tìm kiếm thông tin. Vì thế, máy chủ website sẽ không biết được địa chỉ IP được gửi đến là từ Client nào. Từ đó đảm bảo sự riêng tư cho người dùng và cũng tăng khả năng bảo mật thông tin. Ngoài ra, các nội dung trước khi phản hồi về người dùng sẽ được Proxy lọc trước để loại bỏ những tác nhân đe doạ. Nếu bạn dự định truy cập vào website độc hại mà không biết, máy chủ Proxy sẽ ngay lập tức ngăn chặn để bạn không vào được web đó.

Một ưu điểm nữa là Proxy tiết kiệm khá nhiều băng thông cho doanh nghiệp. Máy chủ sẽ lưu trữ các website phổ biến để tạo thành nhiều bản sao. Khi có người muốn truy cập, Proxy chỉ cần gửi bản sao web đến người dùng đó mà không cần gửi yêu cầu đến web chính nữa để tiết kiệm băng thông.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Proxy là gì?Ưu và nhược điểm khi sử dụng Proxy là gì?
Ưu và nhược điểm khi sử dụng Proxy là gì?

Nhược điểm của Proxy Server

Bên cạnh những ưu điểm như trên thì sử dụng Proxy Server cũng tồn tại 1 vài hạn chế. Vậy, nhược điểm của Proxy là gì? Proxy Server miễn phí không đầu tư nhiều vào hiệu suất nên có thể gây gián đoạn kết nối internet đột ngột. Proxy không thiết kế theo yêu cầu mà áp dụng chung cho tất cả các thiết bị. Vì thế có thể không phù hợp trong 1 số tình huống. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng Proxy không mã hoá thì bên thứ 3 có thể thấy những thông tin quan trọng và đánh cắp. Do đó, hãy luôn lựa chọn kỹ để sử dụng Proxy chất lượng thì mới khắc phục được những nhược điểm trên.

Phân loại máy chủ Proxy

Máy chủ Proxy được phân chia thành nhiều loại và mỗi loại đều có những đặc điểm riêng. Trong đó, có 4 dạng Proxy dưới đây được sử dụng phổ biến nhất.

Transparent Proxy

Transparent Proxy còn được gọi là Proxy trong suốt hoặc Proxy minh bạch. Khi sử dụng Proxy này, nó sẽ vẫn giữ nguyên địa chỉ của bạn để xác minh với website mà bạn đang muốn tìm kiếm thông tin. Proxy trong suốt thường được dùng cho các cơ sở trường học, thư viện để lọc nội dung.

Transparent Proxy
Transparent Proxy

Anonymity Proxy

Anonymity Proxy là dạng Proxy ẩn danh. Khi bạn gửi yêu cầu tới, Proxy ẩn danh sẽ không sử dụng địa chỉ IP để xác minh với máy chủ web. Do đó, Proxy Anonymity có khả năng bảo mật thông tin rất tốt. Bên cạnh đó, vì Proxy không gửi địa chỉ IP nên các web không thể gửi các thông tin tiếp thị tới làm phiền bạn được.

Anonymity Proxy
Anonymity Proxy

Distorting Proxy

Dạng Proxy tiếp theo là Distorting – Proxy mạo danh. Khi gửi yêu cầu tìm kiếm thông tin tới Proxy mạo danh, nó sẽ gửi địa chỉ IP sai tới cho máy chủ web. Vì thế, website không thể biết địa chỉ IP nào đã được gửi tới từ đó bảo mật thông tin riêng tư cho người dùng.

Distorting Proxy
Distorting Proxy

High Anonymity Proxy

Dạng Proxy cuối cùng là High Anonymity hay còn gọi là Proxy ẩn danh cao. Proxy này sẽ thường xuyên thay đổi các địa chỉ IP truy cập vào website. Vì thế, website sẽ rất khó để theo dõi được địa chỉ IP của ai thường xuyên truy cập. Đây được coi là dạng Proxy đảm bảo cho người dùng truy cập internet an toàn nhất.

High Anonymity Proxy
High Anonymity Proxy

So sánh Proxy và NAT

Nếu không am hiểu về công nghệ, nhiều người có thể bị nhầm lẫn giữa Proxy và NAT. Thực tế, 2 thành phần này đảm nhận những chức năng riêng nên bạn cần hiểu rõ để tránh sử dụng sai trong mỗi trường hợp.

NAT đảm nhận chức năng thay đổi phần đầu của địa chỉ IP để thay đổi IP thành 1 địa chỉ khác. Còn Proxy là trung gian giữa người dùng và internet, là thành phần đảm bảo cho người dùng truy cập vào mạng an toàn và bảo mật. Để sử dụng Proxy thì cần phải cài đặt cấu hình phù hợp và có các dịch vụ hỗ trợ. Với NAT, bạn không cần phải cài đặt cấu hình hay sử dụng bất kì ứng dụng hỗ trợ nào.

So sánh Proxy và VPN

 Proxy và VPN đều có khả năng giúp người dùng truy cập được tới trang web mà không làm lộ địa chỉ IP. Vì thế, nhiều người thường bị nhầm lẫn bởi 2 thành phần này. Thực tế, VPN và Proxy có nhiều điểm khác biệt. Mọi yêu cầu gửi tới internet thông qua VPN đều được mã hoá để không có người thứ 3 thấy được. Còn với Proxy thì 1 số gói sẽ không cung cấp tính năng mã hoá. Proxy chỉ thực hiện bảo mật tại trình duyệt web của người dùng. Trong khi đó, VPN thực hiện chức năng ở hệ điều hành. Và VPN kiểm soát mọi thứ để đảm bảo an toàn như: trình duyệt web, các bản cập nhật hệ điều hành, lưu lượng truy cập,…

So sánh Proxy và VPN
So sánh Proxy và VPN

Cách cài đặt Proxy trên Chorm đơn giản, nhanh chóng

Proxy thường được cài đặt trên trình duyệt Chrome để sử dụng cho máy tính. Cách cài đặt Proxy cho Chrome cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn mở trình duyệt Chrome trên máy tính rồi bấm vào biểu tượng dấu ba chấm ở góc trên bên phải màn hình. Tiếp theo, bạn thực hiện thao tác sau: click vào “Cài đặt” -> “Nâng cao” -> “Hệ thống” -> “ Mở tuỳ chọn cài đặt nâng cao trên máy tính của bạn”.
Bạn mở trình duyệt Chrome trên máy tính và làm theo các bước trên
Bạn mở trình duyệt Chrome trên máy tính và làm theo các bước trên
  • Bước 2: Bạn thay đổi các thông số của Proxy. Tại thẻ Automatic bạn chuyển qua chế độ “On” rồi nhập địa chỉ IP vào ô trống và chọn “Save”. Tại thẻ Manual proxy setup bạn cũng chuyển sang “On” rồi nhập địa chỉ IP vào ô trống và chọn “Save”.
Thay đổi các thông số của Proxy
Thay đổi các thông số của Proxy

Hướng dẫn cài đặt Free Proxy cho Firefox

Để sử dụng miễn phí Proxy thì bạn phải cài đặt nó vào máy tính. Cách cài đặt Free Proxy ở Firefox và Chrome không giống nhau nên bạn phải theo dõi kỹ hướng dẫn sau đây.

  • Bước 1: Trên thanh công cụ của máy tính, bạn mở Menu và chọn “Option”. Tại hộp thoại này, bạn kéo xuống dưới cùng và chọn “..”.
  • Bước 2: Hộp thoại Connection Setting hiện ra, bạn chọn tiếp Manual proxy configuration.
  • Bước 3: Tại HTTP Proxy, bạn điền các thông tin như: địa chỉ IP, cổng Port rồi bắt đầu sử dụng.
 Cài đặt Free Proxy cho Firefox
Cài đặt Free Proxy cho Firefox

Một số thắc mắc thường gặp về Proxy Server

Proxy trong WIFI được hiểu là gì?

Proxy là gì trong WIFI? Đó được hiểu là một máy chủ nằm giữa người dùng và internet và giúp cho quá trình truy cập internet an toàn, riêng tư hơn.

Proxy có cần thiết không?

Proxy rất cần thiết đối với người dùng internet. Bởi nếu không có Proxy, dữ liệu của bạn rất dễ bị đánh cắp bởi bạn sẽ có thể truy cập vào những trang web độc hại.

Kết luận

Qua bài viết trên, Wiki.lanit  đã cùng bạn đọc tìm hiểu Proxy là gì cũng như những thông tin cần biết về Proxy. Hãy luôn sử dụng Proxy hiệu quả để truy cập internet an toàn, bảo mật nhé!

C&C hay Command and Control Server là một khái niệm không thể thiếu khi nói đến các vấn đề tấn công và bảo mật thông tin trên hệ thống mạng. Đây là máy chủ có thể xâm nhập vào thiết bị nạn nhân để phát tán mã độc và thực hiện các cuộc tấn công DDoS. Để hiểu rõ C&C Server là gì? Mời bạn cùng Wiki.lanit tham khảo qua bài viết sau.

API (Application Programming Interface) đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thô  ng tin và phát triển phần mềm. Thế nhưng không phải người dùng nào cũng có thể thực sự hiểu rõ về API là gì? Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu về khái niệm cơ bản và ưu nhược điểm của API.

API là gì? Ví dụ về API là gì?

API (viết tắt của Application Programming Interface) là một phương thức cho phép 2 thành phần của phần mềm giao tiếp được với nhau. Hiểu đơn giản, API chính là một giao diện lập trình ứng dụng với khả năng cung cấp truy xuất đến một tập hợp hàm thường sử dụng để thúc đẩy quá trình trao đổi dữ liệu ở các ứng dụng đạt hiệu quả.

API là tên viết tắt của Application Programming Interface
API là tên viết tắt của Application Programming Interface

Bạn có thể hiểu API là gì thông qua minh họa sau:

Giả sử bạn muốn sử dụng ứng dụng maps trên điện thoại để hiển thị thông tin mới nhất về bản đồ và những đặc điểm trên đó. Thay vì sử dụng maps tự mình chứa và cập nhật về dữ liệu của toàn bộ bản đồ thì ứng dụng này đã sử dụng API để giao tiếp với hệ thống phần mềm định vị có thẩm quyền.

Cách thức hoạt động API

Như đã đề cập API là một giao diện cho phép các ứng dụng có thể giao tiếp với nhau thông qua một hoặc nhiều câu lệnh khác nhau. Trong đó, những câu lệnh này có thể gửi, định dạng và truy xuất dữ liệu bằng một API khác dựa vào API SOAP  hoặc REST với một số quy định, quy luật chung cần phải tuân thủ.

Do đó, bằng cách đặt lên các server side scripts, classes và functions mà giao diện API có thể thực hiện các tác vụ chi tiết hơn cũng như cho phép các ứng dụng, tập lệnh trong và ngoài yêu cầu API thông báo đến server để thực hiện tác vụ cụ thể.

Cách thức hoạt động API
Cách thức hoạt động API

Ví dụ: Đăng nhập vào ứng dụng, thông tin được người dùng sử dụng để đăng nhập sẽ được ứng dụng đó thu thập. Xét về mặt API REST thì người dùng đó có API endpoint theo dạng: http://api.mysite.com/myuserid/details. 

Tiếp đó, endpoint sẽ được ứng dụng tiến hành gọi bằng một phương thức cụ thể thông qua cURL, AJAX. 

Các phương thức API cũng chính là các từ mô tả hành động APU, cụ thể: 

  • GET
  • POST
  • PUT 
  • DELETE

Xu hướng phát triển API

API hiện nay đang có 2 xu hướng phát triển:

Các công ty chủ trương bảo vệ API cusack của chính mình

Đây là hình thức các công ty chủ trương bảo vệ API chẳng hạn như các công ty sản xuất thiết bị, công nghệ và game (tiêu biểu như Sony với hệ thống playstation). 

Công ty phát triển API theo hình thức này thường thu lợi nhuận thông qua sự đăng ký và xin phép từ các bên phát triển phần mềm thứ 3.

Các công ty chuyên dụng cung cấp API miễn phí 

Các công ty chuyên cung cấp sản phẩm miễn phí API hoạt động bằng cách cho phép người dùng có thể sử dụng thoải mái API để viết các phần mềm bên thứ 3. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi người dùng vẫn cần mua thêm một số phần mềm trả phí khác. Điều này vừa mang lại nguồn thu chính cho các công ty API miễn phí, vừa tạo hiệu quả quảng bá và lan truyền mạnh mẽ. 

Nhìn chung, người dùng trên thị trường hiện nay có xu hướng thiên về loại hình sử dụng API thứ 2. Khi số lượng người dùng API miễn phí ngày càng gia tăng, đồng nghĩa, các tiêu chuẩn về độ thân thiện và dễ sử dụng cũng như tiêu chuẩn về bảo mật đòi hỏi cũng phải không ngừng cải thiện để đáp ứng nhu cầu hoạt động. 

Ngoài ra, đi cùng với sự phát triển về các ứng dụng đi kèm và thiết bị di động mà API cũng được nâng cấp để có thể thích nghi tốt hơn. Thực tế, API đang cung cấp nhiều tính năng cho các ứng dụng web và di động, điều này góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của API.  

API có những loại nào?

API trên thực tế có rất nhiều loại với những đặc điểm và tính năng khác nhau. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, người ta thường phân loại API dựa trên 2 cách sau:

Dựa trên phân ngành nhỏ trong lĩnh vực CNTT

Với hình thức phân loại dựa theo phân ngành nhỏ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, API gồm các loại:

  • API trên nền tảng website: Loại API này còn được gọi là web API và hiện đang là loại API thường được sử dụng nhất trong lập trình web hiện nay. Những API này phần lớn được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn RESTful với định dạng dữ liệu thường là XML, JSON hoặc một kiểu dữ liệu bất kỳ.  
  • API trên hệ điều hành: Đây là loại API có khả năng hỗ trợ lập trình viên xây dựng ra các ứng dụng phần mềm có khả năng tương tác trực tiếp trên hệ điều hành. 
  • API framework hay của thư viện: Đây là loại API mô tả và quy định những hành động mong muốn được thư viện cung cấp. Đồng thời, API server này còn cho phép triển khai với nhiều cách khác nhau, giúp chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể viết bằng các ngôn ngữ khác thông qua thư viện. 

Dựa trên quyền hạn truy cập

Đối với hình thức phân loại dựa trên quyền hạn truy cập, bao gồm 3 loại API: 

  • Open API – API mở: Đây là loại API công khai, có quyền truy cập không bị hạn chế. 
  • Partner API – API đối tác: Loại API này không có sẵn công khai nên người dùng cần phải có giấy phép hoặc được cấp quyền hạn cụ thể mới có thể truy cập. 
  • Internet API – API nội bộ: API này còn được gọi là API riêng tư, thường ít được biết đến và chỉ có thể sử dụng cho hệ thống nội bộ. Thông thường, internet API được các đội ngũ phát triển nội bộ khác nhau sử dụng để cải thiện sản phẩm, dịch vụ. 

Ưu điểm – nhược điểm của API

Tương tự như những phần mềm có cùng chức năng, ngoài ưu điểm nổi trội, API vẫn còn tồn tại một vài hạn chế chưa thể khắc phục. Cụ thể:

Ưu điểm của API

  • API thường được sử dụng cho các ứng dụng trên desktop, mobile và website. 
  • API có sự linh hoạt cao đối với nhiều định dạng dữ liệu khác nhau khi trả về client. 
  • API cho phép người dùng xây dựng nhanh chóng HTTP Service, nhờ đó giúp giản đơn hóa các thao tác lập trình.
  • API sử dụng mã nguồn mở, trang bị đầy đủ chức năng RESTful có thể sử dụng trong bất kỳ client nào có hỗ trợ Json và XML. 
  • API có khả năng giao tiếp 2 chiều để đảm bảo tính tin cậy. 
  • API hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như Model Binder, Action, Unit Test,…
Ưu điểm - nhược điểm của API
Ưu điểm – nhược điểm của API

Nhược điểm của API

  • Website API chỉ hỗ trợ mặc định GET và POST chứ chưa phải là RESTful service bình thường.
  • Yêu cầu người dùng API phải có kiến thức chuyên sâu và có kinh nghiệm backend tốt để có thể tận dụng triệt để những tính năng mà API sở hữu, đem lại hiệu quả tối ưu.
  • Vận hành, phát triển hay nâng cấp API server trong thời gian dài thường gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí.
  • Bảo mật dữ liệu gặp nhiều khó khăn trong trường hợp hệ thống bị tấn công khi chưa giới hạn kỹ điều kiện sử dụng API.

Giải pháp bảo mật cho API

Có 4 phương pháp bảo mật hệ thống thông tin cho API server được sử dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn dữ liệu cho người dùng khi sử dụng, trước tiên bạn cần lưu ý đến một vấn đề liên quan đến bảo mật. Cụ thể:

Một số vấn đề liên quan đến bảo mật API

Dưới đây là 2 vấn đề thường gặp liên quan đến bảo mật API server:

SQL Injection

SQL Injection hay Injection là một vấn đề bảo mật liên quan đến API khá nghiêm trọng. SQL Injection là kỹ thuật tấn công xuất hiện khi người tấn công nhập câu lệnh độc hại và các tham số của yêu cầu API.

SQL Injection hay Injection là một vấn đề bảo mật liên quan đến API khá nghiêm trọng
SQL Injection hay Injection là một vấn đề bảo mật liên quan đến API khá nghiêm trọng

Khi hệ thống xử lý và kiểm tra đầu vào người dùng một cách an toàn, điều này có thể dẫn đến việc thực hiện các câu lệnh SQL không như mong muốn. Đồng thời, vấn đề này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao làm rò rỉ dữ liệu và bị kẻ xấu tấn công nhằm lấy cắp các thông tin nhạy cảm.

Spam Request

Vấn đề spam request là tình trạng mà các request không mong muốn và không hợp lệ được gửi đến hệ thống một cách liên tục và không kiểm soát. Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất và an ninh của hệ thống.

Phương pháp bảo mật hệ thống thông tin API

Để khắc phục vấn đề bảo mật thông tin cho API server, người dùng cần:

  • Kiểm tra thẩm quyền người dùng và xác thực ứng dụng cẩn thận: Khi xác thực người dùng, cần chú ý đến quá trình xác thực ứng dụng để đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của hệ thống. Điều này đảm bảo rằng ứng dụng được xác thực một cách đầy đủ và tin cậy hơn.
  • Mã hóa dữ liệu truyền đi từ nền tảng: Ngoài ra, sử dụng chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) cũng là một giải pháp đơn giản và hiệu quả trong việc bảo mật thông tin API server. Cụ thể, SSL cho phép mã hóa các dữ liệu quan trọng trước khi chúng được truyền đi, ngăn chặn việc bị tấn công hoặc đánh cắp dữ liệu trong quá trình truyền tải.
  • Hạn chế dùng mật khẩu dạng nhúng, cố định và quá dễ đoán: Nhiều người dùng hiện nay có thói quen lựa chọn mật khẩu dễ đoán do lười biếng, cũng như sử dụng mật khẩu đó trên nhiều ứng dụng di động khác nhau. Điều này làm tăng nguy cơ thông tin cá nhân bị đánh cắp.
  • Sử dụng chữ ký dạng số: Khi người dùng truy cập vào API, họ cần cung cấp chữ ký số của mình. Hệ thống sẽ kiểm tra chữ ký số này để xác thực người dùng và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Việc sử dụng chữ ký số giúp ngăn chặn các hoạt động giả mạo và tấn công từ người dùng không được ủy quyền.

REST – RESTFul API trong thiết kế web

Web API là một công nghệ mới và tiên tiến nhất hiện nay với những ưu điểm vượt trội hơn các công nghệ cũ. Cụ thể

REST – RESTFul API là gì?

REST (Representational State Transfer) là một cấu trúc mẫu quy định việc giao tiếp giữa các ứng dụng. Cấu trúc này sử dụng giao thức HTTP và được cấu tạo bao gồm ba phần chính: máy chủ ngoài (external server), máy chủ API và máy chủ khách (client).

REST - RESTFul API
REST – RESTFul API

REST cho phép máy khách truy xuất và chỉnh sửa dữ liệu từ máy chủ ngoài một cách dễ dàng. Nó cũng sử dụng giao thức stateless, không lưu trạng thái, giúp tăng hiệu suất và đơn giản hóa việc giao tiếp giữa các ứng dụng. Hiện nay, REST đã trở thành tiêu chuẩn cho nhiều giao thức và các API được thiết kế theo cấu trúc REST được gọi là RESTful API.

4 lệnh CRUD cơ bản

CRUD là viết tắt của Create, Read, Update và Delete – đây là 4 chức năng cơ bản để làm việc với dữ liệu trong hệ thống. Trong REST, các lệnh tương đương như sau:

  • POST: Tạo dữ liệu mới mới
  • GET: Đọc/lấy dữ liệu mới
  • PUT: Cập nhật dữ liệu đã có
  • DELETE: Xóa dữ liệu đã có

Ở các lệnh trên, lệnh GET thường được sử dụng nhiều và an toàn nhất, trong khi đó, các lệnh khác lại thay đổi dữ liệu nên có thể dẫn đến nhiều tai nạn ngoài ý muốn. Do đó mà chỉ những API được thiết kế riêng hay có thẩm quyền như API đối tác mới có thể thực hiện.

Web API là gì?

Web API (hay ASP.NET Web API) là một framework được sử dụng để xây dựng và phát triển các dịch vụ web dựa trên giao thức HTTP. Framework này được thiết kế theo kiểu RESTful API có các tiêu chuẩn tuân thủ theo quy tắc của REST, và được tối ưu hóa cho việc xây dựng các dịch vụ trực tuyến và ứng dụng web hiện đại.

Nhìn chung, Web API mang lại nhiều ưu điểm hơn so với các phiên bản API trước đó khi có thể cung cấp cho nhà phát triển và lập trình viên web các khả năng và tính năng mới tuyệt vời, xứng đáng nhận được sự tin tưởng và ưa chuộng trong cộng đồng phát triển phần mềm.

Lập trình, thiết kế website với web API

Có một số ứng dụng phổ biến của Web API trong lập trình và thiết kế website phải kể đến:

Chức năng tìm kiếm

Chức năng tìm kiếm là một phần quan trọng trên các trang web. Tuy nhiên, khi có nhiều nội dung phức tạp hoặc cần tìm kiếm nội dung đặc thù, chức năng tìm kiếm thông thường có thể không đáp ứng được nhu cầu.

Trong trường hợp đó, trang web cần sử dụng một API sử dụng công cụ tìm kiếm mạnh mẽ và phổ biến để hỗ trợ người dùng tìm kiếm thông tin chính xác nhất nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng.

Lập trình, thiết kế website với web API
Lập trình, thiết kế website với web API

Có thể tích hợp kênh mạng xã hội

Các trang web hiện đại thường tích hợp các kênh mạng xã hội như Zalo, Facebook vào giao diện của họ. Điều này cho phép người dùng sử dụng tài khoản mạng xã hội của mình để đăng nhập và tương tác với nội dung trên trang web một cách dễ dàng và nhanh chóng. 

Xây dựng website kinh doanh trực tuyến

API không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn hỗ trợ lập trình viên trong việc xây dựng hệ thống website và thiết kế các website bán hàng trực tuyến trên nền tảng, chẳng hạn như Shopify. 

Cụ thể, bằng cách sử dụng API của Shopify, bạn có thể dễ dàng gắn các chức năng quan trọng vào trang web của mình. Đồng thời, việc làm này còn giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính năng đầy đủ cho website thương mại điện tử của bạn.

Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ về API là gì, phân loại cũng như ưu nhược điểm của API. Nhìn chung, API đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và tương tác giữa các thành phần phần mềm, mang lại sự linh hoạt và tính mở rộng cho hệ thống.

Trong hệ thống mạng máy tính, LDAP là một giao thức cơ sở dữ liệu phân tán thường được sử dụng với mục đích quản lý thông tin, thiết bị cũng như tài nguyên người dùng. Để hiểu cụ thể hơn về LDAP là gì và quy trình để xác thực giao thức này diễn ra như thế nào? Cùng Wiki.lanit tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!

LDAP là gì?

LDAP với tên gọi đầy đủ là Lightweight Directory Access Protocol là một giao thức truy cập cơ sở dữ liệu phân tán. Thông thường giao thức này được sử dụng nhằm mục đích quản lý thông tin người dùng, thiết bị và tài nguyên trong hệ thống mạng. 

LDAP là gì?
LDAP là gì?

Những thông tin này sẽ được lưu trữ ở một thư mục (directory) và các đối tượng sẽ được tổ chức, quản lý dựa trên cấu trúc cây dữ liệu. 

Trong đó, LDAP sử dụng mô hình client – server để thực hiện các công việc truy xuất, chỉnh sửa, thêm mới hoặc loại bỏ thông tin trong mục với các request truy xuất thông tin được gửi từ ứng dụng client đến LDAP server.

Ngoài phương thức truy cập trên, LDAP còn hỗ trợ thêm một số cách truy cập khác như TCP/IP, HTTP và X.500.

Tại sao nên sử dụng LDAP?

Qua định nghĩa LDAP là gì được đề cập trên, có thể thấy, sử dụng LDAP đem lại nhiều lợi ích đáng kể trong môi trường quản lý người dùng và quản lý truy cập. Cụ thể, LDAP giúp:

  • Đơn giản hóa quy trình quản lý người dùng với thời gian quản trị mạng được tối ưu và nhấn mạnh vào quá trình xác thực.
  • LDAP có thể sử dụng để xác thực người dùng đối với các công cụ và môi trường client khác, gồm Red Hat Directory Servers trên OpenLDAP và UNIX. Ngoài ra, khả năng xác thực này còn có thể sử dụng để quản lý API, kiểm soát truy cập dựa trên vai trò – RBAC hoặc với ứng dụng, dịch vụ khác như Kubernetes và Docker.

Quy trình hoạt động của LDAP

LDAP hoạt động theo mô hình client – server với một hoặc nhiều server LDAP chứa thông tin trong cây thư mục (Directory Information Tree – DIT). Trong đó, LDAP client sẽ kết nối với server và gửi request. Để client nhận được thông tin, server sẽ phản hồi lại bằng chính mình hoặc chuyển tiếp đến LDAP của server khác.

Quy trình hoạt động của LDAP
Quy trình hoạt động của LDAP

Cụ thể quy trình hoạt động của LDAP được diễn ra theo thứ tự như sau:

  • Connect – Kết nối: Client sẽ mở kết nối đến LDAP server.
  • Bind – Kiểu kết nối (Ẩn danh hay Đăng nhập): Client gửi đi các thông tin xác thực.
  • Search – Tìm kiếm: Client gửi yêu cầu tìm kiếm.
  •  Interpret Search – Xử lý tìm kiếm: Server thực hiện xử lý tìm kiếm.
  •  Result – Kết quả: Máy chủ phản hồi kết quả với client.
  • Unbind: Client gửi yêu cầu đóng kết nối với server.
  • Close Connection – Đóng kết nối: Đóng kết nối từ server.

Database backend của LDAP

Slapd là một LDAP Directory Server có thể hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau. Đồng thời, người dùng còn có thể sử dụng slapd để cung cấp dịch vụ cho riêng mình.

Dưới đây là những tính năng mà slapd cung cấp cho người dùng:

  • LDAPv3: Slapd hỗ trợ LDAP cho địa chỉ IPv4 và IPv6 cũng như Unix IPC.
  • Simple Authentication and Security Layer: Đây là tính năng slapd hỗ trợ chứng thực mạnh mẽ cũng như bảo mật dữ liệu dịch vụ với SASL.
  • Transport Layer Security: Slapd hỗ trợ TLS và SSL.

Slapd hiện đang sử dụng BDB và HDB để lưu trữ dữ liệu. Trong đó, BDB sử dụng Oracle Berkeley DB được đề nghị làm database backend chính cho Slapd thông thường.

Còn với HDB, mặc dù cũng tương tự như BDB nhưng vì HDB sử dụng database phân cấp nên sẽ hỗ trợ dữ liệu dưới dạng cây. Trong slapd, HDB hiện đang được cấu hình mặc định.

Sự khác nhau giữa LDAP và Active Directory

Sự khác nhau giữa LDAP và Active Directory
Sự khác nhau giữa LDAP và Active Directory

Giữa LDAP và Active Directory có những điểm khác biệt như sau:

  • Đầu tiên, LDAP là giao thức Exchange Server được sử dụng để giao tiếp với Active Directory. Trong khi đó, Active Directory là một dịch vụ thư mục dùng để quản lý miền, tài khoản người dùng và tài nguyên phân tán, chẳng hạn như các đối tượng dành cho Windows.
  • Thứ hai, bởi vì mục đích của Active Directory là quản lý miền, đối tượng và cấp quyền truy cập vào từng tài nguyên cho người dùng. Do đó, Active Directory có thông tin tài khoản của tất cả người dùng trên hệ thống mạng và lưu trữ chúng trong một cơ sở dữ liệu khổng lồ trên bộ điều khiển miền. Còn nhiệm vụ chính là LDAP là trích xuất thông tin ở định dạng có thể sử dụng được.
  • Thứ ba, LDAP sử dụng truy vấn dựa trên chuỗi tương đối đơn giản để truy xuất thông tin từ Active Directory. Ở đây, LDAP có thể lưu trữ và trích xuất những đối tượng như tên người dùng, mật khẩu trong Active Directory cũng như chia sẻ những dữ liệu đó trên toàn bộ hệ thống mạng.

Quy trình xác thực LDAP

LDAP nổi bật với khả năng chia sẻ dữ liệu cho việc kiểm soát truy cập và ủy quyền. Giao thức này chỉ cho phép người dùng nội bộ quyền truy cập vào ứng dụng đã được chấp thuận.

Để được xác thực thành công, người dùng cần phải có tên (user name) và được xem là một DN với mật khẩu tương ứng. Dưới đây là 3 phương thức xác thực người dùng, cụ thể:

Quy trình xác thực LDAP

Xác thực người dùng không định danh – Anonymous Authentication

Xác thực người dùng không định danh hay Anonymous Authentication là một phương thức xác thực trong đó người dùng không cần cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu để truy cập vào hệ thống. Thay vào đó, người dùng sẽ ở trạng thái ẩn danh và có quyền truy cập vào một số tài nguyên hay chức năng cụ thể.

Cách đăng nhập xác thực không định danh này thường được các ứng dụng client sử dụng nhằm cho phép người dùng truy cập vào một số tính năng cơ bản mà không phải đăng nhập.

Xác thực người dùng cơ bản – Simple Authentication

Simple Authentication hay xác thực người dùng cơ bản là một phương thức xác thực trong đó tên đăng nhập và mật khẩu được truyền tải dưới dạng clear text đến LDAP server.

Sau đó, server sẽ so sánh mật khẩu với giá trị thuộc tính người dùng hoặc với các giá trị thuộc tính đã được định nghĩa trước trong entry cho DN đó.

Lúc này, nếu mật khẩu được lưu dưới dạng hàm băm (mã hóa), server LDAP sẽ sử dụng cùng hàm băm để biến đổi mật khẩu trong yêu cầu và so sánh giá trị đó với giá trị được mã hóa từ trước. Mặt khác, nếu 2 mật khẩu trùng nhau, quá trình xác thực client diễn ra thành công.

Xác thực đơn giản qua SSL/TLS

Với quá trình xác thực qua SSL/TLS, LDAP sẽ tiến hành mã hóa trước khi bắt đầu một kết nối bất kỳ nào. Việc mã hóa này giúp đảm bảo an toàn cho tất cả thông tin người dùng hay ít nhất là trong session đó.

Xác thực đơn giản qua SSL/TLS
Xác thực đơn giản qua SSL/TLS

Các thành phần của LDAP

Như đã đề cập, LDAP là một giao thức truy cập vào dịch vụ thư mục và sử dụng DIT – cấu trúc phân cấp cây dữ liệu để lưu trữ thông tin người dùng. LDAP bao gồm các thành phần chính:

  • Domain Access Component (dc): DC (hay com hoặc example) là thành phần đại diện cho các thành phần tên miền trong hệ thống tên miền DNS và được sử dụng để định vị tên miền internet và phiên dịch chúng thành địa chỉ IP.
  • Organization Name (o): Là một trong những lớp con chung nhất trong DN và là nơi mà LDAP bắt đầu quá trình tìm kiếm. Ví dụ: Một đường dẫn đơn giản thường bắt đầu bằng lớp con o, sau đó phân nhánh đến đơn vị tổ chức (ou) và sau đó là tài khoản người dùng hoặc nhóm.
  • Organization Unit (ou): Đây là một lớp con của o. Thông thường, ou = users hoặc ou = group với mỗi lớp chứa một danh sách các tài khoản hoặc nhóm người dùng.
  • Common Name (cn): Là tên chung hay cn được sử dụng nhằm xác định tên tài khoản người dùng cá nhân hoặc nhóm. Ví dụ: cn = developers, cn = Susan. Trong đó, cn=developers xác định tên một nhóm là developers, còn cn=Susan xác định tên một tài khoản người dùng là Susan.

Thuộc tính và giá trị LDAP

Trong LDAP DIT, mỗi lớp con (tức o, cn,ou) chứa các thuộc tính và giá trị hoặc lược đồ mô tả thông tin về cấu trúc của thư mục LDAP. Các thuộc tính này chính là các thông tin như tên, số điện thoại, địa chỉ và các giá trị được gán cho mỗi thuộc tính.

Bên cạnh đó, còn có nhiều loại thuộc tính và cú pháp khác nhau được sử dụng nhằm giúp thu hẹp tìm kiếm, bao gồm ObjectClasses như organizationalPerson (cấu trúc tổ chức) hay person (cấu trúc cá nhân). Tuy nhiên, số lượng các thuộc tính này trên LDAP thường bị giới hạn để giữ hệ thống nhẹ và dễ sử dụng.

FAQS ( Câu Hỏi Thường Gặp)

Làm thế nào để cấu hình SSL/TLS cho LDAP?

Để cấu hình SSL/TLS cho LDAP, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Tạo hoặc lấy chứng chỉ SSL/TLS cho máy chủ LDAP.
  • Cấu hình máy chủ LDAP để sử dụng chứng chỉ SSL/TLS bằng cách chỉ định đường dẫn đến chứng chỉ và cổng kết nối bảo mật (thường là 636 cho LDAP Secure hoặc 389 với StartTLS).

LDAP có thể tích hợp với các ứng dụng di động và ứng dụng đám mây không?

Có. LDAP có thể tích hợp với các ứng dụng di động và ứng dụng đám mây. Các ứng dụng di động và đám mây thường hỗ trợ LDAP để quản lý danh bạ và xác thực người dùng. Điều này cho phép họ truy cập thông tin người dùng và danh bạ từ máy chủ LDAP để cung cấp các dịch vụ và tính năng liên quan đến người dùng một cách hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp thông tin về LDAP là gì và quy trình xác thực LDAP giúp kiểm soát và quản lý tài nguyên người dùng hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về LDAP – giải pháp đáng tin cậy trong việc quản lý thông tin người dùng và tài nguyên trên hệ thống mạng.

Theme WordPress SEO sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các SEOer trong việc tối ưu hóa thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google. Hãy cùng Wiki.Lanit điểm danh 15+ themes WordPress SEO tốt nhất 2023 qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn Themes WordPress SEO

Khi chọn Themes WordPress SEO, có một số tiêu chí quan trọng cần lưu ý:

  • Responsive Design: Chọn Themes  có thiết kế đáp ứng tốt trên mọi thiết bị, giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn và tăng khả năng tương tác trên điện thoại di động.
  • Tốc độ tải trang: Chọn Themes có tốc độ tải trang nhanh, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cơ hội xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google.
  • Tương thích với các Plugin SEO: Themes có khả năng tương thích tốt với các Plugin SEO trên WordPress để dễ dàng tối ưu hóa bài viết và các yếu tố SEO cần thiết khác.

>>> Xem thêm:  Top 12+ Plugin SEO Cho WordPress Cần Thiết Cho Website của bạn

Tổng hợp themes WordPress SEO miễn phí tốt nhất 2023

Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp và đánh giá một số themes WordPress SEO miễn phí tốt nhất mà bạn nhất định không thể bỏ qua:

1. Divi

Divi là một trong những themes WordPress SEO bán chạy nhất của nhà Elegant Themes. Theme này được tích hợp đầy đủ các tính năng để người dùng có thể tối ưu SEO cho trang web của mình. Đặc biệt, Divi còn cung cấp nhiều gói thiết kế được tạo sẵn có độ tương thích với hầu hết các thể loại trang web hiện nay.

Divi là một trong những themes WordPress SEO bán chạy nhất
Divi là một trong những themes WordPress SEO bán chạy nhất

Các thiết kế của Divi luôn được cập nhật thường xuyên để đảm bảo theo kịp xu hướng mới của thị trường và các thay đổi của công cụ tìm kiếm trong yếu tố SEO. Ngoài ra, bạn còn có thể tùy chỉnh thiết kế hoặc tạo thiết kế mới cho riêng mình một cách dễ dàng thông qua công cụ Divi Builder.

2. Sydney

Sydney mang đến cho bạn hàng loạt ý tưởng thiết kế chuyên nghiệp phù hợp với nhiều lĩnh vực và loại hình kinh doanh. Hiện nay, mẫu theme blog WordPress đẹp này đang có 2 phiên bản chính là phiên bản miễn phí và phiên bản trả phí. Trước khi đầu tư vào phiên bản cao cấp, bạn nên thử qua các tính năng cơ bản của Sydney để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Sydney mang đến cho bạn hàng loạt ý tưởng thiết kế chuyên nghiệp
Sydney mang đến cho bạn hàng loạt ý tưởng thiết kế chuyên nghiệp

Các thiết kế của Sydney thường sử dụng block để người dùng có thể dễ dàng lựa chọn và bố trí các elements vào giao diện web của mình. Ngoài ra,  bạn còn được phép sử dụng trình tạo trang Elementor nếu muốn thử sức nhiều hơn trong lĩnh vực này.

3. SEO Crawler

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về SEO Crawler – một trong những themes WordPress SEO chuyên nghiệp, chất lượng nhất hiện nay. SEO Crawler cung cấp cho người dùng 6 bản demo với đầy đủ các tính năng cần thiết. Bạn có thể sử dụng bất kỳ mẫu demo nào bằng cách nhập chúng vào trang web thông qua vài cú click chuột đơn giản.

Theme SEO Crawler
Theme SEO Crawler

Không chỉ thế, SEO Crawler còn được tích hợp với công cụ tạo trang GoodLayers. Công cụ này cho phép người dùng tạo nên các thiết kế tùy chỉnh một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Đồng thời, bạn có thể dễ dàng chèn các module và element vào thiết kế của mình để tạo nên giao diện đúng như mong đợi.

SEO Crawler rất phù hợp với các bạn mới làm quen với WordPress và không quá am hiểu về kỹ thuật. Bởi lẽ, người dùng sẽ được cung cấp đầy đủ các tùy chọn để tạo nên trang web mà không cần phải chỉnh sửa các dòng code phức tạp, chẳng hạn như: 19 thiết kế tiêu đề, tập hợp các tùy chọn, cài đặt Theme, Google Fonts và 9 layouts danh mục khác…

4. TheGem

Các thiết kế của TheGem thường tập trung vào tốc độ tải trang nhanh chóng, sự tương thích với nền tảng di động và phần code an toàn. Đồng thời, bạn sẽ được cung cấp mọi tính năng cần thiết để tối ưu SEO và giúp cho trang web trở nên thân thiện với các công cụ tìm kiếm.

Theme TheGem
Theme TheGem

TheGem cung cấp hơn 100 bản demo để người dùng có thể lựa chọn và áp dụng cho trang web của mình một cách dễ dàng nhất. Đặc biệt, bạn còn được thỏa sức sáng tạo để tạo nên điểm nhấn độc đáo cho thương hiệu thông qua các tùy chọn cài đặt và plugin được tích hợp trong TheGem.

5. Pofo

Themes WordPress SEO Pofo được nhiều người dùng lựa chọn bởi các thiết kế vừa đảm bảo về tính thân thiện với công cụ tìm kiếm, vừa đáp ứng yêu cầu về giá trị thẩm mỹ cho trang web. Đặc biệt, dù bạn đang hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nào, bạn đều có thể dễ dàng tìm thấy “chân ái” của mình trong hơn 210 bản demo ấn tượng.

Themes WordPress SEO Pofo được nhiều người dùng lựa chọn bởi các thiết kế vừa đảm bảo về tính thân thiện với công cụ tìm kiếm,
Themes WordPress SEO Pofo 

Không chỉ thế, Pofo còn được biết đến như một trình kéo thả mạnh mẽ, đa nhiệm. Thông qua plugin WPBakery Page Builder, Pofo hỗ trợ người dùng tạo nên các thiết kế độc đáo chỉ bằng một vài thao tác đơn giản. Ngoài ra, themes WordPress SEO này còn được tích hợp bởi nhiều tính năng hữu ích khác như: cho phép cài đặt các thuộc tính (font chữ, bố cục, màu sắc…) chỉ với một nút bấm, cung cấp tùy chọn tích hợp với phương tiện truyền thông, cung cấp các tiện ích tùy chỉnh…

>>> Xem thêm: 20+ Theme WordPress Bán Hàng Free

6. Schema

Themes WordPress SEO Schema không chỉ thân thiện với SEO mà còn tập trung vào tốc độ tải trang và một số khía cạnh quan trọng khác trong SEO. Từ đó, các thiết kế của Schema sẽ mang đến những lợi ích đáng kể trong quá trình SEO web và nâng cao thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.

Themes WordPress SEO Schema không chỉ thân thiện với SEO mà còn tập trung vào tốc độ tải trang
Themes WordPress SEO Schema không chỉ thân thiện với SEO mà còn tập trung vào tốc độ tải trang

Schema giúp các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hiểu rõ theme cũng như nội dung đang được xây dựng trên trang web. Từ đó, quá trình đánh giá, hiển thị và xếp hạng trang web cũng được đẩy nhanh hơn. Ngoài ra, theme này còn được đông đảo người dùng sử dụng bởi những thiết kế thân thiện, đẹp mắt.

7. Genesis

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Genesis – một trong số những themes WordPress SEO được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Các thiết kế của Genesis luôn được tích hợp bởi các yếu tố: tốc độ tải nhanh, code an toàn, rõ ràng, bố cục đơn giản, thân thiện.

Theme Genesis
Theme Genesis

Mặc dù Genesis không mang đến hàng loạt tính năng nổi bật như một số themes WordPress kể trên, nhưng theme này vẫn được ưa chuộng bởi sự tinh gọn, đơn giản, dễ sử dụng mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết để phục vụ cho quá trình SEO web.

8.  X

X luôn góp mặt trong danh sách những theme bán chạy nhất của ThemeForest. Gói themes này được tích hợp với hơn 10 plugin cao cấp nhằm đảm bảo về sự liền mạch trong hoạt động và cải thiện thời gian tải trang, từ đó nâng cao điểm SEO cũng như gia tăng thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.

X luôn góp mặt trong danh sách những theme bán chạy nhất của ThemeForest.
X luôn góp mặt trong danh sách những theme bán chạy nhất của ThemeForest.

Ngoài ra, X còn sở hữu nhiều tính năng và yếu tố khác có khả năng cải thiện tỷ lệ nhấp và giảm thiểu tỷ lệ thoát trang của người dùng. Vậy nên, nếu bạn đang tìm kiếm một themes WordPress SEo đa năng, đừng quên tham khảo qua các gói theme X này nhé.

>>> Xem thêm: Tổng Hợp 20+ Theme WordPress Bất Động Sản Đẹp Nhất 2023

9. Astra

Astra có thể được sử dụng bởi hầu hết các loại hình trang web khác nhau. Đặc biệt, theme này còn có khả năng tương thích với các plugin phổ biến và được xây dựng với nhiều tính năng hữu ích phục vụ cho quá trình SEO web của người dùng.

Theme Astra
Theme Astra

Các mẫu thiết kế được tạo sẵn của Astra thường có độ tùy chỉnh cao và có thể hoạt động tốt với các plugin tạo trang khác như Elementor, Beaver Builder, Brizy… Vì thế, người dùng có thể chỉnh sửa trực tiếp trên các mẫu sẵn để tạo nên giao diện đẹp mắt, ấn tượng và mang đậm dấu ấn đặc trưng của thương hiệu.

10. The7

Themes WordPress SEO The7 được yêu thích bởi các thiết kế chuẩn SEO được tích hợp với hàng loạt tính năng khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tối ưu thời gian tải trang và nâng cao độ thân thiện với công cụ tìm kiếm.

Theme The7
Theme The7

The7 cung cấp 2 chế độ thiết kế chính để người dùng có thể lựa chọn và áp dụng cho trang web của mình. Nhìn chung, cả hai tùy chọn trên đều có chất lượng cao và hỗ trợ người dùng thực hiện các tùy chỉnh chuyên sâu để tạo nên tính cá nhân hóa cho giao diện trang web.

11. GeneratePress

GeneratePress được biết đến như một trong những themes WordPress SEO thân thiện hàng đầu hiện nay. Theme này giúp cho trang web của bạn trở nên ấn tượng hơn trước các công cụ tìm kiếm bởi phần code sạch, codebase tối thiểu và tốc độ tải trang nhanh chóng.

Theme GeneratePress
Theme GeneratePress

Các mẫu thiết kế của GeneratePress có thể tương thích với mọi nền tảng, từ máy tính, máy tính bảng cho đến laptop… Đặc biệt, GeneratePress cho phép người dùng sử dụng các mẫu sẵn hoặc chỉnh sửa chúng thông qua Elementor hay Beaver Builder.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các plugin để tạo nên giao diện tổng thể mang đậm yếu tố thương hiệu. Đừng quên thay đổi cấu trúc, bố cục, màu sắc, font chữ, kích cỡ chữ để tối ưu trải nghiệm khách hàng khi truy cập vào trang web của bạn nhé!

12. SociallyViral

SociallyViral được xây dựng với mục đích tối ưu SEO và gia tăng lượt chia sẻ trang web trên các trang mạng xã hội. Khi trang web của bạn càng trở nên phổ biến trên mạng xã hội, thì tỷ lệ “on top” sẽ ở mức rất cao. Lúc này, bạn chỉ cần tập trung vào nội dung trình bày để thu hút và giữ chân người đọc trên website.

Theme SociallyViral
Theme SociallyViral

Các thiết kế của SociallyViral nổi bật bởi thiết kế đơn giản, bố cục gọn gàng và chủ yếu tập trung vào cách trình bày. Đồng thời, người dùng có thể thêm nút chia sẻ hấp dẫn ở cuối bài để khuyến khích độc giả chia sẻ bài viết lên trên các trang mạng xã hội của họ.

13. Essence Pro

Thiết kế mặc định của Essence Pro cung cấp đầy đủ không gian để người dùng có thể hiển thị hình ảnh quan trọng. Đồng thời, theme WordPress SEO này còn được tích hợp cùng bảng điều khiển với mục đích hỗ trợ người dùng trong việc quảng cáo các bài đăng nổi bật trên website của họ.

Theme Essence Pro
Theme Essence Pro

Mặc dù là một phiên bản miễn phí, nhưng chất lượng của Essence Pro sẽ khiến bạn phải ngỡ ngàng. Theme này cho phép người dùng thêm các nội dung và yếu tố bố cục vào trang web một cách nhanh chóng, dễ dàng thông qua block ở giao diện mới nhất.

Được biết, Essence Pro không được tích hợp với các trình kéo thả đơn giản như những theme khác, nhưng theme này lại có khả năng hoạt động với tất cả các công cụ tốt nhất để hỗ trợ người dùng tạo nên trang web bắt mắt, ấn tượng và thân thiện với SEO.

14. Zakra

Zakra mang đến cho người dùng 5 mẫu theme miễn phí để họ có thể dễ dàng làm quen với WordPress chỉ trong những lần tiếp xúc đầu tiên. Các thẻ tiêu đề của Zakra đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thứ hạng trang web trên danh sách kết quả tìm kiếm.

Theme Zakra
Theme Zakra

Đặc biệt, bạn có thể tùy chỉnh và thay đổi bất cứ điểm nào mình thích để tạo nên một giao diện hoàn hảo nhất. Có thể nói rằng, Zakra sẽ là một trong những theme WordPress SEO đáng sử dụng nhất trong năm nay mà các nhà thiết kế web không thể bỏ lỡ.

15.  Theme Neve

Neve là cái tên cuối cùng trong danh sách 15+ theme WordPress SEO tốt nhất mà bạn có thể tham khảo. Theme này được tin tưởng và sử dụng bởi đông đảo người dùng nhờ vào khả năng tương thích với thiết bị di động và hỗ trợ người dùng trong quá trình tối ưu thứ hạng tìm kiếm cho website.

Theme Neve
Theme Neve

Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh các trang của mình chỉ với một vài thao tác kéo – thả đơn giản tại Elementor hay Beaver Builder. Đặc biệt, nếu bạn đang có ý định xây dựng một trang web để kinh doanh, đầu tư, viết blog, mở đại lý… với mức chi phí đầu tư thấp nhất, thì phiên bản miễn phí của Neve sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn đấy.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số themes WordPress SEO uy tín, chất lượng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đừng quên lưu lại một cái tên ấn tượng để áp dụng cho trang web của mình, bạn nhé!