Ad
Author

Đinh Mạnh Tuấn

Browsing

Back up dữ liệu là việc làm cần thiết để các doanh nghiệp có thể đảm bảo tính an toàn bảo mật cho thông tin, dữ liệu trong hệ thống, đồng thời giảm thiểu tối đa các sự cố không đáng có gây ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, công ty. Vậy, back up là gì? Có bao nhiêu cách back up dữ liệu? Hãy cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Back up là gì?

Backup là một thuật ngữ kỹ thuật phổ biến được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, được hiểu là quá trình sao chép và lưu trữ toàn bộ dữ liệu đang tồn tại trên máy tính, server của người dùng. Bằng cách backup dữ liệu, bạn sẽ tạo nên một bản sao dữ liệu để dự phòng cho những sự cố bất ngờ có thể gây thất thoát dữ liệu trong hệ thống.

Back up là gì
Back up là gì

Khi backup dữ liệu, dữ liệu sẽ được sao lưu ở bất kỳ đâu mà bạn muốn, chẳng hạn như trên server khác hoặc chỉ đơn giản là tại một phân vùng ổ cứng lưu trữ trên hệ thống.

Trong bối cảnh môi trường mạng luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công và xảy ra sự cố, lỗi bảo mật như hiện nay, back up dữ liệu được xem như việc làm thiết yếu mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng phải chú trọng. Ngoài ra, để đề phòng các rủi ro có thể xảy ra, nhiều doanh nghiệp còn sao lưu dữ liệu vào các ổ cứng rời hay USB với mục đích bảo vệ sự an toàn dữ liệu ở mức tối đa.

Tại sao bạn cần phải back up dữ liệu?

Các cuộc tấn công Ransomware (mã độc tống tiền) và xâm nhập trái phép vào hệ thống với mục đích xấu đang có xu hướng gia tăng một cách “chóng mặt” trong những năm gần đây.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ước tính mỗi ngày có đến 2.244 cuộc tấn công mạng diễn ra trên phạm vi toàn cầu, và những cuộc tấn công này thường nhắm đến việc khai thác dữ liệu kinh doanh nhạy cảm của doanh nghiệp. Vậy nên, việc back up dữ liệu để tạo nên các bản sao dự phòng được xem như biện pháp phòng chống rủi ro cực kỳ quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Ngoài ra, còn rất nhiều lý do khiến cho việc back up dữ liệu đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, chẳng hạn như:

Cung cấp quyền truy cập dữ liệu không hạn chế

Việc back up dữ liệu trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi nó cho phép người dùng truy cập vào dữ liệu mà không bị giới hạn về thời gian, địa điểm. Ngoài ra, đây còn là một giải pháp tối ưu chi phí vì doanh nghiệp không cần phải trả một khoản tiền để sở hữu tài nguyên CNTT phục vụ cho việc sao lưu, lưu trữ và bảo vệ dữ liệu.

Biện pháp an toàn với mức giá phải chăng

Back up dữ liệu trực tuyến giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn chi phí dùng để thiết lập hệ thống lưu trữ và cho phép người dùng tận dụng các nguồn lực có sẵn một cách tối ưu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ – đối tượng chính của các cuộc tấn công mạng.

Biện pháp an toàn với mức giá phải chăng
Biện pháp an toàn với mức giá phải chăng

Kịp thời, hiệu quả

Nếu sự cố xảy ra và bạn không áp dụng biện pháp back up dữ liệu, bạn có thể đối diện với nhiều tổn thất lớn, chẳng hạn như làm mất dữ liệu nhân viên, khách hàng hay đối tác… Điều này vô tình khiến doanh nghiệp vướng vào các vấn đề pháp lý rắc rối, phức tạp.

Mang lại sự yên tâm tuyệt đối

Các chủ doanh nghiệp sẽ không cần phải bận tâm về việc mất các thông tin giá trị khi hệ thống xảy ra sự cố. Bởi lẽ, back up dữ liệu giúp họ sở hữu một bản sao dữ liệu dự phòng cho những tình huống xấu nhất có thể xảy đến.

Bảo vệ thông tin cá nhân khách hàng, đối tác và nhân viên

Khi sao lưu thông tin khách hàng, đối tác và nhân viên của doanh nghiệp, bạn có thể đảm bảo rằng các thông tin này đã được bảo vệ và bạn có thể khôi phục nó bất cứ khi nào cần thiết. Ngược lại, nếu không sao lưu dữ liệu, doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiều vấn đề nan giải nếu hệ thống bị tấn công hay gặp sự cố làm mất dữ liệu cũ.

Bảo vệ thông tin cá nhân khách hàng, đối tác và nhân viên 
Bảo vệ thông tin cá nhân khách hàng, đối tác và nhân viên

Bảo vệ doanh nghiệp

Thông tin, dữ liệu được xem như yếu tố tiên quyết mang đến sự thành công cho một doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều lưu giữ các thông tin quan trọng để phục vụ cho quá trình hoạt động và kinh doanh của mình. Nếu không may dữ liệu bị mất, bạn có thể mất tất cả thông tin về khách hàng, nguồn cung ứng, đối tác… Khi đó, sao lưu dữ liệu là việc làm cần thiết giúp bạn chống lại sự cố mất mát dữ liệu và tránh làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

6 lưu ý cần nắm rõ trước khi tiến hành backup là gì?

Sau khi tìm hiểu về back up là gì và tầm quan trọng của back up, chúng ta sẽ tiếp tục đến với 6 lưu ý cần nắm trước khi tiến hành back up được chia sẻ tại phần dưới đây:

Xác định mức độ quan trọng của từng dữ liệu

Đầu tiên, bạn cần xác định và phân loại dữ liệu theo mức độ quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp sao lưu, lưu trữ phù hợp nhất. Ngoài ra, mức độ quan trọng cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức khôi phục tối ưu nhất đối với từng loại dữ liệu riêng biệt.

Xác định mức độ quan trọng của từng dữ liệu
Xác định mức độ quan trọng của từng dữ liệu

Nắm bắt mức độ rủi ro

Hãy tự trả lời cho câu hỏi rủi ro khi back up là gì để nắm bắt được mức độ rủi ro trước khi việc back up dữ liệu. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đánh mất dữ liệu của doanh nghiệp, và việc mà doanh nghiệp cần làm là đưa ra các giải pháp tối ưu trước khi sự cố thật sự xảy ra.

Tạo dựng chiến lược khôi phục phù hợp

Sau khi đã xác định mức độ quan trọng và nắm bắt mức độ rủi ro của back up là gì, bạn cần xây dựng chiến lược khôi phục dữ liệu phù hợp để đảm bảo rằng tất các dữ liệu đều được khôi phục một cách hoàn chỉnh sau các sự cố.

Chọn giải pháp backup phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu để người dùng có thể lựa chọn. Trong đó, back up dữ liệu trực tuyến được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng bởi hàng loạt ưu điểm như:

Xác định mức độ quan trọng của từng dữ liệu
Xác định mức độ quan trọng của từng dữ liệu
  • Cho phép khôi phục nhanh chóng, kịp thời, mọi lúc mọi nơi.
  • Tài nguyên của doanh nghiệp được tận dụng tối đa
  • Tối ưu chi phí nhiều nhất cho doanh nghiệp.

Dẫu vậy, bạn vẫn có thể cân nhắc thêm dựa trên nhu cầu và quy mô hoạt động để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.

Đảm bảo hệ thống hoạt động một cách ổn định khi back up dữ liệu

Sau khi xảy ra sự cố, doanh nghiệp cần khôi phục dữ liệu và quá trình cài đặt lại các thành phần như hệ điều hành, ứng dụng, các bản cập nhật… thường khiến doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian. Vậy nên, trước khi bắt đầu back up, doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống hoạt động ổn định để quá trình khôi phục diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Bảo vệ cơ sở hạ tầng mạng

Tốt nhất là các doanh nghiệp nên tìm đến dịch vụ lưu trữ dữ liệu mạng từ những đơn vị cung cấp dịch vụ internet uy tín để có thể tiếp tục truy cập được vào dữ liệu ngay cả khi hệ thống gặp sự cố. Đồng thời, đây còn là cách bảo vệ cơ sở hạ tầng mạng khá hữu hiệu hiện nay.

2 cách back up dữ liệu phổ biến hiện nay

Vậy, cụ thể thì quy trình back up là gì, sẽ bao gồm những phương pháp nào? Hiện nay, có 2 cách back up dữ liệu phổ biến mà bạn có thể tham khảo, cụ thể là:

Back up bằng phần mềm

Người dùng có thể sử dụng các chương trình phần mềm, ứng dụng được thiết kế riêng cho quá trình back up dữ liệu của website. Đừng quên cài đặt thời gian, tần suất back up dữ liệu tự động để không bỏ sót bất kỳ dữ liệu quan trọng nào.

Riêng với những ai không quá am hiểu về kiến thức chuyên môn, bạn có thể liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất.

Back up thủ công

Phương pháp này đòi hỏi người back up phải có kiến thức và am hiểu về kỹ thuật, đồng thời quá trình back up phải được thực hiện một cách cẩn trọng, tỉ mỉ để tránh mắc phải các sai lầm không đáng có.

Với back up thủ công, bạn sẽ back up dữ liệu trực tiếp từ một thiết bị chứa dữ liệu chính sang một thiết bị khác như USB, ổ cứng, server…

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ khái niệm back up là gì và các cách back up dữ liệu phổ biến hàng đầu hiện nay. Nhìn chung, back up dữ liệu sẽ là việc làm không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì thế, đừng quên tìm đến các giải pháp back up dữ liệu tối ưu để bảo vệ thông tin, dữ liệu cho công ty, bạn nhé!

Để tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy cho trang web, hầu hết các doanh nghiệp thường đăng ký SSL thông qua các Certificate Authority. Mặc dù Certificate Authority là một khái niệm khá quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy khái niệm Certificate Authority là gì? Làm cách nào để đăng ký SSL với Certificate Authority? Hãy cùng tìm kiếm lời giải đáp ngay dưới đây nhé!

Certificate Authority là gì?

Certificate Authority (hay còn được gọi là CA) là một đơn vị phát hành chứng thực chuyên cung cấp các chứng chỉ kỹ thuật số như tên miền, địa chỉ email, doanh nghiệp… Certificate Authority đảm bảo cho quá trình hoạt động và giao dịch trên internet diễn ra một cách an toàn. Đặc biệt, đơn vị này còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác minh tính minh bạch và đáng tin cậy cho các máy chủ, phần mềm, mã nguồn và website.

Certificate Authority là gì?
Certificate Authority là gì?

Hàng năm, Certificate Authority phát hành rất nhiều chứng chỉ số để phục vụ cho nhu cầu bảo mật thông tin và mã hóa các giao dịch. Trong đó, các Certificate Authority có thể là nhà cung cấp dịch vụ thuê hosting, server, đăng ký tên miền… Họ đóng vai trò như một bên thứ ba đảm bảo cho quá trình trao đổi thông tin luôn được an toàn.

Vai trò nổi bật của CA là gì?

Vai trò chính của các Certificate Authority là cấp chứng chỉ SSL cho các đơn vị có nhu cầu xuất bản nội dung trên nền tảng Web. Hiện nay, dựa trên mức độ tin cậy mà người ta sẽ chia SSL thành 3 loại:

  • Domain Validated – Chứng chỉ xác thực tên miền
  • Organization Validated – Xác thực tổ chức
  • Extended Validation -Xác thực mở rộng

Mức độ tin cậy của SSL càng cao thì các cơ quan Certificate Authority lại càng khắt khe hơn trong việc cấp chứng chỉ chứng nhận, cụ thể là:

  • Đối với chứng chỉ SSL Domain Validated: Certificate Authority chỉ xác minh quyền sở hữu đối với domain trang web và cấp chứng chỉ cho chủ sở hữu.
  • Đối với chứng chỉ Organization Validated và Extended Validation: Certificate Authority sẽ tiến hành xác minh các tài liệu đăng ký kinh doanh từ nguồn chính thức (chẳng hạn như từ chính phủ).

Quá trình kiểm tra, xác minh thường khá nghiêm ngặt và có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày.

Certificate Authority

Ngoài chứng chỉ SSL, Certificate Authority còn cấp một số loại chứng chỉ khác như:

  • Chứng chỉ chữ ký code: Thường được các lập trình viên và nhà phát triển phần mềm sử dụng để ký vào bản phần mềm họ đang phân phối.
  • Chứng chỉ Email: Đảm bảo an toàn tối đa khi người dùng truy cập vào các file đính kèm.
  • Chứng chỉ người dùng/khách hàng: Hay còn được gọi là chữ ký số.

Trong lĩnh vực an ninh mạng, thủ tục kiểm tra chứng chỉ số đóng vai trò vô cùng quan trọng, vậy nên các Certificate Authority cần đảm bảo rằng SSL mà họ cấp là hợp pháp và cấp cho đúng tổ chức đã đăng ký.

Những lưu ý quan trọng khi chọn Certificate Authority

Sau khi tìm hiểu Certificate Authority là gì, chúng ta sẽ cùng đến với một số lưu ý cần quan tâm khi lựa chọn Certificate Authority. Cụ thể sẽ bao gồm những nội dung chính sau:

Lựa chọn nơi cung cấp CA uy tín

Hiện nay, số lượng Certificate Authority đang ngày một gia tăng khiến cho việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thay vì ham rẻ rồi sử dụng dịch vụ kém chất lượng, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và chỉ chọn dịch vụ từ nhà cung cấp uy tín, chất lượng với giá thành phải chăng nhất.

Lựa chọn nơi cung cấp CA uy tín
Lựa chọn nơi cung cấp CA uy tín

Lịch sử phát triển của CA Certificate Authority

Bạn nên ưu tiên lựa chọn các Certificate Authority có lịch sử hoạt động lâu đời để đảm bảo phần nào về chất lượng và uy tín của nhà cung cấp, nhất là trong bối cảnh thị trường liên tục xuất hiện nhà cung cấp mới với hàng loạt gói dịch vụ giá rẻ đáng ngờ.

Độ uy tín của Certificate Authority

Uy tín của một đơn vị Certificate Authority còn được nói lên bởi độ phổ biến và số lượng người sử dụng dịch vụ. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo thông tin trên internet, hoặc khảo sát ý kiến người dùng tại các diễn đàn, nhóm hay cộng đồng liên quan.

Đội ngũ nhân viên

Điểm khác biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ Certificate Authority thường đến từ đội ngũ nhân viên. Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu trình độ chuyên môn sẽ đảm bảo quá trình làm việc diễn ra một cách suôn sẻ, ít sự cố. Đồng thời. họ còn liên tục hỗ trợ người dùng để xử lý các vấn đề SSL một cách nhanh chóng, kịp thời nhất.

Để thuận tiện cho quá trình hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, bạn nên đăng ký dịch vụ Certificate Authority từ các nhà cung cấp trong nước. Bởi lẽ, khi làm việc với nhà cung cấp quốc tế, bạn có thể gặp một số trở ngại như: khác biệt ngôn ngữ, không hiểu ý nhau, lệch múi giờ làm việc…

Những biện pháp bảo mật được CA cung cấp

Đừng quên tham khảo các biện pháp bảo mật mà Certificate Authority cung cấp trước khi quyết định lựa chọn một đơn vị nào đó. Bởi lẽ, bảo mật luôn là khía cạnh quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải ưu tiên để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho chính doanh nghiệp cũng như những đối tượng liên quan như khách hàng, đối tác…

Top 3 địa chỉ đăng ký SSL uy tín nhất hiện nay

Sau khi nhận thức được tầm quan trọng của các chứng chỉ số đối với một website, bạn có thể tham khảo một số nhà cung cấp SSL uy tín như:

Comodo

Comodo SSL là một đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật web và kỹ thuật số tối ưu. Được biết, Comodo SSL là công ty con của Sectigo. Hiện nay, Sectigo đang phát triển các gói dịch vụ để giải quyết nhu cầu của mọi quy mô doanh nghiệp.

Comodo SSL là một đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật web
Comodo SSL là một đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật web

Hơn cả thế, Sectigo hiện đang là cơ quan cấp chứng chỉ lớn nhất với số lượng chứng chỉ SSL đã cấp trên toàn cầu đạt đến 100 triệu. Bạn còn có thể tìm thấy nhiều chứng chỉ khác tại đây như OV, EV, DV, DV Multi-Domain…

Godaddy

Godaddy được biết đến như một đơn vị cung cấp domain và hosting nổi tiếng hàng đầu hiện nay. Cho đến hiện tại, Godaddy đang vận hành trên nền tảng cloud (điện toán đám mây) lớn nhất thế giới với hơn 78 triệu domain và 19 triệu khách hàng.

Godaddy
Godaddy

Namecheap

Tương tự như Godaddy, Namecheap cũng là một trong những đơn vị nổi bật trong lĩnh vực cung cấp hosting, domain và các gói dịch vụ đi kèm. Điểm đặc biệt làm nên tên tuổi của Namecheap là dịch vụ cấp chứng chỉ bảo mật SSL uy tín, chất lượng với mức giá cực kỳ hợp lý. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có đến 10 triệu domain được đăng ký tại đơn vị này.

Namecheap
Namecheap

DigiCert

DigiCert cung cấp các dịch vụ chứng chỉ số đa dạng nhằm phục vụ cho nhu cầu người dùng một cách tối ưu nhất. Đơn vị này chính thức thành lập từ 2003 với niềm tin cốt lõi là “Bảo mật Internet là một trong các khía cạnh quan trọng nhất”. Vậy nên, bạn sẽ nhận được các gói dịch vụ chất lượng với giá thành phù hợp với nhu cầu của mình tại DigiCert.

DigiCert
DigiCert

RapidSSL

RapidSS hướng đến mục tiêu cung cấp giải pháp cài đặt bảo mật SSL đơn giản, nhanh chóng và tối ưu nhất cho người dùng. Tại đây, người dùng không cần phải mua domain, hosting hay bất kỳ dịch vụ nào mà vẫn có thể được cấp chứng chỉ SSL một cách dễ dàng nhất.

RapidSSL
RapidSSL

Quy trình đăng ký SSL với Certificate Authority là gì?

Hiện nay, việc đăng ký chứng chỉ SSL đã trở nên dễ dàng hơn hết, nhất là khi các nhà cung cấp dịch vụ hosting, domain đã tích hợp chứng chỉ số trong các gói dịch vụ khi bạn thuê hosting hoặc mua domain từ họ.

Trong trường hợp bạn muốn đăng ký chứng chỉ SSL từ nhà cung cấp khác, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Tạo Certificate Signing Request trên server hoặc các Control Panel Hosting trên domain bạn muốn đăng ký cấp chứng chỉ SSL.

Bước 2: Nhập Certificate Signing Request theo hướng dẫn được gửi kèm trong email.

Bước 3: Certificate Authority sẽ gửi mail xác nhận đến email của chủ sở hữu domain hoặc email domain.

Bước 4: Sau khi hoàn tất quá trình chứng thực domain, bạn kiểm tra lại email để nhận thông tin chứng chỉ SSL từ Certificate Authority.

Bước 5: Truy cập địa chỉ domain dạng https://yourdomain.com trên trình duyệt để kiểm tra chứng chỉ SSL. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy một biểu tượng ổ khóa ở phía trước.

Lời kết

Như vậy, nội dung trên đã giúp bạn làm rõ Certificate Authority là gì và gợi ý một số đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín hàng đầu hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đừng quên chia sẻ để mọi người cùng tham khảo bạn nhé!

Đứng trước nguy cơ tiềm ẩn các cuộc tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ thống , các developer phải không ngừng tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật để khắc phục và xử lý nó trước khi tin tặc kịp khai thác. Vậy, lỗ hổng bảo mật là gì? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu tại đây!

Lỗ hổng bảo mật là gì?

Lỗ hổng bảo mật (hay vulnerability) là những điểm yếu tồn tại trong các phần mềm hoặc hệ thống mà các tin tặc thường nhắm đến để xâm nhập trái phép vào hệ thống máy tính và thực hiện các hành vi xấu như phát tán mã độc, đánh cắp dữ liệu, cài đặt malware…

Lỗ hổng bảo mật là gì?
Lỗ hổng bảo mật là gì?

Các tội phạm mạng có thể khai thác lỗ hổng bảo mật thông qua nhiều phương pháp khác nhau như cross-site scripting (XSS), SQL injection, buffer overflow, open source exploit kit,… Lỗ hổng bảo mật trong các phần mềm thường tiềm ẩn nhiều mối nguy hại và gây ra tổn thất lớn đối với các khách hàng cũng như chuỗi cung ứng trong quá trình sử dụng phần mềm.

Khai thác lỗ hổng là gì?

Khai thác lỗ hổng được hiểu là hành vi lợi dụng lỗ hổng bảo mật để xâm nhập và tấn công trái phép vào hệ thống của các tin tặc, từ đó thực hiện các hành vi bất chính như sửa đổi thông tin, đánh cắp dữ liệu hay thậm chí là phá hủy hệ thống.

Mối đe dọa bảo mật là gì?

Mối đe dọa bảo mật là một giả định được đặt ra trong trường hợp hệ thống bị tin tặc tấn công thông qua các lỗ hổng bảo mật. Đây được xem như lời cảnh báo cho người dùng để họ có những biện pháp phòng chống và khắc phục hiệu quả.

Khi nào đã biết nên công khai lỗ hổng bảo mật đã biết?

Việc nên hay không nên công khai lỗ hổng bảo mật đã biết là một vấn đề nan giải gây ra nhiều bàn cãi trong giới IT. Đứng trước tình trạng này, bạn có thể lựa chọn một trong 2 cách giải quyết sau:

Công khai lỗ hổng một cách nhanh chóng, chi tiết và đầy đủ

Nhiều chuyên gia về an ninh mạng cho rằng việc tiết lộ một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác các lỗ hổng đã biết, bao gồm cả cách khai thác chúng, sẽ giúp họ có thể kịp thời cập nhật, tối ưu lớp bảo mật cũng như phát hành các bản vá trong thời gian sớm nhất. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phần mềm, ứng dụng và các thông tin bên trong.

Công khai lỗ hổng bảo mật đã biết
Công khai lỗ hổng bảo mật đã biết

Không công khai hoặc công khai một cách giới hạn sự tồn tại các lỗ hổng

Bên cạnh ý kiến trên, cũng có nhiều chuyên gia khác cho rằng việc tiết lộ là không nên. Bởi lẽ, điều này sẽ tạo điều kiện cho các tin tặc có thể khai thác và thực hiện hành vi trái phép trước khi lỗ hổng được vá. Vì thế, việc giới hạn thông tin sẽ hạn chế tối đa tình trạng khai thác lỗ hổng.

Dĩ nhiên, mỗi ý kiến đều có phần đúng của nó. Tuy nhiên, bạn cần phải nhận thức được rằng, các kẻ tấn công và tội phạm mạng luôn cố gắng tìm kiếm các lỗ hổng đã được công khai để khai thác và tận dụng chúng. Vậy nên, hãy cẩn trọng trong mọi hành động để đảm bảo rằng hệ thống của bạn luôn ở mức an toàn cao nhất.

Sự khác nhau giữa lỗ hổng bảo mật & rủi ro bảo mật

Mọi người thường mặc định rằng, rủi ro an ninh mạng là một trong số các lỗ hổng bảo mật cần chú ý hiện nay. Thoạt nhìn, chúng có mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau, nhưng về bản chất thì chúng lại không tương đồng đến vậy.

Sự khác nhau giữa lỗ hổng bảo mật & rủi ro bảo mật
Sự khác nhau giữa lỗ hổng bảo mật & rủi ro bảo mật

Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn có thể xem rủi ro bảo mật là xác suất và tác động khi một lỗ hổng bảo mật bị khai thác bởi tin tặc. Rủi ro sẽ thấp nếu tác động và xác suất bị khai thác của lỗ hổng bảo mật thấp, và ngược lại, rủi ro bảo mật sẽ cao khi xác suất và tác động của lỗ hổng bảo mật bị khai thác cao.

Vì thế, sẽ có nhiều trường hợp dù phần mềm vẫn tồn tại lỗ hổng, nhưng lỗ hổng đó lại không gây ra rủi ro bảo mật, đơn giản là vì lỗ hổng đó không mang lại giá trị cho tin tặc để chúng phải “tốn công” xâm nhập và đánh cắp thông tin.

Khi nào nên khai thác lỗ hổng bảo mật?

Khi lỗ hổng bảo mật xuất hiện ít nhất một vectơ tấn công đang hoạt động, thì lỗ hổng bảo mật đó có thể bị khai thác. Trong đó, Window of vulnerability là một thuật ngữ quan trọng, được sử dụng để chỉ khoảng thời gian kể từ khi phát hiện lỗ hổng bảo mật cho đến khi lỗ hổng đó được vá.

Nếu tổ chức, doanh nghiệp áp dụng các giải pháp bảo mật mạnh mẽ, tối ưu, thì hệ thống sẽ ít tồn tại các lỗ hổng có thể bị khai thác hơn. Tương tự, bạn cũng có thể giảm thiểu rủi ro bảo mật ở bên thứ ba với các chiến thuật quản lý rủi ro như vendor risk management và third-party risk management.

Zero-day exploit là gì?

Zero-day exploit là thuật ngữ dùng để chỉ việc khai thác lỗ hổng zero-day – một dạng lỗ hổng chưa được xác định hoặc chưa có bản vá khắc phục. Trước khi các lỗ hổng bảo mật được vá, các tin tặc có thể khai thác lỗ hổng và gây ra nhiều hệ lụy cho hệ thống.

Day Zero được hiểu là ngày lỗ hổng bảo mật được nhận biết để các tổ chức kịp thời tìm kiếm biện pháp vá lỗ, từ đó tránh bị khai thác bởi các tin tặc, tội phạm mạng.

Nguyên nhân tạo ra lỗ hổng bảo mật là gì?

Nguyên nhân tạo ra lỗ hổng bảo mật thường đến từ:

  • Sự phức tạp trong hệ thống: Hệ thống có mức độ phức tạp càng cao thì nguy cơ xảy ra lỗi càng lớn và đây chính là cơ hội để lỗ hổng bảo mật xuất hiện.
  • Sự phổ biến: Các phần mềm, hệ điều hành, code… phổ biến thường được các hacker nhắm đến hơn vì nó khá quen thuộc và dễ tìm thấy lỗ hổng.
  • Quản lý mật khẩu yếu: Các mật khẩu yếu thường dễ dàng bị phá bởi brute force. Tốt nhất là bạn nên sử dụng mật khẩu mạnh và không sử dụng chung 1 mật khẩu cho các hệ thống khác nhau.
  • Lỗi hệ điều hành: Với quyền truy cập rộng lớn, Virus và malware có thể xâm nhập trái phép vào các hệ điều hành để cài mã lệnh độc hại tại đó.
  • Sử dụng internet: Việc sử dụng internet mà không sử dụng các biện pháp an toàn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lỗ hổng bảo mật từ các adware và spyware…
  • Lỗi phần mềm: Programmer có thể gây ra một số lỗ hổng trong phần mềm, ứng dụng.
  • Không kiểm tra user input: Nếu trang web và các phần mềm lỏng lẻo trong khâu kiểm tra dữ liệu đầu vào, những user trái phép có thể thực thi lệnh SQL gây ảnh hưởng đến hệ thống.
  • Con người: Đây là nguyên nhân lớn nhất gây lỗ hổng bảo mật. Trong đó, social engineering được xem như “nỗi ám ảnh” đối với nhiều tổ chức hiện nay.

Tìm hiểu về quản lý lỗ hổng bảo mật là gì?

Quản lý lỗ hổng bảo mật là hoạt động không thể thiếu đối với nhà phát triển, thường được thực hiện theo từng chu kỳ với mục đích xác định, phân loại, giảm thiểu và khắc phục các lỗ hổng bảo mật đang tồn tại.

Quản lý lỗ hổng bảo mật
Quản lý lỗ hổng bảo mật

3 giai đoạn quan trọng trong quá trình quản lý lỗ hổng bảo mật là:

  • Phát hiện lỗ hổng.
  • Đánh giá, phân loại lỗ hổng.
  • Khắc phục lỗ hổng.

Hiện nay, có một số phương pháp phổ biến thường được sử dụng để phát hiện lỗ hổng bảo mật là: quét lỗ hổng, Google hacking và PenTest (Penetration Testing).

Sau khi tìm thấy lỗ hổng, lập trình viên sẽ tiến hành đánh giá, xử lý lỗ hổng với các các bước: xác định lỗ hổng, xác minh lỗ hổng, giảm thiểu các lỗ hổng và khắc phục các lỗ hổng bảo mật.

Hiện nay, trước nguy cơ tổn thất đến từ các cuộc tấn công mạng đang ngày càng tinh vi, doanh nghiệp cần liên tục quản lý lỗ hổng để giảm thiểu mối đe dọa tiềm tàng từ các thành phần bất hảo.

3 phương pháp phát hiện lỗ hổng bảo mật

Như đã đề cập ở trên, có 3 phương pháp phát hiện lỗ hổng bảo mật được ứng dụng khá phổ biến hiện nay, đó là:

Quét lỗ hổng bảo mật (Vulnerability scanner)

Quét lỗ hổng bảo mật (Vulnerability scanner) là thuật ngữ dùng để chỉ các phần mềm được thiết kế với mục đích đánh giá mạng, máy tính và ứng dụng để phát hiện các lỗ hổng bảo mật đã biết thông qua tình trạng lập trình sai hay cấu hình không đúng trong mạng.

Vulnerability scanner
Vulnerability scanner

Ngoài ra, Vulnerability scanner còn có khả năng thực hiện tác vụ unauthenticated scan (quét không xác thực) và authenticated scan (quét xác thực) để kiểm tra, tìm kiếm lỗ hổng.

PenTest

Penetration testing (hay còn được gọi là pentest/pen testing) là một thuật ngữ mô tả hoạt động kiểm tra IT Asset để phát hiện lỗ hổng bảo mật mà các tội phạm mạng có thể khai thác. Điểm đặc biệt là người dùng có thể thực hiện Pentest thủ công hoặc cài đặt tự động hóa bằng các phần mềm.

Pentest
Pentest

Ngoài ra, Pentest còn có nhiệm vụ kiểm tra các chính sách bảo mật của tổ chức, kiểm tra mức độ tuân thủ và nhận thức về an ninh mạng của nội bộ công ty, đồng thời phát hiện, xác định và ứng phó với các sự cố bảo mật có thể xảy ra.

Google hacking

Google hacking là thuật ngữ được dùng để chỉ việc sử dụng các công cụ tìm kiếm như Bing hay Google để kiểm tra và xác định lỗ hổng bảo mật. Trong đó, người ta sẽ sử dụng các thuật toán tìm kiếm nâng cao đối với những truy vấn định vị thông tin vô tình bị lộ hoặc những thông tin khó tìm. Đây là cách mà các kẻ tấn công thường sử dụng để định vị thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp.

Google hacking
Google hacking

Lỗ hổng bảo mật thường được chia làm hai loại là lỗ hổng phần mềm và lỗ hổng cấu hình sai. Qua Google hacking, kẻ tấn công sẽ tìm được cấu hình người dùng không chính xác và nghiên cứu cách khai thác để thực hiện các hành vi vi phạm. Để ngăn chặn Google hacking, bạn cần đảm bảo rằng cách dịch vụ điện toán đám mây của mình đều được cấu hình một cách chính xác, bởi chỉ cần một thông tin bị rò rỉ trên Google, nó sẽ nhanh chóng bị công khai trước tất cả mọi người.

Database lỗ hổng bảo mật

Database (cơ sở dữ liệu) lỗ hổng bảo mật là một hệ thống có vai trò thu thập và chia sẻ thông tin về những lỗ hổng bảo mật đã được phát hiện.

Hiện nay, MITRE – một tổ chức chuyên nghiên cứu và phát triển công nghệ, đang điều hành và duy trì 2 hệ thống quan trọng trong lĩnh vực bảo mật thông tin là CVE (Common Vulnerabilities and Exposures) và CVSS (Common Vulnerability Scoring System) để cảnh báo những nguy cơ và tổn thất nặng nề mà lỗ hổng bảo mật gây ra cho tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, danh sách CVE được xem như nền tảng hữu ích cho các trình quét lỗ hổng bảo mật.

Database lỗ hổng bảo mật mang đến nhiều lợi ích đáng kể trong việc phát triển các bản vá, từ đó đưa ra biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu và khắc phục lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Một số lỗ hổng bảo mật phổ biến trong database hiện nay là: lỗi triển khai, SQL injection và audit không đầy đủ.

Ví dụ lỗ hổng bảo mật là gì?

Dưới đây là một số ví dụ về lỗ hổng bảo mật:

  • Lỗi xác thực
  • SQL Injection
  • Cross-Site Scripting
  • Cross-Site Request Forgery
  • Security Misconfiguration

Tổng hợp những lỗ hổng website hay gặp nhất hiện nay

Dưới đây là 10 lỗ hổng bảo mật phổ biến và cách khắc phục mà bạn có thể tham khảo:

1. Injection flaw

Injection flaw xuất hiện khi quá trình lọc input không được đảm bảo khiến các hacker có thể xâm nhập vào hệ thống, đánh cắp dữ liệu người dùng hay thậm chí là chiếm quyền điều khiển trình duyệt.

Injection flaw
Injection flaw

Cách ngăn chặn: Để ngăn chặn Injection flaw, bạn cần lọc input đúng cách và cân nhắc các input đáng tin cậy. Mặc dù việc lọc không hề đơn giản, nhưng bạn vẫn có thể tối ưu quá trình này với chức năng lọc tại framework vì chúng đã được kiểm tra một cách kỹ lưỡng.

2. Broken Authentication

Broken Authentication bao gồm các lỗi xảy ra trong quá trình xác thực, thường đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như mật khẩu không được mã hóa, URL chứa session ID bị rò rỉ, session ID có thể đoán được hay xảy ra xâm nhập session…

Cách ngăn chặn: Sử dụng một framework an toàn.

3. Cross-Site Scripting (XSS)

Lỗi này liên quan đến quá trình xác thực input. Trong đó, các tin tặc thường cung cấp các JavaScript tag cho ứng dụng web, nếu input này không được xác thực, trình duyệt của bạn sẽ thực thi nó và gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

Cách ngăn chặn: Không gửi lại HTML tag cho client.

4. Tham chiếu với đối tượng không an toàn

Lỗi này thường xảy ra khi bạn quá tin tưởng vào các input của người dùng. Trong đó, tham chiếu đối tượng trực tiếp được hiểu là khi có một đối tượng trong file hay key database được expose đến người dùng, hacker có thể cung cấp tham chiếu và truy cập vào hệ thống khi không có ủy quyền.

Tham chiếu với đối tượng không an toàn
Tham chiếu với đối tượng không an toàn

Cách ngăn chặn: Ủy quyền đúng cách và nhất quán.

5. Cấu hình bảo mật chưa chính xác

Lỗi này xảy ra khi web server và ứng dụng bị cấu hình sai

Cách ngăn chặn: Xây dựng một quy trình build and deploy (xây dựng và triển khai) tự động hóa để chạy các kiểm thử trong quá trình deploy.

6. Phơi nhiễm dữ liệu nhạy cảm

Các dữ liệu nhạy cảm cần được mã hóa mọi lúc – dù có ở trong lưu thông hay ở ngoài lưu thông. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thuật toán crypto/hashing của bạn cần phải đủ mạnh. Nếu không, bạn có thể gây ra lỗ hổng bảo mật và tạo điều kiện cho tin tặc tấn công.

Cách ngăn chặn: Trong giao dịch, bạn cần sử dụng HTTPS với các chứng chỉ phù hợp và PFS, đồng thời triển khai secure flag trên cookies. Còn trong quá trình lưu trữ, cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các thông tin lưu trữ.

7. Thiếu kiểm soát quyền truy cập ở cấp chức năng

Đây là một lỗi ủy quyền xảy ra khi một hàm được gọi trên máy chủ, nhưng việc cấp quyền lại không được thực hiện đúng cách.

Cách ngăn chặn: Luôn thực hiện ủy quyền ở phía server.

8. Cross Site Request Forgery (CSRF)

Cross Site Request Forgery (CSRF) là lỗ hổng xuất hiện khi trình duyệt bị một bên thứ ba lừa sử dụng sai quyền hạn.

Cross Site Request Forgery (CSRF) 
Cross Site Request Forgery (CSRF)

Cách ngăn chặn: Bạn có thể áp dụng một số cách sau để ngăn chặn tình trạng trên như sử dụng CSRF Token, xác thực Referer Header, xác thực Origin Header, sử dụng Same Site Cookie Attribute, sử dụng Anti-CSRF Middleware, Logout CSRF Protection…

9. Sử dụng các thành phần tồn tại lỗ hổng bảo mật đã biết

Đây là lỗ hổng đến từ lỗi bảo trì, lỗi triển khai. Nhiều người thường sử dụng code của một lập trình viên khác để thuận tiện trong quá trình phát triển phần mềm, nhưng điều này lại tiềm ẩn nguy cơ gây xuất hiện các lỗ hổng bảo mật hệ thống nghiêm trọng.

Cách ngăn chặn: Cẩn thận khi đưa các đoạn code từ bên ngoài vào phần mềm.

10. Chuyển tiếp, chuyển hướng nhưng chưa được xác thực

Đây cũng là một lỗi liên quan đến quá trình lọc input.

Cách khắc phục: Không chuyển hướng hoàn toàn, Whitelist các tham số được xác định bởi người dùng và tạo danh sách tĩnh các vị trí chuyển hướng hợp lệ.

Lời kết

Bên trên là lời giải đáp cho thắc mắc “Lỗ hổng bảo mật là gì?” và một số thông tin liên quan đến lỗ hổng bảo mật hiện nay. Có thể khẳng định rằng, lỗ hổng bảo mật luôn là mối đe dọa lớn gây ra nhiều tổn thất đối với các tổ chức. Vậy nên, hãy luôn cẩn trọng và tăng cường bảo mật để hạn chế tối đa các lỗ hổng nghiêm trọng xuất hiện trên hệ thống của mình.

Mặc dù đã nghe qua khá nhiều về Web Service (dịch vụ web), nhưng không phải ai cũng hiểu rõ web service là gì, lợi ích, cơ hội và thách thức mà dịch vụ web này mang lại. Thấu hiểu điều đó, Wiki.Lanit sẽ mang đến cho bạn những thông tin cơ bản nhất về web service qua bài viết sau, mời bạn cùng tham khảo!

Web service là gì?

Web service (hay dịch vụ web) là một dạng module phần mềm được thiết kế với mục đích phục vụ cho một nhóm các nhiệm vụ nhất định. Hệ thống web service có thể được truy cập thông qua internet dưới dạng dịch vụ và cung cấp các chức năng cho client để đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.

Web service - dịch vụ web
Web service – dịch vụ web

Hiện nay, có rất nhiều tài liệu đề cập đến khái niệm service, nên rất khó để xác định được đâu mới là định nghĩa chuẩn xác nhất. Dù vậy, về bản chất thì service giúp 2 máy tính có thể tương tác với nhau một cách hiệu quả thông qua mạng internet. Đồng thời, để gọi một dịch vụ là web service, dịch vụ đó cần thỏa mãn các tiêu chí sau:

  • Có sẵn trên internet hoặc trong mạng nội bộ.
  • Dùng XML messaging tiêu chuẩn
  • Không bị trói buộc trong bất kỳ hệ điều hành hay ngôn ngữ lập trình nào.
  • Diễn tả thông qua cấu trúc XML đơn giản.
  • Cho phép tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng với phương thức đơn giản.

Những loại Web Service phổ biến

Các loại web service phổ biến
Các loại web service phổ biến

Dưới đây là một số loại Web service mà bạn có thể tham khảo:

  • XML-RPC (hay Gọi thủ tục từ xa): Đây là một trong những giao thức XML cơ bản nhất hiện nay. XML-RPC sử dụng HTTP để truyền tải thông tin, dữ liệu từ client đến server một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
  • UDDI là một tiêu chuẩn được phát triển dựa trên giao thức XML với mục đích mô tả, khám phá và xuất bản web service. Bên cạnh đó, UDDI còn được biết đến như một đơn vị đăng ký internet cho các doanh nghiệp trên toàn cầu, với mục tiêu phát triển là hợp lý và tối ưu hóa các giao dịch kỹ thuật số và thương mại điện tử trên các hệ thống của doanh nghiệp.
  • SOAP: Đây là một giao thức được phát triển dựa trên XML để trao đổi thông tin, dữ liệu qua HTTP hoặc SMTP. SOAP cho phép các quy trình có thể hoạt động một cách độc lập trên các hệ thống giao tiếp bằng XML.
  • REST kết nối và cung cấp khả năng giao tiếp giữa các thiết bị với internet trong những tác vụ dựa trên API. Hiện nay, phần lớn các dịch vụ RESTful đều sẽ sử dụng giao thức hỗ trợ là HTTP.

Cấu trúc của Web Service là gì?

Web service là tập hợp của các giao thức, tiêu chuẩn mở và thường được sử dụng trong quá trình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các ứng dụng. Nhìn chung, cấu trúc của nền tảng này được xây dựng khá chặt chẽ để người dùng có thể tạo nên những trang web chất lượng với khả năng kết nối linh hoạt.

Cấu trúc dịch vụ Web

Cấu trúc hạ tầng của web service sẽ phụ thuộc phần lớn vào vai trò của các yếu tố, thành phần cấu thành nên nó. Để hoạt động một cách linh hoạt với khả năng kết nối mạnh mẽ, web service cần để sự hỗ trợ của các nhân tố sau:

  • Service Provider (nhà cung cấp dịch vụ web): Chức năng chính của Service Provider là cung cấp giải pháp triển khai và các dịch vụ trên internet cho người dùng.
  • Service Requestor (người dùng dịch vụ web): Đây là những người đưa ra yêu cầu sử dụng service bằng cách gửi XML qua mạng.
  • Service Registry (thư mục logic tập trung của service): Cung cấp không gian tập trung để các nhà phát triển có thể tạo dựng và xuất bản các dịch vụ web mới. Ngoài ra, Service Registry cũng hỗ trợ nhà phát triển trong việc tìm kiếm các dịch vụ có sẵn. Về cơ bản, Service Registry đóng vai trò là trung gian thanh toán bù trừ tập trung cho các tổ chức và dịch vụ mà tổ chức cung cấp.

Protocol Stack

Ngoài những nhân tố trên, cấu trúc của web service còn phụ thuộc vào Protocol Stack có trong lớp dịch vụ Web. Protocol Stack (chồng giao thức) được hiểu là một hình thức cài đặt phần mềm cho bộ giao thức trong mạng máy tính. Cụ thể, các Stack đang được phát triển và có mặt tại 4 lớp chính trong một web service như sau:

  • Service Transport: Chịu trách nhiệm truyền tải thông tin giữa các ứng dụng khác nhau. Thành phần chính của Service Transport là giao thức Hyper, giao thức truyền file, giao thức thư đơn giản và giao thức trao đổi mở rộng block.
  • XML Messaging: Chịu trách nhiệm mã hóa thông điệp dưới dạng XML và đảm bảo thông điệp được hiểu bởi cả hai bên. XML Messaging bao gồm các yếu tố như: SOAP, XML-RPC.
  • Service Description: Chịu trách nhiệm mô tả cho dịch vụ web một giao diện công cộng cụ thể, được xử lý bởi Ngôn ngữ mô tả dịch vụ web – WSDL.
  • Service Discovery: Chịu trách nhiệm tập trung dịch vụ vào một số đăng ký chung, đồng thời cung cấp chức năng xuất bản và tìm kiếm thông tin.

Web Service hoạt động như thế nào?

Sơ đồ sau sẽ giúp bạn nắm rõ cách mà một web service hoạt động. Cụ thể, client sẽ gửi một chuỗi yêu cầu  đến server lưu trữ dịch vụ web.

Trong đó, Remote Procedure Calls – RPC (các cuộc gọi thủ tục từ xa) là một phương thức giao tiếp cho phép chương trình, ứng dụng nào đó yêu cầu dịch vụ từ chương trình, ứng dụng khác trong máy tính. Phương thức này giúp việc giao tiếp và tương tác giữa các ứng dụng từ xa trở nên linh hoạt, dễ dàng hơn rất nhiều. Điều này tạo ra một nền tảng chung cho các ứng dụng được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau để giao tiếp và trao đổi dữ liệu với nhau.

Web Service hoạt động như thế nào?
Web Service hoạt động như thế nào?

Dữ liệu được trao đổi giữa client và server thường được định dạng bằng XML – một ngôn ngữ đánh dấu đơn giản có thể được hiểu bởi nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau và được xem như bản sao của HTML. Các chương trình sẽ sử dụng XML khi chúng tương tác và điều này tạo nên nền tảng chung cho các ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ khác có thể trao đổi dữ liệu với nhau.

Để truyền dữ liệu XML giữa các ứng dụng, phần mềm, các dịch vụ web thường sử dụng giao thức truy cập đối tượng đơn giản (SOAP – Simple Object Access Protocol). Trong đó, dữ liệu sẽ được truyền tải thông qua HTTP tiêu chuẩn, còn thông báo SOAP là tài liệu XML chứa dữ liệu được gửi từ web service đến ứng dụng client.

Thành phần chính của Web Service là gì?

Sau khi tìm hiểu về web service là gì, chúng ta sẽ tiếp tục đến với các thành phần của web service. Cụ thể, web service có 3 thành phần chính là:

  • SOAP – Simple Object Access Protocol (Giao thức truy cập đối tượng đơn giản): Đây là một giao thức cho phép trao đổi thông tin giữa các thiết bị máy tính dựa trên XML. Giao thức này có nhiệm vụ gửi thông điệp giữa các ứng dụng, phần mềm.
  • WSDL – Web Services Description Language (Ngôn ngữ mô tả các dịch vụ web): Đây là ngôn ngữ chuẩn chung do IBM và Microsoft thiết kế dựa trên XML với vai trò mô tả dịch vụ web và cách thức để truy cập chúng.
  • UDDI – Universal Description, Discovery & Integration: Đây là một tiêu chuẩn được thiết kế dựa trên XML với nhiệm vụ xuất bản, mô tả và tìm kiếm web service. Ngoài ra, UDDI còn là một open framework độc lập, có khả năng giao tiếp qua CORBA, SOAP, giao thức RMI Java và sử dụng WSDL để mô tả giao diện web service.

Lợi ích nổi bật của web service

Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà bạn nhận được khi sử dụng web service:

Lợi ích của web service
Lợi ích của web service

Hiển thị chức năng hiện có

Web service là một đơn vị mã, thường sử dụng HTTP để thực hiện các cuộc gọi từ xa. Đồng thời, web service còn cho phép bạn hiển thị các chức năng của mã qua hệ thống mạng. Khi chức năng hiện có được hiển thị, các ứng dụng có thể truy cập và sử dụng những chức năng đó.

Khả năng tương tác

Web service cho phép các ứng dụng có thể giao tiếp, tương tác và chia sẻ dữ liệu với nhau. Từ đó, các ứng dụng khác cũng có thể sử dụng những chức năng mà web service cung cấp.

Giao thức chuẩn hóa

Web service giao tiếp thông qua giao thức chuẩn hóa. Trong đó, 4 lớp của web service đều sử dụng các giao thức độc lập, tách biệt trong stack. Điều này đem lại nhiều lợi thế trong việc lựa chọn dịch vụ phù hợp và tối ưu chi phí cho các doanh nghiệp.

Truyền thông chi phí thấp

Web service sử dụng SOAP với giao thức HTTP nên người dùng có thể triển khai các dịch vụ web một cách dễ dàng mà không nhất thiết phải đầu tư vào đường truyền internet lớn mạnh. So với các dịch vụ độc quyền như EDI/B2B, web service mang đến giải pháp tối ưu và đáng tin cậy hơn rất nhiều.

Vấn đề bảo mật thường gặp của web service

Các doanh nghiệp thường đặt vấn đề bảo mật lên hàng đầu để đảm bảo rằng tất cả thông tin, dữ liệu và hệ thống luôn được an toàn. Tuy nhiên, với web service, hệ thống này lại không có các bước bảo mật hay yêu cầu xác thực nào. Điều này gây ra 3 vấn đề bảo mật thường gặp như:

3 vấn đề bảo mật của web service
3 vấn đề bảo mật của web service

Confidentiality

Confidentiality là vấn đề bảo mật vẫn còn tồn đọng trong web service. Khi client gửi một yêu cầu XML đến máy chủ, thông tin liên lạc sẽ được giữ bí mật bằng cách nào? Đối với web server, câu trả lời sẽ là: giao tiếp được mã hóa qua SSL. Tuy nhiên, chỉ SSL là vẫn chưa đủ với một dịch vụ lớn như web service.

Authentication

Khi một client kết nối với web service, làm cách nào để xác định ai là người dùng và người dùng đó có được phép sử dụng dịch vụ trong hệ thống hay không. Hiện nay, web server đang sử dụng các phương thức xác thực như: xác thực Basic và Digest, ký điện tử, SAML – ngôn ngữ markup xác thực bảo mật… Và dĩ nhiên, chỉ bấy nhiêu thì vẫn chưa đủ!

Network Security

Network Security thường xuất hiện trong các cuộc tranh luận liên quan đến vấn đề bảo mật của dịch vụ web. Hiện nay, vẫn chưa có giải pháp tuyệt đối, mà bạn chỉ có thể sử dụng một trong hai cách sau để tối ưu bảo mật. Cụ thể, để lọc thông điệp SOAP hay XML – RPC, người dùng có thể lọc POST HTTP request, sau đó chuyển nội dung thành text/xml; hoặc lọc thuộc tính tiêu đề SOAPction.

Ưu điểm và thách thức của Web Service là gì?

Bên cạnh các lợi ích  nổi trội, web service vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập, cụ thể sẽ là:

Ưu điểm

  • Hiển thị chức năng hiện có.
  • Cho phép các ứng dụng tương tác, giao tiếp với nhau một cách dễ dàng.
  • Web service sử dụng giao thức chuẩn hóa để liên lạc.
  • Giảm thiểu chi phí liên lạc và chi phí đầu tư.

Thách thức

Bên cạnh những ưu điểm trên, doanh nghiệp còn phải đối diện với một vài thách thức lớn khi sử dụng web service. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau để đảm bảo hiệu suất, bảo mật và khả năng mở rộng của hệ thống, đồng thời đáp ứng các nhu cầu ngày càng được nâng cao của người dùng.

So sánh API và Web Service

So sánh API và Web Service 
So sánh API và Web Service

Mọi người thường nhầm lẫn giữa API và web service vì chúng có nhiều điểm tương đồng với nhau, chẳng hạn như:

  • Đều truy cập qua HTTP/HTTPS và cho phép nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng có thể giao tiếp với nhau.
  • Đều gọi 1 hàm, xử lý các dữ liệu và nhận phản hồi.

Tuy nhiên, cả hai lại không hoàn toàn giống nhau. Hầu hết các web service đều sử dụng 1 API để truy xuất dữ liệu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tất cả các web service đều có thể là một API, nhưng điều này không đúng khi nói rằng tất cả API đều là web server. Cụ thể, chúng có những điểm khác biệt như:

  • Web service chỉ được lưu trữ trên IIS, trong khi API có thể được lưu trữ trong cả IIS và ứng dụng.
  • Web service không phải nguồn mở và thường được sử dụng để hiểu JSON và XML, còn API là một nguồn mở và được sử dụng cho XML.
  • API là kiến trúc nhỏ, còn web service thì không.
  • API có thể giao tiếp với bất kỳ hình thức nào, nhưng với web service, nền tảng này chỉ sử dụng XML-RPC, REST và SOAP.
  • Web service chỉ hỗ trợ HTTP, còn API hỗ trợ nhiều đối tượng hơn như URL, định dạng nội dung, tạo phiên bản, cache, tiêu đề yêu cầu, phản hồi…

Ứng dụng của Web Service

Web service được sử dụng khá phổ biến nhất trong các ứng dụng hiện nay, nhưng phần lớn là sử dụng lại mã và kết nối các chương trình hiện có trong nhiều ứng dụng khác nhau.

Qua đó, nhà phát triển chương trình ứng dụng có thể phân đoạn chúng thành các thành phần có thể sử dụng và tái sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau. Chẳng hạn như các chương trình ứng dụng có thể cùng cần một công cụ để chuyển đổi hoặc chức năng báo cáo, và điều này được thực hiện thông qua giao thức truyền thông khá quen thuộc, phổ biến của dịch vụ web.

Bên cạnh đó, web service còn cung cấp giải pháp liên kết dữ liệu giữa các nền tảng một cách linh hoạt, tối ưu và nâng cao tính tương tác giữa các ứng dụng. Thông qua đó, bất kể chương trình nào cũng có thể tương tác với nhau và trở thành một phần của web service.

Lời kết

Bên trên là câu trả lời cho thắc mắc “Web service là gì?” của đa số bạn đọc hiện nay. Ngoài ra, đừng quên để lại comment bên dưới để được hỗ trợ nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến nội dung trên, bạn nhé!

Web server đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các yêu cầu của người dùng và đảm bảo cho trang web luôn hoạt động một cách ổn định. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã thật sự hiểu về khái niệm này, nhất là với những ai mới tiếp cận lĩnh vực công nghệ. Vậy, web server là gì? Cần lưu ý gì khi tạo web server? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau!

Web Server là gì?

Web server (máy chủ web) là một phần mềm hoặc hệ thống máy tính được sử dụng với mục đích lưu trữ, quản lý và cung cấp nội dung dưới dạng hình ảnh, văn bản, video, dữ liệu ứng dụng (chương trình trình duyệt web)… cho các client (máy khách) thông qua giao thức HTTP.

web server là gì
web server là gì

Nhiệm vụ chính của web server là xử lý yêu cầu (request) từ trình duyệt web hoặc các ứng dụng khác, sau đó phản hồi và hiển thị kết quả với các tài nguyên tương ứng.

Cách thức hoạt động của web server – nền tảng web là gì?

Khi bạn truy cập vào một trang web trên internet, tức là bạn đang yêu cầu web server hiển thị trang đó tại trình duyệt của mình. Chẳng hạn như khi bạn nhập URL https://wiki.lanit.vn/ vào trình duyệt web, lúc này trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến web server để web server tiếp tục xử lý và phản hồi lại trang cho người dùng.

Cách thức hoạt động của web server 
Cách thức hoạt động của web server

Dưới đây là cách thức hoạt động web server với quy trình 4 bước cơ bản gồm:

Trình duyệt phân giải domain thành địa chỉ IP

Đầu tiên, khi bạn nhập địa chỉ URL của trang web bạn muốn tìm vào thanh tìm kiếm, trình duyệt sẽ tiến hành xác định địa chỉ IP mà tên miền đó trỏ về. Sau đó, trình duyệt sẽ kiểm tra trong bộ nhớ cache để tìm kiếm thông tin có sẵn về địa chỉ IP của wiki.lanit.vn. Nếu như thông tin vẫn còn hợp lệ, trình duyệt sẽ sử dụng IP đó và kết nối đến tên miền người dùng muốn truy cập.

Trường hợp trong bộ nhớ cache không có sẵn thông tin, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu thông tin đến một hoặc nhiều máy chủ DNS để nhận biết địa chỉ IP trỏ đến tên miền chính xác.

Trình duyệt yêu cầu URL đầy đủ

Khi trình duyệt web của bạn đã tìm ra địa chỉ IP của trang web, trình duyệt có thể yêu cầu URL đầy đủ tại web server.

Web server trả kết quả phản hồi trang được yêu cầu

Web server sẽ phản hồi lại yêu cầu truy vấn trang web của người dùng. Nếu như trang web đó đang bị lỗi hoặc không tồn tại trên internet, website sẽ gửi phản hồi thông báo để người dùng được biết và kiểm tra lại thông tin.

Trình duyệt hiển thị trang web

Cuối cùng, web server sẽ phản hồi thông tin cho trình duyệt web để trình duyệt web hiển thị trang web đến giao diện người dùng. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng máy khách (client) chính là trình duyệt web, còn web server sẽ đóng vai trò là máy chủ (server).

Các thành phần của web server

Các thành phần của web server
Các thành phần của web server

Web server có 2 thành phần chính, đó là phần cứng và phần mềm:

Phần cứng web server là gì?

Phần cứng của máy chủ web thường là một máy tính hoặc hệ thống máy tính đảm nhận nhiệm vụ lưu trữ các bộ phận cần thiết để cấu thành nên web như HTML, file Javascript, file ảnh… Ngoài ra, để trang web có thể được truy cập qua domain, web server phải được cấu hình để liên kết domain với địa chỉ IP của máy chủ.

Phần mềm web server là gì?

Phần mềm của web server là một ứng dụng hoặc hệ thống phần mềm được cài đặt và chạy trên máy chủ, máy tính để thực hiện chức năng lưu trữ, quản lý và phục vụ nội dung cho trang web. Phần mềm sẽ theo dõi và gửi yêu cầu từ người dùng đến server thông qua giao thức HTTP, sau đó trả lại kết quả tương ứng để hiển thị trang web mà người dùng tìm kiếm.

Cách lưu trữ file và giao tiếp qua HTTP trong web server

Sau khi tìm hiểu web server là gì, chúng ta sẽ đến với cách thức lưu trữ và giao tiếp qua HTTP của web server.

Lưu trữ file

Đầu tiên, máy chủ sẽ lưu trữ file của trang web, bao gồm file HTML và các file liên quan như Javascript, CSS, Fonts, file phương tiện,…

Xét về mặt kỹ thuật, người dùng có thể lưu trữ những file trên trong máy tính của mình. Tuy nhiên, việc lưu trữ chúng trong web server riêng sẽ được khuyến khích hơn bởi những ưu điểm nổi bật như:

  • Tính vận hành liên tục và ổn định rất cao.
  • Kết nối internet ổn định.
  • Cùng địa chỉ IP.
  • Được hỗ trợ kỹ thuật từ đơn vị có chuyên môn.

Tuy nhiên, điều cốt lõi là bạn phải tìm được cho mình một đơn vị cung cấp dịch vụ hosting uy tín, chất lượng để tối ưu hóa quá trình xây dựng và phát triển website.

Giao tiếp thông qua HTTP

Máy chủ sẽ giao tiếp với nhau qua giao thức HTTP – một giao thức truyền thông được sử dụng phổ biến trong mạng internet. Trong đó, HTTP mang lại phương thức truyền siêu văn bản (hypertext) giữa máy khách (client) và máy chủ (trình duyệt web) một cách tối ưu.

HTTP mang đến cơ chế giao tiếp rõ ràng giữa người dùng với server. Trong đó:

  • Chỉ có client – server và server – server mới có thể trao đổi yêu cầu với nhau.
  • Khi thực hiện yêu cầu 1 file bằng HTTP, client phải cung cấp URL của file đó.
  • Web server phải trả lời mọi yêu cầu được gửi đến bởi client, nếu không giải quyết được vấn đề, web server sẽ hiển thị thông báo lỗi.

Trong web server, HTTP server đảm nhận nhiệm vụ xử lý và trả lời các yêu cầu như sau:

  • Khi có yêu cầu gửi đến, HTTP server cần xác nhận URL xem có tương thích với file đang có hay không. Nếu có, web server sẽ phản hồi nội dung file đến trình duyệt web.
  • Nếu không, máy chủ ứng dụng sẽ tiến hành tạo file cần thiết hoặc gửi thông báo lỗi đến trình duyệt, thông báo lỗi thường là “404 Not Found”.

Các loại web server sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là một số loại web server thông dụng mà bạn có thể tham khảo:

Nginx

Nginx là một trong những web server gọn nhẹ và được sử dụng phổ biến hiện nay. Thậm chí, nền tảng này còn được xem như một reverse proxy mã nguồn mở. Nginx sẽ không khiến bạn thất vọng bởi độ ổn định cao, hiệu suất lớn cùng cấu hình thông dụng, phù hợp với hầu hết quy mô web hiện nay.

Nginx
Nginx

Nginx tương thích với hầu hết các hệ điều hành như Mac OS, Linux, Windows, FreeBSD. Đặc biệt, đây là một mã nguồn mở nên người dùng có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí.

Internet Information Services (IIS)

Internet Information Services (IIS) cung cấp nhiều dịch vụ nổi bật như: FTP server, web server… Internet Information Services được phát triển bởi Microsoft nên có khả năng tương thích hoàn hảo với hệ điều hành Windows Server.

Hầu hết các tính năng mà Internet Information Services cung cấp đều cho phép người dùng quản lý độc lập và tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng riêng biệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng sức mạnh của ASP.NET – ứng dụng được tích hợp cùng IIS.

Apache HTTP server

Apache HTTP server được phát triển bởi cộng đồng mã nguồn mở, vậy nên người dùng có thể sử dụng Apache mà không mất bất kỳ khoản phí nào.

Apache HTTP server được cấp phép bởi Apache License và hiện đang là một trong những nền tảng được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Apache HTTP server
Apache HTTP server

Apache Tomcat

Apache Tomcat được phát triển bởi Apache Software Foundation với mục đích cung cấp máy chủ HTTP tối ưu cho ngôn ngữ Java. Tương tự ví dụ trên, Apache Tomcat cũng là một ứng dụng mã nguồn mở, nhưng những tính năng mà nó mang lại sẽ không khác gì một ứng dụng web mang tính thương mại.

Apache Tomcat cung cấp đa dạng tính năng bổ sung khác như: tomcat valves, tomcat manager application, specialized realm implementation…

Lighttpd

Lighttpd cũng là một phần mềm mã nguồn mở được sử dụng bởi đông đảo người dùng hiện nay. Phần mềm này mang đến độ bảo mật với tính năng an toàn cao cùng sự linh hoạt tối ưu.

Để cài đặt Lighttpd, bạn không cần phải tốn quá nhiều tài nguyên. Đặc biệt, Lighttpd có thể tương thích với hầu hết các hệ điều hành phổ biến hiện nay như Mac OS, Linux, Windows…

Đặc điểm của một Web Server

Một web server có thể lưu nội dung vào bộ nhớ đệm (cache) để tối ưu tốc độ phân phối nội dung được yêu cầu bởi người dùng. Người ta thường gọi quá trình này là tăng tốc web.

Đồng thời, một web server còn có khả năng lưu trữ một hoặc nhiều trang web đang sử dụng chung tài nguyên phần mềm và phần cứng – hay còn gọi là virtual hosting. Các web server sẽ giới hạn tốc độ phản hồi yêu cầu của các client khác nhau nhằm hạn chế tình trạng một client chiếm hết tài nguyên, từ đó phân phối tài nguyên hiệu quả và đáp ứng tốt yêu cầu của lượng lớn client.

Các web server thường lưu trữ thông tin, dữ liệu của các trang web hoạt động trên internet. Ngoài ra, chúng còn được dùng trong quá trình giao tiếp giữa client với web server trong mạng cục bộ (chẳng hạn như mạng nội bộ công ty). Thậm chí, người ta còn có thể nhúng web server trong máy ảnh kỹ thuật số và giao tiếp với thiết bị bằng bất cứ trình duyệt web nào.

Một số lưu ý cần biết trước khi tự setup Web Server là gì

Dưới đây là một số lưu ý cần biết khi muốn tạo một web server trên máy tính của mình:

  • Cần đảm bảo cấu hình và dung lượng lưu trữ của máy tính đáp ứng được lưu lượng truy cập lớn trong cùng thời điểm.
  • Máy tính cần hoạt động liên tục vì người dùng có thể yêu cầu truy cập trang web vào bất cứ lúc nào.
  • Tự setup web server giúp bạn tối ưu chi phí, nhưng bạn cần phải cân nhắc việc mua và bảo trì thiết bị, bởi khoản chi phí này đôi khi còn cao hơn so với việc thuê dịch vụ từ bên ngoài.
  • Để web server hoạt động ổn định, bạn cần cài đặt kết nối internet T1 dự phòng. Chi phí cho khoản này khá cao nên bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
  • Cần bảo trì máy chủ liên tục để hệ thống hoạt động một cách tốt nhất.
  • Đảm bảo rằng bạn và cộng sự của mình có đủ chuyên môn để khắc phục các sự cố kỹ thuật có thể xảy ra mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ từ đơn vị cung cấp dịch vụ.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ web server là gì (máy chủ web là gì) và một số lưu ý cần biết khi muốn tự setup web server cho riêng mình. Nhìn chung, việc thuê dịch vụ từ đơn vị uy tín sẽ tối ưu chi phí, thời gian và mang lại nhiều lợi ích hơn. Vậy nên, hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định nhé!

DNS 8.8.8.8 là một dịch vụ phân giải tên miền do Google cung cấp. Hiện nay, DNS 8.8.8.8 được nhiều người dùng Việt yêu thích bởi khả năng gia tăng tốc độ vượt trội cùng độ bảo mật tối ưu. Để nắm rõ hơn về dịch vụ này, hãy còn Wiki.Lanit tìm hiểu DNS 8.8.8.8 là gì và cách thay đổi DNS 8.8.8.8 trên máy tính nhanh chóng, đơn giản qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

DNS là gì?

Trước khi tìm hiểu DNS 8.8.8.8 là gì, bạn cần nắm rõ cơ chế phân giải tên miền của trình duyệt. Cụ thể, mỗi trang web sẽ sở hữu một địa chỉ IP cùng 1 tên miền riêng và không trùng với các trang web khác. Thông thường, thay vì cố gắng ghi nhớ một dãy số IP dài, người dùng internet sẽ gõ tên miền của trang web vào thanh tìm kiếm của trình duyệt.

DNS là gì?
DNS là gì?

Chẳng hạn như Facebook có tên miền là facebook.com và địa chỉ IP là 157.240.211.35. Khi bạn gõ tên miền facebook.com, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu lên server để tìm địa chỉ IP tương ứng và hiển thị kết quả trên giao diện người dùng. Quá trình này được gọi là DNS – Domain Name System (hay hệ thống phân giải tên miền. Như vậy, DNS được hiểu là hệ thống phân giải tên miền dưới dạng IP tương ứng với domain và ngược lại.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp máy chủ DNS chất lượng để phục vụ cho quá trình phân giải tên miền cho trang web, chẳng hạn như DNS Google, DNS Cloudflare, DNS VNPT, DNS FPT, DNS Viettel,… Trong đó, DNS Google là dịch vụ DNS được sử dụng phổ biến hàng đầu tại Việt Nam với 2 máy chủ DNS là DNS 8.8.8.8 và DNS 8.8.4.4

DNS 8.8 8.8 là gì?

Như vậy, DNS 8.8.8.8 được hiểu là là dịch vụ phân giải tên miền do Google cung cấp.

DNS 8.8 8.8 là gì
DNS 8.8 8.8 là gì

Ưu điểm và lợi ích của DNS 8.8 8.8

Những lợi ích mà DNS 8.8.8.8 đem lại sẽ bao gồm:

  • Nâng cao và tối ưu tốc độ truy cập internet
  • Mang đến môi trường an toàn với độ tin cậy cao.
  • Ngăn chặn và phòng ngừa hành vi đánh cắp thông tin.
  • Cho phép truy cập vào những trang web bị chặn, web nước ngoài…

Cách đổi DNS 8.8.8.8 trên máy tính

Sau khi tìm hiểu DNS 8.8.8.8 là gì, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn sau để thực hiện thay đổi DNS 8.8.8.8 trên thiết bị máy tính của mình:

  • Bước 1: Truy cập Control Panel thông qua cửa sổ Windows hoặc gõ từ khóa trong Search.

Truy cập Control Panel
Truy cập Control Panel
  • Bước 2: Chọn View network status and tasks tại Network and Internet.

Chọn View network status and tasks tại Network and Internet
Chọn View network status and tasks tại Network and Internet
  • Bước 3: Chọn “Wifi…” rồi bấm vào Properties

Chọn Wifi...
Chọn Wifi…
  • Bước 4: Chọn vào mục Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)

Chọn vào mục Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)
Chọn vào mục Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)
  • Bước 5: Tại Use the following DNS server addresses, điền theo như trong hình rồi click OK để hoàn tất.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về DNS 8.8 8.8 là gì và cách thay đổi DNS 8.8 8.8. Nhìn chung, các bước trên khá đơn giản và hầu như ai cũng có thể thực hiện được. Vậy nên, hãy sử dụng DNS 8.8.8.8 nếu bạn muốn tối ưu tốc độ và khả năng bảo mật nhé!

Database Server là một hệ thống máy chủ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực IT hiện nay. Tuy nhiên, đối với một người mới, đây vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ. Vậy, Database Server là gì? Database Server mang lại những lợi ích nào cho người dùng? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Database Server là gì?

Database Server (máy chủ cơ sở dữ liệu/máy chủ dữ liệu) là một hệ thống máy tính có nhiệm vụ cung cấp cho các thiết bị máy tính khác những dịch vụ liên quan đến việc truy cập và truy xuất database (cơ sở dữ liệu). Hiểu một cách đơn giản thì Database Server là một kho lưu trữ và duy trì các thông tin, dữ liệu, website.

Database Server là máy chủ cơ sở dữ liệu
Database Server là máy chủ cơ sở dữ liệu

Để truy cập vào Database Server, người dùng có thể thực hiện tại giao diện người dùng chạy trên thiết bị cá nhân hoặc giao diện người dùng chạy trên Database Server được truy cập từ xa thông qua Remote Shell. Trong đó, người dùng có thể truy cập thông tin trong database khi dữ liệu được truy xuất.

Ngoài ra, máy chủ cung cấp dịch vụ database này thường được tìm thấy trong các môi trường Client Server với nhiệm vụ tìm kiếm và truy xuất thông tin mà client (máy khách) yêu cầu.

Chức năng của Database Server

Trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS, Database Server có chức năng chính như back-end, còn các chương trình ứng dụng trên client (máy khách) sẽ là chương trình front-end.

Trong đó, front-end là giao diện mà người dùng sử dụng để tương tác với dữ liệu và gửi yêu cầu đến cho Database Server thực hiện các yêu cầu. Như vậy, client có thể là ứng dụng được sử dụng để giao tiếp với DBMS, còn Database Server đóng vai trò là DBMS.

Chức năng của Database Server
Chức năng của Database Server

Database Server có nhiệm vụ quản lý các dịch vụ bảo mật và thực thi các yêu cầu ràng buộc được chỉ định trong DBMS. Đồng thời, nền tảng này cũng chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý các client kết nối đến server, xử lý yêu cầu truy cập và các chức năng điều khiển của hệ thống như ghi nhật ký (logging), sao lưu – phục hồi, quản lý tác vụ lập lịch…

Ngoài ra, Database Server còn có các chức năng khác là kiểm soát, quản lý số lượng kết nối và truy cập đồng thời từ client đến database; chỉ cho phép người được cấp quyền truy cập vào dữ liệu và ẩn các DBMS từ client để đảm bảo về tính bảo mật và hiệu quả của hệ thống database.

Cuối cùng, Database Server cung cấp môi trường đa người dùng – multi user để nhiều người dùng có thể truy cập database trong cùng một thời điểm. Tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ trên máy chủ cơ sở dữ liệu và người dùng có thể truy cập vào đây để truy xuất thông cùng lúc.

Lợi ích, vai trò của Database Server là gì?

Đối với những ai đang làm việc với mô hình Client – Server và yêu cầu xử lý dữ liệu thường xuyên, Database Server sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn.

Bên cạnh Database Server, File Server cũng là một nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu được một số doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, Database Server được ưa chuộng hơn File Server bởi hiệu năng và mức độ bảo mật vượt trội mà hệ thống này mang lại.

Vai trò của Database Server
Vai trò của Database Server

Khi client gửi yêu cầu SQL đến Database Server thông qua mạng database, Network Database Server sẽ xử lý yêu cầu đó và đồng thời thực thi lệnh SQL bằng máy tính của hệ thống mạng. Nói tóm lại, vai trò chính của Database Server chính là xử lý hoặc tìm kiếm kết quả mà client yêu cầu.

Những thành phần chính của Database Server

Database Server là một mô hình máy chủ được phát triển dựa trên kiến trúc Client – Server, vậy nên các thành phần của chúng cũng có sự tương đồng. Cụ thể sẽ là:

Client – Thành phần chạy trên máy khách

Khi client tiếp nhận yêu cầu từ người dùng, hệ thống này sẽ tạo nên chuỗi truy vấn và gửi đến server. Sau đó, server sẽ phản hồi lại yêu cầu truy vấn cho client để client sắp xếp và hiển thị các dữ liệu phù hợp.

Server – Thành phần chạy trên Database Server

Server đảm nhận vai trò xử lý yêu cầu được gửi đến từ client. Sau đó, server sẽ trả về kết quả đã xử lý để client tiếp tục hiển thị cho người dùng.

Cụ thể, server sẽ giao tiếp với các client và thế giới bên ngoài. Khi nhận được yêu cầu dưới dạng chuỗi truy vấn từ client, server sẽ tiến hành phân tích để hiểu được yêu cầu đó để xử lý dữ liệu và trả kết quả cho client.

Database Server được hoạt động như thế nào?

Mỗi Database Server là một mạng LAN dành riêng cho việc lưu trữ, duy trì, sao lưu và phục hồi database. Trong đó, Database Server sẽ bao gồm hệ quản trị Database Management System (DBMS) và cơ sở dữ liệu. Sau khi client gửi yêu cầu, Database Server sẽ tìm kiếm cơ sở dữ liệu phù hợp cho các bản ghi được chỉ định rồi gửi chúng lại cho client qua mạng.

Database Server được hoạt động như thế nào?
Database Server được hoạt động như thế nào?

Ngoài ra, cũng có thể hiểu mỗi Database Server như một một máy chủ chạy phần mềm dữ liệu (DBMS) hoặc một máy chủ chuyên dụng, được sử dụng để cung cấp các dịch vụ liên quan đến database. Trong đó, Database Server thường xuất hiện trong môi trường client – server với vai trò cung cấp, truy xuất thông tin mà hệ thống máy khách đang tìm kiếm.

Trong mạng Database, một máy khác sẽ xử lý yêu cầu SQL từ máy chủ dữ liệu Database Server. Đồng thời, Network Database Server cũng xử lý yêu cầu từ database của client, sau đó phản hồi cho lệnh SQL sẽ được truyền tải bằng máy tính nối mạng.

Về tổng thể, Database Server sử dụng dữ liệu, tài nguyên và nguồn lực của chính mình để xử lý các yêu cầu hoặc tìm kiếm kết quả để phản hồi cho những yêu cầu đó. Tất cả chức năng của cơ sở dữ liệu sẽ do Database Server kiểm soát và đôi khi Database Server còn được biết đến như công cụ SQL.

Ưu điểm của Database Server

Sau khi tìm hiểu Database Server là gì, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số ưu điểm của nền tảng này để nhận biết có nên sử dụng nó hay không:

Ưu điểm của Database Server đến từ tốc độ tối ưu
Ưu điểm của Database Server đến từ tốc độ tối ưu
  • Database Server là lựa chọn tuyệt vời với những tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xử lý dữ liệu lớn mỗi ngày.
  • Database Server tối ưu hiệu quả và cải thiện hiệu suất làm việc bởi tốc độ xử lý nhanh chóng cùng độ bảo mật cao.
  • Đáng tin cậy, khi xảy ra sự cố như lỗi hệ thống, đột ngột mất điện… dữ liệu vẫn không bị mất hay ảnh hưởng vì Database Server có cơ chế bảo vệ dữ liệu tối ưu.
  • Hiệu quả hơn khi so sánh với File Server.

Một số loại Database Server thường gặp

Dưới đây là một số loại Database Server thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

MySQL

MySQL hẳn đã không còn là khái niệm quá xa lạ đối với các doanh nghiệp nói chung và các lập trình viên nói riêng. Nền tảng này mang đến giải pháp quản lý Database Server cực kỳ hiệu quả, nhưng đi kèm với đó là bạn phải chi trả một khoản phí khá cao, khoảng 2.000 USD để sở hữu một giấy phép. Nếu ngân sách hạn chế, bạn có thể cân nhắc sử dụng nền tảng free là MariaDb để thay thế.

Microsoft SQL Server

Microsoft SQL Server sẽ là lựa chọn tối ưu cho những ai đang sử dụng Windows Server. Tuy nhiên, tương tự với MySQL, giá của Microsoft SQL Server cũng khá đắt và đây sẽ là một “gánh nặng” đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Microsoft Data Engine

Microsoft Data Engine được xem như giải pháp thay thế tuyệt vời cho Microsoft SQL Server bởi khả năng tương thích với hệ sinh thái của Microsoft mà lại hoàn toàn miễn phí. Đây sẽ là lựa chọn hàng đầu cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, vì là nền tảng free nên bạn buộc phải chấp nhận rằng nó sẽ có sự hạn chế về tính năng.

Câu hỏi thường gặp

Bên cạnh thắc mắc Database Server là gì, Wiki.Lanit sẽ tiếp tục giải đáp một số câu hỏi thường gặp như:

Các loại Database Server là gì?

Database Server gồm có:

  • Database Server tập trung
  • Database Server phân tán
  • Database Server dựa trên cloud
  • Database Server chạy trong real time.

Database Server mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Database Server đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, xử lý thông tin và bảo mật database cho các tổ chức. Dưới đây là những lợi ích mà Database Server mang lại cho doanh nghiệp:

  • Giúp tối ưu công việc quản trị database cho doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng.
  • Cung cấp môi trường lưu trữ an toàn, khoa học và tối ưu.
  • Yêu cầu nhiều cấp độ truy cập để hạn chế xung đột và ngăn chặn các cuộc tấn công database.

Database Server khác gì Server?

Database Server khác hoàn toàn so với các server thông thường. Server là tập hợp phần cứng với các chức năng cụ thể, còn Database Server là phần mềm quản lý database chạy trên phần cứng và được dùng để lưu trữ, quản lý thông tin, dữ liệu.

Sử dụng Database Server nào cho Business Intelligence?

Bạn có thể sử dụng SQL Database Server hoặc dùng Enterprise Editions để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh với tính năng dự đoán và báo cáo hữu hiệu.

Lời kết

Bên trên là câu trả lời cho thắc mắc Database Server là gì và một số thông tin liên quan đến Database Server mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, đừng quên để lại comment bên dưới nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết để được hỗ trợ bởi đội ngũ Wiki.Lanit nhé!

DNS 1.1 1.1 được cộng đồng người dùng yêu thích bởi tốc độ tải trang nhanh chóng và đặc biệt là khả năng bảo mật tối ưu. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ DNS đến từ Cloudflare này, hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

DNS 1.1 1.1 là gì?

DNS 1.1 1.1 là dịch vụ phân giải tên miền (Domain Name Server, DNS) sử dụng giao thức IPv4 của Cloudflare – một trong những công ty chuyển cung cấp các dịch vụ CDN, dịch vụ bảo mật Internet và dịch vụ DNS lớn nhất hiện nay. Dịch vụ này được triển khai như một máy chủ DNS công cộng với mục tiêu cải thiện tốc độ truy cập, nâng cao bảo mật và giảm thiểu tình trạng bị theo dõi nhật ký khi người dùng truy cập vào trang web.

DNS 1.1 1.1 là dịch vụ giải tên miền của Cloudflare
DNS 1.1 1.1 là dịch vụ giải tên miền của Cloudflare

Cụ thể, khi bạn nhập tên miền vào trình duyệt web, chẳng hạn như www.example.com, trình duyệt không thể tự đưa bạn đến đúng trang web bạn đang tìm kiếm được mà thay vào đó, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến server máy chủ để hiển thị website đến giao diện người dùng. Quá trình này được gọi là phân giải tên miền.

Theo thông tin chia sẻ từ Cloudflare, dịch vụ DNS 1.1 1.1 của họ có khả năng đáp ứng yêu cầu chỉ trong 14ms – đây là ngưỡng vượt trên cả Google DNS (34ms) và OpenDNS (20ms). Tuy nhiên, liệu con số này có phản ánh đúng thực tế hay không, hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu qua phần tiếp theo của bài viết.

Tốc độ của DNS 1.1 1.1  có thực sự nhanh không?

Ngay từ khi ra mắt, Cloudflare đã tuyên bố rằng đây sẽ là dịch vụ DNS có tốc độ cao nhất trong thời điểm lúc bấy giờ. Đồng thời, dịch vụ này còn mang đến giải pháp bảo mật tối ưu nhất khi người dùng truy cập internet.

Cloudflare đã đưa ra các minh chứng về tốc độ vượt trội mà dịch vụ của họ mang lại. Cụ thể, tốc độ DNS 1.1 1.1 của Cloudflare là 14.8ms. Qua số liệu đó, Cloudflare đã hoàn toàn vượt mặt hai đối thủ lớn của mình là OpenDNS (20.6ms) và Google (34.7ms). Ngoài ra, dịch vụ này còn nhanh hơn 28% so với những loại DNS khác hiện nay.

DNS 1.1.1.1 tốc độ cao
DNS 1.1.1.1 tốc độ cao

Điều này có thể đúng khi áp dụng tại các quốc gia khác, còn tại Việt Nam thì vẫn không hẳn. Mặc dù vào cuối năm 2018, Cloudflare đã mở hai trung tâm dữ liệu tại Hồ Chí Minh và Hà Nội, Việt Nam để tối ưu tốc độ, nhưng qua các thử nghiệm, tốc độc của Google DNS 8.8.8.8 vẫn có phần nhanh chóng và ổn định hơn so với DNS 1.1 1.1.

Dẫu vậy, nhiều người vẫn lựa chọn DNS 1.1 1.1 vì khả năng bảo mật vượt trội. Thông thường, các nhà mạng di động cung cấp dịch vụ internet, wifi và nhà cung cấp DNS đều có thể nhận biết những hoạt động của người dùng trên internet, bao gồm các thao tác và danh sách các website đã truy cập.

Ưu nhược điểm DNS 1.1 1.1

Dưới đây là một số ưu – nhược điểm của DNS 1.1 1.1:

Ưu điểm

  • Bảo mật dữ liệu người dùng: Dịch vụ này cung cấp các tính năng bảo mật vượt trội như DoH (DNS-over-HTTPS) và DoT (DNS-over-TLS) để mã hóa các truy vấn và bảo vệ tối đa dữ liệu người dùng.
  • Tốc độ tối ưu: DNS 1.1 1.1 là một trong những dịch vụ DNS có tốc độ nhanh chóng hiện nay. Thông qua đó, dịch vụ sẽ tăng tốc độ tải trang và nâng cao trải nghiệm người dùng.
  • Vượt qua kiểm duyệt: DNS 1.1 1.1 giúp người dùng có thể truy cập vào các trang web bị chặn hoặc bị kiểm duyệt.

Nhược điểm

  • DNS 1.1 1.1 tạo cảm giác an toàn “giả”: Mặc dù có tính năng bảo mật vượt trội nhưng bạn cũng cần phải hiểu rằng, không có dịch vụ nào là đảm bảo an toàn 100%.
  • Khả năng bị chặn: Hiện nay: một số ISP sẽ chặn DNS 1.1 1.1 nên người dùng thường gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ hoặc lắp đặt mạng từ ISP đó.
  • Dữ liệu có thể được dùng trong nghiên cứu: Nhìn chung, Cloudflare vẫn có thể lấy các dữ liệu không liên quan đến người dùng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khác nhau.

Lợi ích khi sử dụng DNS 1.1 1.1 là gì?

Những lợi ích nổi bật mà DNS 1.1 1.1 mang lại sẽ bao gồm:

Bảo mật, quyền riêng tư

  • DNS 1.1 1.1 không khai thác dữ liệu người dùng mà sẽ xóa chúng đi trong vòng 24 giờ. Sở dĩ dữ liệu được lưu trong 24 giờ là vì Cloudflare cần dữ liệu để sửa lỗi trong trường hợp phát sinh vấn đề.
  • DNS cung cấp nhiều tính năng bảo mật mà các dịch vụ DNS khác thường không có, chẳng hạn như Query Name Minization.
  • Giảm thiểu sự rò rỉ quyền riêng tư bằng cách gửi các tên truy cấn tối thiểu đến DNS server có thẩm quyền, đồng thời thực hiện kiểm toán hàng năm để chứng minh cam kết và đường lối đúng đắn của mình.

Tốc độ cao

  • Cung cấp truy vấn DNS với tốc độ nhanh chóng thông qua hệ thống hơn 1000 máy chủ trên toàn cầu.
  • Hệ thống máy chủ của Cloudflare được phép truy cập vào 7 triệu tên miền để phản hồi các truy vấn một cách nhanh chóng nhất.

Hướng dẫn thay đổi DNS 1.1 1.1

Mỗi hệ điều khách sẽ có cách thay đổi DNS 1.1 1.1 khác nhau. Cụ thể là:

Trên hệ điều hành Windows

Dưới đây là các bước thay đổi DNS 1.1 1.1 Windows 10, Windows 11,… mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào Start menu, sau đó đến Control Panel. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập nhanh bằng cách gõ cụm “Control menu” trong phần Search của máy tính.

Đến Bảng điều khiển
Đến Bảng điều khiển
  • Bước 2: Tại Network and Internet, chọn Adapter Settings, sau đó bấm chuột phải vào mạng đang kết nối để chọn Properties.
  • Bước 3: Tích vào mục Internet Protocol Version 4, sau đó tiếp tục chọn Properties.
  • Bước 4: Tại Use The Following DNS Server Addresses, bạn thay đổi địa chỉ DNS tại các dòng trên là 1.1 1.1, còn các dòng dưới là 1.0.0.1.
  • Bước 5: Bấm OK rồi kiểm tra lại bằng cách mở trình duyệt web là hoàn tất.

Trên hệ điều hành macOS

Trên hệ điều hành MacOS, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Chọn Mạng tại Tùy chọn vào hệ thống (System Preferences). Sau đó chọn thiết lập mạng wifi rồi nhấn nút Nâng cao ở góc dưới phía bên phải của màn hình.

 Chọn Mạng tại Tùy chọn vào hệ thống 
Chọn Mạng tại Tùy chọn vào hệ thống
  • Bước 2: Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ chứa tùy chọn wifi nâng cao, hãy bấm vào tab DNS để đến bước tiếp theo.
  • Bước 3: Hủy chọn các dịch vụ không muốn sử dụng bằng cách click vào biểu tượng dấu trừ (nút “–”), đồng thời chọn biểu tượng dấu cộng (nút “+”) để thêm dịch vụ của Cloudflare và nhập 1.1 1.1 vào, sau đó tiếp tục thực hiện tương tự với 1.0.0.1.
  • Bước 4: Nhấn OK và Apply để hoàn tất quá trình thay đổi DNS

Trên hệ điều hành Linux

Wiki.Lanit sẽ cung cấp hướng dẫn áp dụng cho hệ điều hành Ubuntu – hệ điều hành Linux phổ biến hàng đầu hiện nay, cụ thể là:

  • Bước 1: Vào System, truy cập Preferences và chọn Network Connections.

Vào System, truy cập Preferences và chọn Network Connections
Vào System, truy cập Preferences và chọn Network Connections
  • Bước 2: Tại tab Wireless, bạn chọn mạng wifi đang kết nối rồi click vào Edit.
  • Bước 3: Nhấp vào IPv4, và thế các dòng máy chủ DNS với:

1.1 1.1

1.0.0.1

  • Bước 4: Nhấn Apply, sau đó vào IPv6 để thêm máy chủ DNS.

2606:4700:4700::1111

2606:4700:4700::1001

  • Bước  5: Chọn Apply để hoàn tất thay đổi.

Trên hệ điều hành Android

  • Bước 1: Đến phần Cài đặt, chọn wifi và bấm vào mạng wifi bạn đang kết nối.
  • Bước 2: Đến Tùy chọn nâng cao rồi chọn Cài đặt IP, tiếp theo là chọn Tĩnh.

Đến Tùy chọn nâng cao rồi chọn Cài đặt IP, tiếp theo là chọn Tĩnh
Đến Tùy chọn nâng cao rồi chọn Cài đặt IP, tiếp theo là chọn Tĩnh
  • Bước 3: Thay thế DNS 1 thành 1.1 1.1 và DNS 2 là 1.0.0.1, sau đó nhấn OK để hoàn tất.

Trên hệ điều hành iOS

  • Bước 1: Vào Cài đặt, chọn mục Wifi, sau đó tìm wifi bạn đang kết nối và bấm vào biểu tượng hình chữ i.

Truy cập cài đặt của điện thoại iOS
Truy cập cài đặt của điện thoại iOS
  • Bước 2: Lướt xuống bên dưới, chọn Định cấu hình DNS, sau đó chuyển từ Tự động sang Thủ công và chọn Thêm máy chủ.
  • Bước 3: Nhập 1.1 1.1 và 1.0.0.1 vào mục máy chủ DNS, sau đó bấm lưu để hoàn tất quá trình.

Địa chỉ IPv4 và IPv6 của Cloudflare DNS 1.1 1.1 là gì?

  • IPv4: Đây là giao thức internet phiên bản thứ 4, được sử dụng với mục đích cung cấp kết nối logic giữa các thiết kế mạng với nhau, bao gồm cả việc cung cấp quy trình nhận dạng cho thiết bị
  • IPv6: Đây là giao thức liên mạng thứ hệ thứ 6 và là phiên bản nâng cấp giao thức liên mạng của phiên bản thứ 4. IPv6 có thể xử lý nhiều hơn 2128 địa chỉ – một con số ấn tượng và vượt trội hơn rất nhiều khi so sánh với 232 của IPv4.

Hướng dẫn cài đặt ứng dụng 1.1 1.1

Bạn có thể cài đặt ứng dụng 1.1 1.1 trên Android hoặc iOS qua hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng 1.1 1.1 từ AppStore hoặc CH Play về điện thoại.
  • Bước 2: Sau khi tải và cài đặt thành công, bạn mở app lên, chọn Get Started rồi bấm Done.
  • Bước 3: Ứng dụng sẽ yêu cầu bạn cho phép thêm cấu hình VPN. Tuy nhiên, yêu cầu này chỉ hiển thị với những ai mới dùng ứng dụng lần đầu.
  • Bước 4: Chọn giao thức muốn sử dụng, chẳng hạn như chỉ dùng DNS 1.1 1.1 hoặc kết hợp với WARP.
  • Bước 5: Trượt button để kết nối là hoàn tất.

Lời kết

Bên trên là những thông tin cơ bản về DNS 1.1 1.1 mà bạn có thể tham khảo. Có thể nói rằng, dù DNS 1.1 1.1 không phải là dịch vụ DNS nhanh nhất tại Việt Nam, nhưng đây sẽ là dịch vụ tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm giải pháp bảo mật tối ưu cho mình.

Pingback và Trackback là những thuật ngữ quen thuộc đối với một người quản trị web. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu Pingback là gì, Trackback là gì, cách thức hoạt động và sự khác nhau giữa Pingback với Trackback. Hãy cùng Wiki.Lanit tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây!

Pingback là gì?

Pingback là chức năng thông báo trong phần bình luận (comment) trên các trang có mã nguồn CMS như Joomla, WordPress hay Runal. Thông qua Pingback, bạn có thể nhận biết được ai đã gắn link về bài viết của mình và có quyền chấp nhận hoặc xóa bỏ liên kết đó hiển thị trước khi xuất bản nội dung.

Pingback là gì?
Pingback là gì?

Ngoài ra, Pingback còn là một trong 4 loại liên kết ngược, được tác giả sử dụng để yêu cầu thông báo khi có ai đó liên kết đến nội dung của họ. Cụ thể, khi tác giả tại trang A viết một bài đăng và liên kết đến trang B, trang B sẽ nhận được tín hiệu thông báo và tự động quay lại trang A để kiểm tra liên kết đó. Nếu liên kết tồn tại thì Pingback sẽ được ghi thành công. Ngoài ra. Pingback sẽ tự động hoạt động khi website kích hoạt tính năng này.

Cách thức Pingback hoạt động

Sau khi tìm hiểu Pingback là gì, chúng ta sẽ đến với cách thức hoạt động của tính năng này. Cụ thể, trình tự các bước sẽ diễn ra như mô tả sau:

  • Tác giả A đăng bài viết lên blog của mình.
  • Tác giả B cũng đăng một bài viết lên blog của mình và trong đó có dẫn link đến bài viết của tác giả A.
  • Lúc này, tác giả A sẽ nhận được một Pingback thông báo nếu cả 2 blog đều kích hoạt tính năng Pingback.
  • Tác giả A sẽ nhận được Pingback và trang blog của tác giả này sẽ tự động điều hướng đến bài viết chứa liên kết của tác giả B để xác nhận rằng Pingback đã được thực hiện.

Ưu điểm – nhược điểm của Pingback là gì?

Mặc dù Pingback mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, nhưng đồng thời nó cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể là:

Ưu điểm

Dưới đây là những lợi ích mà Pingback mang lại cho trang web của bạn:

  • Tăng backlink và thúc đẩy traffic, từ đó cải thiện thứ hạng bài viết trên công cụ tìm kiếm.
  • Kết nối trang đến những website có nội dung liên quan, đồng thời khuyến khích họ chia sẻ nội dung của bạn bằng cách quảng bá thương hiệu cho họ.
  • Tạo nên giá trị cho người đọc và giúp họ dễ dàng truy cập và tìm hiểu thêm những nội dung liên quan mà họ quan tâm.

Nhược điểm

Song song với các ưu điểm trên, Pingback cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Trong nhiều trường hợp, Pingback có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Bởi lẽ, nhiều thành phần bất hảo có thể phá vỡ hàng phòng vệ và gửi liên kết chứa nội dung đen, mã độc hoặc virus đến website.
  • Pingback sẽ tự động khởi tạo khi người dùng liên kết bài viết với những nội dung khác trên website và điều này khiến các liên kết nội bộ liên tục được tạo ra trong thời gian dài.
  • Một số người dùng có hành vi tạo thư giả mạo thành liên kết nội dung đến những trang web uy tín khác. Nếu như bạn không giám sát một cách chặt chẽ, điều này sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến trang web của bạn.
  • Bạn có thể gặp nhiều vấn đề với lượng lớn thư rác, spam gửi đến gây quá tải tệp thư rác.

Lý do nên sử dụng Pingback

Nếu biết cách sử dụng, Pingback sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển website, nhất là ở khía cạnh SEO. Pingback thúc đẩy người đọc click vào liên kết trong bài viết, từ đó thu hút lượng lớn traffic kéo về trang chính. Ngoài ra, khi các trang liên kết với nhau thông qua Pingback, nó sẽ tạo thành một cộng đồng blog sôi nổi và tăng tương tác giữa người viết với người đọc.

Lý do nên sử dụng Pingback
Lý do nên sử dụng Pingback

Bên cạnh đó, Pingback còn giúp bạn phát hiện spam và giảm thiểu việc giả mạo thông qua quá trình xác thực tự động nhằm bảo vệ trang web trước những liên kết không đáng tin cậy.

Cách cấu hình Pingback trên WordPress

Để cấu hình Pingback trên WordPress, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

Cách kích hoạt Pingback

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản quản trị trên WordPress.
  • Bước 2: Tại thanh dashboard phía bên trái, chọn Setting rồi click vào Discussion.

Chọn Setting rồi click vào Discussion
Chọn Setting rồi click vào Discussion
  • Bước 3: Đánh dấu mục “Allow link notifications from other blogs (pingbacks and trackbacks)”.

Đánh dấu mục “Allow link notifications from other blogs
Đánh dấu mục “Allow link notifications from other blogs
  • Bước 4: Kích hoạt Pingback và lưu thay đổi.

Cách vô hiệu hóa Pingback

  • Bước 1: Để vô hiệu hóa Pingback, bạn có thể đến mục Discussion Settings, sau đó chọn Moderation queue rồi vô hiệu hóa Pingback bạn muốn.
  • Bước 3: Khi bạn cho phép, các blogger khác sẽ không cần bạn cho phép nữa mà mọi thứ sẽ được thực hiện tự động về sau.

Đánh dấu mục “Allow link notifications from other blogs
Đánh dấu mục “Allow link notifications from other blogs

Cách vô hiệu hóa Self-Pingback

Self-Pingback hay Self-ping được dùng để chỉ các Pingback ngược được yêu cầu khi người viết liên kết đến bất kỳ bài viết nào trên trang web của họ. Nếu không muốn nhận những thông báo này, bạn có thể chặn chúng đi bằng cách thay thế URL đầy đủ với slug bài viết.

Chẳng hạn như bạn muốn đặt link tới bài viết “Pingback là gì? Pingback và Trackback khác nhau ra sao?”, thay vì sử dụng URL đầy đủ:

“https://wiki.lanit.vn/pingback-la-gi-pingback-va-trackback-khac-nhau-ra-sao”

Bạn có thể sử dụng slug:

“pingback-la-gi-pingback-va-trackback-khac-nhau-ra-sao”

Qua thao tác này, bạn sẽ vô hiệu hóa Self-Pingback thành công. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra xem trình biên tập của mình có tự động chuyển slug thành URL đầy đủ hay không, nếu có, hãy xử lý bằng editor HTML.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các cách vô hiệu hóa Self-Pingback dưới đây:

Cách vô hiệu hóa bằng plugin

Có 2 plugin được tạo ra để hỗ trợ người dùng trong việc vô hiệu hóa Self-Pingback:

Sử dụng No Self Pings Plugin

Việc bạn cần làm chỉ là cài đặt và kích hoạt plugin No Self Pings, plugin này sẽ tự động tắt Self Pingback. Đặc biệt, No Self Pings còn hoạt động tốt trên cả những phiên bản cập nhật mới nhất của WordPress.

No Self Pings Plugin
No Self Pings Plugin

Sử dụng Disabler Plugin

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần cài đặt rồi kích hoạt plugin Disabler.
  • Bước 2: Truy cập Settings tại WordPress, chọn Disabler để thiết lập plugin này.
  • Bước 3: Bây giờ, bạn chỉ cần kéo xuống phần Back End Settings, đánh dấu vào tùy chọn Disable Self pings và lưu thay đổi là hoàn tất.

Không chỉ hỗ trợ tắt Self Pingback, plugin này còn cho phép người dùng tắt đi một số tính năng không cần thiết trong hosting WordPress.

Cách vô hiệu hóa không có plugin

Bạn có thể chọn một trong hai cách sau để vô hiệu hóa Self Pingback trong trường hợp bạn không muốn sử dụng plugin:

Tắt Pingback Globally

Bạn có thể vô hiệu hóa Self Pingback trên trang web của mình bằng cách dừng tính năng Pingback:

  • Bước 1: Bạn vào Settings, chọn Discussion.
  • Bước 2: Tại Default post settings, bỏ chọn ô trống bên cạnh “Attempt to notify any blogs linked to from the article” (Cố gắng thông báo cho bất kỳ blog nào được liên kết đến từ bài viết).

Bỏ chọn ô trống bên cạnh “Attempt to notify any blogs linked to from the article”
Bỏ chọn ô trống bên cạnh “Attempt to notify any blogs linked to from the article”
  • Bước 3: Cuối cùng, bấm chọn nút Save Change để hoàn tất.

Chèn code để vô hiệu hóa

Bạn có thể tắt Self Pings bằng cách copy và paste đoạn code sau vào file functions.php của theme trên WordPress hoặc site-specific plugin:

function no_Self_ping( &$links ) {

$home = get_option( ‘home’ );

foreach ( $links as $l => $link )

if ( 0 === strpos( $link, $home ) )

unset($links[$l]);

}

add_action( ‘pre_ping’, ‘no_Self_ping’ );

Trackback là gì? So sánh Trackback với Pingback

Trackback được hiểu là tính năng thông báo đến cho người khác về việc liên kết nội dung từ blog/website của họ. Để dễ hình dung hơn, bạn có thể đến với ví dụ sau:

  • Tác giả A xuất bản 1 bài viết trên trang web của mình.
  • Tác giả B muốn bình luận vào bài viết của tác giả A, đồng thời muốn độc giả của mình thấy được bình luận đó.
  • Tác giả B có thể xuất bản một bài viết trên trang web của mình, sau đó gửi 1 Trackback đến trang của tác giả A.
  • Tác giả A nhận được Trackback và lúc này, tác giả A có quyền cho phép hoặc không cho phép bài viết hiển thị trên trang của mình. Nếu chấp nhận, bình luận đó sẽ được hiển thị như một tiêu đề (đoạn ngắn) và liên kết đến bài viết của tác giả B.

Như vậy, có 3 điểm khác biệt cơ bản giữa Pingback và Trackback là:

Điểm khác biệt giữa Pingback và Trackback
Điểm khác biệt giữa Pingback và Trackback
  • Công nghệ giao tiếp: Pingback sử dụng công nghệ XML – RPC, còn Trackback sử dụng HTTP Post.
  • Trackback là do người dùng trực tiếp thực hiện, còn Pingback là tính năng tự động. Cụ thể, để tạo Trackback, người dùng cần copy link bài viết được ping tới trang web khác, sau đó chọn mục Add Trackback.
  • Pingback chỉ hiển thị liên kết đến website đã ping tới và không gửi đi bất kỳ nội dung nào, còn trackback sẽ kèm thêm một đoạn ngắn – excerpt.

Một số người cho rằng, Trackback mang lại nhiều lợi thế hơn về người đọc của tác giả A có thể xem được một phần nội dung mà tác giả B đã viết rồi mới quyết định có đọc tiếp hay không. Một số khác thì lại nghĩ rằng Pingback tối ưu hơn vì có thể tạo các liên kết đã được xác minh giữa 2 bài viết với nhau.

Lời kết

Bên trên là câu trả lời cho “Pingback là gì, Trackback là gì” và một số điểm khác biệt giữa chúng. Nhìn chung, cả Pingback và Trackback đều mang lại những lợi ích nhất định cho người dùng. Tuy nhiên, cốt lõi là người dùng phải biết tận dụng chúng một cách tối ưu và phù hợp để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình SEO web.

CentOS sẽ gợi ý tuyệt vời cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm một hệ điều hành miễn phí đa năng và có tính bảo mật cao. Vì vậy, CentOS là gì ? Hệ điều hành này có những ưu điểm nổi bật nào? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây nhé!

Giới thiệu chung về CentOS

Để hiểu rõ CentOS là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản sau:

CentOS là gì?

CentOS (tên viết tắt của Hệ điều hành Doanh nghiệp Cộng đồng – Hệ điều hành Doanh nghiệp Cộng đồng) là một hệ điều hành biến phổ biến được xây dựng dựa trên nền tảng hệ điều hành mã nguồn mở Linux của Gregory Kurtzer. Hệ điều hành miễn phí này ra mắt từ tháng 5/2004 và được phát triển từ bản phân phối RHEL (Red Hat Enterprise Linux).

CentOS là gì
CentOS là gì

CentOS ra đời với mục đích tạo nên hệ thống máy chủ miễn phí giúp duy trì khả năng tương tích nhị phân với RHEL cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống điều hành này còn tạo ra môi trường phát triển hoàn hảo cho các lập trình viên.

Các thông tin cơ bản về CentOS

  • Hình thức cập nhật định dạng của hệ điều hành CentOS sẽ được thực hiện thông qua câu lệnh Yum.
  • CentOS sử dụng mã nguồn mở (tương tự như Red Hat) và hệ điều hành này có khả năng tương thích 100% với các phần mềm chạy trên Redhat, tốt nhất là các phiên bản từ CentOS 5.0 trở đi.
  • Người dùng CentOS có thể nhờ đến sự trợ giúp của cộng đồng lập trình thông qua các phòng trò chuyện, diễn đàn…
  • Hệ điều hành CentOS chỉ hỗ trợ kiến ​​trúc x86 – kiến ​​trúc tập lệnh do Intel xây dựng dựa trên bộ vi xử lý 8086 với: Kiến trúc tập lệnh xử lý x86 32 bit và tập lệnh kiến ​​trúc x86-64 .

Lưu ý: Để xem thông tin chi tiết nhất về hệ điều hành CentOS, bạn có thể tham khảo tại https://www.centos.org/

Quá trình cấu hình và phát triển của CentOS

Sau khi tìm hiểu CentOS là gì, chúng ta sẽ xem xét lịch sử hình thành và sự phát triển của hệ thống điều hành này.

Nhắc đến CentOS, không thể không nhắc đến Tao Linux – một hệ điều hành tương tự RHEL do David Parsley sáng lập. Tuy nhiên, David Parsley đã thông báo sẽ rút ngắn dự án này vào tháng 6/2006. Khi đó, CentOS rất được người dùng chú ý, vì vậy họ nên chuyển từ Tao Linux sang CentOS bằng lệnh “Yum”.

Đến tháng 7/2009, CentOS đột nhiên thông báo Lance Davis – người phát triển CentOS đã mất cùng với tên đăng ký miền và tài khoản PayPal của hệ điều hành này. Sự kiện này đã khiến CentOS gặp nhiều khó khăn và gián đoạn trong thời gian dài. Cho đến tháng 8/2009, CentOS đã liên hệ với Lance Davis và thành công lấy lại tên miền centos.info, centos.org.

Đến năm 2010, năm này được coi là một bước phản công đánh sự quay trở lại mạnh mẽ của CentOS. Vào thời điểm đó, trong tổng số máy chủ trên toàn thế giới, CentOS chiếm tới 30% thị phần. Vào đầu năm 2014, RedHat chính thức trở thành chủ sở hữu của CentOS và đơn vị này tuyên bố rằng sẽ tài trợ để cung cấp môi trường tối ưu nhất cho các nhà phát triển, lập trình viên.

CentOS có những phiên bản nào?

Các phiên bản của CentOS đã được đánh số và chia làm 2 phần chính là:

  • Phiên bản chính.
  • Phiên bản nhỏ (tương ứng với bản cập nhật của RHEL).

Chẳng hạn như, CentOS 4.4 được tạo bởi RHEL 4 và cập nhật lần thứ 4.

Kể từ phiên bản CentOS 7.0 trở đi, các phiên bản cập nhật or của CentOS sẽ được bổ sung thêm 1 dãy số tương ứng với ngày phát hành, chẳng hạn như CentOS 7.0-1406 cho chúng ta biết rằng phiên bản này đã được phát hành vào phiên bản đó. tháng 6/2014.

Ưu điểm của CentOS là gì?

Ưu điểm của CentOS
Ưu điểm của CentOS

Dưới đây là một số điểm nổi bật làm nên thành công cho CentOS:

  • Tích hợp đến 95% các tính năng có trong bản thương mại của Red Hat Enterprise Linux và tất cả đều miễn phí.
  • Cung cấp môi trường lập trình hoàn hảo vì có sự tương đồng với RHEL.
  • Có khả năng vận hành mượt mà, ổn định trên các máy tính lớn như GNOME, GUI, KDE…
  • Thường xuyên cung cấp các bản cập nhật hữu ích với hàng loạt công nghệ tiên tiến như công nghệ giám sát, công nghệ ảo hóa…
  • Môi trường máy tính để bàn tương tự, cho phép người dùng sử dụng dễ dàng và tùy chỉnh nhanh chóng với sự hỗ trợ từ cộng đồng người dùng.
  • Tính ổn đỉnh cao, gọn nhẹ, nhanh chóng, đáng tin cậy và đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Cung cấp mã nguồn đa dạng cùng các trình quản lý gói RPM.
  • Đa dạng cấp độ bảo mật để người dùng có thể tăng cường và lưu trữ thông tin theo phương thức an toàn, tối ưu nhất.

Ai nên sử dụng CentOS?

CentOS sẽ là lựa chọn tuyệt vời đối với những ai sử dụng máy chủ Linux nâng cao. Bên cạnh đó, hệ thống điều hành này vẫn được khuyến khích sử dụng cho những ai đang tìm kiếm một giải pháp tiết kiệm điện năng tối ưu để thay thế cho RHEL.

Ngoài ra, CentOS còn được xây dựng để phát triển máy chủ nên bạn cũng có thể sử dụng CentOS cho mục đích học tập hoặc thực hiện các công việc liên quan đến lập trình.

CentOS giúp người dùng phát triển sự nghiệp như thế nào?

  • Đối với những ai mong muốn làm việc trong lĩnh vực Quản trị viên Linux, chuyên môn về CentOS sẽ mang lại lợi thế lớn cho bạn trước khi tuyển dụng ứng dụng và các thành viên khác.
  • CentOS là một dự án mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí, nên việc đóng góp cho các dự án sẽ mang lại những giá trị lớn cho bạn.
  • CentOS có thể trở thành nền tảng nền tảng cho quá trình học tập và phát triển phần mềm của bạn.
  • CentOS hỗ trợ người dùng trong công việc một cách tối ưu với các bản cập nhật thường xuyên để giải quyết vấn đề còn tồn đọng ở phiên bản cũ.

Một số lệnh CentOS cơ bản

Lệnh Nội dung
ls Liệt kê nội dung có trong folder.
cd Thay đổi/điều hướng folder đến một vị trí khác so với hiện tại.
mv Di chuyển file từ folder đến vị trí khác hoặc được sử dụng để đổi tên.
man Nhận hướng dẫn sử dụng về các lệnh trong CentOS.
mkdir Tạo folder mới và folder con.
rmdir Xóa folder, khi thêm rf tức là bạn đang loại bỏ đệ quy các file và folder trong folder được đề cập.
touch Tạo file trống.
rm Có tác dụng tương tự rmdir nhưng dùng để xóa file thay vì folder. 
locate Có tác dụng xác định vị trí file trong bộ lưu trữ. 
sudo yum update Hỗ trợ update các gói đã cài đặt. 
sudo yum install <package name> Cài đặt gói được đề xuất.

Hướng dẫn sử dụng CentOS

Tại phần này, Wiki.Lanit sẽ cung cấp hướng dẫn sử dụng CentOS 7, CentOS 8 cùng các phiên bản khác với các đơn giản và cơ bản nhất:

Để sử dụng CentOS, bạn cần tích lũy kinh nghiệm và thực hiện một cách thông thường.

  • Bạn có thể tải xuống CentOS và cài đặt trên máy của mình dưới dạng hệ điều hành bạn đang sử dụng.
  • Đối với những ai sử dụng hệ điều hành Windows, hãy cài đặt thêm một số trình ảo hóa như Virtualbox để sử dụng CentOS trên đó.
  • Cuối cùng, hãy đăng ký khóa học của RedHat để khám phá và tìm hiểu chuyên sâu về hệ điều hành này.

Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt hệ điều hành CentOS

Dưới đây là hướng dẫn cài đặt hệ điều hành CentOS mà bạn có thể tham khảo:

Cài đặt CentOS cơ bản

Để cài đặt CentOS cơ bản, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Tải phiên bản CentOS mới nhất về và ghi ra đĩa.
  • Bước 2: Tùy theo nhu cầu muốn sử dụng máy tính cá nhân hoặc máy chủ ảo mà bạn có thể lựa chọn giữa việc tạo máy ảo hoặc đưa đĩa vào máy tính bạn muốn cài đặt.
  • Bước 3: Khởi động máy rồi chọn boot vào CentOS, tiếp theo chọn Install cho phiên bản CentOS muốn cài đặt.

Tải phiên bản CentOS mới nhất về và burn ra đĩa
Tải phiên bản CentOS mới nhất về và burn ra đĩa
  • Bước 4: Chọn ngôn ngữ cho hệ điều hành CentOS.

Chọn ngôn ngữ cho hệ điều hành CentOS
Chọn ngôn ngữ cho hệ điều hành CentOS
  • Bước 5: Tại Nơi cài đặt, chọn ổ cứng bạn muốn cài đặt CentOS, sau đó nhấn chọn Xong.

chọn ổ cứng bạn muốn cài đặt CentOS,
chọn ổ cứng bạn muốn cài đặt CentOS,
  • Bước 6: Lúc này, bạn cần chọn thư mục Lựa chọn phần mềm rồi nhấp vào chế độ không sử dụng GUI, sau đó chọn Cài đặt tối thiểu để không sử dụng GUI cho CentOS rồi nhấn Xong.

Lựa chọn phần mềm rồi nhấp vào chế độ không sử dụng GUI
Lựa chọn phần mềm rồi nhấp vào chế độ không sử dụng GUI
  • Bước 7: Chọn múi giờ chuẩn với giờ của Việt Nam, sau đó truy cập Network & Hostname để cấu hình địa chỉ IP và tên máy chủ.

Chọn múi giờ chuẩn với giờ của Việt Nam,
Chọn múi giờ chuẩn với giờ của Việt Nam,
  • Bước 8: Nhấp vào Tắt để kết nối máy chủ với mạng, sau đó nhập tên máy chủ rồi chọn Áp dụng.

Nhấp vào Tắt để kết nối máy chủ với mạng
Nhấp vào Tắt để kết nối máy chủ với mạng
  • Bước 9: Đến mục Cấu hình để tiến hành cấu hình thẻ mạng với chế độ khởi động cùng hệ điều hành.

Cấu hình để tiến hành cấu hình thẻ mạng
Cấu hình để tiến hành cấu hình thẻ mạng
  • Bước 10: Tại tab Chung, chọn Tự động kết nối với mạng này khi mạng khả dụng.

chọn Tự động kết nối với mạng này khi mạng khả dụng.
chọn Tự động kết nối với mạng này khi mạng khả dụng.
  • Bước 11: Quay về menu chính rồi nhấn chọn Bắt đầu cài đặt để tiến hành cài đặt.

Quay về menu chính rồi nhấn chọn Bắt đầu
Quay về menu chính rồi nhấn chọn Bắt đầu
  • Bước 12: Nhập mật khẩu cho tài khoản Root của bạn, sau đó nhấn vào Reboot để hệ thống khởi động lại và đăng nhập vào hệ điều hành với tài khoản Root này.

Nhập mật khẩu cho tài khoản Root của bạn
Nhập mật khẩu cho tài khoản Root của bạn
  • Sau khi nhập mật khẩu, tên tài khoản thành công, bạn sử dụng lệnh ip để biết IP và tên người dùng -rms để biết phiên bản kernel của CentOS.

sử dụng lệnh ip để biết IP và tên người dùng
sử dụng lệnh ip để biết IP và tên người dùng

Như vậy, bạn đã hoàn tất quá trình cài đặt CentOS. Bây giờ, hãy thử đăng nhập lại và kiểm tra kết nối internet để đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn.

Cài đặt CentOS trên Linux

Để cài đặt CentOS trên Linux, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Kiểm tra phiên bản CentOS đang phát hành với cú pháp # cat /etc/redhat-release.
  • Bước 2: Kiểm tra bản cập nhật CentOS với cú pháp # yum check-update .
  • Bước 3: Tiến hành cài đặt bằng lệnh #yum update nếu hài lòng với bản cập nhật hiện có.
  • Bước 4: Thông tin về gói, kích thước tải xuống sẽ được gửi cho bạn, lúc này bạn cần chọn Y và nhấn Enter để tiến hành cài đặt bản cập nhật.
  • Bước 5: Sau khi cài đặt hoàn tất, hãy khởi động lại với lệnh #reboot.
  • Bước 6: Khởi động lại kernel cũ rồi tiếp tục cài đặt phiên bản mới nếu hệ thống không thể khởi động lại với phiên bản bạn đã cài đặt.

Sự khác biệt giữa hai hệ điều hành CentOS và Ubuntu

Sự khác biệt giữa hai hệ điều hành CentOS và Ubuntu
Sự khác biệt giữa hai hệ điều hành CentOS và Ubuntu

Ubuntu và CentOS đều là những hệ điều hành được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, những ai không quá chuyên sâu về mảng này thường khó phân biệt được sự khác biệt của họ. Về cơ bản, Ubuntu sẽ có kiến ​​trúc của Debian, còn CentOS sẽ là RHEL. Không chỉ có thể, cả hai còn có nhiều điểm khác nhau như:

Elementary Giải thích
Ổn định – bảo mật CentOS vượt trội so với Ubuntu về độ ổn định và tính bảo mật. Tuy nhiên, các bản cập nhật của CentOS lại yêu cầu kỹ thuật khá cao. Đồng thời, những bản cập nhật này cũng không có sẵn mà người dùng phải tự thiết lập. Do đó, người dùng phải chủ động tìm kiếm và cài đặt bản cập nhật theo phương pháp thủ công.
Supported Người dùng Ubuntu có thể trao đổi khi gặp vấn đề với các nhóm trò chuyện, diễn đàn… Trong khi đó, mặc dù bạn vẫn nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng, nhưng CentOS lại yêu cầu người dùng phải có kiến ​​thức cơ bản về technology and RHEL.
Khác biệt trong cài đặt CentOS sử dụng câu lệnh Yum để tải gói RPM và cập nhật bản cập nhật, còn Ubuntu cho phép người dùng tải xuống gói DEB thông qua apt-get.
Control Panel Ubuntu sẽ kém hơn so với CentOS một chút về khía cạnh này. Cụ thể, CentOS có thể hoạt động mạnh mẽ trong doanh nghiệp máy chủ và cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, máy chủ. Vì vậy, CentOS rất phù hợp với những doanh nghiệp đề cao tính ứng dụng và mức độ bảo mật. Trong khi đó, Ubuntu sẽ là lựa chọn tối ưu hơn cho những người dùng mới chưa hiểu rõ về kỹ thuật.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn biết CentOS là gì . Tuy nhiên, trước khi cài đặt CentOS, bạn cần tham khảo thời gian hỗ trợ của các phiên bản CentOS vì theo thông tin chính thức, đã có nhiều bản dừng hỗ trợ và một số bản hỗ trợ chỉ hỗ trợ cho khoảng thời gian định trước.