Ad
Author

Đinh Mạnh Tuấn

Browsing

Sự ra đời của ổ cứng SSD đã giải quyết hầu hết các vấn đề còn tồn đọng trong ổ cứng HDD truyền thống. Với hiệu năng vượt trội, tốc độ xử lý đỉnh cao cùng khả năng tiết kiệm điện năng tiêu thụ, SSD được xem như lựa chọn hàng đầu của đa số người dùng máy tính. Vậy, ổ cứng SSD là gì? Sản phẩm này hoạt động với nguyên lý như thế nào? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau!

Ổ cứng SSD là gì?

SSD là từ viết tắt của Solid State Drive, đây là một phương tiện lưu trữ dữ liệu một cách liên tục trên bộ nhớ flash dưới trạng thái rắn. SSD bao gồm hai thành phần chính là chip nhớ flash NAND và bộ điều khiển flash.

Ổ cứng SSD là gì?

So với HDD truyền thống, ổ cứng SSD sở hữu tốc độ xử lý vượt trội hơn. Đặc biệt, ổ cứng này còn cải thiện nhiệt độ, tiết kiệm điện năng tiêu thụ và mang đến giải pháp bảo mật, an toàn dữ liệu tối ưu. 

>>>  Xem thêm: CPU là gì? Tổng Hợp Kiến Thức Về CPU 

Lịch sử ra đời của ổ cứng SSD

SSD được tạo ra từ rất lâu về trước, ngay khi máy tính còn sử dụng loại ống chân không. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó SSD đã không còn được dùng đến vì nó lưu trữ ở dạng trống. Mãi đến tận những năm 70 – 80 của thế kỷ XX, IBM, Amdahl và Cray mới bắt đầu phát triển lại loại ổ cứng này. Tuy nhiên, vì giá thành khá cao nên SSD vẫn chưa thật sự tạo nên được bước đột phá trong quá trình thương mại hóa sản phẩm. 

Đến 1978, Storage đã tiếp tục phát triển SSD và cải tiến sản phẩm trong năm 1980 để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Vào thời điểm này, SSD được tích hợp với các chip DIP RAM và card điều khiển mô phỏng ổ cứng. Ngoài ra, để đảm bảo rằng dữ liệu không bị mất đi khi tắt nguồn máy tính, nhà phát triển còn phát triển tính năng sạc pin nhiều lần cho SSD.

Lịch sử ra đời của ổ cứng SSD
Lịch sử ra đời của ổ cứng SSD

Năm 1983, phiên bản Sharp PC-5000 sử dụng ổ lưu trữ SSD 128kb ra đời. Đến 1996, công nghệ bộ nhớ flash trong SSD đã tạo nên tiếng vang lớn và đánh dấu bước phát triển vượt bậc của SSD. Được biết, phiên bản này giải quyết hầu hết các điểm hạn chế còn tồn tại trong HDD truyền thống. Từ đó, sản phẩm này dần trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi bởi người dùng máy tính.

2009, dù mức giá vẫn còn khá cao nhưng SSD vẫn trở thành lựa chọn của nhiều người dùng laptop. Đến tháng 3/2009, Texas Memory System đã cho ra đời ổ SSD có tên RamSan-620 với dung lượng lên đến 5TB, cho khả năng đáp ứng tốc độ truy cập là 3Gb/s và đáp ứng 250.000 thao tác đọc – ghi dữ liệu trong 1s (IOPS). Đây là những con số khủng gây chấn động giới công nghệ lúc bấy giờ.

Về sau, SSD ngày càng được sử dụng rộng rãi và mở rộng hơn với hàng loạt loại hình khác như như SSD G-Monster-PROMISE PCIe 128GB – 1TB hay SSD công nghệ NAND 100TB…

Ổ cứng SSD hoạt động như thế nào?

SSD đảm nhận nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu lâu dài. Sản phẩm này sử dụng bộ nhớ Flash nên có khả năng lưu trữ và không gây ra tình trạng mất dữ liệu khi máy tính bị tắt nguồn đột ngột.

SSD sử dụng một tấm các ô điện được chia thành nhiều phần (hay còn gọi là trang) để nhận và gửi dữ liệu với tốc độ tối ưu nhất. Được biết, những trang này là nơi lưu trữ dữ liệu của thiết bị và khi gộp chúng lại sẽ tạo thành khối. Ngoài ra, SSD còn được gọi là ổ cứng thể rắn vì không có thành phần chuyển động nào tồn tại trong sản phẩm này.

Ổ cứng SSD hoạt động như thế nào?
Ổ cứng SSD hoạt động như thế nào?

SSD có thể ghi dữ liệu vào trang trống bên trong một khối, điều này đồng nghĩa với việc người dùng không thể ghi đè dữ liệu trực tiếp lên trên từng trang khác nhau. Để xóa dữ liệu, SSD sẽ xác định dữ liệu không sử dụng, sau đó đưa chúng vào một khối của bộ nhớ và cuối cùng là loại bỏ khối đó. Đồng thời, SSD sẽ tiếp tục xác định lại dữ liệu từ bộ nhớ khối khi để trống những trang chưa sử dụng đến.

Ưu nhược điểm của ổ cứng SSD

Dưới đây là những ưu – nhược điểm của SSD :

Ưu điểm

So với HDD, ổ cứng SSD sở hữu hàng loạt ưu điểm vượt trội như:

  • Tốc độ đọc ghi nhanh hơn HDD từ 2 – 10 lần (khoảng 550Mb/s cho đến hàng ngàn 50Mb/s): Giảm thời gian khởi động động máy, khởi chạy ứng dụng… Từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của thiết bị. 
  • Chống sốc, giảm hư hỏng cao, từ đó đảm bảo an toàn dữ liệu và giúp thiết bị luôn hoạt động một cách ổn định, mượt mà.
  • Không gây ồn, tỏa nhiệt ít và có khả năng tiết kiệm điện tối ưu.

Nhược điểm

  • Giá thành SSD cao hơn rất nhiều so với HDD: Để sở hữu một ổ cứng SSD có dung lượng 128GB – 256GB, bạn phải chi trả số tiền tương đương với việc mua một ổ cứng HDD 512GB – 1TB.

Giải pháp tối ưu chi phí dành cho bạn là hãy đầu tư một ổ SSD có dung lượng vừa đủ và kết hợp sử dụng chung với HDD. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các mẫu ổ lưu trữ kết để nâng cao tốc độ, hiệu suất mà mức giá vẫn cực phải chăng.

Xem thêm >>> RAM là gì? Tìm Hiểu Từ A Đến Z Về RAM

Một số loại SSD thường gặp

Dưới đây là một số ổ cứng SSD phổ biến mà bạn có thể tham khảo khi có ý định nâng cấp laptop: 

SSD 2.5 SATA

SSD 2.5 SATA có kích thước 2.5 inch – đây là một kích thước thịnh hành và tương thích với hầu hết các ổ HDD trên máy tính hiện nay. Tin chắc rằng, đây sẽ là lựa chọn tối ưu cho những ai đang có ý định nâng cấp ổ HDD cũ thành một ổ SSD có hiệu năng tối ưu hơn. 

SSD m (mSATA và mPCie)

Đây là loại ổ cứng sở hữu thiết kế nhỏ gọn và có khả năng kết nối thông qua các cổng SATA thu nhỏ. Thoạt nhìn, cổng mSATA và cổng mPCie có vẻ khá giống nhau. Tuy nhiên, nếu xét ở phương diện điện tử và cách thức truyền tải dữ liệu, chúng có thể có sự khác biệt. Vậy nên, bạn nên kiểm tra kỹ trước khi mua vì nếu bạn muốn lắp đặt SSD mSATA, máy bạn buộc phải có chip điều khiển mSATA và ngược lại. 

SSD M.2 SATA

SSD M.2 SATA là một trong những loại ổ cứng SSD thịnh hành và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Sản phẩm này thường có thiết kể nhỏ gọn và được lắp đặt trong các dòng laptop mỏng nhẹ sử dụng chuẩn giao tiếp M2 SATA. 

SSD M.2 PCie

Tính đến thời điểm hiện tại, SSD M.2 PCie là dòng SSD cao cấp và mạnh mẽ nhất. Sản phẩm này sử dụng chuẩn kết nối M2 nhưng lại có tốc độ đạt chuẩn mới của PCie nên tốc độ đọc – ghi của SSD M.2 PCie có thể đạt 3500 MB/s – nhanh gấp 2 lần so với SATA III.

Cách kiểm tra máy tính đang chạy SSD hay HDD

Để kiểm tra máy tính đang chạy SSD hay HDD, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau: 

  • Bước 1: Mở Start, sau đó nhập Defragment and Optimize Drive vào mục tìm kiếm.
  • Bước 2: Sau khi cửa sổ Defragment and Optimize Drive xuất hiện trên giao diện, bạn nhìn vào phần Media Type. Tại đây, nếu bạn nhìn thấy chữ Solid State Drive thì tức là máy bạn đang sử dụng SSD. Ngược lại, nếu đó là Hard Disk Drive thì điều này đồng nghĩa với việc máy tính đang chạy ổ cứng HDD cơ học truyền thống.

So sánh SSD và HDD

Để hình dung rõ hơn về điểm nổi trội của SSD với HDD, chúng ta sẽ cùng đến với bảng so sánh sau: 

So sánh SSD và HDD
So sánh SSD và HDD
Nội dung SSD HDD
Tốc độ đọc/ ghi Rất nhanh, có thể đạt đến 3500MB/s. Chậm, chỉ đạt được mở mức dưới 100MB/s.
Tiếng ồn Không gây tiếng tiếng ồn Vì sử dụng cơ chế cơ học trong việc lưu trữ dữ liệu nên sẽ tạo tiếng ồn khi vận hành.
Độ bền Độ bền cao hơn, ít bị tác động từ ngoại lực. Độ bền thấp hơn và dễ bị tác động từ ngoại lực.  
Nhiệt độ Chịu được mức nhiệt từ 0 – 70 độ C.  Chịu được mức nhiệt từ 5 – 55 độ C.
Sự phân mảnh Không ảnh hưởng đến tốc độ ghi – đọc. Ảnh hưởng nhiều đến tốc độ ghi – đọc
Giá thành Giá thành cao hơn trong cùng mức dung lượng. Giá thành thấp hơn trong cùng mức dung lượng.

Tại sao nên lựa chọn SSD thay vì HDD?

Nhìn chung, mức giá của SSD đã không còn quá đắt đỏ và vượt khả năng chi trả của người dùng như ngày trước. Vì vậy, nếu có thể, bạn vẫn nên ưu tiên sử dụng SSD thay vì HDD. Bởi lẽ, ổ cứng SSD sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn, nhất là sự khác biệt lớn về tốc độ giữa SSD với HDD. Từ đó, sử dụng SSD giúp nâng cao năng suất, hiệu năng và tốc độ xử lý, lưu trữ dữ liệu cho thiết bị. 

Một số tiêu chí cần quan tâm khi chọn mua ổ cứng SSD là gì?

Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần quan tâm khi chọn mua ổ cứng SSD:

Chuẩn kết nối 

Hãy kiểm tra chuẩn kết nối của thiết bị để chọn mua loại SSD phù hợp. Bởi lẽ, bạn không thể sử dụng SSD M.2 khi máy tính chỉ có chuẩn kết nối 2.5.

Dung lượng lưu trữ

Vấn đề này sẽ trở nên quan trọng đối với những dòng máy chỉ cho phép lắp đặt 1 ổ cứng. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng của mình. Hiện nay, bạn có thể lựa chọn một trong số các dung lượng như: 128GB, 256GB, 512GB hay 1TB.

Xem xét dung lượng lưu trữ phù hợp
Xem xét dung lượng lưu trữ phù hợp

Thiết kế

Hầu hết SSD đều có thiết kế tương tự nhau và khi lắp đặt, chúng được lắp vào sâu bên trong máy nên bạn sẽ không cần phải quá quan tâm đến thiết kế của sản phẩm.

Độ bền và tốc độ

Tùy theo giá thành, thương hiệu, dung lượng, hiệu năng mà tốc độ và độ bền của SSD có thể có sự khác biệt. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên xem kỹ các thông số để không mắc phải những sai lầm không đáng có trước khi quyết định mua SSD.

Giá thành 

Hiện nay, giá của SSD đã không còn quá cao so với trước. Ngoài ra, trên thị trường còn có rất nhiều loại với giá thành khác nhau và bạn có thể cân nhắc lựa chọn dựa trên nhu cầu, mục đích sử dụng cũng như tình hình tài chính của mình.

Hãng SSD uy tín

Hãy mua sản phẩm từ thương hiệu sản xuất uy tín như Samsung, Kingston, Intel, Sandisk… Điều này phần nào đảm bảo và mang đến sự yên tâm về chất lượng, giá cả cũng như chính sách bảo hành của sản phẩm. 

Lời kết

Như vậy, nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ ổ cứng SSD là gì, cách thức hoạt động và một số tiêu chí cần quan tâm khi chọn mua SSD. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đừng quên chia sẻ để mọi người cùng đọc nhé!

Email hosting sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và nâng cao độ uy tín cho thương hiệu. Đồng thời, dịch vụ hosting này còn hạn chế tối đa các rủi ro bởi tính an toàn và độ bảo mật cao. Vậy, email hosting là gì? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu về email hosting và cách sử dụng email hosting hiệu quả qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Nếu bạn đang có ý định xây dựng và phát triển một trang web thương mại điện tử hay một ứng dụng trực tuyến với lượng người truy cập “khủng” cùng nhu cầu xử lý thông tin lớn, NVMe hosting sẽ là giải pháp hosting hàng đầu dành cho bạn. Vậy, NVMe hosting là gì? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu về NVMe hosting qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

NVMe Hosting là gì?

Trước khi tìm hiểu về NVMe Hosting là gì, chúng ta sẽ cùng đến với một số thông tin cơ bản  về ổ cứng NVMe:

Ổ cứng NVMe

NVMe là từ viết tắt của Non-Volatile Memory Express. Đây là phiên bản nâng cấp của SSD và được giới thiệu lần đầu tiên trước người dùng vào năm 2013. Trong đó, NVMe sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

Ổ cứng NVMe
Ổ cứng NVMe
  • Non-Volatile (Bất biến): Bộ nhớ của NVMe sẽ không bị xóa kể cả khi máy tính của bạn khởi động lại.
  • Express (Tốc độ cao): Dữ liệu trong bộ nhớ NVMe sẽ được truyền qua PCIe trên CPU máy tính, tức là NVMe sẽ kết nối trực tiếp đến CPU và dữ liệu thay vì chuyển qua bộ điều khiển SATA (Serial Advanced Technology Attachment). Từ đó, ổ cứng này tối ưu hiệu suất, rút ngắn thời gian và nâng cao tốc độ truyền tải một cách hữu hiệu.

Theo các số liệu thống kê, NVMe có hiệu suất cao gấp 6.3 – 6.5 lần so với ổ cứng SSD SATA và 22 – 25 lần so với ổ cứng HDD. Hiện tại, NVMe đang được xem như tiêu chuẩn hàng đầu cho máy chủ trong Datacenter cùng một số thiết bị khách khác như PC Gaming, laptop…

Hosting NVMe là gì?

Như vậy, hosting NVMe được hiểu là một giải pháp hosting vận hành trên ổ cứng NVMe. Hosting MVMe sở hữu tốc độ ấn tượng đến từ khả năng đọc/ghi dữ liệu nhanh chóng, chính xác của ổ cứng NVMe.

Hosting NVMe là gì?
Hosting MVMe là gì?

Đặc biệt, những gói hosting này còn được kỳ vọng sẽ trở thành giải pháp hoàn hảo thay thế giao thức SATA bởi tốc độ xử lý tiến trình Web Server tối ưu, khả năng giảm thiểu độ trễ khi phát sinh các dữ liệu mới và nâng cao tốc độ xử lý của MySQL. Từ đó, NVMe hosting sẽ xóa bỏ tình trạng nút thắt cổ chai về hiệu năng – tình trạng một thành phần hoặc yếu tố nào đó khi hoạt động đến mức cao nhất sẽ gây ra hạn chế về tốc độ trên toàn bộ hệ thống.

Có thể nói rằng, đây sẽ là dịch vụ tối ưu mà bạn không thể bỏ lỡ khi muốn cải thiện tốc độ, hiệu suất, giảm thời gian chờ và gia tăng trải nghiệm người dùng.

NVME hosting phù hợp với những đối tượng nào?

Hosting NVMe phù hợp với các đối tượng sau:

  • Các trang web có lượng truy cập lớn và yêu cầu xử lý dữ liệu lớn như các trang thương mại điện tử.
  • Các sàn thương mại điện tử với lưu lượng truy cập đồng thời cao.
  • Các trang tin tức được truy cập mỗi ngày bởi nhiều người.
  • Các dự án web có nhu cầu cao về tốc độ và hiệu suất xử lý.

Ngoài ra, NVME hosting còn là lựa chọn tuyệt vời đối với các website bán khóa học online và các ứng dụng trực tuyến…

Vì sao bạn nên sử dụng Hosting NVMe?

Dưới đây là những lý do bạn nên sử dụng NVMe hosting thay vì những gói hosting khác:

Tối ưu hiệu suất

Ưu điểm lớn nhất của NVME hosting đến từ hiệu suất vượt trội hơn rất nhiều so với các công nghệ ổ đĩa truyền thống như SATA. Nền tảng này có thể hỗ trợ hơn 64.000 hàng đợi xử lý các lệnh I/O queue (lệnh xuất/nhập). Chẳng hạn như cứ mỗi một lần người dùng click vào một hình ảnh hay bài viết trên trang web của bạn, thì tức là họ đã gửi một entry yêu cầu truy xuất dữ liệu đến hệ thống. Số lần truy cập càng cao thì số entry lũy tích càng nhiều.

Hosting NVMe có khả năng tối ưu hiệu suất
Hosting NVMe có khả năng tối ưu hiệu suất

Như vậy, NVME hosting có thể đáp ứng yêu cầu từ số lượng lớn khách truy cập trong cùng một thời điểm. Khi đó, dù đón nhận lượng traffic khủng, trang web của bạn vẫn luôn giữ được tốc độ tải trang nhanh chóng, ổn định, giảm thiểu được tình trạng tải lâu hay máy chủ quá tải làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách truy cập.

Uptime cao hơn

High Availability (tính khả dụng) là một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm khách hàng và hiệu quả vận hành của một trang web. Một trang web thường xuyên gặp tình trạng Downtime sẽ mang đến hàng loạt rắc rối lớn. Trong đó, rắc rối lớn nhất là bạn sẽ đánh mất nhiều khách hàng tiềm năng vì họ không thể hoặc gặp khó khăn trong việc truy cập trang web.

Uptime cao hơn
Uptime cao hơn

Khi đó, NVME hosting sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp loại bỏ tình trạng trên.  NVME tiêu thụ rất ít điện năng và không gian nên sẽ giảm thiểu tình trạng Datacenter bị nóng, đồng thời đảm bảo rằng hosting sẽ không bị ảnh hưởng bởi vấn đề downtime.

Tiết kiệm năng lượng

Nhiều người cho rằng, với hiệu suất vượt trội như thế, NVMe hẳn phải tiêu thụ rất nhiều điện năng. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại, NVMe tiêu thụ ít điện năng hơn rất nhiều.

Tổng điện năng tiêu thụ ở các dòng hosting thông thường thường rất cao vì máy chủ luôn phải duy trì hoạt động liên tục trong 24/24. Điều này vô tình tạo nên một “gánh nặng” cho môi trường và cả công ty khi hóa đơn tiền điện cứ chất chồng lên nhau.

Khi đó, NVME hosting sẽ là giải pháp tiết kiệm tối đa và được dự đoán sẽ trở thành xu hướng thịnh hành trong tương lai.

Cải thiện SEO

Tốc độ tải trang và hiệu suất của website cũng ảnh hưởng rất lớn đến khía cạnh SEO. Với một trang web thường xuyên gặp tình trạng downtime, tải chậm hay thậm chí bị quá tải, việc được nằm trong thứ hạng cao của các công cụ tìm kiếm là gần như không có khả năng. Thậm chí, ngay cả khi bạn cố gắng SEO từ khóa với các bài viết hấp dẫn, trang của bạn cũng khó xuất hiện trong kết quả truy vấn của người dùng.

Cải thiện SEO
Cải thiện SEO

Không chỉ thế, khách hàng sẽ lập tức thoát khỏi trang web và truy cập vào trang web đối thủ khi họ cảm thấy khó chịu vì phải chờ đợi quá lâu. Điều này vô tình nâng cao tỷ lệ thoát trang và ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web trên Google. Như vậy, bạn không chỉ bỏ lỡ rất nhiều khách hàng tiềm năng, mà còn khiến cho thứ hạng trang web ngày càng tệ đi.

Khi đó, một dịch vụ tối ưu về tốc độ, hiệu suất như NVME hosting sẽ là gợi ý hàng đầu giúp bạn tối ưu SEO và bước đầu tạo ấn tượng tốt trong hành trình chinh phục khách hàng của mình.

Cải tiến hơn cho AI

AI – công nghệ trí tuệ nhân tạo đang dần trở thành một xu hướng thiết yếu hiện nay. Nếu bạn muốn áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào hệ thống của mình, bạn cần đảm bảo xây dựng được nền tảng trang web với tốc độ và hiệu suất cao nhất có thể.

Khi đó, NVME hosting sẽ là gợi ý hoàn hảo để bạn nâng cao tốc độ và hiệu suất cho trang web.

Tăng trải nghiệm người dùng

Như đã đề cập ở trên, NVME hosting có khả năng nâng cao trải nghiệm khách hàng khi truy cập vào trang web. Trong đó, trải nghiệm người dùng được xem như một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của một doanh nghiệp.

Tăng trải nghiệm người dùng
Tăng trải nghiệm người dùng

Nếu trải nghiệm của họ tốt, họ sẽ sẵn sàng chi trả số tiền tương ứng để sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ bạn. Ngược lại, chỉ với một trải nghiệm không mấy tốt đẹp, họ sẽ lập tức rời khỏi và đến với đối thủ của bạn.

Nếu như trang web của bạn có tốc độ tải trang và tốc độ xử lý nhanh chóng, chính xác, quá trình trải nghiệm cũng như tìm hiểu sản phẩm của khách hàng sẽ diễn ra một cách liền mạch và tỷ lệ “chốt đơn” cũng cao hơn rất nhiều. Ngược lại, họ sẽ lập tức rời khỏi trang web nếu phải chờ đợi trang web tải quá lâu.

So sánh sự khác biệt giữa NVMe với SSD

NVMe (Non-Volatile Memory Express) SSD (Solid State Drive)
Định nghĩa NVMe là một chuẩn giao tiếp và trình điều khiển dành cho ổ cứng SSD, giúp tối ưu hóa tốc độ và hiệu suất của ổ cứng thông qua giao tiếp PCIe. Nó cho phép truyền dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các chuẩn giao tiếp trước đây. SSD  là một loại ổ cứng thể rắn không sử dụng bất kỳ bộ phận cơ học nào, thay vì sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu. SSD cung cấp tốc độ truy cập nhanh hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn so với ổ cứng cơ học truyền thống
Tốc độ NVMe có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, thường rơi vào khoảng từ 3GB/s. SSD có tốc độ truyền dữ liệu hạn chế hơn, thường không vượt quá 600MB/s.
Hiệu suất Tốc độ đọc ghi dữ liệu ở NVMe có thể dao động từ 3000 – 7000 MB/s, cao hơn 6.3 – 6.5 lần so với SSD. Tốc độ đọc ghi dữ liệu của SSD dao động từ 500 – 550 MB/s – thấp hơn rất nhiều lần so với NVMe.
Khả năng đa nhiệm NVME có khả năng thực hiện đa nhiệm thông qua giao thức PCIe, từ đó giảm thiểu độ trễ khi xử lý và truy xuất dữ liệu, đồng thời gia tăng tốc độ ghi/đọc dữ liệu trên ổ SSD. SSD thực hiện các lệnh theo một cách tuần tự nên khả năng đa nhiệm kém hơn rất nhiều so với NVMe.
Thiết bị bộ nhớ trong Bo mạch chủ cần có khe cắm M.2 dành cho NVMe hoặc PCIe. Nếu không có, bạn có thể sử dụng bộ chuyển đổi như:

  • PCIe đổi thành U.2
  • PCIe đổi thành M.2
  • Thẻ/cáp chuyển đổi PCIe thành SFF-8643
Có thể sử dụng SSD cho bất kỳ bo mạch chủ nào hỗ trợ SATA – điều này đồng nghĩa với việc SSD có thể sử dụng ở hầu hết các bo mạch chủ hiện nay.

FAQS ( Câu Hỏi Thường Gặp)

Đối với loại website nào Hosting NVMe phát huy hiệu quả?

Hosting NVMe được ưu tiên sử dụng cho các trang web có lượng truy cập lớn và yêu cầu xử lý dữ liệu phức tạp, bao gồm các trang bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử, và thậm chí cả các trang tin tức thu hút lượng lớn người xem hàng ngày.

Các trang web nào không cần sử dụng Hosting NVMe?

Các Landing Page, trang giới thiệu hoặc các trang web tĩnh, ít yêu cầu xử lý dữ liệu vẫn có thể hoạt động tốt chỉ với Hosting SDD thông thường.

Liệu doanh nghiệp kinh doanh nhỏ có cần sử dụng Hosting NVMe không?

Hosting NVMe không chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn mà còn là một xu hướng lưu trữ website trong tương lai. Bất kỳ trang web kinh doanh nào có nhu cầu tăng tốc và cải thiện hiệu suất đều có thể trải nghiệm thử dòng Hosting NVMe để xem sự khác biệt mà nó mang lại.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã làm rõ “NVMe hosting là gì” và cung cấp đến bạn một số ưu điểm cũng như lợi ích khi sử dụng NVMe hosting. Ngoài ra, đừng quên để lại comment bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi nếu có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào cần giải đáp nhé!

Nếu bạn đang xây dựng trang web và đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn chủ yếu là người nước ngoài, thì một dịch vụ lưu trữ nước ngoài sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn. Dưới đây là top 10 nhà cung cấp hosting nước ngoài tốt nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo.

Ai nên sử dụng hosting nước ngoài?

Đa số người dùng thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn giữa hosting trong nước và hosting nước ngoài. Nếu bạn thuộc một số trường hợp dưới đây, tốt nhất là bạn nên chọn mua máy chủ nước ngoài:

Sử dụng hosting nước ngoài khi đối tượng truy cập chủ yếu là người nước ngoài
Sử dụng hosting nước ngoài khi đối tượng truy cập chủ yếu là người nước ngoài

Đối tượng truy cập chủ yếu là người nước ngoài

Nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn chủ yếu là người nước ngoài, bạn nên lựa chọn lưu trữ nước ngoài để đảm bảo tốc độ tối ưu. Đồng thời, khi xảy ra sự cố cáp quang biển, khách hàng của bạn vẫn có thể truy cập trang web mà không gặp bất kỳ vấn đề nào.

Khả năng tiếng Anh tốt

Khi bạn hoặc cộng đồng của bạn giỏi tiếng Anh, việc đọc hiểu thông tin và giao tiếp với các nhân viên hỗ trợ của đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ nước ngoài sẽ trở nên thuận tiện, đơn giản hơn. Đồng thời, đây còn là cách hạn chế rủi ro đối với phạm vi hợp đồng do hiểu sai các điều khoản quy định bên trong .

Sản phẩm/dịch vụ nhạy cảm

Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ tại Việt Nam đều cấm sử dụng dịch vụ của họ vào những mục đích nhạy cảm, không phù hợp với thuần mỹ phẩm của nước ta. Vì vậy, nếu sản phẩm/dịch vụ bạn kinh doanh có chứa yếu tố nhạy cảm, bạn nên thuê dịch vụ lưu trữ nước bên ngoài . Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể tận dụng cơ hội đó để làm chuyện trái đạo, trái luật.

10 đơn vị cung cấp hosting nước ngoài tốt nhất hiện nay

Nếu bạn thuộc một số trường hợp trên, bạn có thể tiếp tục tham khảo 10 nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nước ngoài tốt nhất tại đây:

1. Bluehost

  • Giá cho thuê: Giá khuyến mãi là 2,95$/tháng và giá chưa giảm là 8,99$.
  • Ưu đãi: Tên miền miễn phí và chứng chỉ SSL.
  • Được WordPress đề xuất và hỗ trợ hoàn tiền trong vòng 30 ngày.

Bluehost là một trong những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ được tin tưởng sử dụng bởi đông đảo người dùng hiện nay. Đơn vị này cung cấp cho người dùng hàng loạt giải pháp lưu trữ với mức giá tối ưu nhất. Đặc biệt, sản phẩm này còn phù hợp với những ai mới làm quen với website và chưa hiểu quá nhiều về kỹ thuật.

Bluehost
Bluehost

Song song với đó, Bluehost còn cung cấp nhiều công cụ phân tích để người dùng có thể SEO tối ưu, gia tăng hiệu suất và thu hút nhiều khách hàng đến với trang web của mình. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì trong quá trình sử dụng dịch vụ, bạn có thể liên hệ ngay với Bluehost qua điện thoại và các kênh trò chuyện để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất. Có thể nói rằng, Bluehost sẽ là lựa chọn tối ưu khi cung cấp mọi thứ mà khách hàng cần.

2. DreamHost

  • Giá thuê: từ 2.59$/tháng.
  • Ưu đãi: Không giới hạn lưu lượng, di chuyển dữ liệu miễn phí, SSL miễn phí chứng chỉ
  • Được WordPress đề xuất và nhận đánh giá 4.6 trên thang điểm 5 của Trustpilot.

Chỉ với 2,59$/tháng, bạn đã có thể sở hữu trang web không bị giới hạn lưu lượng truy cập với chứng chỉ SSL miễn phí cùng hàng loạt tính năng khác. Đặc biệt, các gói lưu trữ của đơn vị này còn đảm bảo về hiệu suất lưu trữ để đáp ứng nhu cầu của người dùng mới.

DreamHost còn được đánh giá cao nhờ khả năng quản lý máy chủ lưu trữ web
DreamHost còn được đánh giá cao nhờ khả năng quản lý máy chủ lưu trữ web

Bên cạnh mức giá cực kỳ lý tưởng, DreamHost còn được đánh giá cao nhờ khả năng quản lý máy chủ lưu trữ web. Thay vì sử dụng cPanel theo tiêu chuẩn như các máy chủ khác, đơn vị này cung cấp lại bảng điều khiển tùy chỉnh để người dùng có thể quản lý trang web của mình.

Tuy nhiên, việc di chuyển dữ liệu từ DreamHost sang nhà cung cấp khác sẽ trở nên khó khăn trong khi quá trình di chuyển ngược từ nhà cung cấp khác sang DreamHost lại đơn giản hơn rất nhiều. Ngoài ra, DreamHost còn cung cấp plugin di chuyển miễn phí để người dùng có thể thực hiện chỉ với một vài thao tác. Ngoài ra, việc mở rộng quy định lưu trữ với DreamHost cũng khá thuận tiện và nhanh chóng.

Đọc thêm >>> Kinh nghiệm Mua Hosting Và Tên Miền Uy Tín, Chất Lượng

3. HostGator

  • Giá thuê: Giá khuyến mãi từ 2.68$/tháng – Giá chưa giảm từ 6.95$/tháng.
  • Ưu đãi: Miễn phí chứng chỉ SSL và tên miền, chính sách hoàn tiền trong vòng 45 ngày.

HostGator sẽ là sự lựa chọn hàng đầu với những doanh nghiệp đang muốn xây dựng một trang web đơn giản và không yêu cầu quá nhiều tính năng bổ sung, chẳng hạn như một trang web hoặc danh mục đầu tư để lấy thông tin liên hệ của khách hàng, một trang giới thiệu hay trang đích…

HostGator 
HostGator

Khi bạn sử dụng dịch vụ lưu trữ tại HostGator, bạn sẽ nhận được danh sách hướng dẫn công cụ có thể biết cách xử lý, giải quyết trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật. Nếu chúng vẫn chưa đủ, bạn vẫn có thể liên hệ qua điện thoại, email và một số phương thức khác để được hỗ trợ bởi đội ngũ của HostGator.

Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể mở rộng quy mô trang web khi cần với các tùy chọn VPS. Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất của HostGator chính là giá thành cực kỳ phải chăng khi bạn chỉ cần chi trả từ 2,68$/tháng cho các gói Shared hosting.

4. A2 Hosting

  • Giá thuê: Từ 8.99$/tháng và nếu thuê từ 3 năm trở đi sẽ được chiết khấu còn 1.99$/tháng.
  • Ưu đãi: Miễn phí chứng chỉ SSL và tên miền, hoàn tiền trong vòng 30 ngày.

A2 Hosting được đông đảo người dùng sử dụng vì mức giá cực kỳ phải cùng tốc độ tuyệt vời mà các gói lưu trữ mang lại. Ngoài ra, nhiều người còn xếp hạng A2 Hosting đứng đầu trong danh sách những dịch vụ lưu trữ nhanh nhất hiện nay.

A2 Hosting được đông đảo người dùng sử dụng
A2 Hosting được đông đảo người dùng sử dụng

Bạn có thể truy cập vào máy chủ Turbo của A2 Hosting khi sử dụng các gói Turbo Boost, Turbo Max. Máy chủ này có tốc độ nhanh hơn gấp 20 lần so với những máy chủ khác trên thị trường, đồng thời, nó còn sở hữu hàng loạt ưu điểm như: hiệu suất CPU AMD EPYC cao hơn 40%, gấp 2 lần so với byte đầu tiên, tăng 9x lượng truy cập, tốc độ lưu đọc – ghi nhanh gấp 3 lần so với ổ NVMe…

Ngoài ra, nhà cung cấp này còn cam kết đảm bảo tỷ lệ thời gian hoạt động 99%. Không chỉ dừng lại ở đó, A2 Hosting còn hỗ trợ chuyển dữ liệu miễn phí và quá trình này sẽ được thực hiện bởi đội ngũ của họ khi người dùng có nhu cầu thay đổi.

5. GreenGeek

  • Giá thuê: Chỉ từ 2.49$/tháng.
  • Ưu đãi: Tên miền miễn phí, SSL ký tự đại diện, dung lượng web không giới hạn.

GreenGeeks là một giải pháp “xanh” giúp các công ty có thể tham gia vào chiến dịch bảo vệ môi trường – một vấn đề toàn cầu hiện nay. By may, nhà cung cấp này đã và đang sử dụng các năng lượng tái sinh để tạo dịch vụ lưu trữ trang web của họ. Không chỉ vậy, GreenGeeks còn được đón nhận nhờ tốc độ nhanh chóng cùng thời gian hoạt động ổn định.

 Hosting nước ngoài GreenGeeks
GreenGeeks

Đặc biệt, GreenGeeks còn được xem là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp khi cung cấp gói dịch vụ lưu trữ doanh nghiệp cao cấp. Ngoài việc chú trọng đến chất lượng dịch vụ, độ an toàn, tính bảo mật và công nghệ hiện đại, GreenGeeks còn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7 để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho tất cả người dùng.

6. WP Engine

  • Giá cho thuê: Thanh toán theo năm với từ 22.5$/tháng
  • Ưu đãi: Miễn phí chứng chỉ SSL và tên miền, hoàn tiền trong 30 ngày.

WP Engine là một máy chủ lưu trữ nước ngoài được nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam tin dùng hiện nay. Các gói sản phẩm đến từ nhà cung cấp này sẽ không khiến bạn thất vọng khi được thiết kế tối ưu hóa với các trang web WordPress.

WP Engine là một máy chủ lưu trữ nước ngoài được nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam tin dùng
WP Engine là một máy chủ lưu trữ nước ngoài được nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam tin dùng

Tuy nhiên, giá của WPEngine sẽ là một vấn đề lớn khi bạn phải trả 22,5$/tháng cho trang web có 10GB và tối đa 25.000 khách truy cập/tháng. Ngoài ra, băng thông của máy chủ lưu trữ này cũng bị giới hạn chế độ thay vì “không giới hạn” như các nhà cung cấp khác.

Dù vậy, nhiều khách hàng vẫn cho rằng đây là một mức giá tương xứng với những gì họ nhận được. Dịch vụ lưu trữ từ WP Engine cho phép mọi hoạt động của trang web được thực hiện một cách nhanh chóng, tỷ lệ thời gian hoạt động gần như là 99,99% và các nhiệm vụ bảo trì hệ thống cũng được thiết lập một cách tự động. Đặc biệt, bạn còn nhận được sự hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao để giải quyết mọi vấn đề phát sinh khi vận hành trang web.

7. Lưu trữ InMotion

  • Giá thuê: Từ 17.99$ và thanh toán 6 tháng/lần.
  • Ưu đãi: Miễn phí chứng chỉ SSL, tên miền, email (không giới hạn) và hoàn tiền trong 90 ngày.

Dịch vụ lưu trữ InMotion cung cấp cho người dùng nhiều gói dịch vụ lưu trữ khác nhau và cho phép người dùng mới trải nghiệm bản dùng thử miễn phí trong vòng 90 ngày – một mức thời gian cao nhất hiện nay. Các tùy chọn lưu trữ VPS của lưu trữ InMotion được đánh giá cao nhờ hiệu suất, tốc độ và thời gian hoạt động tối ưu.

InMotion hosting
InMotion hosting

Đặc biệt, dịch vụ lưu trữ InMotion khiến người dùng hài lòng bởi đội ngũ tư vấn, hỗ trợ cực kỳ chuyên nghiệp, thân thiện và “có tâm”. Các kênh hỗ trợ của nhà cung cấp này luôn hoạt động thường xuyên 24/7 với: trò chuyện trực tiếp, email, điện thoại, hướng dẫn và hỏi đáp.

8. SiteGround

  • Giá thuê: Khoảng từ 4,99$/tháng.
  • Ưu đãi: Miễn phí email, CDN, SSL, sao lưu dữ liệu.
  • Được xuất đề bởi WordPress và chính sách hoàn tiền trong vòng 30 ngày.
Các gói hosting của SiteGround chủ yếu tập trung vào yếu tố tốc độ
Các gói hosting của SiteGround chủ yếu tập trung vào yếu tố tốc độ

Các gói hosting của SiteGround chủ yếu tập trung vào yếu tố tốc độ và hệ thống bảo mật để mang đến giải pháp toàn diện, an toàn nhất cho người dùng. Đặc biệt, những tính năng này còn được thiết kế để tối ưu hóa với các trang web WordPress.

Để duy trì kết nối ổn định với tốc độ nhanh chóng và đảm bảo độ trễ thấp (gần như là không có độ trễ), SiteGround đã sử dụng nền tảng Google Cloud. Đồng thời, nhà cung cấp này còn mang lại giải pháp PHP chất lượng hơn với tốc độ tải trang cao hơn 30% PHP tiêu chuẩn, giảm 1/2 thời gian xuống byte đầu tiên và giảm 15% bộ nhớ sử dụng.

Ngoài ra, SiteGround còn đảm bảo về bảo mật chủ động khi liên tục cập nhật các quy tắc tường lửa và giữ cho trang web của khách hàng luôn hoạt động một cách an toàn, ổn định. Được biết, SiteGround kiểm tra trạng thái của máy chủ sau mỗi 0,5 và hệ thống chống bot của SiteGround có thể ngăn chặn từ 500.000 – 2.000.000 lần tấn công trong mỗi giờ.

9. Liquid Web

  • Giá thuê: Từ 17.5$/tháng
  • Dịch vụ khách hàng 24/7
Liquid Web - một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ WordPress
Liquid Web – một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ WordPress

Tiếp theo là giải pháp đến từ Liquid Web – một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ WordPress, lưu trữ chuyên dụng và lưu trữ VPS tốt nhất hiện nay. Đặc biệt, Nexcess sẽ gợi ý hàng đầu dành cho những cá nhân, tổ chức đang có ý định tạo nên cửa hàng trực tuyến trên internet.

Ngoài khả năng tăng tốc độ và thời gian tải trang web tối ưu, từ đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng cũng như tạo Tỷ lệ chuyển đổi cho người dùng. Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn một trong nhiều gói dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.

Về đội ngũ hỗ trợ mạnh mẽ, Nexcess sẽ không khiến bạn thất vọng khi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời nhất.

10. Hawk Host

  • Giá thuê: Từ 2.99$/tháng.
  • Ưu đãi: Không giới hạn tên miền, chứng chỉ SSL miễn phí, hoàn tiền trong 30 ngày.

Cái tên cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn đó là Hawk Host. Đây là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, đặc biệt là dịch vụ lưu trữ chia sẻ được nhiều người dùng tin tưởng sử dụng hiện nay. Mặc dù lưu trữ shard không đạt được hiệu suất cao như lưu trữ chuyên dụng hay lưu trữ VPS, nhưng đây vẫn sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho các doanh nghiệp tầm trung muốn chi phí tối ưu.

Hawk Host
Hawk Host

Người dùng được phép lựa chọn vị trí máy chủ để lưu trữ trang web khi sử dụng dịch vụ lưu trữ từ Hawk Host. Đặc biệt, tốc độ và thời gian hoạt động (99,9%) sẽ là những điểm nổi bật của đơn vị này. Ngoài ra, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 của Hawk Host cũng được nhiều người dùng đánh giá cao nhờ sự nhanh chóng, chuyên nghiệp và kịp thời.

So sánh hosting Việt Nam với hosting nước ngoài – Hosting nào tốt nhất?

Nhiều khách hàng Việt Nam thường ưu tiên lựa chọn dịch vụ lưu trữ từ các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nước ngoài vì sự vượt trội về tốc độ, tính năng, độ ổn định cùng yếu tố bảo mật luôn được đề cao hơn so với lưu trữ trong nước.

Ngoài ra, dịch vụ lưu trữ nước bên ngoài còn sở hữu nhiều ưu điểm như:

  • Hỗ trợ chuyên nghiệp, nhanh chóng, kịp thời
  • Hệ thống quản lý tối ưu, chuyên nghiệp.
  • Backup dữ liệu thường xuyên.
  • Không giới hạn băng thông, dung lượng lưu trữ.
  • Bảo đảm ổn định và yếu tố bảo mật.
  • Giá thành cạnh tranh, mua trọn gói với thời gian càng lâu thì càng tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, dịch vụ lưu trữ trong nước vẫn sẽ gợi ý hàng đầu dành cho những ai đang có ý định xây dựng và phát triển trang web với các đối tượng khách hàng mục tiêu là người dùng trong nước. Khi đó, tốc độ truy cập sẽ cao hơn và sự cố máy chủ cũng ít xảy ra hơn. Ngoài ra, khi gặp sự cố, bạn cũng có thể dễ dàng trao đổi với nhà cung cấp bằng tiếng Việt để được hỗ trợ nhanh chóng.

Lời kết

Bên trên là 10 nhà cung cấp hosting nước ngoài tốt nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, đừng quên chia sẻ bài viết cho mọi người cùng đọc nếu cảm thấy nội dung hữu ích và có giá trị nhé!

Hosting là thành phần tiên quyết đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành website. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ hosting là gì và hosting hoạt động như thế nào. Vì lẽ đó, trong bài viết này, Wiki.Lanit sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật các kiến thức liên quan đến Hosting. Mời bạn cùng tham khảo tại đây.

Hosting là gì?

Hosting còn được gọi là web hosting, đây là một không gian lưu trữ dữ liệu của website và được chia nhỏ từ các server. Thông qua hosting, người dùng có thể đăng tải dữ liệu và xuất bản các trang web hoặc ứng dụng web lên trên nền tảng internet.

Hosting là gì?
Hosting là gì?

Bạn cần phải đăng ký dịch vụ hosting nếu có ý định xây dựng, vận hành và phát triển một trang web. Đăng ký dịch vụ hosting được hiểu như việc thuê một không gian trống để chứa tất cả các file, dữ liệu cần thiết của website lên trên server, từ đó đảm bảo rằng website của bạn luôn hoạt động 24/7 một cách ổn định, hiệu quả.

Thông thường, các nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ cấu hình máy chủ rất cao với IP và đường truyền riêng. Điều này giúp cho trang web có thể hoạt động ổn định với độ bảo mật tối ưu. Đặc biệt, máy chủ sẽ chạy liên tục để duy trì  hoạt động của các website, app.

Phân biệt tên miền và hosting website là gì?

Sau khi tìm hiểu hosting nghĩa là gì, nhiều bạn vẫn còn chưa phân biệt được giữa hosting với tên miền. Tên miền và web hosting là hai thành phần có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đặc biệt, khi bạn muốn xây dựng một trang web, bạn buộc phải có tên miền và đăng ký sử dụng dịch vụ web hosting.

Mặc dù chúng hoạt động song song với nhau, nhưng đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Vậy, điểm khác biệt của web hosting và domain là gì, cụ thể sẽ được trình bày tại bảng sau:

Hosting Domain
Hosting (web hosting) được hiểu là không gian lưu trữ, được dùng để xuất bản website hay ứng dụng web lên trên internet. Domain (tên miền) là một địa chỉ nhận dạng hoặc địa chỉ có tên của một địa điểm trên internet.
Hosting cung cấp cho website không gian và tài nguyên để lưu trữ dữ liệu cần thiết, trong đó có cả domain. Domain đóng vai trò quan trọng trong việc định danh và phân biệt website của bạn với hàng loạt website khác trên internet.
Người dùng có thể thuê hoặc mua hosting tùy theo nhu cầu riêng. Ngoài ra, các website có thể cùng sử dụng chung một hosting với nhau. Mỗi website sẽ sở hữu một tên miền riêng và bạn cần phải đăng ký tên miền theo đúng quy trình cụ thể. Đặc biệt, mỗi website chỉ sở hữu một tên miền và các tên miền là duy nhất, không có tên miền trùng nhau.

Chẳng hạn như với wiki.lanit.vn, khi người dùng internet muốn tìm kiếm website, họ có thể gõ tên miền của trang web là wiki.lanit.vn lên thanh địa chỉ tại trình duyệt web họ đang sử dụng. Lúc này, hosting sẽ chuyển tất cả dữ liệu của Wiki.Lanit lên khi họ truy cập vào trang chủ của website.

Hosting hoạt động như thế nào?

Tại phần này, Wiki.Lanit sẽ giúp bạn hình dung rõ nét hơn về cách hoạt động của Hosting đối với từng đối tượng riêng biệt:

Cách hoạt động của Hosting đối với từng đối tượng riêng biệt
Cách hoạt động của Hosting đối với từng đối tượng riêng biệt

1. Đối với khách hàng truy cập vào website

Sau khi đăng ký dịch vụ hosting thành công, quản trị viên sẽ tiến hành tải dữ liệu trang web lên và lúc này website đó được hiểu là đang tồn tại trên một máy chủ. Khi đó, người dùng internet có thể truy cập website của bạn thông qua trình duyệt web bằng cách nhập tên miền của website vào thanh địa chỉ.

Sau đó, máy tính của người dùng sẽ được kết nối với máy chủ đang lưu trữ trang web mà họ tìm. Ngược lại, máy chủ sẽ tiến hành gửi các tệp đã được lưu trữ trên hosting để hiển thị trang web đến cho khách truy cập.

Chẳng hạn như khi người dùng muốn xem blog bất kỳ, máy chủ sẽ gửi blog đó đến giao diện máy tính của họ. Lúc này, người dùng tiếp tục chọn một bài đăng trên blog, máy chủ sẽ lại hiển thị bài đăng đó theo đúng yêu cầu của người dùng.

2. Đối với các nhà cung cấp hosting

Nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ đảm nhận nhiệm vụ chuẩn bị hệ thống máy chủ lưu trữ cho khách hàng – tức những người có nhu cầu thuê dịch vụ hosting. Thông thường, hầu hết các gói hosting tại thị trường Việt Nam đều là không gian lưu trữ được chia nhỏ từ tài nguyên của server đích.

Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cấu hình và chia nhỏ dịch vụ hosting của họ thành nhiều gói, mỗi gói tương đương với một mức phí nhất định để phù hợp với nhu cầu đa dạng của đông đảo khách hàng. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, khách hàng vẫn có thể nâng cấp gói hosting bằng cách liên hệ với nhà cung cấp để họ đưa ra các điều chỉnh phù hợp.

3. Đối với người thuê hosting

Về phía người thuê hosting, họ chỉ cần tải các dữ liệu cần thiết lên trên không gian lưu trữ của mình, sau đó thiết lập cấu hình phù hợp. Thường thì người dùng sẽ thuê web hosting để lưu trữ trang web và họ có thể thực hiện các thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp với mục đích riêng của mình, chẳng hạn như tạo blog, web tin tức, kinh doanh…

Tầm quan trọng của dịch vụ hosting là gì?

Đối với những ai đang có nhu cầu xây dựng website để kinh doanh online hoặc viết blog, tạo trang tin tức… thì hosting sẽ là một yếu tố bạn không thể bỏ qua. Nếu như bạn không sử dụng hosting, không ai có thể truy cập được vào website của bạn và tất cả các nội dung bạn xây dựng sẽ trở thành vô nghĩa.

Tầm quan trọng của dịch vụ hosting là gì?
Tầm quan trọng của hosting

Chỉ khi sử dụng hosting, mọi người mới có thể biết đến trang web và truy cập vào trang web của bạn thông qua tên miền hoặc địa chỉ IP. Ngoài ra, sau khi trang web hoạt động, bạn còn có thể tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách chạy quảng cáo Google Ads và tối ưu SEO website lên thứ hạng cao trên Google.

Mức độ ảnh hưởng của hosting đối với SEO?

Bạn cần phải sử dụng dịch vụ hosting để trang web có thể hiện diện trên internet. Khi đó, người dùng mới có thể truy cập vào trang web của bạn thông qua thao tác nhập tên miền vào thanh địa chỉ trên trình duyệt web.

Không chỉ thế, một dịch vụ hosting chất lượng còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình SEO web, cụ thể  như:

  • Website luôn hoạt động: Bạn sẽ làm lỡ cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng và hao hụt lượng traffic đáng kể nếu như trang web gặp sự cố về hosting và chuyển sang chế độ ngoại tuyến. Thậm chí, nếu như tình trạng này xảy ra thường xuyên, trang web của bạn còn có thể đối diện với nguy cơ bị Google gắn cờ và loại bỏ ra khỏi danh sách kết quả tìm kiếm.
  • Bảo mật: Nếu như bạn sử dụng dịch vụ từ một nhà cung cấp hosting kém uy tín, chất lượng và không đảm bảo về tính bảo mật, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công từ các phần mềm độc hại.
  • Nhà cung cấp am hiểu về SEO: Bạn nên sử dụng dịch vụ từ những nhà cung cấp có kiến thức về SEO. Lúc này, cấu trúc trang web của bạn mới thật sự phù hợp với SEO và mang lại những hiệu quả rõ nét trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng traffic.

Nên lựa chọn gói hosting nào cho trang web WordPress?

Hiện nay, bạn có thể lựa chọn một trong hai gói hosting WordPress chuyên dụng nhất gồm:

Nên lựa chọn gói hosting nào cho trang web WordPress?
Nên lựa chọn gói hosting nào cho trang web WordPress?
  • Cloud Hosting WordPress: Đây là dịch vụ web hosting tối ưu nhất hiện nay, dịch vụ này đặc biệt phù hợp với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang có ý định xây dựng trang web để giới thiệu công ty, bán hàng, lập blog…
  • Managed WordPress Hosting (MWP): Gói hosting này hỗ trợ người dùng tất cả các vấn đề liên quan đến yếu tố kỹ thuật trong WordPress, từ đó gia tăng độ bảo mật và đảm bảo rằng trang web của bạn sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, thậm chí tạo tỷ lệ chuyển đổi cao cho trang web.

10 loại hosting được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Dưới đây là 10 loại hosting phổ biến nhất hiện nay:

1. Shared hosting

Shared hosting (hosting chia sẻ) được sử dụng phổ biến bởi khả năng chạy nhiều website trên cùng một máy chủ vật lý. Trong đó, tất cả các tên miền đều sẽ sử dụng chung tài nguyên server như RAM, CPU. Đặc biệt, gói hosting này cho phép người dùng đưa dữ liệu, thông tin lên hệ thống theo đúng cấu hình hosting đã đăng ký với nhà cung cấp. Như vậy, bạn không cần phải quan tâm đến việc quản trị khi sử dụng Shared hosting.

Shared hosting
Shared hosting

2. VPS hosting là gì?

VPS hosting (máy chủ ảo) là sự kết hợp của shared hosting và máy chủ vật lý. Hosting này được cài đặt ứng dụng ảo hóa với mục đích tạo ra nhiều máy chủ ảo khác, từ đó tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn cho phép người dùng toàn quyền sử dụng server.

3. Cloud hosting

Cloud hosting chạy trên cloud server và hoạt động dựa trên nền tảng cloud computing (điện toán đám mây). Hiện nay, loại hình hosting này đang được sử dụng phổ biến bởi độ an toàn, đáng tin cậy với khả năng downtime gần như là không. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng tài nguyên theo nhu cầu và thanh toán đúng với tài nguyên bạn đã sử dụng. Ngoài ra, khả năng mở rộng của Cloud hosting cũng cao hơn so với VPS hosting.

4. WordPress hosting

WordPress hosting là một phần trong share hosting. Tuy nhiên, gói hosting này được thiết kế riêng biệt để phục vụ cho người dùng WordPress. Bạn có thể đăng ký WordPress hosting trên chính nền tảng WordPress. Nhìn chung, gói hosting này khá đơn giản, dễ sử dụng và phù hợp với người mới làm quen với WordPress. Ngoài ra, chi phí của gói hosting này cũng khá tối ưu nhưng nó có một nhược điểm nhỏ là chỉ phù hợp với các website WordPress.

WordPress hosting
WordPress hosting

5. Dedicated Hosting

Dedicated hosting là một loại máy chủ vật lý được nhiều doanh nghiệp sử dụng với mục đích nắm toàn quyền đối với server của mình. Tuy nhiên, để sử dụng hosting này, đòi hỏi doanh nghiệp phải bố trí nhân sự có kiến thức và am hiểu chuyển sâu trong việc quản lý, thiết lập hệ thống.

6. SEO hosting

SEO hosting được khuyên dùng cho các trang web cần tối ưu SEO. Cụ thể, mỗi một tài khoản hosting sẽ bao gồm nhiều địa chỉ IP. Như vậy, người dùng có thể lưu trữ và chạy nhiều trang web trong cùng một tài khoản mà không bị trùng IP hay Google footprint.

7. Reseller hosting

Reseller hosting cho phép chủ sở hữu sử dụng tài khoản của mình để phân lại ổ cứng, băng thông cho người dùng cuối cùng. Đó là lý do Reseller hosting thường được xem như một loại hình đại lý website hosting, khi đó, người ta sẽ thu lợi nhuận từ phần chi phí chênh lệch trên.

Reseller hosting
Reseller hosting

8. Email hosting

Email hosting được sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn với mục đích gia tăng độ uy tín và sự chuyên nghiệp của mình. Khi đó, email sẽ được đặt theo tên miền và người dùng có thể nhận ra thương hiệu của bạn một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

9. Windows Hosting là gì

Hosting Windows là dịch vụ domain hosting được sử dụng và cài đặt trên các máy chủ chạy hệ điều hành Windows. Nếu bạn đang dùng hosting Windows cho trang web của mình, bạn có thể dễ dàng cài đặt các phần mềm, ứng dụng đến từ nhà Microsoft.

10. Hosting Linux

Hosting Linux sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho những ai đang tìm kiếm dịch vụ hosting cho trang web lưu trữ trên máy chủ chạy hệ điều hành Linux. So với hosting Windows, Linux sẽ có giá thành phải chăng hơn rất nhiều.

Hosting Linux
Hosting Linux

Một số thông số cần biết khi mua web hosting là gì?

Vậy, những thông số bạn cần biết khi mua hosting  là gì? Một số thông số bạn cần biết khi lựa chọn gói web hosting là:

1. Băng thông

Băng thông hosting (bandwidth hosting) được hiểu là số lượng lượt truy cập tối đa của người dùng trên trang web, thường được tính bằng Mbps. Chẳng hạn bạn có một tài liệu có kích thước 1.2 MB lên website và có 10 người dùng cùng tải tài liệu đó về thì tức là bạn đã tiêu tốn 12MB băng thông của hosting.

2. Dung lượng

Dung lượng của hosting là không gian tối đa mà bạn được phép lưu trữ dữ liệu của trang web lên ổ cứng máy chủ. Thuê hosting cũng tương tự với việc bạn đang thuê một văn phòng, và dung lượng hosting chính là diện tích và khả năng chứa của căn phòng đó.

3. CPU

CPU là một thông số chỉ CPU và %CPU đang sử dụng của gói hosting đó. Hiện nay, đa phần các gói hosting đều sẽ có CPU dao động từ 75 – 300%, thông số này càng cao thì khả năng xử lý sẽ càng mạnh.

4. RAM

Chỉ số RAM quyết định khả năng hoạt động mạnh mẽ, ổn định của trang web. Chỉ số này càng cao thì trang web của bạn chạy càng nhanh và mạnh.

5. Số lượng tên miền

Số lượng tên miền là số lượng website mà bạn có thể đặt lên trên không gian lưu trữ đó.

Mua hosting Việt Nam hay mua hosting nước ngoài?

Dù là hosting Việt Nam hay hosting nước ngoài thì chúng cũng đều thực hiện một nhiệm vụ cơ bản là lưu trữ trang web. Vậy nên, việc lựa chọn thuê hosting nào sẽ phụ thuộc vào mục đích và ý định của chủ website cũng như tệp khách hàng tiềm năng mà trang web hướng đến.

Chẳng hạn như với tệp khách hàng ở châu Âu, bạn nên sử dụng hosting nước ngoài để tránh trường hợp sự cố cáp quang xảy ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm khách hàng và ngược lại.

Ngoài ra, mỗi loại hosting còn có những ưu điểm – nhược điểm như sau:

So sánh Hosting Việt Nam Hosting nước ngoài
Ưu điểm
  • Tốc độ đường truyền tốt vì băng thông lớn và khoảng cách địa lý gần.
  • Tiếp cận thông tin nhanh chóng, dễ dàng vì sự tương đồng trong ngôn ngữ.
  • Thanh toán đơn giản, có nhiều sự lựa chọn để tối ưu chi phí.
  • Hỗ trợ nhanh chóng nhất có thể khi gặp sự cố.
  • Sở hữu datacenter riêng.
  • Chất lượng hosting cao.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp.
  • Cung cấp nhiều ưu đãi cho khách hàng/nhà phân phối.
Nhược điểm
  • Ảnh hưởng xấu đến việc trao đổi thông tin hoặc quá trình truy cập từ nước ngoài khi xảy ra các sự cố cáp quang.
  • Bất đồng ngôn ngữ, khác biệt thời gian gây cản trở quá trình hỗ trợ và tiếp nhận thông tin.
  • Thanh toán phức tạp, dễ vi phạm hợp đồng.
  • Khoảng cách địa lý xa.

Như vậy, bạn có thể dựa trên mục đích phát triển web và vị trí của khách hàng tiềm năng để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

So sánh hosting miễn phí với trả phí

Hosting miễn phí và hosting trả phí đều có những ưu nhược điểm nhất định:

Hosting miễn phí

Ưu điểm lớn nhất của hosting miễn phí chính là khả năng tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi sử dụng hosting miễn phí, bạn buộc phải chấp nhận các nhược điểm sau:

  • Không có chăm sóc khách hàng khi gặp sự cố kỹ thuật.
  • Cấu hình thấp, tốc độ tải trang chậm, có quảng cáo…
  • Buộc phải nâng cấp khi gặp vấn đề kỹ thuật.

Hosting trả phí

Mặc dù hosting trả phí sẽ có phần tốn kém hơn, nhưng nó đi kèm với hàng loạt lợi ích sau:

  • Người dùng toàn quyền kiểm soát quản trị trang web.
  • Được hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
  • Độ ổn định cao, băng thông không giới hạn với dung lượng ổ đĩa lớn.
  • Đảm bảo hoạt động xuyên suốt với độ an toàn, bảo mật và ổn định cao cho trang web.

Nên sử dụng hosting miễn phí hay hosting trả phí?

Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người. Đối với hosting miễn phí, loại hosting này sẽ phù hợp với các mục đích phi lợi nhuận như: tạo blog cá nhân, tập làm quen với website hay chỉ đơn giản là thỏa mãn đam mê sáng tạo và mong muốn có một nơi để chia sẻ cảm xúc của mình.

Tuy nhiên, đối với những ai đang muốn xây dựng website để kinh doanh hoặc tạo lập thương hiệu thì những gói hosting trả phí sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Khi đó, bạn mới có thể đảm bảo về sự an toàn và mang lại hiệu quả SEO cho trang web.

Lưu ý cần biết khi lựa chọn hosting tốt cho người mới

Dưới đây là những lưu ý cần biết để lựa chọn hosting phù hợp nhất:

Lựa chọn loại hosting phù hợp

Đầu tiên, bạn cần chọn được loại hosting phù hợp với nhu cầu của mình. Hiện nay, trên thị trường của 5 loại hosting phổ biến là Dedicated hosting, Shared hosting, VPS hosting, Cloud hosting và WordPress hosting. Nếu bạn muốn tối ưu chi phí nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng với các tính năng cần thiết (uptime, 1-click-instal…), bạn có thể tham khảo gói Cloud hosting. Hay gói WordPress Hosting sẽ là gợi ý hàng đầu cho những trang web WordPress…

Lựa chọn loại hosting phù hợp
Lựa chọn loại hosting phù hợp
Giá cả của hosting

Giá cả hosting có thể dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng trên một tháng. Nhìn chung, để mua hosting và tên miền sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Thông số: dung lượng, băng thông, RAM, CPU, số lượng tên miền…
  • Loại hosting: Dedicated hosting, Shared hosting, VPS hosting, Cloud hosting và WordPress hosting.
  • Thời gian duy trì: Thường bán theo năm, đăng ký với thời gian càng lâu thì giá sẽ càng ưu đãi.

Dịch vụ CSKH và hỗ trợ của nhà cung cấp hosting

Bạn cần quan tâm đến dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng khi lựa chọn nhà cung cấp. Một nhà cung cấp chất lượng luôn đặt khách hàng lên hàng đầu với các tiêu chí như: hỗ trợ 24/7, khắc phục sự cố nhanh nhất…

Điều này đặc biệt quan trọng với các gói cloud hosting vì khi hệ thống gặp sự cố sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm khách hàng cũng như lượt traffic trên trang web. Vì thế, bạn cần liên hệ ngay với nhà cung cấp để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Câu hỏi thường gặp

Tên miền có hỗ trợ đi kèm với dịch vụ hosting không?

Mặc dù hosting and domain có mối liên quan chặt chẽ, nhưng chúng lại là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Để xây dựng và vận hành một trang web, bạn cần phải có cả tên miền và tài khoản web hosting. Nếu thiếu một trang hai, trang web của bạn sẽ không thể hoạt động được. Vậy nên, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ hosting đều sẽ hỗ trợ tên miền khi bạn mua gói hosting từ họ.

Servers Hosting là gì?

Hosting servers là việc quản lý offsite và duy trì tài nguyên phần cứng được chỉ định cụ thể để sử dụng cho công ty. Công ty có thể thu được lợi ích từ việc sở hữu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đầy đủ bằng cách trả phí hàng tháng cho dịch vụ hosting. Đặc biệt, bạn sẽ không cần phải trả thêm các chi phí liên quan để sở hữu hệ thống đó (chi phí cập nhật, bảo trì thiết bị, đào tạo nhân viên…).

Lời kết

Bên trên là câu trả lời cho “Hosting là gì?” và một số thông tin cơ bản mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với Wiki.Lanit để được tư vấn và hỗ trợ nếu có nhu cầu đăng ký dịch vụ web hosting và máy chủ ảo nhé.

Application Server đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường máy chủ để chạy các ứng dụng web. Đặc biệt, nền tảng này còn được sử dụng rộng rãi bởi khả năng điều khiển các hoạt động giữa ứng dụng người dùng với các doanh nghiệp một cách tối ưu. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã từng nghe qua và hiểu rõ Application Server là gì. Vì thế, trong bài viết này, Wiki.Lanit sẽ giới thiệu đến bạn một số kiến thức cơ bản về Application Server.

Application Server là gì?

Trước khi tìm hiểu về Application Server là gì, chúng ta cần làm rõ Application là gì. Application được hiểu là phần mềm ứng dụng, hay còn được gọi là App. Chương trình phần mềm này có khả năng giúp cho thiết bị điện tử có thể thực hiện một công việc nào đó mà người dùng muốn.

Như vậy, Application Server (App Server) sẽ là máy chủ ứng dụng. Đây là một thuật ngữ được dùng để nói về framework của các phần mềm hỗ hợp. Application Server  bao gồm các phần mềm, ứng dụng web và một số phần tử tính toán khác nhau được sử dụng trong quá trình chạy các tác vụ cần thiết đối với hoạt động của clouds. Vai trò của Application Server là cho phép người dùng tạo ra các ứng dụng web và môi trường server để khởi chạy chúng.

Application Server (App Server) hay máy chủ ứng dụng

Trong Database Server, Application Server nằm ở giữa tầng web-based server với back-end. Vì thế, Application Server được xem như nơi kết nối giữa server database với user của doanh nghiệp hoặc với app tiêu dùng mà nó hỗ trợ bằng cách cho phép sử dụng các giao thức và giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface – API).

Application Server được thiết kế với mục đích hỗ trợ cho quá trình cài đặt, vận hành và host các ứng dụng bằng cách cung cấp đầy đủ công cụ, thư viện cũng như hạ tầng cần thiết cho quá trình chạy ứng dụng. Đồng thời, Application Server được sử dụng để cung cấp dịch vụ cho người dùng cuối, các tổ chức và các dịch vụ CNTT khác. Ngoài ra, Application Server cũng đảm nhận vai trò hosting và phân phối ứng dụng tiêu dùng hoặc doanh nghiệp cao cấp.

Application Server thường được phân loại dựa trên web server, server ứng dụng đa năng, database application server hoặc server ứng dụng doanh nghiệp. Ngoài ra, Application server còn đi kèm hoặc chứa một Web Server hay thậm chí có thể sử dụng song song với các App Server khác.

Application Server 
Application Server

Không chỉ thế, Application Server còn có khả năng chứa giao diện đồ họa của chính mình để quản lý qua PC. Đồng thời, nền tảng này cũng có thể tự quản lý tài nguyên, xử lý giao dịch, tin nhắn, tổng hợp tài nguyên, kết nối, bảo mật… Riêng với những yêu cầu cao cấp hơn, Application Server sẽ giám sát tính sẵn sàng, phân cụm, load balancing, dự phòng tích hợp, dịch vụ ứng dụng phân tán hiệu suất cao…

Có thể nói rằng, Application Server sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các ứng dụng và người dùng trong việc quản lý, xử lý và cung cấp những dịch vụ phức tạp nhất. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng Application Server phổ biến mà bạn có thể tham khảo như: Apache Geronimo, Glassfish, J2EE, JBoss Enterprise Application Platform, WebLogic, Apache Tomcat

Lịch sử hình thành Application Server

Như vậy, qua phần trên, bạn đã nắm rõ Application Server là gì. Tại đây, Wiki.Lanit sẽ tiếp tục chia sẻ một số điểm chính trong lịch sử hình thành và phát triển của nền tảng này.

Trước đây, khi chưa có Application Server, tất cả các ứng dụng đều sẽ được lưu trữ trên máy tính lớn (mainframe), sau đó chuyển đến trạm truy cập (terminal). Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chỉ có chính phủ, ngân hàng, các tập đoàn hay những tổ chức lớn mới có đủ tiềm lực để trang bị các thiết bị và nhân lực hỗ trợ máy chủ lớn.

Lịch sử hình thành Application Server

Sang những năm của thập kỷ 60, trên thị trường đã xuất hiện các dòng máy tính mini. Mặc dù chúng yếu hơn so với máy chủ lớn, nhưng chúng lại có giá thành phải chăng hơn rất nhiều. Đến thập kỷ 80, máy tính cá nhân đã ra đời và đánh dấu bước phát triển mới trong ngành công nghệ máy tính. Vào thập kỷ 90, mô hình tính toán máy chủ – máy trạm đã hình thành và lúc này, ứng dụng đóng vai trò như một giao diện người dùng.

Khoảng giữa thập kỷ 90, internet xuất hiện đã kéo theo sự phát triển của các mô hình phần mềm máy chủ ứng dụng. Đó cũng chính là lịch sử hình thành của Application Server.

Những thành phần của Application Server là gì?

Application Server có hai thành phần chính là hệ điều hành máy chủ (OS) và phần cứng máy chủ. Chúng hoạt động song song với nhau để hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ chuyên sâu cho ứng dụng cư trú. Khi một Application Server hoạt động và được thực thi, nó sẽ cung cấp dịch vụ cho người dùng hoặc các ứng dụng khác bằng cách sử dụng chức năng của ứng dụng được cài đặt trên đó.

Những thành phần của Application Server
Những thành phần của Application Server

Như vậy, ứng dụng cư trú sẽ được viết bằng ngôn ngữ Java và chạy trên Window NT. Trong đó, Application Server được sử dụng để thực thi và cung cấp dịch vụ cho ứng dụng này, từ đó đảm bảo rằng ứng dụng luôn hoạt động ổn định và hiệu quả nhất.

Đặc điểm các phần mềm của Application server là gì

Dưới đây là một số đặc điểm của các phần mềm Application Server:

Phần mềm máy chủ ứng dụng Java

Các Application Server Java thường được xây dựng dựa trên nền tảng Java 2 phiên bản doanh nghiệp – J2EE. Phiên bản này sử dụng mô hình phân tán nhiều tầng với:

  • Tầng khách hàng: Có thể là một hoạt nhiều ứng dụng/trình duyệt. Lúc này, nền tảng J2EE sẽ nằm ở tầng giữa với một máy chủ EJB và một cháy chủ web. Ngoài ra, nhiều trường hợp còn có cả các cấp phụ bổ sung ở tầng giữa.
  • Tầng hệ thống thông tin doanh nghiệp EIS: Bao gồm các app, file, database hiện có trong hệ thống. Để lưu trữ các dữ liệu nghiệp vụ, J2EE sẽ yêu cầu một database có thể truy cập được qua JDO API, JDBC, SQL… Trong đó, database có thể được truy cập từ các thành phần web, các thành phần client application (ứng dụng khách) hay các bean’s doanh nghiệp mà không cần phải thông qua các applet.
Đặc điểm các phần mềm của Application server
Đặc điểm các phần mềm của Application server

Nền tảng Microsoft

Microsoft cũng đóng góp vào Application Server với .NET Framework – đây là một nền tảng lập trình dành riêng cho hệ điều hành Windows được phát triển bởi “ông lớn” Microsoft. Nền tảng này bao gồm:

  • Windows Communication Foundation.
  • .NET Remoting.
  • Microsoft Message Queuing.
  • ASP.NET, ADO.NET.
  • Internet Information Services (đi kèm với Apache Server).

Các nền tảng khác

Ngoài ra, còn có một số đơn vị khác cung cấp Application Server với mã nguồn mở như Zope, Base4 và Appaserber. Tuy nhiên, chúng thường không có tiêu chuẩn nhất định về tính tương thích nên sẽ có sự tương thích kém hơn những sản phẩm được thiết kế dựa trên Java EE.

Để khắc phục nhược điểm này, các tiêu chuẩn về kiến trúc hướng dịch vụ và tích hợp ứng dụng doanh nghiệp đã ra đời với mục đích tăng độ tương thích, đồng thời kết nối các sản phẩm với nhau một cách tối ưu nhất. Cụ thể, các tiêu chuẩn này sẽ bao gồm:

  • Tiêu chuẩn về giao diện lập trình ứng dụng doanh nghiệp – BAPI.
  • Tiêu chuẩn về tương thích dịch vụ Web – Web Service Interoperability.
  • Tiêu chuẩn về kiến trúc kết nối Java EE – Java EE Connector Architecture

Phân loại Application server

Application Server được phân loại dựa trên hệ thống cụ thể được cài đặt, điển hình như:

  • Web Server
  • Database Application Server
  • Application Server đa năng
  • Application Server doanh nghiệp

Ưu điểm nổi bật Application server là gì

Application Server sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

Ưu điểm của Application server
Ưu điểm của Application server
  • Đảm bảo về dữ liệu và mã nguồn: Application Server tập trung các xử lý logic vào một hoặc một số máy chủ nhất định để đảm bảo rằng các phiên bản của ứng dụng sẽ được cập nhật và nâng cấp một cách đồng nhất cho tất cả người dùng. Điều này loại bỏ rủi ro về việc các phiên bản cũ của ứng dụng truy cập và thay đổi thông tin theo cách cũ hay không tương thích.
  • Tập trung cấu hình: Quá trình thay đổi cấu hình ứng dụng có thể được thực hiện tập trung, chẳng hạn như thay đổi cấu hình hệ thống hay thay đổi máy chủ cơ sở dữ liệu…
  • An toàn, bảo mật: Application Server quản lý truy cập đến dữ liệu và ứng dụng qua một điểm quản lý tập trung. Cụ thể, nền tảng này chuyển trách nhiệm xác thực ra khỏi lớp máy trạm – nơi tồn tại nhiều rủi ro về an ninh, từ đó tăng cường bảo mật thông tin và giảm thiểu nguy cơ lộ lớp cơ sở dữ liệu.
  • Nâng cao hiệu suất: Application Server giới hạn lưu lượng mạng bằng cách quản lý và kiểm soát việc sử dụng băng thông mạng với mục đích tối ưu hóa hiệu suất của các ứng dụng web hoặc hệ thống và tập trung vào việc hiển thị thông tin cho người dùng.
  • Tiết kiệm chi phí: Những lợi ích trên giúp công ty tiết kiệm tối ưu chi phí sở hữu (TCO) khi phát triển các ứng dụng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế thì các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến kỹ thuật và các yêu cầu chuẩn, điều này có thể làm giảm đi một phần lợi ích về chi phí cho doanh nghiệp.

Lý do mà bạn nên sử dụng Application Server là gì?

Application Server cung cấp tính toàn vẹn cho dữ liệu và các đoạn code. Nền tảng này có cách thức tiếp cận tích hợp và tập trung, sẽ đảm bảo rằng các ứng dụng luôn được nâng cấp và cập nhật một cách đồng thời. Ngược lại, nếu không có sự hỗ trợ của Application Server, các phiên bản khác nhau có thể tồn tại trên cùng một ứng dụng và gây ra các vấn đề về khả năng tương thích.

Bên cạnh đó, Application Server còn được khuyên dùng bởi nền tảng này cung cấp một lớp bảo mật bổ sung giúp các tổ chức, doanh nghiệp tránh được các cuộc tấn công mạng SQL nguy hiểm.

Phân biệt Application Server và Web Server?

Application Server và Web Server là hai khái niệm khác nhau. Tại đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Application Server và Web Server:

  • Application server: Phân phối logic nhiệm vụ đến các ứng dụng thông qua một số giao thức để thực hiện giao dịch cũ.
  • Web Server: Không hỗ trợ cho bất cứ giao dịch hay kết nối database theo cách tổng hợp nào khác.

FAQS ( Câu Hỏi Thường Gặp)

Làm thế nào để tăng cường bảo mật cho Application Server?

Để tăng cường bảo mật cho Application Server:

  • Hạn chế quyền truy cập.
  • Sử dụng SSL/TLS để mã hóa dữ liệu.
  • Cập nhật đều đặn các bản vá bảo mật.
  • Thiết lập hệ thống giám sát bảo mật.
  • Sử dụng hệ thống Firewall mạnh mẽ.

Khi phát triển ứng dụng với lượng người dùng lớn, nên sử dụng dịch vụ server nào?

Nếu ứng dụng của bạn có lượng người dùng lớn từ nhiều quốc gia khác nhau, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có nhiều trung tâm dữ liệu toàn cầu như AWS, Microsoft Azure, Alibaba Cloud hay Google Cloud sẽ phù hợp hơn so với các dịch vụ chỉ hoạt động tại địa phương.

Có nên sử dụng gói server nhỏ để phát triển ứng dụng hay không?

Có, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các gói server nhỏ để phát triển và chứa ứng dụng của mình. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ server và hosting đều hỗ trợ việc mở rộng dung lượng lưu trữ theo nhu cầu mở rộng của bạn.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã làm rõ Application Server là gì và cung cấp một số thông tin, kiến thức cơ bản về nền tảng này. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đừng quên chia sẻ đến mọi người nếu cảm thấy nội dung trên có giá trị, bạn nhé!

Giao thức SSH ra đời đã giải quyết nhu cầu kiểm soát và chỉnh sửa Server một cách tối ưu cho đa số người dùng. Tuy nhiên, mặc dù nghe đến SSH đã nhiều, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ SSH là gì và cách thức mà giao thức này hoạt động. Nếu vậy, hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu về SSH qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Giao thức SSH là gì?

SSH (hay Secure/Socket Shell) là một giao thức mạng phổ biến cung cấp cho người dùng giải pháp an toàn nhất khi truy cập vào một máy tính thông qua mạng không được bảo mật. Không chỉ thế, SSH còn được tích hợp với nhiều bộ tiện ích để người dùng có thể triển khai giao thức SSH một cách dễ dàng.

SSH cung cấp khả năng xác thực mật khẩu mạnh mẽ bằng việc sử dụng cùng lúc một cặp khóa, trong đó có một khóa công khai (public key) và một khóa riêng (private key). Khóa công khai có thể được chia sẻ với các máy tính khác còn khóa riêng tư lại được bảo mật và không tiết lộ cho bất kỳ ai.

Giao thức SSH là gì?
Giao thức SSH là gì?

Sau khi xác thực mật khẩu thành công, SSH tiếp tục thiết lập phiên làm việc an toàn giữa hai máy tính bằng cách mã hóa dữ liệu được truyền qua kết nối SSH để đảm bảo tính bảo mật và ngăn chặn các hành vi tấn công trái phép trên mạng mở như Internet.

Ngoài ra, SSH cũng được nhiều quản trị viên mạng sử dụng để quản lý hệ thống và ứng dụng từ xa, từ đó cho phép người dùng đăng nhập vào những máy tính khác qua mạng và thực hiện một số tác vụ cơ bản như di chuyển file, thực thi lệnh…

SSH cung cấp giao thức mạng cùng bộ tiện ích để triển khai giao thức mạng đó trên hệ thống. Cụ thể, SSH sẽ sử dụng mô hình client server để kết nối ứng dụng Secure Shell client với SSH server. Việc triển khai SSH thường đi kèm với các giao thức ứng dụng để sử dụng cho quá trình truyền file hay giả lập terminal. Bên cạnh đó, giao thức này còn được ứng dụng trong việc tạo tunnel bảo mật cho một số giao thức ứng dụng như chạy phiên đồ họa X Windows System từ xa. Thông thường, ở thể mặc định, một SSH server sẽ được nghe trên cổng TCP 22.

Giao thức SSH hoạt động như thế nào?

Sau khi tìm hiểu SSH là gì, chúng ta sẽ đến với cách thức hoạt động của giao thức này. Giao thức SSH được sử dụng để thay thế các chương trình đăng nhập không an toàn (rsh, telnet, rlogin…) hay chương trình giả lập terminal. Ngoài ra, giao thức này còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng tương tự như đăng nhập, chạy terminal session từ xa hay thay thế các chương trình truyền file như rcp, FTP.

SSH hoạt động như thế nào?
SSH hoạt động như thế nào?

Trong đó, kết nối đến host ở xa trong một phiên terminal là chức năng cơ bản nhất của SSH. Lệnh thực thi sẽ là:

ssh server.example.org

Sau khi thực thi lệnh trên, client sẽ tiến hành kết nối đến server server.example.com thông qua user ID là UserName. Trong lần kết nối đầu tiên giữa host với server, bạn sẽ nhận được public key fingerprint từ host và một lời nhắc:

The authenticity of host 'sample.ssh.com' cannot be established.

DSA key fingerprint is

01:23:45:67:89:ab:cd:ef:ff:fe:dc:ba:98:76:54:32:10.

Are you sure you want to continue connecting (yes/no)?

Bằng cách chọn yes, phiên làm việc sẽ tiếp tục diễn ra và lúc này, host key sẽ được lưu trữ trong file known_hosts  thuộc danh mục ẩn là /.ssh/known_hosts trong home directory của người dùng. Lúc này, client đã có thể kết nối đến server mà không cần phê duyệt thông qua xác thực kết nối từ host key.

Chức năng của giao thức SSH là gì?

Các chức năng của SSH là:

  • Cho phép truy cập từ xa vào hệ thống hoặc thiết bị mạng có hỗ trợ SSH một cách an toàn.
  • Phiên chuyển file, truyền file tự động một cách an toàn, đảm bảo tính bảo mật.
  • Cho phép thực thi các lệnh an toàn trên hệ thống từ xa.
  • Hỗ trợ người dùng quản lý các thành phần cơ sở hạ tầng của mạng với cách thức an toàn, tối ưu nhất.
  • SSH có khả năng thay thế các chương trình Telnet có độ bảo mật kém.
  • Cho phép chương trình, hệ thống truy cập từ xa vào các tài nguyên với cách thức an toàn nhất.

Sử dụng SSH trong những trường hợp nào?

Được biết, SSH hoạt động tại tầng thứ 4 trong mô hình TCP/IP với nhiệm vụ duy trì kết nối giữa client với server. Đặc biệt, giao thức này sẽ đảm bảo quá trình truyền dữ liệu luôn được an toàn thông qua cơ chế mã hóa riêng biệt.

Dưới đây là một số trường hợp bạn nên sử dụng SSH:

#1. Sử dụng trong mọi datacenter

SSH có trong mọi datacenter và thường đi kèm với server Linux, Mac, Unix. Phương thức kết nối SSH được ứng dụng phổ biến trong việc xây dựng giao thức bảo mật mạnh mẽ cho hệ thống máy cục bộ và máy từ xa.

#2. Kết nối hệ thống server

SSH kết nối hệ thống server và cho phép thực hiện các thay đổi, nâng cấp thông qua terminal hoặc một số công cụ nhất định. Trong đó, SSH Key được sử dụng để tạo quy trình đăng nhập tự động vào server, thường thấy trong các backup, script hay công cụ quản lý cấu hình.

Kết nối hệ thống server
Kết nối hệ thống server

#3. Ứng dụng cho hệ thống đăng nhập chỉ một lần duy nhất

SSH mang đến sự thuận tiện và loại bỏ ranh giới trong quá trình làm việc với các tổ chức khác. Cụ thể, SSH key sẽ cung cấp SSO – đăng nhập một lần để hỗ trợ cho việc chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản và tối ưu hóa quy trình làm việc.

#4. Mã hóa dữ liệu

Mọi SSH traffic đều được mã hóa để đảm bảo bảo mật tuyệt đối. Điều này mang đến sự an toàn tối đa trong quá trình chuyển file, nhập lệnh, duyệt web… của người dùng.

#5. Xác thực thông tin

Mặc dù người dùng vẫn có thể sử dụng SSH với user ID và password để làm thông tin xác thực, nhưng các máy cục bộ và máy từ xa sẽ có một cách thức xác thực riêng biệt với nhau thông qua public key pair. Cụ thể. mỗi session cần có hai public key pair để xác thực kết nối qua lại giữa máy cục bộ – máy từ xa.

Đánh giá ưu và nhược điểm của SSH là gì?

Đánh giá ưu và nhược điểm của SSH
Đánh giá ưu và nhược điểm của SSH

Ưu điểm

Vậy, ưu điểm của SSH là gì? Ưu điểm nổi bật của SSH là khả năng mã hóa dữ liệu để phòng tránh rủi ro liên quan đến bảo mật trong quá trình truyền dữ liệu qua mạng mở như Internet. Như vậy, những kẻ tấn công không thể hiểu và đánh cắp được thông tin đăng nhập của bạn. Đồng thời, giao thức này cũng được ứng dụng rộng rãi khi cho phép người dùng tạo nên các giao thức truyền dữ liệu khác như FTP.

Cụ thể, SSH sẽ bảo vệ người dùng trước những rủi ro đến từ:

  • IP source routing
  • DNS giả mạo
  • Nghe lén dữ liệu truyền đi
  • Giả mạo địa chỉ IP
  • Thao túng dữ liệu tại routers

Nhược điểm của SSH là gì?

Bên cạnh ưu điểm trên, SSH vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Các key được lưu trữ có thể tích tụ và tăng dần theo thời gian. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng được quy trình, cách thức quản lý host key hiệu quả.
  • Việc đưa ra lệnh SSH có chứa user ID và Password để xác thực có thể mang lại một số lợi ích nhất định, tuy nhiên nó lại vô tình tiềm ẩn nguy cơ lộ thông tin khiến những kẻ tấn công có cơ hội truy cập vào mã nguồn của bạn.
  • Mối đe dọa lớn nhất của SSH là khả năng quản lý key còn nhiều điểm hạn chế. Điều này có thể khiến tổ chức mất quyền kiểm soát người truy cập vào tài nguyên nếu không xây dựng được phương pháp quản lý phù hợp, nhất là trong quy trình app-to-app tự động.

Các kỹ thuật mã hóa khác

Khả năng mã hóa giúp quá trình truyền tải dữ liệu giữa host với client diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn:

Symmetrical encryption

Symmetrical encryption là kỹ thuật mã hóa mà trong đó chỉ sử dụng duy nhất một secret key. Secret key này sẽ đảm nhận nhiệm vụ mã hóa thông tin và cũng đồng thời giải mã thông tin ở trên host lẫn client. Các thực thể muốn giao tiếp qua Symmetrical encryption phải trao đổi secret key để sử dụng trong quá trình giải mã.

Symmetrical encryption
Symmetrical encryption

Hiện nay, có 2 thuật toán Symmetrical encryption phổ biến là Block algorithms và Stream algorithms.

Asymmetrical encryption

Asymmetrical encryption (hay public-key cryptography) là quá trình sử dụng 2 khóa, gồm một public key (khóa công khai) và một private key (khóa riêng tư) để mã hóa và giải mã dữ liệu, từ đó giúp cho quá trình truyền dữ liệu được diễn ra một cách an toàn, tránh được các truy cập hoặc sử dụng đáng ngờ.

Asymmetrical encryption
Asymmetrical encryption

Public key được cung cấp cho mọi người và bất kỳ ai cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên, dữ liệu đã mã hóa chỉ có thể được giải mã bởi người nhận bằng private key. Như vậy, Asymmetrical encryption sẽ thiết lập nên kết nối an toàn nhất khi giao tiếp qua không gian mạng không an toàn như internet.

Hashing

Nếu như asymmetrical encryption cung cấp quy trình 2 bước để mã hóa – giải mã tin nhắn, thì Hashing sẽ đảm nhận nhiệm vụ cô đọng tin nhắn thành giá trị có độ dài nhất định không thay đổi được – hay còn được gọi là hàm băm. Trong hashing có 2 thuật toán phổ biến nhất là MD5 và SHA-1.

Hashing
Hashing

Hash sẽ kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu – tức là dữ liệu không bị thay đổi bởi tác nhân khác, từ đó xác minh tính xác thực trong quá trình giao tiếp, truyền dữ liệu.

Các bản phân phối của SSH

Phần mềm SSH thường đi kèm với hầu hết các bản phân phối Macintosh OS X, Linux, Sun Solaris, OpenBSD và những hệ điều hành phát triển dựa trên nền tảng Unix. Hiện nay, Microsoft Windows cung cấp rất nhiều client, server SSH và bạn có thể tìm thấy nó ở phần lớn các nền tảng hiện nay như Commodore Amiga, PalmOS…

Các bản phân phối của SSH
Các bản phân phối của SSH

Các client SSH lấy từ Unix cũ thường được biết đến với tên gọi là r-commands r: rlogin (đăng nhập từ xa), Rv (remote shell), RCp (sao chép từ xa),… Tuy nhiên, trên thực tế, client SSH được xem như sự thay thế hoàn hảo cho r-commands cũ nên bạn hãy chuyển sang dùng SSH thay vì nền tảng cũ này để đảm bảo an toàn tối đa.

PuTTY được viết dựa trên mã nguồn mở SSH với mục đích ban đầu là khởi chạy trên hệ điều hành Windows. Thế nhưng, PuTTY đã được ứng dụng trên nhiều hệ điều hành khác và được xem như một trong những sự lựa chọn tuyệt vời để người dùng có thể triển khai SSH hiện nay.

Nhìn chung, các triển khai SSH thường sẽ đi kèm với 3 tiện ích là SSH, SCP và Slogin. Những tiện ích này được đánh giá cao hơn so với các công cụ tiền nhiệm của Unix như rlogin, rsh, rcp…

So sánh giữa giao thức SSH với giao thức SSL/TLS  & Telnet

Tiêu chí SSH SSL/TLS Telnet
Vị trí chạy Port Port 22 Port 22 Port 23
Độ an toàn Rất an toàn Kém an toàn Kém an toàn
Cơ chế mã hóa Public Key Public Key Truyền văn bản
Hệ thống phù hợp Public Network Public Network Private Network
Khả năng tương thích Tất cả hệ điều hành Tất cả hệ điều hành Linux và Windows
Chức năng Kiểm soát, điều khiển Server từ xa, liên kết host với client Kiểm soát, điều khiển Server từ xa Kiểm soát, điều khiển Server từ xa

Một số câu lệnh SSH

Một số câu lệnh SSH cơ bản là:

Lệnh gọi chương trình và tên host hay địa chỉ IP:

ssh server.example.org

Lệnh này có khả năng kết nối với host đích server.example.org, sau đó host đích sẽ yêu cầu nhập password tương ứng cho user ID của client đang chạy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, user ID cho host từ xa khác và người dùng phải gửi lệnh như sau:

ssh [email protected]

Bên cạnh đó, SSH còn được sử dụng trong command line để gửi lệnh đến host từ xa rồi thoát với lệnh:

ssh example.org ls

Sau khi nhập lệnh trên, lệnh Is sẽ được thực thi trên Unix để liệt kê nội dung trong thư mục hiện tại của host từ xa. Như vậy, SSH có thể thực hiện nhiều lệnh khác nhau cùng lúc trên một host từ xa như lệnh khởi tạo server instance, cho phép truy cập của máy từ xa vào tài nguyên, terminate server sau khi truy cập…

Ngoài ra, còn có một số lệnh khác được sử dụng với chức năng bổ sung như:

  • sshd: Khởi tạo SSH server để đợi yêu cầu kết nối SSH, đồng thời cho phép những hệ thống được cấp quyền kết nối đến localhost.
  • ssh-keygen: Chương trình tạo key pair, được sử dụng trong việc tạo quy trình tự động hóa trong đăng nhập, xác thực host hay triển khai SSO.
  • ssh-copy-id: Được sử dụng để copy, cài đặt cũng như cấu hình SSH key trên server để tạo quy trình đăng nhập tự động mà không cần password, SSO.
  • ssh-agent: Được sử dụng để theo dõi các key nhận dạng cùng passphrases của chúng. Thông qua đó, người dùng có thể sử dụng identity key để đăng nhập và bỏ qua password hay passphrase.
  • ssh-add: Được dùng để thêm key vào SSH authentication agent và thường kết hợp với ssh-add để hỗ trợ cho quá trình triển khai SSO.
  • scp: Đây là phiên bản an toàn hơn so với rcp và nó cho phép sao chép file giữa các máy tính khác nhau.
  • sftp: Chương trình sao chép file an toàn hơn so với ftp.

SSH Tunneling

SSH Tunneling (hay SSH port forwarding – chuyển tiếp cổng SSH) là một kỹ thuật mà người dùng có thể mở một tunnel an toàn giữa localhost với remote host. Kỹ thuật này sử dụng trong quá trình chuyển lưu mạng đến cổng hoặc một địa chỉ IP khác để các ứng dụng nằm trên localhost có thể truy cập đến remote host một cách tối ưu nhất.

SSH Tunneling
SSH Tunneling

Mặc dù đây được xem như công cụ hỗ trợ mạnh mẽ của các admin IT, nhưng những kẻ tấn công vẫn có thể lợi dụng kỹ thuật này để chuyển firewall. Vì thế, bạn nên kết hợp sử dụng thêm công cụ ngăn chặn SSH tunnel trái phép qua firewall.

FAQS( Câu Hỏi Thường Gặp)

SSH có thể được sử dụng trên hệ điều hành nào?

SSH có thể được sử dụng trên hầu hết các hệ điều hành, bao gồm Linux, macOS, và Windows. Trên Windows, bạn có thể sử dụng các phần mềm như PuTTY để kết nối bằng SSH.

Có cách nào để kiểm tra độ bảo mật của kết nối SSH?

Để kiểm tra tính an toàn của kết nối SSH, bạn có thể sử dụng các công cụ như ssh-audit hoặc sslyze để kiểm tra cài đặt SSH trên máy chủ. Điều này giúp bạn xác định các cài đặt không an toàn và khắc phục chúng.

Làm cách nào để đổi mật khẩu đăng nhập SSH trên máy chủ?

Để đổi mật khẩu đăng nhập SSH, bạn có thể sử dụng lệnh passwd trên máy chủ. Lệnh này cho phép bạn đặt lại mật khẩu của người dùng SSH.

Làm cách nào để thay đổi cổng SSH mặc định?

Cổng SSH mặc định là 22. Tuy nhiên, để tăng cường bảo mật, bạn có thể thay đổi cổng này trong tệp cấu hình SSH (sshd_config) trên máy chủ và sau đó khai báo cổng mới trong tường lửa để cho phép kết nối vào cổng đó.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ SSH là gì. Có thể nói rằng, SSH là một trong những giao thức bảo mật an toàn và tốt nhất hiện nay. Vậy nên, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu và triển khai cho hệ thống nếu như có đủ điều kiện.

Ngoài Apache và Nginx, LiteSpeed hiên nay cũng đang là giải pháp web server được nhiều người dùng quan tâm và sử dụng. Vậy, cụ thể LiteSpeed là gì và có những đặc trưng nổi trội nào hữu ích hơn Apache và Nginx? Hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu ngay sau đây nhé!

LiteSpeed là gì?

LiteSpeed hay LiteSpeed Web Server (viết tắt: LSWS) là một dịch vụ máy chủ web hoạt động dựa trên nền tảng OS Linux. LiteSpeed nổi bật với hiệu suất tối ưu và khả năng mở rộng linh hoạt.

LiteSpeed là gì?
LiteSpeed là gì?

Với LiteSpeed, người dùng dễ dàng thay thế Apache mà không phải qua bất kỳ thao tác chỉnh sửa cấu hình nào của hệ điều hành. Đặc biệt hơn, quá trình thay thế này còn diễn ra mượt mà mà không làm ảnh hưởng đến tiến trình hay chương trình đang tồn tại trong hệ thống.

Sự hình thành và phát triển của LiteSpeed

LiteSpeed Technologies được thành lập vào năm 2002 bởi George Wang và nhóm kỹ sư hàng đầu.

  • LSWS ra đời vào tháng 7 năm 2003 với phiên bản đầy đủ tính năng. Vào năm 2007, nó đã chính thức trở thành LSWS Enterprise và được cấu hình để thay thế Apache. Cùng năm đó, LSWS đã được tích hợp với các phần mềm quản lý máy chủ phổ biến như cPanel, DirectAdmin, Plesk, vv.
  • Đến tháng 8 / 2008, LiteSpeed Web Server đã leo lên vị trí thứ 4 trong danh sách các máy chủ web phổ biến nhất, với thị phần tăng từ 0.39% lên 3.29%, theo thống kê của Netcraft.
  • LSWS  đã chính thức hỗ trợ giao thức HTTP/2 vào năm 2015 với phiên bản 5.0 và cũng phát hành LSCache (plugin cache cho WordPress) với ESI trong phiên bản 5.0.10.
  • Vào năm 2017, LSWS cũng chính thức hỗ trợ giao thức QUIC (Quick UDP Internet Connection) đây là một giao thức do Google phát triển.

>>> Xem thêm: Web Server là gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Máy Chủ Web

Vì sao nên sử dụng LiteSpeed?

So với các giải pháp web server khác, LiteSpeed sở hữu những tính năng hấp dẫn, có thể dễ dàng giải quyết nhu cầu của người dùng dịch vụ. Những đặc trưng này được lý giải sau đây:

  • LSWS giúp gia tăng tốc độ truy cập và tiết kiệm tài nguyên hệ thống. Nhờ đó mà người dùng có thể tiết kiệm được chi phí và năng lượng.
  • LSWS trang bị tính năng bảo mật dữ liệu người dùng mạnh mẽ, giúp bảo vệ website trước các cuộc tấn công mạng.
  • LSWS hỗ trợ đa ngôn ngữ lập trình.
  • LSWS hỗ trợ HTTP/s và QUIC nhằm cải thiện tốc độ cũng như hiệu suất truy cập website.

Nhờ những đặc trưng vượt trội trên mà LiteSpeed hay LiteSpeed Web Server trở thành sự lựa chọn, một giải pháp đem lại hiệu quả cao cho máy chủ web.

Lợi ích của LiteSpeed mà bạn không nên bỏ qua

Sau khi tìm hiểu LiteSpeed là gì và lý do vì sao phải sử dụng dịch vụ này, để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo thêm một số đặc trưng của LiteSpeed sau:

Tương thích với Apache

LiteSpeed được đánh giá cao về khả năng tương thích với Apache khi người dùng có thể sử dụng những tính năng như mod_rewrite hay .htaccess,… Bên cạnh đó, file config từ Apache còn có thể dễ dàng tích hợp vào LiteSpeed mà không gặp bất kỳ vấn đề nào.

Ngoài ra, với các phần mềm quản lý server hay web hosting, LiteSpeed cũng vẫn có thể hoạt động tốt và suôn sẻ.

>>> Xem thêm : Apache Là Gì? Tìm Hiểu Từ A – Z Dành Cho Người Mới

Hiệu suất và tính mở rộng

LiteSpeed là một giải pháp lưu trữ mạnh mẽ với khả năng mở rộng và cải thiện hiệu suất nhờ kiến trúc điều khiển sự kiện độc đáo. Dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu cho hơn hàng nghìn truy cập cùng sử dụng mức tài nguyên máy chủ tối như như CPU hay bộ nhớ RAM.

LiteSpeed đem đến hiệu suất cao và khả năng mở rộng linh hoạt
LiteSpeed đem đến hiệu suất cao và khả năng mở rộng linh hoạt

Ngoài ra, so với Apache, LiteSpeed có mã nguồn được phát triển và tối ưu hóa một cách độc đáo, giúp gia tăng hiệu suất PHP và đáp ứng nhanh nhu cầu cho các website tĩnh. LiteSpeed cũng sở hữu lượng truy cập gia tăng đột biến, kết hợp cùng khả năng quản lý chống lại DoS mà không cần đến phần cứng làm giảm DDoS.

Bảo mật

Bởi vì LiteSpeed tích hợp thêm tính năng ngăn chặn DDoS hiệu quả với khả năng tùy chỉnh request, per-IP connection,… và kết hợp cùng tính năng bảo mật modsecurity phổ biến.

Do đó, nếu địa chỉ IP đột ngột có nhiều yêu cầu gửi đến hoặc kết nối đến hệ thống đều sẽ bị chặn lại. Một trong những công dụng của LiteSpeed lúc này là giảm thiểu tối đa các tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến hiệu quả bảo mật server.

Chi phí phù hợp

LiteSpeed có giao diện người dùng đơn giản, dễ thực hiện cũng như mức chi phải chăng hơn so với việc nâng cấp Apache server. Đồng thời, phí bản quyền của dịch vụ này cũng thấp hơn nhiều dịch vụ khác.

LiteSpeed có chi phí thấp hơn Apache
LiteSpeed có chi phí thấp hơn Apache

Hiệu quả sử dụng phần cứng

Nhờ đảm bảo được tốc độ tăng từ 2 – 6 lần so với ứng dụng Nginx và giảm tải máy chủ đến 99% mà LiteSpeed có thể hỗ trợ người dùng gia tăng khả năng số lượng khách hàng cần phục vụ.

Đồng thời, độ tin cậy và hiệu suất cao cũng là những điểm mạnh của LiteSpeed. Nhiều hiệu quả phần cứng mà website sẽ luôn truy cập được  từ phía khách hàng, ngay cả khi có lượng truy cập đông đảo.

Dễ dàng quản lý

Litespeed mang đến cho người dùng một giao diện quản lý đơn giản với thao tác dễ dàng mà ngay cả người dùng ít kinh nghiệm cũng có thể thực hiện. Dịch vụ này có khả năng đọc file với nhiều cấu hình khác nhau và được tương thích trên nhiều phần mềm.

Mặt khác, người dùng cũng có thể chuyển đổi nhanh chóng từ Apache sang LiteSpeed. Điều này khiến việc quản lý nội dung website trở nên đơn giản chỉ với vài thao tác, và cũng cho phép bật tính năng cache trên mỗi tài khoản.

Các phiên bản LiteSpeed phổ biến hiện nay

LiteSpeed hiện đang được phân làm 3 phiên bản khác nhau, có thể đáp ứng được nhu cầu của mỗi đối tượng riêng biệt. Cụ thể:

Các phiên bản LiteSpeed
Các phiên bản LiteSpeed
  • OpenLiteSpeed: Đây là phiên bản mã nguồn mở miễn phí của LiteSpeed chỉ cung cấp một số tính năng cơ bản cho người dùng. Đối với các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ của nhu cầu sử dụng web server ở mức trung bình thì OpenLiteSpeed là lựa chọn phù hợp.
  • LiteSpeed Standard: Đây là phiên bản LiteSpeed trung cấp được trang bị thêm một số tính năng của LiteSpeed Enterprise. Với những công ty trung cấp và các web server có nhu cầu trung bình thì đây là phiên bản thích hợp để sử dụng.
  • LiteSpeed Enterprise: Đây là phiên bản cao cấp nhất của LiteSpeed, được cung cấp đầy đủ các tính năng từ cơ bản đến nâng cao cùng nhiều tính năng bổ sung khác. LiteSpeed Enterprise thích hợp cho các công ty lớn, web server có nhu cầu cao sử dụng.

Khác biệt của LiteSpeed và Apache

Mặc dù LiteSpeed và Apache đều là giải pháp web server mã nguồn mở, thế nhưng cả 2 lại sở hữu những đặc trưng riêng và khác biệt. Cụ thể:

Tiêu chí LiteSpeed Apache
Mức độ phổ biến LiteSpeed đang xếp ở thứ 5 và chịu trách nhiệm cho 6,4% website trực tuyến (Theo thống kê W3Techs) Apache giữ vị trí đầu bảng khi đang chiếm hơn 39% Internet (Theo thống kê W3Techs)
Hiệu suất (Nội dung tĩnh) LiteSpeed ​​linh hoạt hơn với lượng truy cập cao cùng số lượng kết nối cùng lúc lớn.  Các website tĩnh tận dụng nhiều hơn so với cấu hình tiêu chuẩn của Apache server Tốc độ xử lý chậm hơn LiteSpeed
Hiệu suất (Nội dung động) LiteSpeed có khả năng xử lý tải cao hơn và có thể tăng tốc trang trong môi trường PHP Khả năng xử lý chậm hơn LiteSpeed
Hỗ trợ hệ điều hành Hỗ trợ hệ điều hành Linux Hỗ trợ đa dạng các hệ điều hành gồm Linux, Unix, Mac OS, X Windows, FreeBSD,…
Bảo mật Kkhả năng bảo vệ website cấp cao nhờ hỗ trợ các quy tắc mod_security của Apache, chống lại brute force cũng như các cuộc tấn công DDoS khác. Apache đi kèm với các yếu tố cần thiết để bảo vệ an toàn cho web server với các quy tắc bảo mật, chặn quyền truy cập người dùng hay loại bỏ mô-đun không cần thiết.
Vấn đề hỗ trợ LiteSpeed có cộng đồng được tổ chức tốt hơn so với Apache. Apache không cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng.
Chi phí Cũng có một phiên bản miễn phí, nhưng khá hạn chế (chỉ hỗ trợ một domain và 2 GB RAM). Chi phí độc quyền giá từ $10/tháng – $92/tháng Apache là phần mềm được cung cấp miễn phí.

Bảng giá bản quyền LiteSpeed

Nếu bạn đang có nhu cầu muốn sử dụng gói dịch vụ LiteSpeed nhưng chưa biết bảng giá chi tiết của LiteSpeed thì hãy tham khảo sau đây:

Tên gói Domain Worker Process RAM LSCache Giá tiền
Free Starter 1 1 2 GB Đã bao gồm Miễn phí
Site Owner 5 1 8 GB Đã bao gồm 10$/tháng
Site Owner Plus 5 1 Unlimited Đã bao gồm 16$/tháng
Web Host Lite Unlimited 1 8 GB Đã bao gồm 26$/tháng
Web Host Essential Unlimited 1 Unlimited Đã bao gồm 36$/tháng
Web Host Professional Unlimited 2 Unlimited Đã bao gồm 46$/tháng
Web Host Enterprise Unlimited 4 Unlimited Đã bao gồm 65$/tháng
Web Host Elite Unlimited Có thể cấu hình Unlimited Đã bao gồm 92$/tháng

FAQs (Câu hỏi thường gặp)

Trong quá trình tìm hiểu LiteSpeed là gì, nhiều người tìm kiếm đã liên tục đặt ra các thắc mắc phổ biến như sau:

LiteSpeed có phải phần mềm mã nguồn mở?

Không. LiteSpeed hay LiteSpeed Web Server mặc dù cung cấp phiên bản mã nguồn mở miễn phí cho website với lưu lượng truy cập thấp, thế nhưng LiteSpeed lại không phải là một phần mềm mã nguồn mở.

Nên sử dụng LiteSpeed Web Server không?

Có. LiteSpeed cung cấp tốc độ truy cập nhanh chóng và khả năng tiết kiệm tài nguyên hữu hiệu hơn các giải pháp web server khác. Đồng thời, LiteSpeed còn hỗ trợ thêm đa ngôn ngữ lập trình và khả năng bảo mật mạnh mẽ. Do đó, LiteSpeed xứng đáng được người dùng sử dụng.

LiteSpeed có giống Nginx hay Apache không?

Không. Mặc dù LiteSpeed tương đồng với Apache và Nginx về cấu hình và quản lý web server. Thế nhưng, LSWS lại sở hữu tốc độ truy cập nhanh hơn cùng khả năng tiết kiệm tài nguyên tốt hơn Apache và Nginx.

LiteSpeed có tương thích với WordPress không?

Có. LiteSpeed không chỉ tương thích với WordPress mà còn tương thích với các ứng dụng web phổ biến khác như Drupal, Joomla, Magento,… và hỗ trợ đa ngôn ngữ như PHP, Python,…

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về LiteSpeed là gì cùng những đặc trưng tiêu biểu mà giải pháp web server mã nguồn mở này mang lại cho người dùng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu và áp dụng hiệu quả LiteSpeed cho website và doanh nghiệp của mình!

File Host là một tập tin quan trọng cần dùng đến trong quá trình chỉnh sửa và thiết lập hệ thống. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu File Host là gì và những cách xử lý khi gặp phải tình trạng file không lưu trữ được. 

File Host là gì?

File Host là một tệp tin có khả năng lưu trữ địa chỉ IP của server và domain của website được trỏ tới. Hiểu đơn giản có thể xem File Host như một DNS nhỏ trên hệ điều hành của người dùng. Thông qua File Host, hệ điều hành có thể biết được địa chỉ IP của server từ vị trí mà domain được quản lý. 

File Host là tệp tin quan trọng trong chỉnh sửa và cài đặt hệ thống
File Host là tệp tin quan trọng trong chỉnh sửa và cài đặt hệ thống

Đến thời điểm hiện tại, File Host vẫn đang là thư mục tồn tại trong các phiên bản hệ điều hành hiện đại và được sử dụng như một giải pháp phân giải tên thay thế trên tất cả hệ điều hành như Linux, Windows hay MacOS.

Nhìn chung, File Host có cách thức hoạt động rất dễ dàng, tệp sẽ chỉ định hostname thành địa chỉ IP mà không người dùng cần phải khai báo điều gì. 

Vị trí của File Host

File Host có cấu trúc tổ chức được chia làm nhiều dòng. Trong đó, mỗi dòng của tệp sẽ có 2 trường phân cách bởi một hay nhiều dấu tab (hoặc dấu cách). 

Đồng thời, File Host thường được định dạng theo hình thức: <địa chỉ IP> <tên miền>.

Trong đó, địa chỉ IP sẽ được thiết lập ở định dạng tĩnh hoặc động và tương thích với tên miền tương ứng. Địa chỉ IP của File Host thường được mặc định là 120.0.0.1 (localHosts). 

Mở File Host trên Windows C:WindowsSystem32driversetc.

Ở các hệ điều hành Windows, MacOS và Linux sẽ có cách mở File Host không giống nhau, cụ thể: 

  • Trên Windows: C:WindowsSystem32driversetc.
  • Trên Linux: /etc/hosts.
  • Trên MacOS: /private/etc/hosts.

Lợi ích khi sử dụng File Host là gì?

File Host cung cấp nhiều tính năng đặc biệt được rất nhiều hệ điều hành sử dụng. Cụ thể:

Bảo vệ quyền riêng tư 

Thông qua quá trình cài đặt File Host, người dùng có thể ngăn chặn sự xuất hiện của quảng cáo ở các nguồn không mong muốn. Đặc biệt là File Host còn có khả năng bảo mật quyền riêng tư người dùng một cách tốt nhất nhờ việc ngăn chặn sự thâm nhập của các bên thứ 3 vào website. 

Chuyển hướng website mượt mà

File Host còn trang bị khả năng tự động chuyển hướng website với cách thực hiện vô cùng đơn giản. 

Chuyển hướng website mượt mà
Chuyển hướng website mượt mà

Cụ thể, người dùng mở File Host và thêm vào cuối nội dung File Host cú pháp: 46.250.210.219 yourdomain.com. 

Trong đó: 

  • 46.250.210.219: Địa chỉ IP của website mà người dùng muốn chuyển hướng. 
  • yourdomain.com: Tên website gõ trên trình duyệt của bạn. Thông qua tên website, bạn sẽ được trỏ đến địa chỉ IP đã thiết lập ở trên. 

Sử dụng File Hosting trong chuyển hướng website giúp người dùng có một trải nghiệm mượt mà và không bị gián đoạn. 

Hỗ trợ ngăn chặn các website xấu

Lợi ích tiếp theo của File Host là bảo vệ người dùng khỏi những website độc hại trong môi trường internet ngày càng nguy hiểm. Điều này còn đặc biệt đúng trong trường hợp gia đình có con nhỏ, cần sử dụng thiết bị kết nối internet, máy tính công cộng,… Để tiến hành thực hiện ngăn chặn một website, người dùng chỉ cần thêm địa chỉ IP và tên miền của website vào File Host. 

Tăng tốc độ truy cập website

Ngoài ra, File Host còn được sử dụng như một mẹo có thể hỗ trợ người dùng truy cập website nhanh chóng. Để thực hiện, người dùng chỉ cần thêm cú pháp: 199.59.150.39 t vào File Host. 

Tăng cường bảo mật

File Host có thể hoạt động như một bức tường lửa trong hệ thống cục bộ của người dùng. Thông qua việc cài đặt File Host hợp lý, người dùng có thể chặn Spyware hoặc các nhà quảng cáo/website độc hại. 

File Host có thể chặn Spyware hoặc các nhà quảng cáo/website độc hại
File Host có thể chặn Spyware hoặc các nhà quảng cáo/website độc hại

Chạy thử web server

File Host là một yếu tố quan trọng trong lập trình và được sử dụng cho mục đích kiểm thử các ứng dụng trên website. Đối với những developer, họ có thể dễ dàng khởi chạy các localhost, 127.0.0.1 hoặc địa chỉ IP localhost  để kiểm tra debug một cách thuận tiện hơn. 

Thiết lập website chưa có tên miền

Khi người dùng chưa có tên miền cho website thì File Host chính là giải pháp hỗ trợ kịp thời cho phép sử dụng để setup website. Người dùng có thể tiến hành chỉnh sửa trực tiếp website trên các File Host. 

Ngăn chặn phần mềm update

Đối với nhiều developer mới vào nghề, họ thường sử dụng File Host để hỗ trợ ngăn chặn quá trình cập nhật của phần mềm. 

Cách trỏ File Host trên hệ điều hành Windows và MacOS

Sau khi tìm hiểu về File Host là gì và những tính năng mà tệp này mang lại, nếu bạn muốn trỏ File Host trên hệ điều hành (Windows, MacOS) đang sử dụng nhưng chưa biết làm thế nào thì hãy tham khảo:

Hướng dẫn trỏ File Host trên Windows

Các bước thực hiện trỏ File Host trên Windows cụ thể:

  • Bước 1: Tiến hành mở File Host theo đường dẫn: C:WindowsSystem32driversetchosts.

Mở File Host theo đường dẫn: C:WindowsSystem32driversetchosts.

  • Bước 2: Thêm vào File Host cấu trúc: IP + Dấu cách + Tên website.
Thêm vào File Host cấu trúc: IP + Dấu cách + Tên website.
Thêm vào File Host cấu trúc: IP + Dấu cách + Tên website.
  • Bước 3: Lưu lại File Host.

Cách trỏ File Host trên MacOS

Các bước thực hiện trỏ File Host trên MacOS cụ thể:

  • Bước 1: Mở terminal và thực hiện lệnh: sudo nano /private/etc/hosts.

Mở giao diện màn hình dòng lệnh terminal 

  • Bước 2: Nhấn Enter và nhập mật khẩu đăng nhập MacOS.
Nhập mật khẩu đăng nhập MacOS
Nhập mật khẩu đăng nhập MacOS
  • Bước 3: Lưu File Host. 

Hướng dẫn xử lý File Host không lưu trữ được hiệu quả

Trong quá trình hoạt động, nếu File Host xảy ra tình trạng không lưu trữ được dữ liệu thì bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục được chia sẻ sau:

Nguyên nhân File Host gặp tình trạng không lưu được

Thường có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng File Host không lưu được, đó là:

  • Người dùng không phải là Administrator (Quản trị viên) nên không có quyền chỉnh sửa File Host. Bởi tệp này chứa dữ liệu quan trọng và phải được cấp quyền mới có thể điều chỉnh. 
  • Xảy ra xung đột giữa một số ứng dụng đang dùng với File Host. Những chương trình này có thể đang chạy ngầm nên không thể lưu trữ cùng File Host. 

Cách xử lý khi File Hosting không lưu được

Sau khi đã nhận diện được nguyên xảy ra tình trạng không lưu được ở File Host là gì, dưới đây là một số cách khắc phục mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Sao chép và lưu File Host sang một thư mục khác: Sao chép File Host từ thư mục C:WindowsSystem32driversetc. Sau đó, lưu sang thư mục khác ở C:WindowsSystem32driversetc. Lưu ý: Lúc này File Host sẽ có phần mở rộng “.txt” và bạn cần xóa bỏ đi. 
  • Tìm và loại bỏ thuộc tính “read only”: Đây là thuộc tính chỉ cho phép đọc – read only nên bạn cần loại bỏ bằng cách chọn Properties. Sau đó, tìm đến thuộc tính read only và chọn OK. 
  • Tải và cài đặt ứng dụng Notepad++: Bạn tải phần mềm ứng dụng Notepad++ về thiết bị. Sau đó, nhấp chuột vào File Host và chọn Edit with notepad++. Tiếp đó, chỉnh sửa File Host và Lưu lại. Lưu ý: Trong quá trình lưu Notepad++ nếu có thông báo xuất hiện. bạn chỉ cần chọn Yes. 
  • Chỉnh sửa trực tiếp trên File Host: Bạn cũng có thể điều chỉnh trực tiếp trên File Host bằng cách chọn Properties và chọn Security. Sau đó, nhấp vào user đang sử dụng và chọn Edit để thay đổi user. Tiếp đó, nhấp vào Allow ở dưới Full Control và nhấn Apply để hoàn tất chỉnh sửa. 

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số thắc mắc mà người dùng thường thảo luận khi tìm hiểu về File Host là gì mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:

Định dạng File Host  có thể khôi phục được không?

Có. Để khôi phục về định dạng mặc định cho File Host, bạn tiến hành:

  • Bước 1: Chọn File Host đang hoạt động tại ô tìm kiếm Start. 
  • Bước 2: Mở file trong Notepad và thiết lập lại. 
  • Bước 3: Lưu và xóa đuôi “.txt”. 

 Phần mềm quản lý File Host là gì? 

Phần mềm quản lý File Host là một phần mềm trang bị tính năng hỗ trợ người dùng xác định được tên miền hay website nào đang được kết nối đến địa chỉ IP cụ thể nào. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết chia sẻ về File Host là gì và tính năng nổi trội, cách xử lý File Host đơn giản, nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn “bỏ túi” thêm cho mình những kiến thức hữu ích về hosting để hỗ trợ cho việc xây dựng, duy trì và phát triển website của mình.