Ad
Author

Đinh Mạnh Tuấn

Browsing

Hosting NodeJS là một dịch vụ lưu trữ web phù hợp cho những cá nhân/tổ chức có nhu cầu phát triển website nhanh chóng. Thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều người dùng chưa biết Hosting NodeJS là gì và đơn vị nào cung cấp về dịch vụ này? Vậy nên, trong bài viết này, hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu chi tiết nhé!

Hosting NodeJS là gì?

Hosting NodeJS là một tùy chọn dịch vụ lưu trữ web phù hợp cho những cá nhân/tổ chức có nhu cầu phát triển website một cách nhanh chóng và chất lượng. Được biết, NodeJS là một nền tảng được xây dựng trên V8 Javascript runtime của Google với mục đích xây dựng các ứng dụng mạng nhanh chóng và có thể mở rộng dễ dàng. 

Hosting NodeJS là gì?

Nhìn chung, nhờ khả năng phát triển ứng dụng vượt trội mà Hosting NodeJS được đánh giá là dịch vụ thu hút đông đảo sự quan tâm và chú ý của cộng đồng công nghệ trên thị trường hiện nay. 

Tính năng cơ bản của Hosting NodeJS là gì?

Dưới đây là một số tính năng cơ bản được đề cập nhằm giúp người dùng hiểu rõ hơn khái niệm Hosting NodeJS là gì, cụ thể:

Hosting NodeJS  có cơ chế vận hành đơn giản
Hosting NodeJS  có cơ chế vận hành đơn giản
  • Tính không đồng bộ: Bởi vì các API trên nền tảng NodeJS phụ thuộc vào NodeJS Server và dữ liệu cũng phải đợi server này trả về. Do đó mà mọi API trong thư viện NodeJS đều không được đồng bộ. Đồng thời, NodeJS Server cũng trang bị một cơ chế gửi thông báo và nhận phản hồi riêng trước các cuộc gọi từ NodeJS và API. 
  • Cơ chế vận hành đơn giản: NodeJS áp dụng những ứng dụng của mô hình Single Thread cùng những sự kiện lặp lại. Đồng thời, NodeJS còn kết hợp với chương trình đơn luồng và chương trình có cơ chế tương tự để NodeJS có khả năng đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn so với chương trình truyền thống.
  • Tốc độ vận hành và xử lý dữ liệu tối ưu: Nhờ xây dựng dựa trên nền tảng V8 Javascript Engine và sử dụng core lập trình bằng ngôn ngữ C++ mà NodeJS có tốc độ hoạt động nhanh chóng. Nhờ đó, NodeJS có thể thực hiện các chương trình và xử lý yêu cầu một cách tối ưu.
  • Không có vùng đệm dữ liệu: NodeJS còn có một đặc trưng khác là không có khả năng lưu trữ dữ liệu vào vùng đệm. Do đó, nền tảng này không thể lưu trữ dữ liệu buffer và ứng dụng.  
  • Được cấp giấy phép: Hiện tại, nền tảng NodeJS đã được MIT License cấp giấy phép. 

Ưu nhược điểm Hosting NodeJS là gì?

Để hiểu rõ hơn về Hosting NodeJS là gì, bạn hãy khám phá một số ưu nhược điểm được đề cập sau:

Ưu, nhược điểm của Hosting NodeJS
Ưu, nhược điểm của Hosting NodeJS

Ưu điểm

Những ưu điểm nổi trội mà dịch vụ Hosting NodeJS mang đến cho người dùng:

  • Tốc độ nhanh chóng: Hosting NodeJs giúp website gia tăng tốc độ, đáp ứng được lưu lượng truy cập lớn khi website phát triển. 
  • Xử lý đồng bộ số lượng kết nối lớn: Bên cạnh tốc độ, Hosting NodeJS còn trang bị khả năng xử lý đồng bộ số lượng kết nối một cách tối ưu nhất.
  • Dễ sử dụng: Không phức tạp và khó sử dụng như Hosting PHP, Hosting NodeJS có khả năng thao tác và xử lý rất đơn giản, nhanh chóng. 
  • Phù hợp để xây dựng ứng dụng thời gian thực: Đặc biệt, Hosting NodeJS còn cực kỳ thích hợp để xây dựng những ứng dụng thời gian thực như blog, trang mạng xã hội, website,… 

Nhược điểm

Song song với những ưu điểm nổi bật, Hosting NodeJS cũng tồn tại mặt hạn chế là tiêu hao tài nguyên và thời gian. Vì thế, nền tảng này không phù hợp cho những đối tượng cần xử lý nhiều ứng dụng tốn nhiều tài nguyên CPU. 

Top 5 nhà cung cấp Hosting NodeJS chất lượng hiện nay

Nếu bạn muốn chọn mua Hosting NodeJS nhưng chưa biết đơn vị nào cung cấp dịch vụ chất lượng thì hãy tham khảo ngay top 5 nhà cung cấp uy tín sau:

Bluehost

Bluehost là một nhà cung cấp hosting chất lượng với tất cả gói dịch vụ cung cấp đến người dùng đều tích hợp NodeJS. Đồng thời, đơn vị còn cung cấp thêm các công cụ hỗ trợ phân tích và tối ưu hóa website để thu hút thêm nhiều lượng truy cập cũng như gia tăng hiệu quả hoạt động. 

Digital Ocean

Tương tự Bluehost, DigitalOcean cũng là một nhà cung cấp dịch vụ Hosting NodeJS nổi tiếng thế giới. Mặc dù nhà cung cấp này nổi bật với chi phí thấp và dễ dàng nâng cấp gói dịch vụ, thế nhưng giao diện của DigitalOcean khá phức tạp và đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về kỹ thuật nên bạn cần cân nhắc để có quyết định phù hợp. 

DigitalOcrean

A2 Hosting

A2 Hosting cũng là một nhà cung cấp dịch vụ hosting không quá xa lạ trên thị trường. Đơn vị này cũng tích hợp NodeJS trong các gói dịch vụ của mình. Tuy nhiên, khác với các đối thủ cạnh tranh, A2 Hosting lại cho phép người dùng có thể cùng sử dụng chung gói dịch vụ thay vì xem xét giữa tùy các tùy chọn cho NodeJS. 

Glitch

Glitch là giải pháp lưu trữ Hosting NodeJS miễn phí cung cấp khả năng cá nhân hóa cho người dùng. Đồng thời, gói dịch vụ Hosting NodeJS của Glitch không chỉ phù hợp cho cá nhân mà còn dành cho các doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, Glitch vẫn có hạn chế là không cho phép người dùng sử dụng tên miền riêng để đăng ký. 

AWS

Cuối cùng là AWS – Amazon Web Server là một giải pháp lưu trữ hosting cho NodeJS được cung cấp bởi Amazon. Với AWS, nhu cầu của người dùng sẽ được đáp ứng một cách nhanh chóng nhờ khả năng tính mở rộng cao và sự linh hoạt trong việc xây dựng các ứng dụng. 

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin giải đáp cho thắc mắc Hosting NodeJS là gì cùng top 5 nhà cung cấp Hosting NodeJS uy tín hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ hấp dẫn này cũng như thành công chọn cho mình nhà cung cấp Hosting NodeJS phù hợp! 

Việc quản lý máy chủ ảo (VPS) là một nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi sự chuyên nghiệp, hiệu quả cũng như sự bảo mật. Hãy cùng  chúng tôi khám phá và đánh giá những phần mềm quản lý VPS hàng đầu trong năm 2023 và chắc chắn bạn sẽ tìm thấy công cụ lý tưởng để quản lý VPS của mình một cách dễ dàng và chuyên nghiệp!

Định nghĩa VPS là gì?

VPS là gì?
VPS là gì?

VPS (Virtual Private Server) là một dạng dịch vụ máy chủ ảo. Nó cho phép bạn có một máy chủ riêng biệt và độc lập trên một máy chủ vật lý chung. Thay vì phải mua và quản lý một máy chủ riêng, bạn thuê một phần tài nguyên trên máy chủ đó.

Với VPS, bạn có quyền truy cập quản trị và hoàn toàn kiểm soát máy chủ ảo của mình. Bạn có thể cài đặt hệ điều hành, ứng dụng và tùy chỉnh cấu hình theo ý muốn. Máy chủ ảo này hoạt động giống như một máy chủ riêng biệt, nhưng tài nguyên của nó được chia sẻ với các máy chủ ảo khác trên cùng một máy chủ vật lý.

Các tính năng quan trọng của phần mềm quản lý VPS

Phần mềm quản lý VPS cung cấp nhiều tính năng quan trọng để giúp người dùng quản lý và điều khiển VPS một cách hiệu quả và an toàn. Dưới đây là một số tính năng quan trọng của phần mềm quản lý VPS.

Quản lý và giám sát hệ thống VPS

Phần mềm quản lý VPS cho phép người dùng theo dõi và quản lý tài nguyên của máy chủ ảo. Bằng cách giám sát tài nguyên như CPU, bộ nhớ và dung lượng đĩa, người dùng có thể đảm bảo rằng hệ thống hoạt động ổn định và đáng tin cậy.

Quản lý và triển khai máy ảo

Phần mềm quản lý VPS cho phép người dùng tạo, cấu hình và quản lý các máy ảo trên hệ thống. Người dùng có thể tạo mới máy ảo, xóa và sao lưu dữ liệu, điều chỉnh tài nguyên cho từng máy ảo, và thậm chí thực hiện khôi phục nhanh chóng khi cần thiết.

Quản lý mạng và bảo mật

Phần mềm quản lý VPS cung cấp các tính năng quản lý mạng, bảo mật và quyền truy cập. Người dùng có thể cấu hình các thông số mạng như địa chỉ IP, tường lửa và chia sẻ tài nguyên mạng.

Tích hợp và giao tiếp

Phần mềm quản lý VPS thường có khả năng tích hợp với các dịch vụ và ứng dụng khác. Điều này cho phép người dùng kết nối và quản lý các thành phần hệ thống khác nhau một cách dễ dàng.

Các thông số cần lưu ý khi lựa chọn phần mềm quản lý VPS

Khi lựa chọn phần mềm quản lý VPS, có một số thông số quan trọng cần lưu ý để đảm bảo bạn chọn được phần mềm phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của bạn. Dưới đây là các thông số mà bạn cần lưu ý:

RAM

RAM (Random Access Memory) là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất của VPS. VPS với RAM cao sẽ có khả năng xử lý nhanh chóng và hỗ trợ đồng thời nhiều người dùng truy cập và tương tác với ứng dụng của bạn.

SWAP

SWAP là một phần của ổ cứng được sử dụng như bộ nhớ ảo khi RAM cạn kiệt. Kích thước SWAP cần được cân nhắc để đảm bảo rằng hệ thống VPS vẫn có đủ tài nguyên để hoạt động mượt mà ngay cả khi tải cao.

Ổ cứng

Dung lượng và loại ổ cứng (HDD hoặc SSD) ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ truy xuất dữ liệu của VPS. SSD thường có tốc độ nhanh hơn và thích hợp cho các ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao.

CPU Core

CPU Core xác định khả năng xử lý và tính toán của VPS. Số lượng CPU Core cần phụ thuộc vào yêu cầu xử lý của ứng dụng và tải công việc.

Băng thông

Băng thông là mức lưu lượng dữ liệu mà VPS có thể truyền tải. Bạn cần xác định yêu cầu về băng thông dựa trên lưu lượng truy cập và kích thước tệp tin của ứng dụng của bạn.

Thời gian Up-time

Thời gian Up-time đo lường khả năng hoạt động liên tục của VPS mà không gặp sự cố. Thời gian Up-time càng cao, VPS của bạn càng hoạt động ổn định và không bị gián đoạn.

Hệ điều hành VPS

Hãy đảm bảo rằng phần mềm quản lý VPS hỗ trợ hệ điều hành mà bạn muốn sử dụng, bao gồm Linux (như CentOS, Ubuntu, hoặc Debian) hoặc Windows Server.

Top 10 phần mềm quản lý VPS tốt nhất 2023

Dưới đây là các phần mềm quản lý VPS phổ biến và được đánh giá cao trong năm 2023:

Phần mềm DirectAdmin

phần mềm quản lý VPS DirectAdmin

DirectAdmin là một trong những phần mềm quản lý VPS hàng đầu được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bởi sở hữu giao diện trực quan, thân thiện và tích hợp đầy đủ tính năng

Những ưu điểm phải kể đến như:

  • Với tốc độ xử lý vượt trội và khả năng thích ứng cao và sử dụng ít tài nguyên hệ thống.
  • Giao diện thiết kế tối giản, dễ sử dụng, phù hợp với cả người dùng không có kinh nghiệm.
  • Cung cấp 3 cấp độ truy cập (Admins, Resellers và Users) với tính năng độc đáo cho từng cấp độ.

>> Tìm hiểu phần mềm DirectAdmin tại đây.

Phần mềm Kpanel

Phần mềm Kpanel

Kpanel đang trở nên ngày càng phổ biến và được người dùng đánh giá là một trong những phần mềm quản lý VPS đơn giản, hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay bởi những tính năng nổi bật sau:

  • Tự động cài đặt Chứng chỉ SSL hoàn toàn miễn phí.
  • Tiện ích tường lửa CSF Firewall được tự động cài đặt giúp bảo mật tuyệt đối.
  • Hỗ trợ cài đặt Memcached, Redis, OPcache giúp tăng tốc trang web, tăng trải nghiệm người dùng.
  • Giao diện thân thiện và dễ hiểu giúp việc tạo, xóa, sao lưu và khôi phục cơ sở dữ liệu diễn ra một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.

>> Tìm hiểu phần mềm Kpanel tại đây.

Phần mềm CPanel

Phần mềm CPanel

Phần mềm quản lý VPS CPanel là một trong những giải pháp quản lý máy chủ ảo (VPS) phổ biến và mạnh mẽ. CPanel là một bảng điều khiển web dựa trên giao diện người dùng đồ họa (GUI) dễ sử dụng, được phát triển bởi công ty cPanel, LLC.

Một số tính năng chính của phần mềm quản lý VPS CPanel:

  • CPanel cho phép bạn tạo và quản lý tài khoản email dựa trên tên miền của bạn, cũng như cung cấp tính năng lọc thư rác, quản lý danh bạ và quản lý báo cáo.
  • CPanel cung cấp các tính năng bảo mật như chứng chỉ SSL, quản lý IP và quyền truy cập tệp để giữ cho VPS của bạn an toàn.
  • CPanel đi kèm với công cụ Softaculous, cho phép bạn dễ dàng cài đặt các ứng dụng web phổ biến như WordPress, Joomla, Drupal và nhiều hơn nữa.

>> Tìm hiểu phần mềm CPanel tại đây.

Phần mềm EasyEngine

Phần mềm EasyEngine

EasyEngine là một phần mềm dành cho VPS, chuyên tập trung vào việc hỗ trợ WordPress và được cung cấp hoàn toàn miễn phí, hướng đến những người thích sử dụng dòng lệnh.

Một số lợi ích chính của EasyEngine bao gồm:

  • Cài đặt WordPress nhanh chóng chỉ bằng một câu lệnh đơn giản.
  • Hỗ trợ sẵn Nginx, PHP, MySQL, Redis và các phần mềm hỗ trợ liên quan.
  • Bảo mật website bằng cách cài đặt chứng chỉ SSL từ Let’s Encrypt.
  • Tối ưu hóa bộ nhớ cache cho các trang web WordPress.
  • Dễ dàng cài đặt và sử dụng trên hệ điều hành MacOS để phát triển.

>> Tìm hiểu phần mềm EasyEngine tại đây.

Phần mềm Webinoly

Phần mềm Webinoly

Webinoly là một phần mềm quản lý VPS chuyên nghiệp có sự tối ưu cho các trang web sử dụng WordPress. Tuy nhiên, nó chỉ tương thích với hệ điều hành Ubuntu 16.04 và 18.04, do đó không phải là lựa chọn phù hợp cho những người đã quen sử dụng CentOS.

Dưới đây là một số ưu điểm của Webinoly:

  • Cung cấp tích hợp chứng chỉ bảo mật SSL miễn phí từ Let’s Encrypt.
  • Sử dụng giao thức HTTP/2 để tăng tốc quá trình gửi dữ liệu đến khách hàng.
  • Hỗ trợ sử dụng PHP 7.2 và các phiên bản PHP cũ hơn.
  • Kích hoạt FastCgi Cache và Redis Object Cache cho các trang web sử dụng WordPress.
  • Hỗ trợ nhiều loại trang web, bao gồm các ứng dụng WordPress, HTML và PHP.

>> Tìm hiểu phần mềm Webinoly tại đây.

Phần mềm PuTTY

Phần mềm PuTTY

PuTTY là một phần mềm quản lý VPS hiệu quả, hỗ trợ đa dạng hệ điều hành như: Windows, Unix, Mac OS, Symbian, Windows Mobile và Android.

Dưới đây là một số điểm nổi bật của PuTTY:

  • Hỗ trợ SSH với khóa mã hóa, các giao thức và thuật toán mã hóa thay thế như 3DES, Blowfish, Arcfour, DES và xác thực khóa công khai.
  • Hỗ trợ IPv6, các giao thức SSH và các chương trình nén openssh bị trì hoãn.
  • Có thể sử dụng với các kết nối cổng nối tiếp trong mạng LAN.

>> Tìm hiểu phần mềm PuTTY tại đây.

Phần mềm Remote Desktop Connection Manager (Dành cho Windows)

Phần mềm Remote Desktop Connection Manager

Remote Desktop Manager là một giải pháp quản lý VPS từ xa hữu ích dành cho người dùng Windows, được biết đến với những tính năng nổi bật sau:

  • Cho phép lưu trữ tất cả mật khẩu và thông tin đăng nhập tập trung hoặc sử dụng các trình quản lý mật khẩu hiện có như KeePass.
  • Cung cấp tính năng kiểm soát truy cập để bảo vệ các kết nối của người dùng khỏi các cuộc tấn công và mối đe dọa.
  • Giúp giảm gánh nặng trong việc quản lý quyền và tài khoản bằng cách tạo các mẫu (templates) để đơn giản hóa quá trình quản lý.

>> Tìm hiểu phần mềm Remote Desktop Connection Manager tại đây.

Phần mềm VPSSIM

Phần mềm VPSSIM
Phần mềm VPSSIM

VPSSIM là một sản phẩm phát triển tại Việt Nam, được thiết kế với giao diện đơn giản, thân thiện và dễ sử dụng. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của VPSSIM:

  • Cung cấp hỗ trợ cài đặt Nginx, PHP 7.2, MariaDB và tích hợp module Google PageSpeed để tăng tốc độ của website.
  • Hỗ trợ cài đặt một số diễn đàn như PHPBB, MyBB, SMF và nhiều ứng dụng khác.
  • Tích hợp chức năng giám sát hệ thống tự động, thông báo qua email khi các dịch vụ như MySQL, Nginx hoặc PHP dừng hoạt động trên VPS.
  • Có tích hợp chức năng cài đặt SSL miễn phí qua Let’s Encrypt hoặc các loại SSL có phí (như Comodo, Symantec…) cho các trang web.

>> Tìm hiểu phần mềm VPSSIM tại đây.

Phần mềm Webmin

Phần mềm Webmin

Webmin là một phần mềm quản lý VPS mã nguồn mở, cung cấp một giao diện web dễ sử dụng để quản lý và điều khiển các máy chủ từ xa.

Dưới đây là một số tính năng chính của Webmin:

  • Webmin hỗ trợ điều khiển và cấu hình các dịch vụ như Apache, Nginx, MySQL, PostgreSQL, FTP, SSH, và nhiều dịch vụ hệ thống khác.
  • Cung cấp các công cụ để quản lý chứng chỉ SSL, cài đặt và cấu hình tường lửa, quản lý khóa SSH và chứng thực người dùng.
  • Webmin cho phép bạn cấu hình lịch trình cron job và lên kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ tự động.

>> Tìm hiểu phần mềm Webmin tại đây.

Phần mềm MobaXterm (Dành cho Windows)

Phần mềm MobaXterm

MobaXterm là một phần mềm quản lý VPS đa chức năng và mạnh mẽ, cung cấp một giao diện tích hợp cho nhiều công cụ mạng và remote access trong môi trường Windows.

Dưới đây là một số tính năng chính của MobaXterm:

  • MobaXterm kết hợp nhiều công cụ quản lý và remote access như SSH, RDP, VNC, FTP, SFTP, Telnet và nhiều giao thức mạng khác trong một ứng dụng duy nhất.
  • Xserver tích hợp: MobaXterm tích hợp sẵn Xserver cho phép người dùng chạy ứng dụng GUI từ xa thông qua giao thức X11, hỗ trợ nhiều tính năng như chia sẻ clipboard và chuyển đổi giữa chế độ fullscreen và cửa sổ.
  • MobaXterm có thể được cài đặt và sử dụng trên một thiết bị USB di động, cho phép người dùng mang theo và sử dụng ứng dụng trên bất kỳ máy tính nào mà không cần cài đặt lại.

>> Tìm hiểu phần mềm MobaXterm tại đây.

Kết luận

Trong bài viết “Top 10 Phần mềm quản lý VPS tốt nhất [Update2023]”, WIKI.LANIT đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về những công cụ quản lý VPS hàng đầu 2023 và đã được xác thực bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Lanit. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn phần mềm quản lý VPS phù hợp nhất để nâng cao hiệu suất và bảo mật cho máy chủ của bạn.

VPS Azure là một trong những giải pháp quan trọng trong lĩnh vực cloud computing, mang lại sự linh hoạt và hiệu quả cho việc xây dựng và triển khai ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây của Microsoft. Với sức mạnh và tính linh hoạt , Azure cung cấp một môi trường ảo hóa mạnh mẽ cho việc chạy các máy ảo độc lập. Vậy khi nào cần sử dụng VPS Azure ? Cách tạo VPS Azure Free như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi  nhé!

Trong danh sách các nhà cung cấp dịch vụ VPS hàng đầu,  VPS Vultr là một cái tên không thể bỏ qua. Với nền tảng Cloud Hosting mạnh mẽ và đa dạng, Vultr đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực này. Bài viết dưới đây  sẽ giúp bạn khám phá và tìm hiểu về VPS Vultr, từ quy trình mua, cài đặt và sử dụng VPS Vultr một cách chi tiết nhất nhé!

Dung lượng là một trong những yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm và tính toán để lựa chọn gói dịch vụ hosting phù hợp nhất cho website của mình. Vậy, dung lượng hosting là gì? Làm thế nào để tính được dung lượng hosting? Hãy cùng khám phá câu trả lời qua bài viết sau đây cùng chúng tôi nhé!

Dung lượng hosting là gì?

Dung lượng hosting là giới hạn không gian lưu trữ dữ liệu của website. Hiểu đơn giản, đây chính là số GB – Gigabyte nằm trong gói dịch vụ được nhà cung cấp hosting bán cho người dùng. Với mức dung lượng này, người dùng có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động lưu trữ dữ liệu website, email,…

Dung lượng hosting là gì?
Dung lượng hosting là gì?

Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ đa dạng của người dùng, các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường hiện nay đã ra mắt rất nhiều gói cấu hình hosting có mức dung lượng khác nhau từ gói 1GB, 2GB đến các gói 4GB, 5GB,…

Đối với những website không quá lớn và dữ liệu cần lưu trữ chủ yếu ở dạng text thì những gói dung lượng hosting 1 – 2GB là lựa chọn phù hợp. Mặt khác, với các website thương mại điện tử, website có database lớn và chứa nhiều dữ liệu dạng video, hình ảnh thì những gói dung lượng lớn mới có thể đáp ứng yêu cầu.

Cần bao nhiêu dung lượng hosting cho website là đủ?

Qua khái niệm dung lượng hosting là gì ở trên, có thể thấy đây là yếu tố quan trọng, giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một website. Do đó, để đảm bảo lựa chọn mức dung lượng hosting phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu cho website thì người dùng cần lưu ý và tính toán như sau:

Cần bao nhiêu dung lượng hosting cho website là đủ?
Cần bao nhiêu dung lượng hosting cho website là đủ?

Những yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng Hosting

Dưới đây là một số yếu tố tác động đến dung lượng hosting:

  • Dung lượng website khi đã hoàn chỉnh về thiết kế. 
  • Dung lượng trung bình của một file đính kèm, video hoặc hình ảnh được upload trên website. 
  • Dung lượng trung bình về nội dung đã đăng tải trên website. 
  • Số lượng email tối đa cùng dung lượng tiêu hao tối đa cho mỗi email đó.
  • Dung lượng tối thiểu cần đến cho mỗi lần sao lưu dữ liệu và mở rộng không gian lưu trữ trên website. 

Thông qua những yếu tố trên mà người dùng có thể liệt kê mức dung lượng cụ thể cần dùng đến cho từng phần. Sau đó, tổng hợp lại với nhau sẽ ước lượng được mức dung lượng hosting cần đáp ứng cho website. 

Ví dụ cách tính dung lượng Hosting

Nếu vẫn chưa rõ, người dùng có thể tham khảo ví dụ minh họa dưới đây để dễ hình dung hơn khi tính dung lượng hosting. Giả sử cần tính dung lượng hosting cho một website bán linh kiện điện tử, bạn sẽ có:

  • Dung lượng lưu trữ cho toàn bộ mã nguồn website sau khi hoàn chỉnh về thiết kế là 600MB. 
  • Dung lượng cho mỗi bài viết dạng text là 50KB/bài và website sử dụng 1000 bài viết là 50.000KB = 50MB.
  • Dung lượng cho một ảnh là 200KB, và website sử dụng 1000 hình ảnh là  200.000KB = 200MB. 
  • Dung lượng cho một video là 25MB, website sử dụng khoảng 100 video là 2500MB = 2.5GB. 
  • Dung lượng cho mỗi email là 25MB, với số lượng email đăng ký tối đa là 100 email là 2500MB = 2.5GB. 

Qua những con số thống kê trên, có thể thấy được dung lượng hosting đủ để đáp ứng cho website hoạt động từ 4 – 6GB. Tuy nhiên, mức dung lượng này không cố định mà sẽ có sự thay đổi. Chẳng hạn gia tăng khi khối lượng bài viết, hình ảnh, video, file log,… ngày càng nhiều hoặc khi dữ liệu sao lưu thường xuyên. 

Chính vì điều này mà người dùng tốt nhất nên mua các gói hosting lớn hơn so với con số ước tính để đề phòng cho tình huống mở rộng về sau nếu có.

Cách tối ưu hóa dung lượng Hosting

Để tăng dung lượng web hosting sử dụng thì người dùng nên thực hiện tối ưu website một cách tốt nhất như sau:

Tối ưu hóa hình ảnh

Nếu chỉ nói về một hình ảnh hay video thì dung lượng hosting cần dùng đến là rất nhỏ. Tuy nhiên, 2 yếu tố này lại là nguồn dữ liệu thường xuyên được đăng tải trên website theo thời gian, do đó mà mức dung lượng hosting cần sử dụng sẽ rất lớn. 

Tối ưu hóa hình ảnh
Tối ưu hóa hình ảnh

Vì vậy, bạn cần phải thực hiện tối ưu hóa các hình ảnh và video trước khi đưa lên website để hạn chế tiêu hao dung lượng trong không gian lưu trữ hosting. 

Xóa logs của web

Logs hay nhật ký website sẽ đảm nhiệm vai trò lưu trữ các thông tin truy cập của người dùng khi tham gia và tương tác trên website. Nếu càng nhiều người truy cập vào website, logs cũng được ghi lại càng nhiều.

Xóa logs của web
Xóa logs của web

Lúc này đây, logs sẽ trở thành một trong những nguyên nhân làm tiêu hao dung lượng hosting. Do đó, bạn cần xóa logs định kỳ tối ưu dung lượng bằng cách: Truy cập vào thư mục gốc của hosting và chọn Logs. Sau đó, tiến hành xóa những file cũ. 

Tối ưu database

Mặc dù website lưu trữ rất nhiều dữ liệu, thế nhưng không phải dữ liệu nào cũng quan trọng và cần giữa lại. Do đó, bạn cần loại bỏ bớt những dữ liệu quá hạn, không cần thiết bằng cách kiểm tra dung lượng hosting ở website để đánh giá dữ liệu nào cần giữ và cần xóa bỏ. 

Xóa bỏ files không dùng đến

Các file cũng là những dữ liệu được đăng tải thường xuyên trên hosting và không phải file nào cũng có tác động và cần được giữ lại. Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, trên thị trường đã ra mắt nhiều công cụ phân tích dung lượng website có tính năng lọc dữ liệu không cần thiết mà bạn có thể áp dụng để tối ưu website. 

Hướng dẫn chi tiết kiểm tra dung lượng hosting

Sau khi hiểu rõ dung lượng hosting là gì, để biết dung lượng hosting hiện tại của website có phù hợp và đảm bảo cho quá trình hoạt động diễn ra ổn định hay không, bạn có thể kiểm tra thông qua các cách sau:

Kiểm tra bằng cPanel

Dưới đây là chi tiết các bước hướng dẫn kiểm tra dung lượng bằng cPanel mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Sử dụng phần mềm cPanel để đăng nhập vào trình quản trị hosting. Sau đó, tiến hành nhập đầy đủ thông tin yêu cầu gồm Username Password

Đăng nhập vào trình quản trị hosting
Đăng nhập vào trình quản trị hosting

Bước 2: Nhấn chọn Disk Usage trên giao diện cPanel.

Nhấn chọn Disk Usage
Nhấn chọn Disk Usage

Bước 3: Khi cửa sổ thông tin hosting xuất hiện, bạn cần lưu ý đến 2 thông số:

  • Public_html: Thư mục chứa mã nguồn website.
  • MySQL: Thư mục chứa database website.
Dung lượng hosting
Dung lượng hosting

Kiểm tra bằng DirectAdmin

Ngoài cách kiểm tra bằng cPanel, bạn còn có thể thực hiện kiểm tra thông qua DirectAdmin như sau:

Bước 1: Đăng nhập phần mềm quản trị DirectAdmin.

Đăng nhập DirectAdmin
Đăng nhập DirectAdmin

Bước 2: Ở bên phải giao diện DirectAdmin, bạn quan sát và kiểm tra thông số Disk Space (MB) – Dung lượng hosting đã sử dụng.

Một số lưu ý khi chọn Hosting

Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu dung lượng hosting là gì, bạn cũng cần lưu ý đến một số yếu tố được đề cập dưới đây để tránh chọn nhầm gói hosting không phù hợp:

Không gian đĩa

Webspace hay không gian lưu trữ của website cũng tương tự như một thư mục trên ổ cứng của máy tính. Đây cũng được đánh giá là một thông số quan trọng của gói dịch vụ hosting.

Nếu dung lượng của thư mục này lớn, đồng nghĩa rằng các nguồn thông tin, dữ liệu, video và hình ảnh của website sẽ chứa được càng nhiều. Vì vậy. để chọn gói hosting có mức dung lượng phù hợp thường phụ thuộc vào dữ liệu website của người dùng.

Băng thông

Băng thông là tổng dung lượng truy cập vào website trong một tháng được quy định bởi nhà cung cấp.

Ví dụ: Bạn sở hữu một website với dung lượng trung bình ở mỗi trang dao động khoảng 60KB. Bên cạnh đó, một ngày website có 300 traffic và mỗi lượng traffic xem trung bình 5 trang.

Ta có, mức dung lượng tiêu hao trong 1 ngày = 5 trang x 60KB x 300 traffic = 9.000KB = 90MB.

Áp dụng cho 30 ngày = 90MB x 30 = 2700MB = 2.7GB.

Như vậy, ước tính băng thông cần dùng cho website trong tháng sẽ là 2.7GB. Do đó, nếu thuê gói dịch vụ có băng thông 2GB thì website sẽ gặp nguy cơ sử dụng băng thông vượt quá mức cho phép và có thể bị tạm khóa.

Ngôn ngữ lập trình

Lựa chọn gói hosting có ngôn ngữ lập trình phù hợp để tương thích dễ dàng thiết lập:

  • Gói Windows hosting: Hỗ trợ lập trình website bằng ngôn ngữ ASP.NET, ASP.
  • Gói Linux hosting: Hỗ trợ lập trình cho website bằng ngôn ngữ PHP và MySQL.

Số lượng và giới hạn tài khoản

Số lượng và giới hạn các tài khoản cũng là thông số cơ bản và cần thiết để nhà quản trị website sử dụng nhằm mục đích cấu hình website. Các yếu tố nằm trong thông số này như database, subdomain, tài khoản FTP,… sẽ không giống nhau và thường phụ thuộc vào từng gói hosting khác nhau được cung cấp.

Trong đó, sẽ có một số thuật ngữ mà bạn cần nắm rõ:

  • MySQL Accounts: Số lượng tài khoản MySQL tối đa được tạo trong hosting.
  • FTP Accounts: Số lượng tài khoản FTP tối đa được tạo ra nhằm upload file.
  • CPU: Trung tâm xử lý các dữ liệu lưu trữ.
  • Max file: Số lượng file tối đa có thể đăng tải lên host kể cả khi ổ đĩa chưa đầy.
  • PHP: Ngôn ngữ lập trình và có phiên bản PHP mới nhất.
  • Addon Domains: Số lượng tên miền có thể trỏ đến hosting.
  • Subdomains: Số lượng tên miền phụ tạo ra từ tên miền chính.
  • Parked Domains: Số lượng tên miền parking.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp thông tin về dung lượng hosting là gì cũng như cách kiểm tra và hướng dẫn tính dung lượng hosting đơn giản cho website. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của dung lượng và thành công chọn cho mình gói hosting phù hợp nhất!

Reseller Hosting là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với các cá nhân/doanh nghiệp đã từng thuê qua dịch vụ hosting để lưu trữ dữ liệu. Thế nhưng đây lại loại hình dịch vụ mà không phải ai cũng biết và hiểu rõ. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật Reseller Hosting là gì qua bài viết này ngay nhé!

Reseller Hosting là gì?

Reseller Hosting hay Reseller Web Hosting là một tùy chọn dịch vụ lưu trữ cho phép người dùng tạo và quản lý nhiều tài khoản hosting. Có thể nói, Reseller Hosting là một giải pháp linh hoạt cho phép người dùng phân phối tài nguyên lưu trữ cho bên thứ 3 hoặc dùng để quản lý hệ thống lớn với nhiều website.

Reseller Hosting là gì?
Reseller Hosting là gì?

Reseller hosting hoạt động như thế nào?

Những người muốn trở thành Reseller hosting sẽ tìm kiếm một nhà cung cấp hosting chính (hoặc gốc) và mua một lượng lớn tài nguyên lưu trữ từ họ. Tài nguyên này bao gồm không gian đĩa cứng, băng thông internet, và các dịch vụ quản lý máy chủ.

Sau khi mua tài nguyên, Reseller hosting sẽ quản lý và phân phối tài nguyên này thành các gói hosting nhỏ hơn để bán lại cho khách hàng của họ. Họ có thể tạo ra các gói hosting với các tính năng và giới hạn cụ thể như dung lượng hosting, số lượng tài khoản email, băng thông, và các tính năng khác.

Reseller hosting hoạt động như thế nào?
Reseller hosting hoạt động như thế nào?

Reseller hosting sẽ tiến hành bán các gói hosting đã tạo cho khách hàng của họ. Khách hàng có thể là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trữ web để đăng tải trang web của họ trên internet.

Reseller hosting không chỉ cung cấp tài nguyên lưu trữ mà còn phải quản lý và hỗ trợ khách hàng của họ. Hỗ trợ như cài đặt và quản lý trang web của khách hàng, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, và giải quyết các vấn đề liên quan đến hosting.

Reseller hosting kiếm lợi nhuận từ việc bán các gói hosting với giá cao hơn so với giá mua tài nguyên ban đầu từ nhà cung cấp hosting chính. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán chính là lợi nhuận của họ.

>>> Xem thêm : 4+ Nhà Cung Cấp Hosting Giá Rẻ Nhất 2023

Ứng dụng Reseller Hosting trong doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, ứng dụng Reseller Hosting là điều cần thiết cho họ bởi dịch vụ này không yêu cầu người dùng phải trang bị quá nhiều kiến thức về dịch vụ lưu trữ. Thay vào đó, những sự số hay vấn đề nào mà khách hàng gặp phải đều sẽ được đơn vị cung cấp hosting hỗ trợ khắc phục kịp thời.

Ứng dụng Reseller Hosting trong doanh nghiệp
Ứng dụng Reseller Hosting trong doanh nghiệp

Bên cạnh đó, Reseller Hosting còn sở hữu nhiều ưu điểm được doanh nghiệp ưa chuộng như:

  • Không tốn vốn đầu tư ban đầu.
  • Trang bị hệ thống quản trị tài khoản đại lý thông qua Control Panel với hệ điều hành được cài đặt sẵn bởi nhà cung cấp.
  • Dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không làm ảnh hưởng đến dữ liệu người dùng.
  • Tự động chia gói dịch vụ Reseller Hosting sau khi mua thành các cấu hình nhỏ hơn và quyết định giá bán lẻ cho khách hàng.
  • Sao lưu và khôi phục dữ liệu một cách tự động.
  • Miễn phí cài đặt DNS riêng ứng với tên miền của người dùng.
  • Hỗ trợ tài liệu, video hướng dẫn trực quan, sinh động.

Ưu nhược điểm Reseller Hosting là gì?

Qua khái niệm Reseller Hosting là gì ở trên, có thể thấy đây là một giải pháp tuyệt vời mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để gia tăng doanh thu cho mình. Nếu chưa rõ, bạn có thể tham khảo qua những ưu nhược điểm của dịch vụ này:

Ưu điểm

Reseller Hosting là giải pháp tuyệt vời để giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lưu lượng truy cập nhờ:

  • Hạn chế được các vấn đề rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp khi đăng ký dịch vụ.
  • Nhà cung cấp Reseller Hosting cam kết hỗ trợ người dùng về mọi mặt từ chất lượng dịch vụ đến khắc phục sự cố trong suốt quá trình hoạt động.
  • Có thể chủ động chia nhỏ cấu hình trong gói dịch vụ và tự mình quyết định giá bán lẻ.
  • Vừa quản lý tài khoản khách hàng vừa thiết lập giới hạn và nguồn lực cho doanh nghiệp.
  • Cung cấp những dịch vụ gia tăng thu thập như thiết kế website, domain, SSL,…
  • Không yêu cầu người dùng phải trang bị kiến thức chuyên sâu về web hosting.
  • Giá bán phải chăng, chỉ dao động từ 2 – 12$/tháng.

Nhược điểm

Song song với những ưu điểm kể trên thì Reseller Hosting cũng còn một số mặt hạn chế cần khắc phục như:

  • Việc kinh doanh thành công hay không phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp hosting mang lại. Vì thế nên lựa chọn nhà cung cấp chất lượng, giá thành phải chăng ngay từ ban đầu.
  • Sử dụng Reseller Hosting, bạn phải có trách nhiệm liên kết với đơn vị cung cấp dịch vụ để xử lý sự cố trong quá trình sử dụng.
  • Các gói Reseller Hosting cho đại lý thường có giá thành lớn.
  • Reseller Hosting sau khi có cấu hình chia nhỏ thích hợp cho các website vừa và nhỏ, có dung lượng lưu trữ thấp và ít lưu lượng truy cập.

Đối tượng phù hợp trở thành Reseller Hosting

Những nhà phát triển website, công ty thiết kế web, các cá nhân và doanh nghiệp mới khởi nghiệp chính là những đối tượng phù hợp để trở thành Reseller Hosting bởi vì có chi phí phải chăng. Dưới đây là 3 đối tượng điển hình để trở thành Reseller Hosting:

Affiliate Reseller

Affiliate Reseller là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng để chỉ người thực hiện phân phối sản phẩm/dịch vụ cho nhà cung cấp nguồn. Ở đây, các Affiliate Reseller sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp thị gói dịch vụ hosting đến khách hàng đích.  Với mỗi gói dịch vụ thành công bán được thì nhà liên kết – Affiliate sẽ nhận % hoa hồng từ nhà cung cấp.

Marketing Reseller

Marketing Reseller là các đối tượng đóng vai trò như là nhà tiếp thị cho công ty cung cấp dịch vụ hosting. Những Marketing Reseller sẽ hỗ trợ nhà cung cấp hosting tiếp thị – marketing sản phẩm/dịch vụ của họ đến khách hàng. Bởi vì có sự am hiểu nhất định về thị trường và thị hiếu của người dùng cũng như các kênh tiếp cận khách hàng chuyên biệt mà Marketing Reseller hoạt động rất hiệu quả.

Đối tượng phù hợp trở thành Reseller Hosting
Đối tượng phù hợp trở thành Reseller Hosting

Portioning Reseller

Cuối cùng là Portioning Reseller, đây là hình thức mà các đại lý bán lẻ sẽ mua trực tiếp các gói dịch vụ được đơn vị cung cấp. Dịch vụ thường mua là băng thông và không gian lưu trữ. Sau đó, họ sẽ chia thành những phần nhỏ để bán cho các khách hàng có nhu cầu.

Tuy nhiên, với Portioning Reseller, đòi hỏi người bán phải có kiến thức về dịch vụ hosting bởi khách hàng khi xảy ra sự cố sẽ liên hệ trực tiếp đến Portioning Reseller mà không cần phải qua nhà cung cấp.

Các tiêu chí giúp lựa chọn nhà cung cấp hosting chất lượng

Lựa chọn nhà cung cấp hosting chất lượng là ưu tiên hàng đầu mà bạn cần thực hiện để trở thành một đại lý hosting uy tín và có nguồn thu đều đặn. Vì vậy, hãy tham khảo ngay những tiêu chí sau đây để nhận biết được đâu là một nhà cung cấp dịch vụ chất lượng và uy tín:

Các tiêu chí giúp lựa chọn nhà cung cấp hosting chất lượng
Các tiêu chí giúp lựa chọn nhà cung cấp hosting chất lượng
  • Hoàn tiền nếu khách hàng không hài lòng.
  • Cam kết uptime đến 99.99%.
  • Chi phí phù hợp và thường xuyên tổ chức các chương trình ưu đãi cho đại lý.
  • Sử dụng phần cứng chất lượng và máy chủ đặt tại Datacenter uy tín.
  • Giao diện phần mềm đơn giản, thân thiện cho phép người dùng dễ dàng quản lý tài khoản Reseller.
  • Thông số kỹ thuật các gói hosting được cung cấp đầy đủ, minh bạch.
  • Thường xuyên sao lưu dữ liệu.
  • Support 24/7 thông qua nhiều kênh khác nhau một cách kịp thời nhất.
  • Nhà cung cấp sẽ không tự ý can thiệp vào các dịch vụ của đại lý. Đồng thời, cũng không tự ý liên hệ với khách hàng khi chưa được cho phép.

FAQS (Câu hỏi thường gặp)

Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người dùng thảo luận trong quá trình tìm hiểu về Reseller Hosting:

Reseller Hosting cPanel là gì?

Reseller Hosting cPanel là dịch vụ lưu trữ website cho phép người dùng có quyền chia nhỏ tài nguyên trong không gian lưu trữ của mình và bán lại cho khách hàng. Mỗi người dùng trong đó đều trang bị một tài khoản cPanel được cấp quyền tùy chỉnh bởi đại lý hosting.

Reseller Hosting có lãi không?

Reseller Hosting là một hình thức tiếp thị kinh doanh có lợi nhuận và dễ thực hiện, phù hợp cho nhiều đối tượng áp dụng. Bởi, hình thức này không yêu cầu vốn ban đầu và cũng không cần quá nhiều nhân viên bảo trì. Đồng thời, bạn cũng không cần phải chịu trách nhiệm về thời gian hoạt động phần cứng.

Kết luận

Bên trên là những chia sẻ chi tiết về Reseller Hosting là gì và những ưu nhược điểm khi trở thành Reseller Hosting mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về loại hình dịch vụ lưu trữ hấp dẫn này. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu thấy nội dung cung cấp hay và hữu ích, bạn nhé!

Shared Hosting là gói dịch vụ web hosting phổ biến, được nhiều người dùng lựa chọn làm giải pháp lưu trữ phù hợp cho website của mình. Thế nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ Shared Hosting là gì chưa? Trong bài viết này, hãy cùng Wiki.lanit tìm câu trả lời ngay nhé!

Shared Hosting là gì?

Shared Hosting là một gói dịch vụ trong web hosting cho phép nhiều website cùng sử dụng chung tài nguyên chia sẻ trên một máy chủ. Tuy nhiên, với Shared Hosting, người dùng sẽ không biết được mình đang chia sẻ tài nguyên với ai hay với website nào.

Shared Hosting là gì?
Shared Hosting là gì?

Ngoài ra, với gói dịch vụ Shared Hosting, mỗi người dùng thường sẽ bị giới hạn về tổng lượng tài nguyên máy chủ có thể sử dụng. Tuy nhiên, giới hạn này sẽ được xác định tùy thuộc vào gói dịch vụ lưu trữ đã đăng ký.

Đồng thời, bởi vì người dùng chỉ nhận được một phần tài nguyên từ máy chủ để lưu trữ dữ liệu cho website của mình. Do đó mà Shared Hosting có mức phí thấp hơn so với các loại hosting khác.

Tính năng nổi bật ở Shared Hosting là gì?

Để hiểu chi tiết hơn về Shared Hosting là gì, người dùng có thể tham khảo thêm về những tính năng mà dịch vụ này mang đến:

  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ lập trình với nhiều phiên bản khác nhau.
  • Tạo miễn phí Email theo tên miền riêng của website.
  • Tạo miễn phí subdomain (tên miền con).
  • Cho phép người dùng sử dụng nhiều tên miền cho một website với băng thông lớn.
  • Cho phép người dùng quản lý nhiều trang web trên cùng một tài khoản hosting.
  • Dễ dàng quản lý đăng nhập và theo dõi thông số về băng thông và dung lượng.
  • Hỗ trợ sao lưu và khôi phục về dữ liệu lưu trữ.
  • Cung cấp các hướng dẫn sử dụng thông qua video, tài liệu và ebook được minh họa rõ ràng, dễ hiểu.

>>> Xem thêm: SEO Hosting là gì? Ảnh hưởng Của SEO Hosting Đến Website

Shared Hosting hoạt động như thế nào?

Tương tự như máy tính, máy chủ Shared Hosting cũng có dung lượng ổ cứng, CPURAM. Trong đó, những tài nguyên này sẽ được chia sẻ chung cho các người dùng cùng sử dụng chung một máy chủ lưu trữ để đảm bảo người dùng có thể lưu trữ an toàn các tệp, dữ liệu và thông tin đã tạo nên website.

Quá trình hoạt động của Shared Hosting diễn ra khi người dùng bất kỳ gửi yêu cầu truy cập vào website của bạn từ máy tính của họ. Lúc này, dữ liệu được lưu trữ trên website sẽ truyền từ máy chủ đến người dùng internet.

Shared Hosting hoạt động như thế nào?
Shared Hosting hoạt động như thế nào?

Ngoài ra, vì ở những thời điểm khác nhau, các website riêng lẻ có lượng truy cập không không giống nhau nên giữa các website trong hệ thống có thể tác động và làm ảnh hưởng đến hiệu suất của nhau.

Với Shared Hosting, dù cùng sử dụng và chia sẻ chung về tài nguyên máy chủ. Thế nhưng, người dùng không phải lo về vấn đề an toàn dữ liệu bởi các người dùng khác không có thể quyền truy cập vào dữ liệu trên website của bạn và ngược lại.

Những thông tin cần nắm về Shared Hosting

Một máy chủ Shared Hosting có thể chứa tối đa hàng trăm người dùng cùng hoạt động và sử dụng tài nguyên. Tài nguyên mà mỗi người dùng dịch vụ có thể sử dụng bao gồm cơ sở dữ liệu, dung lượng đĩa, lưu lượng truy cập, tài khoản FTP, tài khoản email,…

Đồng thời, những tài nguyên này còn được chia sẻ theo từng yêu cầu của người dùng trên máy chủ. Qua đó mà RAM, CPU, Apache Server hay MySQL Server,… cũng sẽ được các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ.

Bên cạnh đó, Shared Hosting còn là phương thức lưu trữ hiệu quả về mặt chi phí để đưa website lên internet. Có thể nói, phương thức này phù hợp với đối tượng website hoặc blog nhỏ không yêu cầu cấu hình phức tạp. Còn với website sở hữu lưu lượng lớn thì dịch vụ VPS hay Dedicated Server lại là giải pháp thay thế phù hợp.

Ưu và nhược điểm của Shared Hosting là gì?

Qua khái niệm Shared Hosting là gì, có thể thấy đây là giải pháp lưu trữ có nhiều ưu điểm nổi trội được nhiều người dùng lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp cũng tương tự các dịch vụ hosting khác, vẫn còn hạn chế chưa khắc phục:

Ưu điểm

Sử dụng Shared Hosting đem đến cho người dùng những lợi ích tiêu biểu sau:

  • Tiết kiệm chi phí: Bởi vì có nhiều người cùng sử dụng chung tài nguyên nên chi phí cũng được chia sẻ đều cho nhau. Vì vậy mà Shared Hosting có chi phí rẻ nhất trong số các loại hình hosting giá rẻ khác.
  • Tính linh hoạt cao: Shared Hosting phù hợp cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Chẳng hạn website nhỏ có thể bắt đầu mua gói dịch vụ Shared Hosting căn bản với mức phí thấp nhất và nâng cấp lên dễ dàng khi có nhu cầu phát triển cao hơn.
  • Dễ dàng để tự quản lý: Quá trình thiết lập Shared Hosting rất đơn giản và dễ dàng. Thông thường, các nhà cung cấp thường thiết kế giao diện người dùng thân thiện mà người mới bắt đầu cũng có thể thao tác nhanh chóng.
  • Hỗ trợ lưu trữ đa tên miền: Miễn là người dùng có thể đảm bảo được máy chủ đã kết nối với các tên miền đã mua thì bạn có thể thiết lập được nhiều website trong thư mục của mình.
  • Lưu trữ được các website động: Website động là những website khác nhau tùy theo người đang duyệt, chẳng hạn như Facebook, Twitter, WordPress,… Trong đó, những website động và CMS này sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình thay thế để hoạt động trên một web hosting.
Ưu và nhược điểm của Shared Hosting là gì?
Ưu và nhược điểm của Shared Hosting là gì?

Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích có được thì Shared Hosting cũng có một số hạn chế nhất định:

  • Vấn đề bảo mật: Giữa các người dùng có sự chia sẻ chung về thư mục lưu trữ nên nếu bị hacker xâm nhập vào thư mục sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đến thông tin dữ liệu của tất cả người dùng.
  • Giới hạn tài nguyên: Mặc dù Shared Hosting có lợi thế về chi phí thấp, thế nhưng hiệu suất và tốc độ của dịch vụ lại chậm hơn nhiều so với các dịch vụ lưu trữ khác, nhất là khi chạy các tính năng sử dụng đến nhiều tài nguyên.
  • Ảnh hưởng đến SEO: Shared hosting có thể ảnh hưởng đến SEO, đặc biệt là qua địa chỉ IP chung. Do đó, nếu có quá nhiều website chất lượng thấp chia sẻ cùng một địa chỉ IP sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả SEO cho website của bạn.

Lưu ý quan trọng khi mua Shared Hosting là gì?

Để chọn mua gói dịch vụ Shared Hosting phù hợp giúp giải quyết được các nhu cầu lưu trữ của mình, bạn không thể bỏ qua các lưu ý sau:

Lưu ý quan trọng khi mua Shared Hosting là gì?
Lưu ý quan trọng khi mua Shared Hosting là gì?
  • Dung lượng ổ cứng: Hãy đảm bảo mình có đủ dung lượng ổ cứng để lưu trữ tệp website, đặc biệt là khi website của bạn chuyên sâu về hình ảnh hoặc âm thanh. Bạn có thể quan sát dung lượng ổ cứng hoặc % băng thông sử dụng thông qua dashboard của server.
  • Bảng điều khiển: Đây là giao diện website cho phép người dùng có quyền quản lý và cài đặt máy chủ từ trình duyệt website một cách thoải mái. Khi chọn gói Shared Hosting, hãy đảm bảo gói được mua có tặng kèm bảng điều khiển.
  • Thời gian hoạt động: Để đem lại hiệu suất hoạt động tốt nhất, bạn nên chọn mua gói dịch vụ cam kết được thời gian hoạt động uptime lên đến 99.99%.
  • Tài nguyên: Kiểm tra thông số và tài nguyên được giới hạn của gói dịch vụ là yếu tố quan trọng để website hạn chế tình trạng tải nội dung hàng loạt hoặc có tốc độ tải chậm.
  • Tốc độ: Giữa các website trên cùng máy chủ Shared Hosting có thể tác động đến tốc độ và hiệu suất lẫn nhau.
  • Khả năng tùy chỉnh: Nếu có bất kỳ yêu cầu nào thì Shared Hosting không phải là lựa chọn phù hợp dành cho bạn, bởi dịch vụ này không cho phép sử dụng phần mềm tùy chỉnh.
  • Hỗ trợ: Để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất có thể, khi đăng ký dịch vụ, bạn nên chọn nhà cung cấp Shared Hosting sở hữu đội ngũ support 24/7 và hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau.

So sánh Shared Hosting, VPS và Cloud Hosting

Dưới đây là một bảng so sánh giữa Shared Hosting, VPS Hosting và Cloud Hosting dựa trên một số yếu tố quan trọng:

Tiêu Chí

Shared Hosting VPS Hosting

Cloud Hosting

Tài nguyên riêng Không, tài nguyên chia sẻ máy ảo riêng Linh hoạt và mở rộng
Hiệu suất Thấp (do tài nguyên chia sẻ) Cao (tài nguyên riêng) Cao (tài nguyên đám mây)
Quản lý Dễ dàng, do nhà cung cấp quản lý Tùy chọn, bạn tự quản lý Phức tạp, cần quản lý bởi bạn
Bảo mật Cơ bản, do chia sẻ tài nguyên Cao, máy ảo riêng Cao, cung cấp nhiều tính năng
Giá cả Rẻ nhất Trung bình Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng
Khả năng mở rộng Hạn chế, do tài nguyên chia sẻ Tương đối, cần nâng cấp VM Linh hoạt, có thể mở rộng
Đối tượng phù hợp Trang web cá nhân, nhỏ và trung bình Trang web trung bình và lớn Các ứng dụng doanh nghiệp quy mô lớn
Một số nhà cung cấp uy tín Bluehost, HostGator, SiteGround DigitalOcean, Linode, Vultr AWS, Google Cloud, Microsoft Azure

Trong đó:

  • Shared Hosting: Thích hợp cho các trang web cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ với ngân sách hạn chế, không đòi hỏi cao về hiệu suất và bảo mật.
  • VPS : Phù hợp cho các trang web trung bình và lớn, cần kiểm soát và hiệu suất tốt hơn, nhưng vẫn có giá trị tương đối.
  • Cloud Hosting: Được ưa chuộng cho các dự án doanh nghiệp quy mô lớn, đòi hỏi khả năng mở rộng, tin cậy và bảo mật cao. Tuy nhiên, giá cả phụ thuộc vào sử dụng thực tế.

FAQS (Câu hỏi thường gặp)

Trong quá trình đăng ký Shared Hosting, có không ít người dùng có cùng thắc mắc về dịch vụ này như sau:

Ai nên sử dụng Shared Hosting?

Shared Hosting là giải pháp lưu trữ dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí phù hợp cho những website nhỏ hoặc mới thành lập. Còn với những website đang phát triển, có nhu cầu sử dụng nhiều tài nguyên hơn thì người dùng nên cân nhắc đến những giải pháp khác.

Có thể Shared Hosting lên VPS không?

Có. Nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ hiện nay đã cho phép người dùng nâng cấp Shared Hosting lên các dịch vụ lưu trữ khác nổi trội hơn như VPS hay Dedicated Server,…

Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ về Shared Hosting là gì và những lợi ích mà dịch vụ này mang đến. Có thể nói đây là một giải pháp lưu trữ phổ biến với giá cả phải chăng, linh hoạt và dễ dàng sử dụng cho các doanh nghiệp, website cá nhân và dự án khởi nghiệp. Cảm ơn bạn đã quan tâm và chúc bạn thành công chọn cho mình gói dịch vụ Shared Hosting phù hợp nhất!

SSD Hosting là một dịch vụ lưu trữ web sử dụng ổ cứng SSD để lưu trữ dữ liệu. Với những lợi ích vượt trội mà mình mang lại, SSD Hosting đang dần trở thành sự lựa chọn phổ biến cho các website thay vì sử dụng HDD truyền thống. Vậy SSD Hosting là gì? Giữa SSD Hosting và HDD Hosting có những điểm khác biệt nào? Hãy cùng Wiki.lanit tìm lời giải đáp ngay sau đây nhé!

SSD Hosting là gì?

SSD Hosting hay Solid State Drive Hosting là một dịch vụ lưu trữ sử dụng định dạng ổ cứng SSD thay thế cho chuẩn lưu trữ phổ biến là HDD – Hard Disk Drive. Việc sử dụng các ổ đĩa nhằm mục đích gia tăng tốc độ hiệu suất website trên internet. Qua đó góp phần giúp website có thể thu hút được lượng lớn khách truy cập.

SSD Hosting là gì?
SSD Hosting là gì?

Mặc dù công nghệ áp dụng cho SSD tương tự ở HDD, tuy nhiên, về hiệu suất giữa 2 ổ đĩa này vẫn có sự khác biệt rõ ràng. Cụ thể, ổ cứng SSD thường sử dụng trong trường hợp người dùng cần không gian lưu trữ nhỏ và tốc độ truy cập nhanh hơn.

Lợi ích và hạn chế của SSD Hosting là gì?

Dù ra đời sau và có giá thành cao nhưng SSD Hosting vẫn được đánh giá nổi trội và có khả năng thay thế HDD trong tương lai.

Lợi ích

Những lợi ích mà người dùng nhận được khi sử dụng SSD Hosting cho website của mình:

  • Không phân mảnh cùng độ tin cậy cao: SSD sử dụng đĩa quay để ghi lại dữ liệu và cũng không chứa đầu đọc vật lý. Vì vậy, dữ liệu được lưu trữ bởi SSD Hosting được đảm bảo an toàn và không xảy ra hiện tượng phân mảnh.
  • Độ bền SSD: Ổ cứng SSD không áp dụng cơ chế cơ học nên đảm bảo được an toàn dữ liệu trong trường hợp thiết bị lưu trữ bị tác động bởi ngoại lực.
  • Tốc độ nhanh hơn HDD: Nhờ tính năng không phân mảnh dữ liệu cũng như không vận hành chi tiết cơ học bên trong. Bên cạnh đó, kết hợp với cơ chế làm việc riêng mà ổ SSD vượt trội hơn ổ HDD về hiệu suất. Nhờ đó, SSD Hosting cho tốc độ xử lý nhanh hơn HDD Hosting khoảng 67%.
  • Đảm bảo an toàn dữ liệu: Nhờ loại bỏ được các ma sát hay ảnh hưởng bởi tác động vật từ bộ nhớ trong mà dữ liệu lưu trữ ở SSD được bảo vệ tốt hơn.

Hạn chế

Mặc dù SSD Hosting đem lại nhiều lợi ích vượt trội hơn HDD Hosting, thế nhưng dịch vụ lưu trữ này vẫn tồn tại hạn chế như SSD Hosting có giá thành đắt đỏ so với nhiều ổ cứng thông thường khác. Đây cũng là hạn chế lớn nhất khiến dịch vụ chưa thể sử dụng phổ biến.

Vì sao SSD Hosting cần thiết cho website?

SSD Hosting sở hữu nhiều ưu điểm hấp dẫn, tiêu biểu nhất trong đó là hiệu năng hoạt động vượt xa HDD truyền thống, và điều này đối với các website là yếu tố quan trọng để họ gia tăng doanh thu và trải nghiệm người dùng.

SSD Hosting với nhiều lợi ích vượt trội, đem lại hiệu suất cao cho website
SSD Hosting với nhiều lợi ích vượt trội, đem lại hiệu suất cao cho website
  • Tạo sự tin cậy cho website: Sử dụng SSD Hosting giúp người dùng giảm nguy cơ mất dữ liệu hơn các loại ổ cứng khác. Bên cạnh đó, SSD Hosting còn là nơi lưu trữ an toàn và bảo mật cho các tệp dữ liệu quan trọng nhất.
  • Hiệu suất xử lý CSDL: Quá trình xử lý dữ liệu ở SSD Hosting diễn ra nhanh chóng và hiệu quả ngay cả khi phải xử lý nhiều thông tin cùng lúc. Điều này góp phần cải thiện tổ chức cơ sở dữ liệu và hiệu suất hệ thống.
  • Hỗ trợ kinh doanh: SSD Hosting góp phần cải thiện quá trình SEO website nhằm cải thiện kết quả hiển thị thương hiệu trên công cụ tìm kiếm và nâng cao trải nghiệm người dùng để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Tối ưu uptime: SSD Hosting đảm bảo được tỷ lệ uptime cao hơn và đáp ứng tối ưu hơn cho website có lưu lượng truy cập lớn.
  • Không bị sập dù đã hết hạn sử dụng: Gói SSD Hosting khi hết hạn đăng ký sẽ chỉ hạn chế việc người dùng ghi thêm dữ liệu chứ không làm sập không gian lưu trữ. Bên cạnh đó, khi chuyển sang ổ cứng mới, dữ liệu cũng được truyền đi một cách dễ dàng mà không lo xảy ra trục trặc.
  • Chi phí giảm dần: Nhờ sự tiến bộ về công nghệ và nâng cấp cơ sở hạ tầng mà giá cả gói SSD Hosting đã giảm đi đáng kể để dễ dàng tiếp cận đến người dùng. Giờ đây, bạn chỉ cần thêm một số tiền nhỏ để nâng cao tốc độ và hiệu suất web.

Xem thêm >>> VPS SSD là gì? Đánh giá về ưu & nhược điểm của VPS SSD

Một số lưu ý cần nắm khi mua SSD Hosting

Dù đã hiểu rõ về SSD Hosting là gì và những lợi ích mà dịch vụ này mang lại, người dùng vẫn cần lưu ý một số yếu tố sau để đảm bảo SSD Hosting giải quyết được tối đa nhu cầu của mình:

Một số lưu ý cần nắm khi mua SSD Hosting
Một số lưu ý cần nắm khi mua SSD Hosting
  • Sức mạnh xử lý: Một SSD Hosting chất lượng sẽ được trang bị bộ xử lý mới nhất với tốc độ xử lý nhanh nhất. Đặc biệt, hosting này còn cho khả năng phân bổ dung lượng lớn bộ nhớ chính cho mỗi tài khoản.
  • Chất lượng ổ SSD: Chất lượng của ổ đĩa sẽ không giảm đi khi sử dụng SSD Hosting tốt. Bởi vì đã có nhiều ổ SSD hư hỏng do gặp lỗi về mạch hoặc bị bào mòn.
  • Vị trí Datacenter và CDN: Chọn Datacenter đặt cùng quốc gia, khu vực với website sẽ đem lại lợi thế lớn về tốc độ tải của web.
  • Đội ngũ hỗ trợ và bảo trì: Website bị lỗi đột ngột có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi mua SSD Hosting cần chọn nhà cung cấp sở hữu đội ngũ support hoạt động 24/7, luôn giải quyết nhanh vấn đề.
  • Các yếu tố khác: Ngoài những yếu tố trên, chọn mua SSD Hosting cũng cần lưu ý đến các yếu tố khác như tiện ích bảo mật, tỷ lệ uptime hay các chính sách ưu đãi,…

Giữa SSD Hosting và HDD Hosting có khác biệt không?

Để phân biệt rõ ràng hơn về SSD Hosting và HDD Hosting, bạn có thể tham khảo qua bảng so sánh sau đây:

Các tiêu chí SSD Hosting HDD Hosting
Tốc độ Nhanh hơn HDD gấp 5 – 10 lần và có thể xa hơn Chậm hơn
Nhiệt độ – 40 đến 85 độ C 5 – 55 độ C
An toàn dữ liệu Dữ liệu được bảo vệ tốt nhờ loại trừ ma sát và các tác động vật lý Dữ liệu kém an toàn hơn SSD
Phân mảnh dữ liệu Dữ liệu không bị phân mảnh vì không có đầu đọc vật lý Dữ liệu bị phân mảnh trong quá trình ghi do đĩa rắn quay liên tục
Giá thành Chi phí cao gấp đôi HDD Chi phí thấp hơn

FAQS ( Câu Hỏi Thường Gặp)

Dưới đây là một số câu hỏi người dùng thường gặp trong quá trình tìm hiểu SSD Hosting là gì mà bạn có thể tham khảo:

Một trang web cần bao nhiêu SSD Hosting?

Số lượng không gian lưu trữ SSD cần cho một trang web phụ thuộc vào kích thước của trang web và nhu cầu cụ thể của trang đó. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:

  • Đối với trang web doanh nghiệp nhỏ với văn bản và một số hình ảnh: 3-5 GB SSD có thể đủ. Nếu trang web của bạn có kế hoạch chứa nhiều nội dung đa phương tiện (hình ảnh, video, âm thanh) hoặc số lượng truy cập cao thì bạn nên xem xét sử dụng gói lưu trữ SSD với dung lượng lớn hơn.
  • Còn đối với các trang web phức tạp hơn như cửa hàng trực tuyến hoặc ứng dụng web có thể cần nhiều hơn khoảng 10 GB trở lên.

SSD Hosting nổi bật hơn HDD Hosting ở điểm nào?

Dịch vụ lưu trữ SSD Hosting nổi bật hơn HDD Hosting thông qua những điểm:

  • Độ tin cậy cao
  • Tốc độ xử lý nhanh chóng
  • Đảm bảo an toàn dữ liệu tốt hơn

Điểm hạn chế ở SSD Hosting là gì?

Mặc dù SSD Hosting sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội nhưng bởi vì có giá dịch vụ cung cấp cao gấp đôi HDD Hosting truyền thống mà SSD Hosting khá kén người dùng.

Tuy nhiên, điểm hạn chế này của SSD Hosting cũng đang dần khắc phục trước tình hình hạ tầng công nghệ đang ngày trở nên hiện đại hơn.

SSD Hosting phù hợp cho đối tượng nào?

SSD Hosting là dịch vụ phù hợp cho tất cả các website nào yêu cầu về khả năng lưu trữ, chẳng hạn như các website thương mại điện tử, ứng dụng CSDL, website có lượng truy cập cao hay page được tạo bởi nền tảng CMS – WordPress,…

Kết luận

Trên đây là tất tần tật thông tin từ A – Z về SSD Hosting là gì cùng những lợi ích vượt trội mà dịch vụ này mang lại cho người dùng. Nhìn chung, SSD Hosting với tốc độ và hiệu suất vượt trội hơn HDD truyền thống chính là công nghệ lưu trữ mới dự đoán sẽ thay thế HDD truyền thống và trở nên phổ biến hơn trong tương lai.

Cloud Computing đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong ngành công nghệ thông tin và đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi cách chúng ta làm việc và quản lý dữ liệu. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm Cloud Computing là gì và những lợi ích mà nó mang lại nhé!