Bảo vệ tên miền là điều cần thiết mà bất kỳ người làm website nào cũng phải chú trọng thực hiện. Nếu không, website của bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị kẻ xấu tấn công và làm phát tán các thông tin, dữ liệu cá nhân của bạn để trục lợi. Vậy nên, hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu ngay 5+ phương pháp bảo vệ tên miền hiệu quả trong bài viết sau đây.
Bảo vệ tên miền là gì?
Bảo vệ tên miền là dịch vụ cho phép người dùng ẩn và che giấu thông tin tên miền. Cụ thể, khi sử dụng công cụ Whois để tìm kiếm tên miền, người dùng chỉ có thể tra cứu được những thông tin chung chung và không có giá trị.
Chính vì khả năng che giấu này mà dịch vụ được đánh giá là giải pháp hiệu quả giúp bảo mật danh tính người đăng ký cũng như bảo vệ các thông tin quan trọng trên website khỏi các cuộc tấn công từ bên thứ 3.
Tuy nhiên, dịch vụ bảo vệ tên miền hiện nay chỉ có thể được áp dụng với các tên miền quốc tế.
Vì sao cần phải bảo vệ tên miền?
Tên miền chính là địa chỉ dẫn đến website của cá nhân/doanh nghiệp đang hoạt động trên internet. Đồng thời, trong quá trình khởi tạo tên miền, người dùng còn đề cập đến những thông tin cá nhân như họ tên, số điện thoại, email,…
Do đó, nếu không thực hiện kiểm soát và bảo mật cho website, những thông tin này sẽ dễ dàng bị đánh cắp bởi những kẻ tấn công không có ý tốt.
Vì vậy, khi áp dụng dịch vụ bảo vệ tên miền, bạn sẽ được hỗ trợ ngăn chặn các rủi ro:
- Trở thành đối tượng bị spam, bị gửi email quảng cáo, email với nội dung lừa đảo và quấy rối.
- Bị mất quyền kiểm soát, quyền điều khiển đối với tên miền.
- Những thông tin cá nhân bị đem ra trao đổi, mua bán với các mục đích xấu.
- Bị đối tượng xấu giả danh để thực hiện hành vi lừa đảo hoặc phát tán các mã độc hại.
- Bị rò rỉ các thông tin quan trọng như thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng,…
Những lợi ích nhận được khi đăng ký bảo vệ tên miền
Bảo vệ tên miền là cách giúp người dùng kiểm soát domain của mình khỏi những kẻ tấn công lấy cắp danh tính, thư rác hay các vấn đề liên quan đến đánh cắp tên miền.
Ngoài ra, trong quá trình bảo vệ tên miền, domain controller lúc này sẽ đóng vai trò như một người gác cổng, thực hiện nhiệm vụ xác thực cũng như ủy quyền user cho website.
Để đảm bảo tên miền được đảm bảo an toàn tối đa, nhà cung cấp còn mang đến cho mỗi người dùng một địa chỉ email riêng và độc đáo. Nhờ đó, người dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng tên miền trong các hoạt động kinh doanh khi đã được bảo mật.
Những rủi ro khi không bảo mật tên miền
Nếu không thực hiện bảo mật, bạn sẽ gặp phải một số bất lợi:
- Rò rỉ những thông tin cá nhân mà mình không muốn tiết lộ.
- Các đối tượng xấu lợi dụng thông tin cá nhân người dùng để khai thác thông tin liên quan đến tài chính và tín dụng.
- Đối thủ có thể phát hiện và áp dụng trước các bí mật và chiến lược kinh doanh của người dùng.
- Các tổ chức hacker và đối thủ có thể sử dụng tên miền để phục vụ cho những mục đích mờ ám của mình.
5 phương pháp bảo mật tên miền hiệu quả
Dưới đây là 5 phương pháp bảo vệ tên miền hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Sử dụng mật khẩu
Có một điều mà các nhà quản trị website cần lưu ý là tất cả tên miền hiện nay đều được bảo vệ thông qua mật khẩu. Chỉ duy nhất người sở hữu tên đăng nhập và mật khẩu đăng ký tên miền mới có thể truy cập và thực hiện các tùy chỉnh thay đổi.
Vậy nên, để bảo vệ an toàn thông tin tên miền, bạn nên lưu ý những yếu tố sau khi thiết lập mật khẩu:
- Tránh đặt mật khẩu đơn giản, dễ đoán hoặc có liên quan đến thông tin cá nhân.
- Mật khẩu nên chứa đồng thời chữ thường, chữ in hoa, số và cả ký tự đặc biệt.
- Thường xuyên thay đổi mật khẩu định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần.
Đăng ký bảo hộ tên miền
Như đã lý giải ở phần bảo mật tên miền là gì, trên thực tế thì đây là giải pháp được nhiều thương hiệu, đặc biệt là những thương hiệu lớn sử dụng để đảm bảo an toàn cho tên miền website của mình.
Thực hiện đăng ký bảo hộ tên miền chính là một cách hợp thức hóa quyền sở hữu tên miền của bạn dựa trên những căn cứ pháp lý. Khi đã thành công đăng ký bảo hộ, bạn có thể an tâm hơn về tính an toàn và bảo mật thông tin của mình. Bởi nếu có xảy ra bất cứ sự cố nào thì bạn sẽ là đối tượng được bảo vệ đầu tiên.
Khóa tên miền
Khóa tên miền (domain locking) là một hình thức bảo vệ tên miền có cấp độ cao nhất trong số các phương pháp. Áp dụng hình thức này cho website có thể bảo vệ tên miền khỏi các vấn đề liên quan đến bảo mật như rò rỉ mật khẩu, mất thông tin email,…
Đối với những tên miền đã khóa, tất cả sẽ được hiển thị trên công cụ Whois theo trạng thái:
- Server Delete Prohibited – Ngăn tên miền đã bị xóa.
- Server Update Prohibited – Ngăn cập nhật tên miền.
- Server Transfer Prohibited – Ngăn chuyển đổi tên miền.
Bên cạnh đó, với tên miền nào đã sử dụng dịch vụ domain locking, bạn còn có thể nhận diện dựa vào ký hiệu ổ khóa hoặc https ở phía trước tên miền.
Gia hạn tên miền
Gia hạn tên miền mặc dù không phải là phương pháp bảo vệ nhưng đây lại là hình thức có thể giúp bạn bảo vệ được tài sản của mình trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn, nếu bạn không gia hạn kịp thời tên miền, rất có thể tên miền này sẽ bị người khác mua lại. Điều này gây ra rất điều thiệt hại to lớn, nhất là với những người đang kinh doanh trực tuyến trên website.
Các đơn vị cung cấp tên miền thực tế hiện nay đều mang đến cho khách hàng những gói dịch vụ có thời gian sử dụng lên đến vài năm. Do đó, nếu bạn có kế hoạch kinh doanh dài hạn, tốt nhất nên chọn mua tên miền tối thiểu 1 năm để tránh gia hạn quá nhiều lần.
Bao vây thương hiệu
Bao vây thương hiệu là phương pháp bảo vệ được thực hiện bằng cách mua lại tất cả tên miền gần giống nhau, đặc biệt là những tên miền chỉ khác biệt ở mỗi phần đuôi.
Trong các tổ chức, doanh nghiệp lớn, đây là cách thức được sử dụng rất phổ biến, có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự giả mạo từ đối thủ và để bảo vệ các khách hàng đã tin tưởng vào thương hiệu của mình.
Không chỉ bảo vệ thương hiệu, bao vây tên miền còn là cách giúp thương hiệu tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn, góp phần hỗ trợ hiệu quả quá trình SEO website.
FAQs (Câu hỏi liên quan)
Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến bảo vệ tên miền mà người dùng thường hay gặp phải:
Tôi có thể thay đổi bảo mật miền của mình được không?
Có. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi bảo vệ miền của mình bất kỳ lúc nào. Miễn là các miền đủ điều kiện thì bạn luôn có sẵn bảo mật miền, dù cho gói bảo vệ miền là gì.
Xác minh quyền sở hữu miền như thế nào?
Để xác minh quyền sở hữu, tùy chọn tốt nhất dành cho bạn là thêm một bản ghi TXT vào tệp tin vùng DNS. Tùy chọn này không chỉ giúp bạn duy trì quyền riêng tư mà còn chứng minh được bạn là người sở hữu miền.
Hoặc, bạn có thể tắt bảo mật miền để hiển thị công khai về tất cả thông tin liên hệ miền của mình.
Kết luận
Nhìn chung, bảo vệ tên miền là yếu tố quan trọng mà cá nhân, doanh nghiệp cần đặt lên hàng đầu để thông tin cá nhân và thương hiệu không bị xâm nhập và đánh cắp bởi kẻ xấu. Hy vọng qua bài viết trên với các phương pháp mà Wiki.lanit chia sẻ, có thể giúp bạn thành công bảo mật an toàn cho website.
Comments are closed.