Ad
Wordpress

Plugin là gì? Cách Cài Đặt & Cập Nhật Plugin WordPress

Pinterest LinkedIn Tumblr

Với dân công nghệ thông tin, plugin chắc chắn không còn là một thuật ngữ xa lạ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và có thể giải thích được tường tận plugin là gì? Hiện nay các plugin đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tùy chỉnh và tối ưu hóa trang web, giúp gia tăng trải nghiệm người dùng một cách hiệu quả mà không cần thay đổi mã nguồn. Nếu bạn đang thắc mắc về plugin, hãy để Wiki.lanit giải đáp chi tiết ngay sau đây.

Plugin là gì?

Plugin là một phần mềm bổ sung hoặc module mở rộng được sử dụng để tích hợp vào một ứng dụng chính hoặc phần mềm, nhằm cung cấp các tính năng mới hoặc mở rộng chức năng hiện có của ứng dụng mà không làm thay đổi mã nguồn gốc.  Plugin WordPress cho phép các tính năng và chức năng của ứng dụng được tách rời và mở rộng một cách linh hoạt, cho phép người dùng tùy chỉnh và cài đặt ứng dụng theo nhu cầu cụ thể dễ dàng, nhanh chóng.

Plugin là gì?
Plugin là gì?

Hiện nay các plugin có vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng tính năng của các ứng dụng và phần mềm. Chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghệ, phải kể đến như: trình duyệt web, phần mềm chỉnh sửa ảnh, ứng dụng văn phòng, hệ thống quản lý nội dung,….

Lý do nên cài đặt Plugin cho web WordPress?

Cài đặt plugin cho web WordPress có nhiều lợi ích quan trọng. Dưới đây là một số lý do nên sử dụng plugin trong WordPress:

  • Mở rộng tính năng: Plugin cho phép bạn mở rộng tính năng của trang web WordPress một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Thay vì viết mã từ đầu để triển khai các tính năng mới, bạn có thể sử dụng plugin đã được viết sẵn để tiết kiệm thời gian, tập trung vào các chiến lược phát triển quan trọng hơn
  • Không cần kiến thức kỹ thuật sâu: Các plugin được thiết kế để đơn giản hóa việc tích hợp các tính năng phức tạp. Người dùng không cần quá am hiểu vần có thể áp dụng dễ dàng.
  • Tích hợp với nhiều dịch vụ và công nghệ: Các plugin thường tích hợp với nhiều dịch vụ và công nghệ phổ biến hiện đại.
  • Bảo mật và cập nhật: Plugin thường được duyệt kỹ lưỡng trước khi được phép xuất hiện trong kho plugin của WordPress, giúp đảm bảo tính bảo mật và ổn định.

Phân loại plugin trong WordPress

Sau khi,   tìm hiểu về plugin là gì? Tiếp theo cùng Wiki.lanit phân loại plugin theo tính chất và chức năng nhé.

Plugin tối ưu

Plugin tối ưu là những plugin được thiết kế để cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa trang web WordPress. Điều quan trọng là lựa chọn các plugin này giúp đảm bảo trang web hoạt động nhanh chóng, hiệu quả và cung cấp trải nghiệm tốt cho người dùng.

Plugin tối ưu giúp cải thiện hiệu suất website hiệu quả
Plugin tối ưu giúp cải thiện hiệu suất website hiệu quả

Một số loại plugin tối ưu được dùng nhiều nhất gồm có: plugin caching, plugin tối ưu hình ảnh, plugin tối ưu hóa cơ sở dữ liệu, plugin tối ưu SEO, plugin tối ưu CSS,… Khi sử dụng plugin tối ưu, bạn phải chắc chắn lựa chọn các plugin đáng tin cậy và được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính ổn định và bảo mật cho  website. .

Plugin bảo mật

Các plugin bảo mật là những tiện ích được sử dụng để bảo vệ trang web WordPress khỏi các mối đe dọa và lỗ hổng bảo mật. Hầu hết những plugin này đều có khả năng bảo mật tốt nhất, được trang bị các tính năng bảo mật mạnh mẽ. Trong đó phải kể đến như: chống tấn công DdoS, chặn IP đáng ngờ, quét Malware,….

Plugin bảo mật bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công
Plugin bảo mật bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công

Một số plugin bảo mật  phổ biến và được đánh giá phải kể đến: wordfence security, sucuri security, iThemes Security, loginizer,… Khi sử dụng các plugin bảo mật, người dùng sẽ phải xem xét cài đặt và chọn cấu hình plugin đúng cách.

>>> Xem thêm: Top 10+ Plugin Bảo Mật WordPress Tốt nhất

Plugin lưu trữ

Plugin lưu trữ hữu ích dành cho WordPress giúp quản lý, tối ưu hóa và bảo vệ dữ liệu trên trang web được thực hiện một cách dễ dàng nhanh chóng và hiệu quả.Trang bị những plugin này, trang web có thể sao lưu, khôi phục trang web một cách dễ dàng nhất. Những loại plugin lưu trữ được đánh giá cao về tính năng gồm có: UpdraftPlus, VaultPress, BackWPup, Duplicator,…

Có Plugin lưu trữ, quản lý, bảo vệ dữ liệu web không còn là nỗi lo
Có Plugin lưu trữ, quản lý, bảo vệ dữ liệu web không còn là nỗi lo

Plugin Quản lý SEO

Đây là những plugin cung cấp các công cụ để tối ưu hóa tiêu đề, thẻ meta, liên kết nội bộ, sitemap, và các yếu tố khác để cải thiện vị trí của trang web trên các công cụ tìm kiếm.

>>> Xem thêm: Top 12+ Plugin SEO Cho WordPress Tốt Nhất

Tổng hợp một số plugin WordPress cơ bản miễn phí

Dưới đây là một số những plugin WordPress miễn phí cơ bản, mà bất kỳ trang web nào cũng cần sử dụng:

Plugin

Tính năng

Yoast SEO Nó cung cấp các tính năng như tối ưu hóa từ khóa, tiêu đề, thẻ meta, và phân tích SEO cho mỗi bài viết và trang.
Akismet Plugin này giúp bảo vệ trang web của bạn khỏi spam bình luận. Nó tự động kiểm tra các bình luận và chặn các bình luận spam trước khi hiển thị lên trang.
Jetpack Đây là một plugin đa chức năng mạnh mẽ, cung cấp nhiều tính năng như tạo bộ sưu tập hình ảnh, tự động chia sẻ bài viết lên mạng xã hội, tạo biểu mẫu liên hệ, thống kê trang web, và nhiều tính năng bảo mật khác.
WooCommerce Nó cung cấp tính năng tạo sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, quản lý kho hàng, và nhiều tính năng khác liên quan đến thương mại điện tử.
Contact Form 7 Đây là một plugin tạo biểu mẫu liên hệ đơn giản và linh hoạt. Bạn có thể tạo và quản lý các biểu mẫu liên hệ theo ý muốn và nhận thông tin từ người dùng.
UpdraftPlus Đây là một plugin sao lưu dữ liệu quan trọng của trang web. Nó cho phép bạn tự động sao lưu dữ liệu trang web và khôi phục lại nếu cần.
WP Super Cache hoặc W3 Total Cache Đây là các plugin tối ưu hóa bộ nhớ cache để cải thiện tốc độ tải trang web. Chúng tạo bản sao tĩnh của trang web và cung cấp cho người dùng nhanh hơn trong các lần truy cập sau.
Wordfence Security Đây là một plugin bảo mật mạnh mẽ giúp bảo vệ trang web của bạn khỏi các mối đe dọa bảo mật, bao gồm tấn công độc hại, thử đăng nhập sai, và quét mã độc.

Hướng dẫn cách cài đặt plugin vào WordPress của bạn

Dưới đây là hướng dẫn cài đặt plugin cho WordPress, bạn có thể theo dõi để cài đặt nhanh chóng

Bước 1: Truy cập trang quản trị WordPress của bạn.

Bước 2: Trong thanh bên quản trị, chọn “Plugins” » “Add new

Bước 3: Tìm kiếm plugin trong kho lưu trữ của WordPress.

Plugin là gì

Bước 4: Khi tìm thấy plugin cần cài, nhấn “Install now” và đợi quá trình cài đặt hoàn thành.

Bước 5: Sau khi cài đặt xong, nhấn “Activate” để sử dụng plugin.

Hướng dẫn cách cập nhật plugin nhanh chóng

Dưới đây là các bước hướng dẫn cập nhật plugin WordPress, bạn có thể tham khảo và áp dụng

Bước 1: Khi nhận được thông báo cập nhật plugin trong thanh công cụ hoặc thanh bên quản trị, nhấp vào biểu tượng đó.

cách cập nhật plugin

Bước 2: Bạn sẽ được chuyển đến trang ‘Update’, nơi bạn có thể xem danh sách các cập nhật có sẵn.

Bước 3: Tìm plugin mà bạn muốn cập nhật và nhấp vào nút “Update Now“.

cách cập nhật plugin

Bước 4: Sau khi quá trình cập nhật hoàn thành, plugin của bạn đã được cập nhật lên phiên bản mới nhất.

Hướng dẫn cách tạo plugin trong wordpress

Để tạo plugin trong wordpress, thì trước hết bạn cần phải có  kiến thức cơ bản về các ngôn ngữ lập trình như PHP, CSS, HTML và JavaScript.

Sau đó, hãy cài đặt local development environment cho Windows hoặc Mac để kiểm thử plugin trên máy tính cá nhân.

Hướng dẫn cách tạo plugin trong wordpress 

Tiếp theo, hãy viết mã plugin bằng trình soạn thảo văn bản như Notepad hoặc TextEdit.

Sau khi tạo xong plugin, bạn có thể đăng nó lên Thư viện Plugin WordPress để người khác có thể tìm và sử dụng.

FAQs ( Câu hỏi thường gặp )

Tại sao một số trường hợp web WordPress không cài Plugin được?

Lý do mà một số người dùng sử dụng trang web WordPress nhưng không thể cài plugin được bởi vì: Phiên bản WordPress không hỗ trợ plugin, phân quyền không đủ, hosting bị hạn chế truy cập, chức năng trùng lặp với mã nguồn website, xung đột giữa các plugin, phiên bản WordPress đã cũ hoặc gặp lỗi,….

Plugin có dùng miễn phí được không?

Có, nhiều Plugin WordPress hiện nay được cung cấp miễn phí trên trang chủ WordPress.org hoặc trên cửa hàng Plugin của bên thứ ba. Việc sử dụng các Plugin miễn phí giúp bạn tiết kiệm chi phí để mở rộng chức năng và tính năng của website WordPress của bạn.

Một trang web cần dùng bao nhiêu Plugin?

Số lượng Plugin cần thiết cho một trang web WordPress có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và yêu cầu cụ thể của trang web đó..  Bởi sử dụng quá nhiều, plugin WordPress không có code tốt sẽ khiến cho website bị chậm. Nên tập trung vào việc sử dụng các Plugin một cách hợp lý và sử dụng đúng nhu cầu là được.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc plugin là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt plugin cho web WordPress hiệu quả. Không thể phủ nhận vai trò cũng như những tính năng ưu việt mà plugin mang đến cho chất lượng website cũng như trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên khi dùng plugin, bạn nên tìm hiểu kỹ và sử dụng plugin hợp lý theo đúng nhu cầu của mình mà thôi.

Mình là Trang - Hiện mình đang đảm vị trí SEO Marketing tại LANIT. Đối với mình, SEO không chỉ là công việc, mà còn là một niềm đam mê thú vị. Với những kiến thức đã chắt lọc và tích luỹ suốt nhiều năm, mình luôn sẵn sàng mang đến cho các bạn những nội dung về WordPress một cách chuyên sâu nhất. Rất hy vọng những kiến thức sẽ hữu ích đối với các bạn!

Comments are closed.