Ad
Kiến Thức

Tên miền quốc tế là gì? Cách đăng ký, khai báo nhanh chóng

Pinterest LinkedIn Tumblr

Các bạn đang muốn mở rộng thị trường, muốn website uy tín và chuyên nghiệp hơn thì không nên bỏ qua tên miền quốc tế . Nó được dùng phổ biến trên toàn thế giới. Hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu tên miền quốc tế là gì để có thể lựa chọn, sử dụng hiệu quả và tối ưu nhất nhé!

Tên miền quốc tế là gì?

Tên miền quốc tế là gì?
Tên miền quốc tế là gì?

Có thể hiểu tên miền quốc tế là gì? Đây là những tên miền được cấp bởi tổ chức phi lợi nhuận ICANN – Tập đoàn Internet cấp số và tên miền. Nó có thể sử dụng thông dụng ở đa số các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Mọi cá nhân và tổ chức đều được phép và có thể mua và sở hữu tên miền quốc tế.

Có một số tên miền quốc tế phổ biến như  tên miền .com,  .net,  .edu,  .org,…

Lợi ích cực nổi bật khi sử dụng tên miền quốc tế

Khi sử dụng tên miền này, người dùng có thể tận dụng một loạt lợi ích quan trọng, bao gồm:

Khai thác thị trường quốc tế

Bằng cách có một tên miền phù hợp với quốc gia hoặc khu vực, vùng lãnh thổ nào đó trên bản đồ thế giới, doanh nghiệp có thể xây dựng lòng tin và sự tin cậy đối với khách hàng trên toàn cầu, mở rộng phạm vi kinh doanh và tăng cường sự hiện diện toàn cầu.

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo

Thay vì phải mua nhiều tên miền địa phương cho từng đất nước hoặc khu vực, doanh nghiệp chỉ cần một tên miền quốc tế để tiếp cận nhiều thị trường mục tiêu. Điều này giúp giảm chi phí và quản lý hiệu quả các chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

Xác định sự chuyên nghiệp

Nó thường được xem là tín hiệu về sự toàn cầu hóa và khả năng tiếp cận đa quốc gia. Điều này tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác về sự chuyên nghiệp và khả năng phục vụ quốc tế của doanh nghiệp.

Tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể

Với một tên miền phù hợp và dễ nhớ, doanh nghiệp có thể tạo sự khác biệt và thu hút sự chú ý từ khách hàng quốc tế. Điều này đặt doanh nghiệp trong vị trí thuận lợi để mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng và cạnh tranh với các đối thủ trên phạm vi toàn cầu.

Vòng đời tên miền quốc tế

Dưới đây là vòng đời tên miền quốc tế bạn nên biết để chú ý khi sử dụng tên miền này:

Vòng đời tên miền quốc tế
Vòng đời tên miền quốc tế

#1. Trạng thái Available (Tự do): Tên miền ở trạng thái này chưa được đăng ký bởi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào. Bất kỳ ai cũng có thể đăng ký tên miền này theo các quy định.

#2.Trạng thái Registered (Đã đăng ký): Sau khi bạn mua tên miền thành công,  thì tên miền sẽ được toàn quyền sở hữu bởi bạn.  Và đây chính là giai đoạn mà bạn có thể gia hạn tên miền.

#3.Trạng thái Expired (Hết hạn):  Khi bạn đã đăng ký và gia hạn tên miền một thời, sau đó tên miền sẽ ở trạng thái hết hạn và không còn hoạt động nếu như bạn không tiếp tục gia hạn. Trong giai đoạn này, bạn cần liên hệ ngay nhà cung cấp để gia hạn tên miền nhanh chóng.

#4. Trạng thái Grace Period (Gia hạn): Giai đoạn chính là giai đoạn chờ đợi bạn gia hạn tên miền. Trong giai đoạn này, tên miền không hoạt động ở trạng thái chờ và bạn không thể đăng ký lại. Tùy theo tên miền cụ thể sẽ có thời gian gia hạn khác nhau , nhưng thường là từ 30 đến 45 ngày.

#5. Trạng thái Redemption (Chờ chuộc): Ở trạng thái này, tên miền của bạn đã bị xóa hoàn toàn và thông tin quản trị bị xoá. Bạn cũng  không thể đăng ký lại  tên miền mà phải chuộc lại trong khoảng thời gian từ 25 đến 30 ngày.

#6. Trạng thái Pending Deletion (Chờ xóa): Nếu trong thời gian chờ chuộc quá hạn, lúc này tên miền sẽ vào trạng thái chờ xóa trong 5 ngày. Sau khoảng thời gian này, tên miền của bạn sẽ bị xóa hoàn toàn và trở lại trạng thái tự do  như ban đầu chính là trạng thái tên miền tự do.

#7. Trạng thái Released (Tự do có thể mua):  Ở trạng thái này, tên miền quay lại trạng thái tự do, và  bất kỳ ai cũng có thể đăng ký.

>>> Xem thêm:  Bảo Vệ Tên Miền Là Gì? 5+ Phương Pháp Bảo Vệ Tên Miền Hiệu Quả

Lý do bạn cần khai báo tên miền quốc tế sau khi đăng ký?

Theo Điều 23 của Luật Công nghệ thông tin quy định rõ ràng rằng: Các cá nhân hoặc tổ chức khi xây dựng website sử dụng tên miền quốc gia  thì bắt buộc phải thông báo và khai báo đầy đủ với Bộ Thông tin và Truyền thông các thông tin cơ bản.

Việc khai báo tên miền quốc tế sau khi đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là yêu cầu bắt buộc. Bất kỳ sai sót trong việc khai báo hoặc việc không khai báo khi đăng ký tên miền này sẽ bị áp dụng mức phạt hành chính từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng.

Hướng dẫn khai báo tên miền quốc tế sau khi đã đăng ký

Các bước khai báo tên miền quốc tế sau khi đăng ký được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của cơ quan quản lý tên miền Bộ Thông tin và Truyền thông tại đây: http://thongbaotenmien.vn..
  • Bước 2: Chọn “Thông báo sử dụng mới” trên trang chủ. Tiếp theo, bạn nhập tên miền cần thông báo vào ô trống và nhấn nút “Tra cứu”.
  • Bước 3: Chọn trường chủ thể phù hợp, có thể là cá nhân hoặc tổ chức, sau đó điền đầy đủ thông tin liên hệ của chủ thể. Lưu ý những trường thông tin có dấu “*“, bạn bắt buộc để điền vào.
  • Bước 4: Hoàn tất quá trình khai báo bằng cách nhấn nút “Chấp nhận”.

Sau khi quá trình khai báo kết thúc, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tự động gửi một email xác nhận đến địa chỉ email mà bạn đã cung cấp trước đó. Nội dung email sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tên miền đã được khai báo và mật khẩu của bạn.

Nên mua tên miền quốc tế hay tên miền Việt Nam?

Nên mua tên miền quốc tế hay tên miền Việt Nam?
Nên mua tên miền quốc tế hay tên miền Việt Nam?

Tên miền Việt Nam

Nên sử dụng tên miền Việt Nam khi bạn muốn tập trung vào thị trường trong nước và bạn muốn xây dựng thương hiệu địa phương

  • Ưu điểm: Thể hiện rõ nguồn gốc và mục tiêu kinh doanh tại Việt Nam, có thể tạo niềm tin và sự thân thiện với khách hàng trong nước.
  • Nhược điểm: Giới hạn sử dụng chủ yếu trong phạm vi quốc gia, điều này có thể hạn chế khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế.

Tên miền quốc tế

Nên sử dụng tên miền  quốc tế khi bạn muốn xây dựng một thương hiệu toàn cầu hoặc có ý định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài

  • Ưu điểm: Mở rộng tầm nhìn và tiếp cận thị trường quốc tế..
  • Nhược điểm: Không thể thể hiện rõ ràng nguồn gốc và địa chỉ của doanh nghiệp, điều này có thể làm mất đi một phần yếu tố địa phương và tin cậy đối với khách hàng trong nước. Bên cạnh đó là tỷ lệ cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, việc chọn tên miền Việt Nam hay tên miền quốc tế cũng phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp hoặc dự án của bạn. Đôi khi, có thể cân nhắc sở hữu cả hai tên miền để bảo đảm bảo quản và tăng tính hiệu quả của việc tiếp cận khách hàng cả trong và ngoài nước.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ chuyên môn về tên miền quốc tế từ LANIT. Hi vọng qua bài viết này, các bạn thực sự hiểu bản chất tên miền quốc tế là gì, có nên mua không hay cách đăng ký như thế nào. Còn việc quyết định có mua hay không còn phụ thuộc vào mục tiêu, chiến lược tăng trưởng của công ty.

Chúc bạn ngày mới vui vẻ!

Mình là Dũng - Hiện mình đang phụ trách vị trí kỹ thuật viên quản lý tên miền tại LANIT. Với niềm đam mê về lĩnh vực này, mình đã dành nhiều năm để nghiên cứu và làm việc với tên miền. Rất hy vọng với những kiến thức mình chia sẻ sẽ mang đến những thông tin hữu ích đến với các bạn.

Comments are closed.