Ad
Author

Nguyễn Thái Dũng

Browsing

Winscp là gì không phải là câu hỏi quá khó. Đây là tiện ích được tích hợp cho hệ điều hành Windows để đảm nhận những chức năng riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm, tính năng cũng như cách sử dụng tiện ích Winscp. Qua bài viết sau, Wiki.Lanit sẽ giới thiệu tới bạn đọc những thông tin quan trọng nhất về Winscp.

Whois là gì chính là thắc mắc của rất nhiều người khi lần đầu nghe đến thuật ngữ này. Bởi nếu không tìm hiểu nhiều tới website thì có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ biết về dịch vụ Whois. Vậy, Whois là gì và có liên quan như thế nào tới tên miền? Làm thế nào để sử dụng Whois hiệu quả và đúng cách. Để trả lời những câu hỏi trên, bạn đọc hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu ngay nhé!

Whois là gì?

Whois là gì? Đây chính là một dịch vụ được cung cấp bởi internet. Whois đảm nhận chức năng hỗ trợ người dùng tra cứu thông tin liên quan tới tên miền của website.

Whois là gì?
Whois là gì?

Whois cũng được quản lý bởi tổ chức ICANN – tập đoàn internet cấp số và tên miền. Khi đăng ký tên miền, người dùng phải cung cấp họ tên, số điện thoại và địa chỉ email cho ICANN. Sau đó, những thông tin về tên miền này sẽ được ICANN công bố trên Whois. Nhờ đó mà người dùng có thể tra cứu được thông tin tên miền bằng Whois.

Whois cũng cho phép người dùng kiểm tra 1 tên miền để biết nó đã được đăng ký hay chưa. Từ đó tiết kiệm thời gian đăng ký tên miền cho mọi người.

Whois Privacy là gì?

Whois Privacy là thuật ngữ xuất hiện rất nhiều khi tìm hiểu thông tin về dịch vụ Whois. Whois Privacy liên quan tới việc bảo mật dữ liệu cho chủ sở hữu tên miền. Nó cung cấp tính năng ẩn các dữ liệu của chủ sở hữu domain. Vì thế, người khác sẽ không biết được email hay số điện thoại để gửi mail/gọi điện spam.

Whois Privacy là gì?
Whois Privacy là gì?

Tuy đảm bảo sự riêng tư cho domain nhưng Whois Privacy vẫn tồn tại một số nhược điểm.Thông tin về tên miền bị ẩn sẽ khiến đối tác khó tìm thấy phương thức liên hệ của bạn. Do đó, bạn sẽ mất đi những cơ hội hợp tác với người khác.

Whois tra cứu được những thông tin nào của tên miền?

Whois không chỉ được sử dụng để tra cứu những thông tin liên quan tới chủ sở hữu. Dịch vụ này còn có khả năng hiện ra rất nhiều thông tin khác liên quan tới domain như sau:

Whois tra cứu được những thông tin nào của tên miền?
Whois tra cứu được những thông tin nào của tên miền?
  • Registrar: Đây là dữ liệu liên quan tới đơn vị phân phối tên miền cho người sử dụng. Bao gồm các thông tin như: tên và phương thức liên lạc.
  • Contacts: Thể hiện thông tin liên lạc của chủ sở hữu domain hoặc người đại diện.
  • Name Server: Đây là địa chỉ DNS Server và đã được cấu hình
  • .Domain Status: Thể hiện tình trạng tên miền.
  • Updated Date: Ghi lại thời gian tên miền được cập nhật lần gần nhất.
  • Expiry Date: có nghĩa là ngày tên miền hết hạn.
  • Registration Date: Là ngày đăng ký tên miền.

Lý do nên tra cứu tên miền bằng công cụ Whois là gì?

Nhiều người đặt ra câu hỏi là tra cứu tên miền để làm gì và vì sao lại tra cứu bằng Whois. Thực tế, Whois không phải là công cụ duy nhất có thể tra cứu tên miền. Tuy nhiên, nhiều người dùng đánh giá Whois dễ sử dụng cũng như mang lại dữ liệu chính xác hơn. Vậy, lý do chính để sử dụng công cụ tra cứu tên miền Whois là gì?

Bảo mật thông tin

Whois được tích hợp thêm công cụ Whois Privacy. Đây là công cụ có khả năng bảo mật thông tin cực tốt. Khi cài thêm Whois Privacy, tất cả thông tin quan trọng liên quan tới tên miền sẽ được ẩn triệt để. Dù người khác có dùng cách nào cũng không thể bỏ ẩn các thông tin này và xem dữ liệu. Do đó, bạn sẽ không lo dữ liệu quan trọng bị lộ ra ngoài.

Bảo mật thông tin
Bảo mật thông tin

Bạn cũng có thể chỉ định thông tin nào được ẩn đi và thông tin nào không. Vì thế, nếu muốn để đối tác biết phương thức liên hệ thì bạn chỉ định thông tin này không bị ẩn.

Dữ liệu chính xác

Dữ liệu liên quan tới tên miền sẽ được quản lý bởi tổ chức ICANN – 1 trong những tập đoàn uy tín hàng đầu trên thế giới. Và ICANN cung cấp dữ liệu này lên công cụ Whois để người dùng có thể tra cứu được. Vì thế, dữ liệu về tên miền tra cứu bằng Whois có độ chính xác cao.

Hướng dẫn sử dụng công cụ Whois tra cứu tên miền

Như đã trình bày ở trên, Whois là công cụ dùng để tra cứu tên miền cho các website. Whois có thể tra cứu được thông tin tên miền chính chủ. Đồng thời, công cụ này cũng cho phép sử dụng miễn phí. Vậy, cách tra cứu tên miền bằng Whois có khó không?

Kiểm tra tên miền chính chủ

Để kiểm tra tên miền chính chủ, bạn thực hiện theo các bước sau:

Kiểm tra tên miền chính chủ
Kiểm tra tên miền chính chủ
  • Bước 1: Bạn truy cập vào trang web chính thức của Whois “who.is” để tra cứu thông tin chính xác nhất.
  • Bước 2: Bạn click vào thanh tìm kiếm của Whois. Sau đó nhập địa chỉ IP hoặc tên miền bạn muốn tra cứu thông tin. Tiếp theo, bạn nhấp vào biểu tượng tìm kiếm.
  • Bước 3: Yêu cầu tra cứu thông tin của bạn sẽ được gửi tới cơ sở dữ liệu của Whois. Bạn chỉ cần đợi yêu cầu được xử lý và trả về kết quả trong vài giây.
  • Bước 4: Khi kết quả được trả về máy, bạn cần quan tâm tới những thông tin quan trọng. Ví dụ như: thông tin nhà cung cấp, ngày hết hạn tên miền, thời gian cập nhật tên miền, thông tin chủ sở hữu domain.

Các trang cho phép kiểm tra tên miền

Who.is là trang web chính thức của Whois cho phép kiểm tra tên miền. Ngoài trang web này thì còn có một số website nữa có thể tra cứu domain nếu who.is gặp trục trặc. Đó là:

  • Trang:  https://whois.icann.org/en
  • Trang: http://whois.domaintools.com/

Whois được sử dụng trong những trường hợp nào?

Whois thường được sử dụng trong 2 trường hợp. Đó là dùng khi kiểm tra tính duy nhất của Domain và dùng khi kiểm tra thông tin tên miền. Vậy, vai trò của Whois là gì trong từng trường hợp?

Kiểm tra tính duy nhất của Domain

Khi bạn muốn đăng ký một tên miền, bạn cần phải kiểm tra xem domain này đã được người khác đăng ký hay chưa. Kiểm tra tên miền là bước cần thiết để không tốn thời gian chuẩn bị thủ tục đăng ký sau đó mới biết tên miền này đã có người khác đăng ký rồi.

Whois chính là công cụ tốt nhất để kiểm tra tính duy nhất của 1 domain. Bạn chỉ cần thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn được trình bày ở trên. Nếu như domain đã được đăng ký thì sẽ hiện ra một số thông tin liên quan. Còn nếu domain chưa được đăng ký thì sẽ có thông báo “Unavailable” xuất hiện trên màn hình. Khi đó, bạn có thể yên tâm rằng tên miền chưa có ai đăng ký và lựa chọn domain này.

Kiểm tra thông tin của Domain

Trường hợp thứ 2 nên sử dụng Whois là kiểm tra thông tin của Domain. Người ta thường tra cứu thông tin tên miền để kiểm tra độ uy tín của website hoặc kiểm tra tên miền nhằm mục đích mua lại.

Nhiều doanh nghiệp luôn để mở thông tin liên hệ để các bên đối tác có thể liên hệ hợp tác. Tuy nhiên, cũng có vài doanh nghiệp, cá nhân ẩn thông tin bằng Whois Privacy nên rất khó để kiểm tra độ uy tín.

Hướng dẫn cập nhật thông tin Whois

Thông tin tên miền có thể bị thay đổi bởi người dùng. Tuy nhiên, ICANN không thể biết được thay đổi này nếu như người dùng không cập nhật. Và hệ quả là người dùng tìm kiếm thông tin tên miền nhưng độ chính xác không cao. Vì thế, mỗi khi thông tin domain được thay đổi bạn cần cập nhật ngay lập tức để ICANN đưa lên Whois.

Hướng dẫn cập nhật thông tin Whois
Hướng dẫn cập nhật thông tin Whois

Có 2 cách để cập nhật thông tin trên Whois. Với cách thứ nhất,bạn có thể nhờ tới đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền để cập nhật nhanh chóng hơn. Cách thứ 2 là bạn tự động cập nhật thông tin trên Whois.

Để tự cập nhật thông tin về domain, bạn thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Control Panel sau đó click chọn “Tên miền”.
  • Bước 2: Bạn click vào tên miền đang cần cập nhật thông tin.
  • Bước 3: Bạn chọn “Edit” rồi thay đổi những thông tin cần cập nhật lại về tên miền. Sau đó, bạn nhấn chọn “Save” để lưu tất cả thay đổi.

Thông thường, việc cập nhật lại tên miền sẽ cần đợi khoảng 1 ngày để duyệt và tải lên hệ thống. Vì thế, bạn đợi tới ngày hôm sau rồi mới kiểm tra lại thông tin về domain.

FAQs về Whois

 Có nên bảo vệ thông tin Whois của domain không?

Việc bảo vệ thông tin Whois của tên miền không thực sự cần thiết nếu như bạn muốn có nhiều cơ hội hợp tác cũng như có kiến thức để tự bảo vệ thông tin trên internet. Tuy nhiên, nếu website của bạn không tìm kiếm đối tác và bạn chưa thật sự tự tin để tự bảo vệ website thì hãy sử dụng Whois Privacy để bảo mật thông tin.

Whois là từ viết tắt của thuật ngữ nào?

Whois là từ viết tắt cả “Who is” – có nghĩa là “ai”. Tức là, công cụ này cho phép tra cứu xem tên miền đã được đăng ký chưa, và nếu đã đăng ký thì chủ sở hữu là ai.

Kết luận

Whois chính là dịch vụ internet tốt nhất để tra cứu và kiểm tra thông tin tên miền. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ Whois là gì cũng như cách sử dụng hiệu quả Whois để tra cứu thông tin.

Ngày nay, nhiều website sử dụng Webmail để gửi và nhận mail với khách hàng, đối tác. Hiểu rõ Webmail là gì sẽ giúp doanh nghiệp ứng dụng sản phẩm công nghệ này một cách tốt hơn. Từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vậy, Webmail là gì và sở hữu ưu, nhược điểm như thế nào? Làm sao để sử dụng Webmail cho việc gửi, nhận thư điện tử? Để giải đáp những thắc mắc trên, cùng Wiki.Lanit tìm hiểu ngay nhé!

Webmail là gì?

Webmail là gì? Đây được hiểu là nền tảng ứng dụng cho phép gửi, nhận email trực tuyến thông qua website. Webmail cho phép người quản trị truy cập vào máy chủ email để đọc, gửi và nhận email. Webmail có thể tương thích với nhiều thiết bị cũng như các hệ điều hành hiện có.

Webmail là gì?
Webmail là gì?

Webmail đảm nhận những chức năng gì?

Người dùng thường quen với các nền tảng gửi và nhận mail như: Yahoo, Outlook hơn. Tuy không phổ biến bằng nhưng Webmail lại được sử dụng cho hầu hết các website và doanh nghiệp lớn bởi có nhiều tính năng vượt trội. Vậy, những chức năng chính của Webmail là gì? Nhìn chung, Webmail cũng chứa đầy đủ các tính năng như soạn thư, gửi thư, nhận thư, thư nháp, mail spam,…

Webmail đảm nhận những chức năng gì?
Webmail đảm nhận những chức năng gì?
  • Tính năng soạn email: Người dùng có thể soạn email ngay trên Webmail. Tính năng soạn email bao gồm cả đính kèm hình ảnh hay tệp, soạn nội dung và có phần thêm tiêu đề.
  • Hộp thư đến: Là nơi nhận mail mà khách hàng, đối tác gửi đến.
  • Hộp thư đi: Là nơi chứa các mail đã được gửi đi. Hộp thư đi lưu trữ lại danh sách các mail gửi đi để có cơ sở đối chiếu nếu cần.
  • Thư nháp: Vì một vài lý do mà thư đã được soạn nhưng chưa gửi đi. Khi đó, những mail này được chuyển vào hộp thư nháp. Khi cần gửi, người dùng không cần nhập lại thư mà chỉ cần chỉnh sửa tiếp rồi gửi đi.
  • Hộp thư spam: Nếu các mail gửi đến được đánh giá là không an toàn thì sẽ được chuyển vào hộp thư spam. Tuy nhiên, một số thư quan trọng cũng có thể chuyển nhầm vào spam. Vì thế, bạn cần kiểm tra hộp thư spam thường xuyên để tránh bỏ lỡ mail quan trọng

Webmail còn cung cấp thêm nhiều tính năng nâng cao khác như: khả năng tạo chữ ký riêng, thay đổi font chữ cũng như thay đổi giao diện quản lý.

Ưu và nhược điểm của Webmail là gì?

Webmail mang tới nhiều ưu điểm cho người sử dụng nhưng vẫn còn tồn tại những nhược điểm. Vậy, ưu điểm và nhược điểm của Webmail là gì?

Ưu và nhược điểm của Webmail là gì?
Ưu và nhược điểm của Webmail là gì?

Ưu điểm của Webmail là gì?

  • Webmail có giao diện trực quan, thân thiện với người dùng và tương thích với mọi thiết bị. Webmail có tính năng cũng tương tự như các ứng dụng mail khác nên người dùng không cần tốn nhiều thời gian để làm quen với ứng dụng.
  • Webmail cho phép người dùng sao lưu dữ liệu và lưu trữ lại các mail quan trọng. Vì thế đảm bảo an toàn dữ liệu và không làm mất những thông tin quan trọng của doanh nghiệp.
  • Webmail tương thích với nhiều thiết bị, kể cả điện thoại, máy tính hay Ipad. Người dùng chỉ cần có kết nối internet là đã có thể truy cập Webmail ở bất cứ nơi đâu.
  • Nếu số lượng mail gửi đến quá nhiều và bạn muốn tìm kiếm mail cũ thì tính năng tìm kiếm sẽ giúp bạn làm điều này. Chỉ cần nhập tên mail và đợi kết quả tìm kiếm hiện ra trong vài giây.
  • Dung lượng lưu trữ của Webmail khá lớn. Vì thế, người dùng có thể lưu trữ lượng lớn mail mà không lo hết dung lượng.
  • Webmail là ứng dụng hoàn toàn miễn phí nhưng mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Đây cũng là ưu điểm được nhiều người đánh giá cao.

>>> Xem thêm: Email Hosting là gì? 5+ Lưu Ý Khi Sử Dụng Email Hosting

Nhược điểm của Webmail là gì?

  • Tuy có khả năng bảo mật và sao lưu dữ liệu nhưng Webmail vẫn có thể gặp phải trục trặc. Từ đó khiến cho những dữ liệu quan trọng của Webmail bị mất đi.
  • Webmail là ứng dụng được xây dựng trên nền tảng website. Vì thế, trong quá trình sử dụng Webmail thì những đoạn quảng cáo sẽ xuất hiện làm gián đoạn công việc.
  • Thư Spam có quá nhiều khiến Webmail bị chậm hoặc lag. Tuy nhiên, spam cũng có thể chứa những mail quan trọng bị gửi nhầm. Do đó, người dùng tốn khá nhiều thời gian để check mail spam.
  • Địa chỉ Webmail chưa được chuyên nghiệp và thiếu tính thương hiệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại rất cần tính thương hiệu trong địa chỉ mail. Đây cũng là hạn chế mà Webmail cần khắc phục trong tương lai.
  • Để sử dụng Webmail cần phải có kết nối internet, Webmail không hoạt động ngoại tuyến. Vì thế, nếu gặp trục trặc về mạng thì không thể xem thư mới kịp thời được.

Hướng dẫn sử dụng Webmail đơn giản

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng Webmail để gửi và nhận thư điện tử cực đơn giản.

Hướng dẫn sử dụng Webmail đơn giản
Hướng dẫn sử dụng Webmail đơn giản

Webmail dùng để gửi mail

Trước khi gửi mail, bạn phải tiến hành đăng nhập vào hệ thống Webmail. Bạn truy cập vào ứng dụng Webmail theo liên kết sau “yourdomain.com/webmail.”. Tiếp theo, bạn dùng tài khoản và mật khẩu được cung cấp bởi đơn vị đang cho thuê Hosting để đăng nhập vào hệ thống Webmail.

Sau khi đã đăng nhập thành công, giao diện ứng dụng Webmail đã hiện ra. Lúc này, bạn bấm vào “Compose” để bắt đầu soạn thư. Sau khi soạn mail đầy đủ nội dung, tiêu đề, người nhận và tệp đính kèm, bạn bắt đầu gửi thư. Nhìn chung, giao diện gửi mail cũng tương tự như các ứng dụng, nền tảng thông dụng khác.

Nếu chỉ soạn thư mà chưa cần gửi ngay, bạn hãy bấm “Lưu” để lưu lại bản nháp. Khi muốn gửi, bạn vào mục thư nháp tìm kiếm mail và gửi lại.

>>> Xem thêm: Zimbra Mail là gì? Cách cài đặt Zimbra Mail nhanh chóng

Webmail dùng để nhận mail

Webmail không chỉ dùng để gửi thư mà còn là nơi nhận mail đến từ khách hàng, đối tác. Vì thế, tính năng nhận mail của ứng dụng Webmail rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Để nhận mail thông qua Webmail, bạn chỉ cần cung cấp địa chỉ Webmail cho những người liên quan. Khi cần trao đổi thông tin, họ sẽ gửi thư điện tử thông qua địa chỉ được cung cấp. Các doanh nghiệp thường đặt địa chỉ Webmail ngay trên phần giới thiệu để nhiều khách hàng, đối tác biết đến.

Có nên sử dụng Webmail cho doanh nghiệp lớn?

Như đã trình bày ở trên, Webmail mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng Webmail để trao đổi, giao tiếp trực tuyến với khách hàng và đối tác. Nhờ Webmail, doanh nghiệp không bỏ lỡ những thông tin quan trọng và tăng khả năng hợp tác với đối tác, khách hàng. Tuy nhiên, Webmail có phù hợp để sử dụng cho doanh nghiệp lớn hay không?

Nhìn chung, Webmail chỉ thích hợp để ứng dụng cho các doanh nghiệp nhỏ. Đây là các doanh nghiệp có số lượng mail không quá nhiều và không cần lưu trữ, xử lý quá nhiều dữ liệu. Với doanh nghiệp lớn, số lượng mail gửi tới quá nhiều nên đôi khi hệ thống Webmail sẽ bị quá tải và trục trặc. Từ đó gây nên những tác hại lớn đối với doanh nghiệp. Do đó, Webmail không được khuyến khích dùng cho các doanh nghiệp, công ty quy mô lớn.

Một số câu hỏi liên quan tới Webmail

Những dịch vụ Webmail thường gặp nhất hiện nay là gì?

Các dịch vụ Webmail thường gặp nhất là: Gmail (dịch vụ Webmail được cấp bởi Google), Aol Mail (được cung cấp bởi Aol), Zoho Mail (được cấp bởi Zoho, có khả năng lưu trữ lớn và bảo mật tuyệt đối).

Nên sử dụng Webmail trong trường hợp nào?

Webmail có nhiều ưu điểm nhưng không thể lưu trữ hay xử lý quá nhiều thư điện tử. Vì thế, Webmail chỉ được ứng dụng cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Doanh nghiệp lớn nên quan tâm tới dịch vụ mail có nhiều tính năng hơn, khả năng lưu trữ tốt hơn.

Lời kết

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng không thể phủ nhận vai trò, lợi ích của Webmail đối với doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ Webmail là gì cũng như cách sử dụng Webmail để gửi và nhận thư điện tử. Từ đó, doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả Webmail để hỗ trợ kinh doanh tốt hơn.

Tên miền org là một trong những đuôi tên miền được sử dụng phổ biến bởi các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phi thương mại. Vậy, tên miền org là gì? Tên miền này mang lại những lợi ích nào cho các trang web? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Tên miền org là gì?

Tên miền org là từ viết tắt của Organization – tổ chức. Đây là một loại đuôi tên miền phổ biến, thường được sử dụng bởi các tổ chức phi thương mại như: tổ chức văn hóa, tổ chức phi lợi nhuận hoặc những tổ chức mang lại lợi ích cho xã hội, cộng đồng. 

Tên miền org là gì?
Tên miền org là gì?

Đuôi tên miền org ra đời từ năm 1985 cùng với các đuôi tên miền khác như: .edu, .com, .us, .gov, .net, .mil). Chỉ sau đó 5 năm, đuôi tên miền này đã có lượt đăng ký tăng gấp 10 lần, tức là từ 1 triệu tăng đến 10 triệu. 

Thông thường, người dùng có xu hướng tin tưởng nội dung trong những trang web có đuôi tên miền org hơn. Vì thế, nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực phi thương mại, bạn có thể sử dụng tên miền org để thu hút đối tượng người đọc và gia tăng traffic một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Ý nghĩa của tên miền org là gì?

Dưới đây là những ý nghĩa đặc biệt mà tên miền org mang lại cho trang web của bạn: 

Tạo lòng tin, tạo uy tín

Tên miền org được sử dụng bởi những tổ chức phi thương mại, phi lợi nhuận, tức là không có sự chi phối của đồng tiền. Vì thế, thông tin từ những tổ chức này thường có độ tin cậy cao và được xem như thước đo phản ánh giá trị thực của sản phẩm. Đó chính là lý do tên miền org sẽ tạo độ uy tín và niềm tin cao hơn cho người đọc. 

Nâng cao kiến thức 

Các website org thường cung cấp những thông tin có giá trị hoặc đề cập đến vấn đề quan trọng trong xã hội. Thông qua đó, người đọc có thể nâng cao kiến thức về một khía cạnh, lĩnh vực nhất định.

Tên miền org được sử dụng bởi những tổ chức phi thương mại, phi lợi nhuận
Tên miền org được sử dụng bởi những tổ chức phi thương mại, phi lợi nhuận

Phủ sóng độ nhận diện

Tên miền org thu hút lượng truy cập lớn và có mức độ ảnh hưởng cao. Những tổ chức sử dụng tên miền này còn có lượng người đăng ký cao và độ phủ sóng lớn. Đồng thời, đây còn là cách gây quỹ nhanh chóng và hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo. 

Các trang web lớn sử dụng tên miền org

Dưới đây là một số trang web lớn sử dụng tên miền org:

Wikipedia.org

Wikipedia.org được biết đến như một bách khoa toàn thư online lớn nhất trên thế giới. Bất kể thứ bạn cần là gì, bạn đều có thể tìm thấy tại đây. Wikipedia.org bắt đầu hoạt động từ năm 2001 và đã trở thành nguồn cung cấp thông tin hữu ích, đáng tin cậy nhất hiện nay. 

Britishswimming.org

Britishswimming.org sẽ là trang web tuyệt vời dành cho những ai đam mê thể thao, nhất là bộ môn bơi lội. Tổ chức phi lợi nhuận này được lập ra để quản lý các môn thể thao bơi lội tại Anh quốc, về sau đã mở rộng ra và trở thành nguồn tin hữu ích cho cộng đồng bơi lội quốc tế.

Acumen.org

Đây là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với mục đích thay đổi phương pháp xóa đói giảm nghèo trên thế giới, tức là thay vì quyên góp tiền từ thiện như trước kia, các doanh nghiệp có thể chọn những cách thức hữu ích và có giá trị hơn. Đây chính là điểm nổi bật làm nên sự thành công cho Acumen.org ngay từ những ngày đầu ra đời cho đến hiện tại. 

Acumen.org
Acumen.org

Điều kiện cần đáp ứng để đăng ký tên miền org là gì?

Bất kỳ ai cũng có thể đăng ký sử dụng tên miền org. Tuy nhiên, trước đó bạn cần phải đảm bảo rằng trang web của mình được lập ra với mục đích phi lợi nhuận và mang lại những thông tin giá trị với độ uy tín cao. Ngoài ra, gây như không có điều khoản bắt buộc nào cần phải đáp ứng để đăng ký và sở hữu tên miền này. 

Ý nghĩa của những đuôi tên miền khác nhau

Bên cạnh tên miền org, bạn còn có thể tham khảo một số tên miền phổ biến khác như: 

Ý nghĩa của những đuôi tên miền khác nhau
Ý nghĩa của những đuôi tên miền khác nhau
  • .com: Đây là tên viết tắt của từ Commercial (thương mại). Hiện nay, tên miền .com được đa số các doanh nghiệp sử dụng với mục đích tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín trong mắt khách hàng.
  • .vn: Đây là tên miền Việt Nam và được sử dụng bởi các tổ chức hoạt động trong nước. 
  • .net: Đuôi tên miền dành cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, hạ tầng internet, thiết kế website…
  • .info: Đây là từ viết tắt của Information (thông tin), được sử dụng bởi các trang web cung cấp thông tin. 
  • .nam: Đuôi tên miền này thường được các trang web cá nhân sử dụng.
  • .edu: Đây là từ viết tắt của Education, thường được sử dụng bởi các trang web, tổ chức giáo dục. 
  • .biz: Từ viết tắt của Business (kinh doanh) và thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng.
  • .pro: Từ viết tắt của Professional và được khuyên dùng cho các tổ chức về nghề nghiệp.
  • .mobi: Từ viết tắt của mobile, thường dùng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến điện thoại. 
  • .tel: Đuôi tên miền này được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực danh bạ điện thoại sử dụng.
  • .co: Đây là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của Colombia. Ngoài ra, tên miền này còn có thể thay thế cho .com (vì .co là viết tắt của từ Commercial).
  • .in: Đây là ccTLD của Ấn Độ. Ngoài ra, tên miền này còn được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và công nghệ mạng sử dụng (vì in là từ viết tắt của internet).
  • .tv: Đây là ccTLD của Tuvalu. Ngoài ra, nó còn là từ viết tắt của Television nên cũng được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền hình, truyền thông sử dụng.
  • .ws: Đây là ccTLD của Samoa. Ngoài ra, vì là từ viết tắt của website nên .ws còn được sử dụng cho các trang web cá nhân, tổ chức. 
  • .asia: Đây là đuôi tên miền của châu Á.
  • .eu: Đây là đuôi tên miền của châu Âu.
  • .me: Đây là ccTLD của Montenegro. Ngoài ra, .me còn đại diện cho từ Me – tức là tôi, nên cũng được các website cá nhân sử dụng rộng rãi hiện nay. 
  • .us: Đuôi tên miền này được sử dụng cho các trang web cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, đây cũng đồng thời là đuôi tên miền của Mỹ.
  • .bz: Đuôi tên miền quốc gia của Belize, thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ mua thay thế cho đuôi .biz. 

Cách lựa chọn tên miền phù hợp với các ngành nghề khác nhau

Để chọn được tên miền phù hợp, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau:

Tên miền ngắn gọn, phù hợp với mục đích, lĩnh vực ngành nghề

Đầu tiên, tên miền của bạn cần phải cụ thể, ngắn gọn, thể hiện được yếu tố thương hiệu, lĩnh vực, ngành nghề và phạm vi hoạt động của mình. Đừng quên căn cứ vào mục đích ban đầu để có cho mình quyết định phù hợp nhất. 

Tên miền gắn liền với quốc gia

Nếu bạn hoạt động chủ yếu tại thị trường Việt Nam, đuôi tên miền .vn sẽ là lựa chọn tối ưu để bạn cải thiện hiệu quả SEO Local. Ngoài ra, đuôi tên miền .vn còn đảm bảo về độ bảo mật và bảo vệ thương hiệu trước các vấn đề liên quan đến bản quyền. 

Lời kết

Như vậy, nội dung trên đã làm rõ “tên miền org là gì?” và cung cấp một số thông tin liên quan đến đuôi tên miền này. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đừng quên liên hệ ngay với Wiki.Lanit để được tư vấn, hỗ trợ nếu có nhu cầu mua tên miền nhé!

Tên miền xyz là một trong những loại tên miền TLD quốc tế được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nếu bạn đang tìm kiếm đuôi tên miền cho trang web của mình, hãy cùng đến với bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu tên miền xyz là gì và những ưu điểm nổi bật của tên miền xyz. Mời bạn cùng tham khảo!

Bài viết trên website cần có mục lục để người xem có thể chuyển tới phần họ muốn đọc trong thời gian nhanh nhất. Để tạo mục lục tự động, người ta thường dùng Plugin tạo mục lục cho WordPress. Để biết Plugin tạo mục lục là gì cũng như những thông tin cơ bản khác, bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay qua bài viết sau nhé!

Lý do bạn nên sử dụng Plugin tạo mục lục cho WordPress

Dưới đây là một số những ưu điểm khi sử dụng Plugin tạo mục lục cho WordPress bạn nhất định không thể bỏ qua:

  • Plugin mục lục giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và đọc nội dung để điều hướng giữa các phần khác nhau của bài viết mà không cần phải cuộn dài hoặc tìm kiếm nội dung tăng trải nghiệm người dùng.
  • Sử dụng plugin để tạo mục lục giúp tiết kiệm thời gian so với việc tạo mục lục thủ công. Bạn không cần phải tạo mã HTML hoặc thủ công thêm mục lục cho mỗi bài viết, thay vào đó, plugin tự động tạo và cập nhật mục lục dựa trên tiêu đề và cấu trúc nội dung.
  • Một số plugin mục lục cung cấp các tùy chọn tùy chỉnh để điều chỉnh kiểu dáng, màu sắc và vị trí của mục lục theo ý muốn của bạn. Bạn có thể điều chỉnh hiển thị để phù hợp với giao diện và phong cách của trang web của bạn.

Các cách tạo mục lục cho WordPress cực đơn giản

Dưới đây là các cách tạo mục lục đơn giản cho WordPress, bạn có thể tham khảo và áp dụng nhé!

Tạo mục lục thủ công

Để tạo mục lục bài viết theo cách thủ công, bạn cần biết một chút kiến thức về code. Quá trình tạo mục lục bằng cách thủ công gồm những bước sau:

Tạo mục lục thủ công
Tạo mục lục thủ công
  • Bước 1: Bạn chuyển đến phần đăng bài của bài viết cần tạo mục lục.
  • Bước 2: Bạn gắn tiêu đề cho các phần cần tạo mục lục. Các tiêu đề trải dài từ 1 đến 4.
  • Bước 3: Bạn click vào block của tiêu đề đầu tiên, khi đó 1 toolbar chứa các công cụ sẽ hiện ra gần với tiêu đề.
  • Bước 4: Bấm vào biểu tượng dấu “3 chấm” ở thanh toolbar sau đó chọn “Edit as HTML”.
  • Bước 5: Thêm unique ID như sau: “<h2 id=”unique-id”> Section Name </h2>”. Sau đó, bạn thêm unique ID tương tự cho tất cả các tiêu đề còn lại.
  • Bước 6: Click chọn “Add Block” ở đầu trang.
  • Bước 7: Bấm chọn Custom HTML, sau đó dán HTML vào block.
“<div class="toc">

<p>Table of contents</p>

<ol>

<li><a rel="noopener" target="_blank" href="#anchor-1">Section 1</a></li>

<li><a rel="noopener" target="_blank" href="#anchor-2">Section 2 </a></li>

<li><a rel="noopener" target="_blank" href="#anchor-3">Section 3 </a></li>

<li><a rel="noopener" target="_blank" href="#anchor-4">Section 4 </a></li>

</ol>

</div>”.

Tạo mục lục bằng Plugin

Có thể thấy, tạo mục lục bằng cách thủ công tuy đơn giản nhưng khá tốn thời gian. Hơn thế nữa, tạo mục lục bằng cách thủ công chỉ được áp dụng cho từng bài viết mà bạn chỉ định. Vì thế, để tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn thì người ta sử dụng plugin tạo mục lục cho WordPress.

Tạo mục lục bằng Plugin
Tạo mục lục bằng Plugin

Hiện nay, có rất nhiều Plugin hỗ trợ tạo mục lục cho bài viết trên website. Để tìm kiếm Plugin, bạn truy cập vào liên kết “WordPress.org/plugin” hoặc vào kho Plugin bằng cách: Dashboard -> “Table of Contents”. Sau đó, hàng loạt Plugin tạo mục lục sẽ hiện ra cho bạn lựa chọn. Bạn nên tìm hiểu về từng loại Plugin trước khi cài cho WordPress để phù hợp với website của mình.

Tổng hợp các Plugin tạo mục lục cho WordPress tốt nhất

Dưới đây là tổng hợp các Plugin tạo mục lục cho WordPress được nhiều người tin dùng hiện nay:

#1. Plugin tạo mục lục Fixed TOC

Fixed TOC là Plugin tạo mục lục trả phí sở hữu nhiều tính năng vượt trội. Tuy nhiên, mức giá của Plugin này cũng khá rẻ chỉ từ 20 đô. Plugin hỗ trợ người dùng dễ dàng tạo mục lục tự động. Chỉ cần cài đặt và kích hoạt Plugin 1 lần, sau đó mọi bài viết sẽ tự hiện mục lục khi được đăng lên website. Đặc biệt, khi bạn cuộn xuống để đọc bài viết thì mục lục vẫn được giữ cố định ở vị trí bên cạnh để giúp người đọc di chuyển tới phần muốn đọc.

Plugin tạo mục lục Fixed TOC
Plugin tạo mục lục Fixed TOC

Ưu điểm của  WordPress Fixed TOC

  • Cung cấp hơn 50 hiệu ứng động nên tạo mục lục sinh động, hấp dẫn và thu hút người đọc hơn.
  • Tự động tạo mục lục dựa vào các tiêu đề được gán.
  • Tương thích với mọi trình duyệt web thông dụng hiện nay. Plugin có khả năng dịch mục lục sang nhiều ngôn ngữ.
  • Mục lục cố định dù cuộn bài viết tới cuối cùng.
  • Tính năng lồng các item vào mục lục, liên kết các chủ đề chính, phụ.

Nhược điểm

  • Không tương thích với Gutenberg WordPress – trình soạn thảo văn bản dạng khối.
  • Mục lục sẽ nằm ở phía bên phải màn hình nền phần nội dung bài viết sẽ bị thu nhỏ lại.

#2. Easy Tables of Contents

Plugin tạo mục lục cho WordPress cho phép người dùng sử dụng miễn phí. Tuy là Plugin miễn phí, tiết kiệm ngân sách nhưng vẫn cung cấp nhiều tính năng hiện đại và hỗ trợ tạo mục lục tốt nhất cho người dùng. Không chỉ có khả năng tạo mục lục tự động, Plugin còn cho phép ẩn mục lục của các bài viết được chỉ định. 

Easy Tables of Contents
Easy Tables of Contents

Ưu điểm

  • Tự động tạo mục lục cho bài viết dựa theo các tiêu đề được gán.
  • Tương thích với Gutenberg – trình soạn thảo văn bản dạng khối và WordPress block editor – trình quản lý nội dung WordPress.
  • Plugin cho phép người dùng chỉnh sửa font chữ, kiểu chữ, định dạng, màu sắc của mục lục.

Nhược điểm

  • Plugin có nhiều mã bổ sung nên có thể khiến tốc độ load website bị chậm lại. Vì thế, website cần thực hiện các thủ thuật để tăng tốc độ tải.
  • Plugin không cho phép tạo mục lục theo cách thủ công vào các phần khác nhau của trang.

#3. LuckyWP Table of Contents

LuckyWP Table of Contents cũng là Plugin cho phép người dùng sử dụng miễn phí. Plugin có tính năng tạo mục lục tự động với mọi bài viết được đăng lên website. Nếu muốn tạo mục lục thủ công cho 1 số bài viết, bạn cũng có thể ứng dụng Plugin này.

LuckyWP Table of Contents
LuckyWP Table of Contents

Ưu điểm

  • Tương thích với trình Gutenberg WordPress.
  • Tính năng tuỳ chỉnh giao diện của mục lục, bao gồm: font chữ, cỡ chữ, màu sắc, độ đậm nhạt của chữ và các nhãn item.
  • Tính năng ẩn/hiện mục lục chỉ bằng 1 click chuột.
  • Tính năng tuỳ chỉnh nhãn của từng phần trong bài viết để scan dễ dàng hơn.
  • Tính năng tạo mục lục tự động hoặc tạo mục lục thủ công với shortcode.

Nhược điểm

  • Plugin LuckyWP Table of Contents chỉ tương thích với một vài page builder như: Gutenberg, Elementor, WPBakery.
  • Có thể khiến tốc độ load trang bị giảm xuống.

#4. Ultimate Block – Plugin tạo mục lục đơn giản

Ultimate Block là Plugin tạo mục lục tự động cho website WordPress được phát hành bởi Gutenberg. Không chỉ hỗ trợ tạo mục lục, Plugin này còn cung cấp thêm 14 tính năng khác nữa để hỗ trợ xây dựng và quản trị website Plugin này có cách sử dụng khá đơn giản, bạn không cần cài đặt hay cấu hình gì trước khi sử dụng. 

Ultimate Block
Ultimate Block

Ưu điểm

  • Tự động tạo mục lục cho các bài viết được đăng lên website.
  • Tính năng ẩn/hiện mục lục theo yêu cầu của người xem.
  • Có thể tuỳ chỉnh vị trí của mục lục theo ý muốn.

Nhược điểm

  • Chỉ tương thích với trình tạo website Gutenberg, không tương thích với bất kì trình tạo web nào khác.
  • Tuỳ chỉnh để thay đổi giao diện mục lục khá ít.

#5. Thrive Architect Table of Contents

Thrive Architect Table of Contents là Plugin cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ xây dựng website, trong đó có khả năng tạo mục lục tự động. Tuy nhiên, để sử dụng Plugin này bạn cần phải trả phí với mức giá từ 19 đô/tháng. 

Thrive Architect Table of Contents
Thrive Architect Table of Contents

Ưu điểm

  • Tự động tạo mục lục cho các bài viết theo Heading.
  • Khả năng tách các mục item thành 2 hay 3 cột để tăng trải nghiệm cho người xem.
  • Tính năng ẩn/ hiện mục lục và giữ mục lục cố định khi cuộn trang xuống.
  • Cho phép thay đổi giao diện mục lục cũng như kiểu chữ, font chữ, màu sắc, kích thước.

Nhược điểm

  • Để có quyền truy cập Plugin tạo mục lục, bạn cần đăng ký Thrive Suite.
  • Plugin có thể làm chậm tốc độ tải trang web do phải xử lý nhiều dữ liệu.

#6. Heroic Table of Contents

Heroic Table of Contents cũng là 1 Plugin tạo mục lục được phép sử dụng miễn phí. Plugin này cung cấp nhiều tính năng hiện đại. Ví dụ như tạo mục lục tự động thông qua Heading. Hoặc ẩn mục lục nếu như mục lục che mất phần nội dung bài viết.

Heroic Table of Contents
Heroic Table of Contents

Ưu điểm

  • Tự động tạo mục lục cho các bài viết trên website dựa vào heading.
  • Tính năng gắn nhãn cho heading để dễ scan hơn.
  • Tích hợp với Gutenberg WordPress và WordPress block editor.

Nhược điểm

  • Khá ít mẫu mục lục, Plugin chỉ cung cấp 4 mẫu.
  • Người dùng không thể tuỳ chỉnh giao diện mục lục về các yếu tố: kiểu chữ, font chữ, màu sắc.

FAQs (Câu hỏi thường gặp)

Plugin tạo mục lục trong WordPress có được sử dụng miễn phí không?

Có Plugin được sử dụng miễn phí nhưng cũng có Plugin phải trả phí mới có thể sử dụng tạo mục lục được. Tuy nhiên, Plugin tạo mục lục trả phí cũng không có mức giá quá cao, chỉ khoảng 20 đô 1 tháng.

Nên lưu ý gì khi cài Plugin tạo mục lục cho WordPress?

Nên lựa chọn Plugin tương thích với phiên bản WordPress của bạn. Bởi nếu Plugin không tương thích sẽ bị lỗi và không hoạt động được.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp Plugin tạo mục lục cho WordPress uy tín và được nhiều người tin dùng cùng với cách sử dụng plugin chi tiết. Hy vọng bạn đọc sẽ lựa chọn được Plugin phù hợp với website của mình.

Nhắc đến việc xây dựng một website thành công, một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên mà chúng ta không thể bỏ qua chính là “Domain.” Đây là một khái niệm quen thuộc nhưng nhiều người vẫn còn đang thắc mắc về ý nghĩa và tầm quan trọng thực sự của nó. Trong bài viết này, hãy cùng wiki.lanit khám phá domain là gì và 5 lưu ý quan trọng để có một domain SEO tốt, dễ chuyển đổi, và thu hút được đối tượng khách hàng mục tiêu nhé!

Domain là gì?

Domain là thuật ngữ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và internet, thường được dùng để chỉ địa chỉ web hoặc tên miền. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và truy cập vào các trang web trên internet. Một cách hình dung đơn giản, ta có thể coi domain như là “địa chỉ nhà” của trang web.

Domain là gì
Domain là gì

Ví dụ:

Để hiểu cụ thể và hình dung dễ hơn về domain là gì thì các bạn có thể xem ví dụ dưới đây:

  • URL: https://wiki.lanit.vn/.
  • Domain: wiki.lanit.vn.

Cấu trúc của một domain là gì?

Một domain của website hoàn chỉnh bao gồm ba thành phần khác nhau:

  • Subdomain: Nó bắt đầu với tên máy hoặc tên máy chủ (Ví dụ: “www” để chỉ “world wide web”).
  • Domain name là gì? (Tên miền cấp 2): Là tên của trang web, đó có thể tên của bạn, của doanh nghiệp hay tên của blog, cửa hàng. Nó thường nằm bên trái dấu chấm. Đây được xem như là danh tính của bạn.
  • TLD – Top Level Domain: Là phần mở rộng tên miền () như .com hoặc .gov.

Các thành phần trong địa chỉ web này được phân tách bằng dấu chấm, tạo thành một tên miền đầy đủ như lanit.com.vn.

Cách thức hoạt động của domain là gì?

Tên miền đóng vai trò quan trọng như một địa chỉ tắt để truy cập đến máy chủ lưu trữ trang web của bạn.

Giống như địa chỉ của ngôi nhà bạn trong thế giới thực, tên miền là địa chỉ trực tuyến của bạn, cho phép mọi người dễ dàng tìm thấy bạn trên Internet, chẳng hạn qua nền tảng World Wide Web (www.). Thanh địa chỉ trên trình duyệt web thực chất là thanh URL, nơi bạn nhập tên miền để truy cập vào một trang web cụ thể.

Máy chủ lưu trữ trang web, còn được gọi là hosting, có thể được xem như một căn nhà lưu trữ. Khi bạn tạo ra một trang web, bạn chỉ định tên miền để trỏ đến máy chủ. Điều này giúp cho mọi người có thể dễ dàng tìm thấy trang web của bạn chỉ bằng cách nhập tên miền vào thanh địa chỉ. Nếu không có tên miền, để truy cập vào một trang web mong muốn, bạn phải nhập địa chỉ IP của máy chủ.

Ngày nay, hầu hết các trang web đều sử dụng tên miền vì tính tiện ích của nó. Ví dụ, Google có trang web với tên miền là google.com, Facebook có trang web với tên miền là facebook.com.

Tại sao chúng ta cần có một tên miền? Tầm quan trọng của domain là gì?

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Domain đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu mạnh mẽ trên internet. Một tên miền phù hợp và dễ nhớ giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ và tìm kiếm đến trang web của bạn. Khi khách hàng thấy một tên miền liên quan đến thương hiệu của bạn, họ sẽ tự động kết nối và tin tưởng hơn vào sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp/ cá nhân

Một domain riêng biệt mang lại cho doanh nghiệp sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Sử dụng tên miền riêng thể hiện sự quan tâm và đầu tư của bạn vào việc xây dựng hình ảnh công ty trực tuyến. Ngược lại, sử dụng các dịch vụ miễn phí hoặc tên miền có quảng cáo chèn vào sẽ làm giảm tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy của doanh nghiệp.

Tăng sự uy tín trong mắt khách hàng

Một domain chất lượng giúp tăng sự uy tín trong mắt khách hàng. Không chỉ làm cho doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, mà còn cho thấy bạn đã đầu tư và cam kết với doanh nghiệp của mình. Từ việc chọn một tên miền phù hợp cho đến việc cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL, tất cả đều đóng góp vào việc tạo dựng sự uy tín của doanh nghiệp trong môi trường trực tuyến.

Tiếp cận được khách hàng tiềm năng vì tối ưu SEO

Một tên miền tối ưu về SEO (Search Engine Optimization) giúp trang web dễ dàng xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Khi bạn sử dụng từ khóa chính trong tên miền của mình, khách hàng tiềm năng sẽ dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp của bạn khi tìm kiếm trên internet. Điều này giúp bạn tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng và tăng cơ hội thu hút đối tượng mục tiêu.

Khả năng bảo vệ quyền thương hiệu một cách công khai

Sở hữu một tên miền riêng cho doanh nghiệp giúp bạn bảo vệ quyền thương hiệu và tránh việc ai đó sử dụng tên thương hiệu của bạn một cách lạm dụng. Bằng cách  đó, bạn có thể ngăn chặn những người khác sử dụng chúng với mục đích phi chính đáng và bảo vệ uy tín của doanh nghiệp trên internet.

Các loại domain là gì? (Cách phân loại domain name là gì?)

Các loại domain là gì?
Các loại domain là gì?

Domain TLD (Top Level Domain)

Domain TLD là những tên miền cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp tên miền. Chúng được đặt sau phần sau cùng của tên miền, ví dụ như “.com”, “.org”, “.net” và “.gov”. Mỗi TLD thường đại diện cho một loại tài nguyên hoặc mục đích cụ thể trên internet.

Ví dụ:

  • “.com” dành cho các doanh nghiệp thương mại.
  • “.org” dành cho các tổ chức phi lợi nhuận.
  • “.gov” dành cho các cơ quan chính phủ.

Domai ccTLD (Country – code top – level domain)

Domain ccTLD là các tên miền cấp cao nhất được gán cho từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Những tên miền này có hai ký tự đại diện cho mã quốc gia

Ví dụ như:

  • “.us” cho Hoa Kỳ.
  • “.uk” cho Vương quốc Anh.
  • “.jp” cho Nhật Bản. 
  • “.vn” cho Việt Nam.

Các domain ccTLD được sử dụng chủ yếu bởi các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đến từ đất nước hoặc khu vực tương ứng.

Domai gTLDs (Generic – level domain)

Domain gTLDs là những tên miền cấp cao nhất không thuộc vào danh mục TLDs của quốc gia cụ thể. Chúng thường đại diện cho các loại ngành, chủ đề hoặc mục đích cụ thể.

Một số gTLDs phổ biến bao gồm “.info”, “.biz”, “.edu” và “.travel”.

Tuy nhiên, kể từ khi mở rộng gTLDs vào năm 2012, người dùng có thể lựa chọn từ một loạt các gTLDs mới, chẳng hạn như “.app”, “.blog”, “.music” và nhiều hơn nữa.

Domai sTLD (Sponsored top-level domain)

Domain sTLD là các tên miền được tài trợ và quản lý bởi một tổ chức, tổ chức phi lợi nhuận hoặc chính phủ có liên quan đến ngành công nghiệp hoặc mục tiêu cụ thể.

Những tên miền này thường giới hạn cho những thành viên hoặc nhóm có liên quan và đòi hỏi tuân thủ các quy định cụ thể.

Ví dụ, “.gov” là một sTLD dành riêng cho các cơ quan chính phủ của Mỹ.

Domai uTLD

Domain uTLD là những tên miền cấp cao nhất không được tài trợ hoặc quản lý bởi bất kỳ tổ chức hay tổ chức phi lợi nhuận cụ thể nào.

Chúng không giới hạn cho một ngành công nghiệp hay mục tiêu cụ thể và có thể đăng ký bởi bất kỳ ai.

Domai iTLD

Domain iTLD là những tên miền cấp cao nhất được sử dụng cho mục đích hạ tầng và quản lý hệ thống internet.

Chúng bao gồm “.arpa” được sử dụng cho mục đích đặc biệt như định tuyến IP và phân giải tên miền ngược (reverse domain name resolution).

Domain với Hosting có giống nhau không? Làm sao để phân biệt?

Trước khi đến với sự so sánh này. Thì trước tiên hãy đến với khái niệm của Hosting. Hosting (lưu trữ web) là dịch vụ cung cấp không gian lưu trữ và các tài nguyên cần thiết để chứa và duy trì một trang web trên internet. Hosting cho phép trang web của bạn có thể hoạt động trực tuyến và truy cập được bởi người dùng từ khắp nơi trên thế giới. Vậy sự khác nhau giữa Domain và Hosting

  • Domain là địa chỉ duy nhất dùng để truy cập vào trang web, còn hosting là nơi lưu trữ và chứa dữ liệu của trang web đó.
  • Domain thường có cấu trúc “tendomain.com” hoặc “tendomain.org”, trong khi hosting là không gian lưu trữ trang web trên máy chủ của nhà cung cấp hosting.
  • Bạn có thể đăng ký tên miền mà không cần có dịch vụ hosting, nhưng để có trang web hoạt động thì bạn cần dịch vụ hosting để lưu trữ nội dung và tệp của trang web.

Phân biệt giữa Subdomain và Addon domain là gì?

Subdomain là gì?

Subdomain là một phần của tên miền chính, được tạo ra để chia nhỏ và phân loại các phần khác nhau của một trang web. Subdomain thường xuất hiện trước tên miền chính và được phân tách bằng dấu chấm.

Ví dụ: Nếu tên miền chính là “example.com”, bạn có thể tạo các subdomain như “blog.example.com” hoặc “shop.example.com” để dùng cho các phần cụ thể của trang web.

Addon domain là gì?

Addon domain là một tên miền hoàn chỉnh và độc lập, được liên kết và quản lý bởi một hosting cụ thể. Nó không phải là một phần của tên miền chính, nhưng nó có thể chia sẻ tài nguyên và không gian lưu trữ với tên miền chính và các addon domain khác nếu họ đều thuộc cùng một gói hosting.

Addon domain cho phép bạn quản lý nhiều trang web độc lập với các tên miền khác nhau 

dưới cùng một tài khoản hosting.

Ví dụ: Nếu bạn có một tên miền chính là “maindomain.com”, bạn có thể thêm một addon domain mới như “otherdomain.com”, và hai tên miền này sẽ được quản lý riêng biệt nhưng chia sẻ tài nguyên từ cùng một hosting.

Sự khác nhau giữa Subdomain và Addon domain là gì?

  • Subdomain là một phần của tên miền chính và thường có cấu trúc dạng “subdomain.example.com”, trong khi addon domain là một tên miền độc lập và hoàn chỉnh như “addon-domain.com”.
  • Subdomain dùng để chia nhỏ và phân loại các phần của một trang web, trong khi addon domain dùng để quản lý nhiều trang web độc lập với các tên miền khác nhau dưới cùng một hosting.
  • Subdomain không cần đăng ký và trả phí riêng biệt, trong khi addon domain thường yêu cầu đăng ký và có thể có một số phí đi kèm tùy vào gói hosting bạn sử dụng.

Một số tiêu chí cần lưu ý khi lựa chọn domain name là gì?

Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần phải lưu ý khi lựa chọn tên miền một cách hiệu quả nhất:

Tối ưu về ngắn gọn và dễ nhớ

Khi lựa chọn tên miền, hãy ưu tiên những tên ngắn gọn, dễ đọc và dễ nhớ. Tên miền quá dài và phức tạp có thể làm khó cho người dùng ghi nhớ và nhập chính xác trên trình duyệt. Lựa chọn một tên miền ngắn và súc tích giúp tăng khả năng nhận diện và ghi nhớ của thương hiệu trên internet.

Liên quan đến thương hiệu, ngành hàng và chứa từ khóa quan trọng

Tên miền nên liên quan chặt chẽ đến thương hiệu của bạn, ngành hàng, sản phẩm hoặc tên công ty. Điều này giúp người dùng dễ dàng nhận ra và liên tưởng đến nội dung và mục tiêu của trang web. Hãy cân nhắc chèn các từ khóa quan trọng vào tên miền nếu bạn muốn tăng cường khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm.

Tránh gây nhầm lẫn và vi phạm quyền thương hiệu

Hãy đảm bảo tên miền của bạn không gây nhầm lẫn với các thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ khác đã tồn tại. Tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác để tránh các vấn đề pháp lý và tranh chấp. Thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng tên miền của bạn là duy nhất và không vi phạm bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào.

Không sử dụng dấu gạch nối trong tên miền

Tránh sử dụng dấu gạch nối trong tên miền nếu có thể. Dấu gạch nối có thể gây nhầm lẫn cho người dùng và làm cho tên miền trở nên phức tạp hơn. Nếu tên miền mà bạn muốn đã bị sử dụng, hãy xem xét các biến thể khác hoặc cân nhắc lựa chọn một tên miền hoàn toàn mới và dễ nhớ.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã cho chúng ta cái nhìn tổng  quan về Domain là gì và lưu ý để tạo tên miền SEO tốt, tỷ lệ chuyển đổi cao. Hãy bắt đầu từ ngay bây giờ và biến domain của bạn thành một “cầu nối” vững chắc đưa trang web của bạn đến với thế giới internet rộng lớn nhé!

Người dùng Internet có lẽ đã đôi lần nghe tới thuật ngữ ICANN. Để mọi người đều sử dụng internet an toàn và bảo mật thì không thể thiếu thành phần này. Vậy, ICANN là gì và có vai trò, nhiệm vụ như thế nào? Các cơ chế của ICANN liên quan tới tên miền và địa chỉ IP là gì? Cùng Wiki.Lanit giải đáp ngay những thắc mắc trên qua bài viết sau nhé!

Tổ chức ICANN là gì?

ICANN là gì? ICANN là từ viết tắt của thuật ngữ “Internet Corporation for Assigned Names and Numbers”. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được tạo ra để duy trì tính bảo mật của internet và giúp cho mọi người đều có thể sử dụng mạng ổn định.

Tổ chức ICANN là gì?
Tổ chức ICANN là gì?

ICANN liên quan rất nhiều tới tên miền của các website. Bất kì tổ chức nào đăng ký tên miền đều phải thông qua công ty hỗ trợ đăng ký, và công ty này cũng được quản lý bởi ICANN. Vì thế, có thể nói ICANN quản lý mọi tên miền trên toàn cầu.

Tổ chức ICANN được thành lập tại đất nước Hoa Kỳ vào năm 1998. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, tổ chức này ngày một lớn mạnh với quy mô hơn 300 nhân viên ở 30 quốc gia trên toàn thế giới. 

Những thành phần không thể thiếu của ICANN

ICANN được cấu thành bởi các chủ thể và những chủ thể này cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy, những chủ thể không thể thiếu trong ICANN là gì và hoạt động như thế nào?

ICANN được cấu thành bởi các chủ thể
ICANN được cấu thành bởi các chủ thể

Các thành phần của ICANN bao gồm:

  • Registry Operator: Đây là nơi để lưu trữ tất cả các tên miền cao cấp thành 1 cơ sở dữ liệu. Registry Operator sẽ được quản lý bởi trung tâm thông tin mạng Internet.
  • Registrar: Đây là những công ty được cấp phép để cung cấp tên miền tới những người có nhu cầu. Mỗi công ty sẽ cung cấp tên miền với mức giá khác nhau.
  • Registrant: Là những khách hàng có nhu cầu mua tên miền. Họ thường là chủ website hoặc người quản trị web.
  • Reseller: Thuật ngữ này dùng để chỉ nhà đăng ký đại diện cho khách hàng.

Hoạt động của các chủ thể trong ICANN diễn ra như sau:

  • Khách hàng khi mua tên miền có trách nhiệm đóng phí đăng ký dịch vụ cho đơn vị cung cấp và đóng phí cho ICANN.
  • Công ty cung cấp tên miền tiếp tục đóng phí cho ICANN. Chi phí này bao gồm: phí thu của khách hàng và phí được uỷ quyền từ ICANN.

Vai trò, nhiệm vụ của tổ chức ICANN là gì?

Tổ chức ICANN có vai trò quan trọng để Internet vận hành ổn định. Để biết vai trò, nhiệm vụ của ICANN là gì, bạn đọc hãy theo dõi những thông tin dưới đây.

Vai trò, nhiệm vụ của tổ chức ICANN là gì?
Vai trò, nhiệm vụ của tổ chức ICANN là gì?
  • ICANN có nhiệm vụ quản lý, giám sát địa chỉ IP. Đồng thời ICANN cũng là nơi phân phối hay uỷ quyền cấp phát địa chỉ IP tới các đơn vị đăng ký internet ở nhiều khu vực.
  • ICANN chịu trách nhiệm quản lý, giám sát tất cả tên miền trên internet cũng như lưu trữ tên miền trong cơ sở dữ liệu.
  • ICANN là nơi đưa ra các chính sách để đảm bảo hệ thống tên miền cao cấp được phát triển và quốc tế hoá.
  • ICANN đảm bảo cho Internet vận hành ổn định, an toàn và bảo mật.
  • Có vai trò thúc đẩy cạnh tranh giữa các website trên internet.

Các cơ chế của ICANN là gì?

Tìm hiểu các cơ chế của ICANN là gì rất quan trọng để bạn sử dụng hiệu quả cho tên miền của mình. Có 2 cơ chế ICANN liên quan tới tên miền, đó là: cơ chế đăng ký tên miền và bảo vệ tên miền

Cơ chế đăng ký tên miền của ICANN là gì?

Trước đây, tên miền cao cấp thường được đăng ký theo quốc gia hay khu vực. Ví dụ, tên miền .vn sẽ đại diện cho Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế đăng ký tên miền đã được thay đổi và ban hành chính sách mới vào năm tháng 1 năm 2012. 

Domain đăng ký theo cơ chế mới không phân chia theo lĩnh vực và có thể sử dụng ngôn ngữ riêng cho mỗi quốc gia trên thế giới. Và mọi tổ chức, cá nhân trên thế giới đều có thể gửi hồ sơ về ICANN để đăng ký tên miền theo cơ chế mới.

Cơ chế đăng ký tên miền của ICANN là gì?
Cơ chế đăng ký tên miền của ICANN là gì?

Việt Nam là đất nước rất quan tâm tới cơ chế đăng ký tên miền của ICANN để bảo đảm lợi ích quốc gia. Nước ta đã cử ban đại diện tham gia vào việc góp ý, xây dựng cơ chế đăng ký tên miền. Từ đó đảm bảo ngăn chặn những nguy cơ ảnh hưởng tới lợi ích đất nước. Nếu muốn tìm hiểu thêm về cơ chế đăng ký tên miền, các cá nhân và doanh nghiệp có thể liên hệ với Bộ TT&TT.

Cơ chế bảo vệ tên miền của ICANN là gì?

Bên cạnh cơ chế đăng ký Domain thì cơ chế bảo vệ tên miền cũng quan trọng không kém. Bởi bất kì ai đăng ký tên miền cũng có nhu cầu được bảo vệ. Hiện nay, cơ chế bảo vệ tên miền được cung cấp bởi ICANN có 3 vấn đề chính. Dưới đây là đặc điểm của 3 cơ chế bảo vệ tên miền được cấp bởi ICANN.

Cơ chế bảo vệ tên miền của ICANN là gì?
Cơ chế bảo vệ tên miền của ICANN là gì?

Phản đối đăng ký tên miền cấp cao nhất mới

Cơ chế này bảo vệ lợi ích của mỗi quốc gia với vấn đề đăng ký tên miền. Mỗi quốc gia được phép gửi hồ sơ tới ICANN thông qua ban đại diện để phản đối một chính sách ban hành về đăng ký tên miền cao cấp mới nhất. Tuy nhiên, quốc gia chỉ được gửi hồ sơ phản đối khi tên miền này ảnh hưởng tới lợi ích của các tổ chức, doanh nghiệp trong quốc gia, gây nhầm lẫn với tên miền hiện có hoặc vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của quốc gia.

>>> Đọc thêm: Kinh nghiệm Mua Hosting Và Tên Miền Uy Tín

Giải quyết tranh chấp

ICANN cũng cung cấp cơ chế giải quyết những tranh chấp để bảo vệ lợi ích của bên đăng ký tên miền. Khi nhà quản lý tên miền xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp đăng ký domain hoặc vi phạm hợp đồng, doanh nghiệp có quyền gửi khiếu nại tới ICANN. Và ICANN chịu trách nhiệm xử lý tranh chấp giữa nhà quản lý tên miền và doanh nghiệp đăng ký domain.

Đăng ký thương hiệu

ICANN cung cấp cơ chế đăng ký thương hiệu với 2 dịch vụ chính, đó là: Sunrise và Trademark Claim. Trong đó, Sunrise ưu tiên doanh nghiệp đăng ký tên miền trùng với tên thương hiệu. Trademark Claim là nơi nhận thông báo khi có doanh nghiệp đăng ký tên miền trùng với tên thương hiệu của họ.

Mối liên hệ giữa ICANN và địa chỉ IP

ICANN không chỉ chịu trách nhiệm đăng ký, bảo vệ tên miền mà còn liên quan nhiều tới địa chỉ IP. Vậy, mối quan hệ giữa IP và ICANN là gì? 

ICANN sẽ đảm bảo không bao giờ có 2 địa chỉ IP trùng nhau. Bởi nếu IP trùng nhau thì người tìm kiếm sẽ nhầm lẫn giữa các website hay thiết bị trùng địa chỉ. Và họ sẽ gửi nhầm thông điệp của website này qua website khác. 

ICANN không trực tiếp phân phối địa chỉ IP mà uỷ quyền cho các đơn vị cung cấp. Tức là, ICANN sẽ hướng dẫn cho đơn vị cung cấp cách để phân phối địa chỉ IP mà không bị trùng lặp. Và ICANN sẽ quản lý tất cả các đơn vị cung cấp địa chỉ IP này.

ICANN là nơi để lưu trữ tất cả địa chỉ IP trên iternet. Nhà cung cấp muốn phân phối IP cho khách hàng của mình thì cần phải lấy từ ICANN và thông qua ICANN. Và ICANN sẽ cung cấp địa chỉ IP cho các đơn vị cung cấp theo từng khu vực.

Vì sao cần hiểu rõ về ICANN?

ICANN đảm bảo cho Internet hoạt động ổn định và trơn tru. Và ICANN cũng có tầm ảnh hưởng tới tên miền và địa chỉ IP. Vậy nên nhiều người đặt ra vấn đề rằng ICANN có đang kiểm soát mọi thứ trên Internet hay không. Để trả lời câu hỏi này thì bạn phải hiểu rõ về ICANN. 

Vì sao cần hiểu rõ ICANN?
Vì sao cần hiểu rõ ICANN?

Hiện nay, ICANN có quyền quản lý hệ thống phân giải tên miền do chính phủ Hoa Kỳ cấp cho họ. Nhưng bất kì quốc gia nào cũng có quyền gửi yêu cầu, khiếu nại nếu như cơ chế đăng ký tên miền mới ảnh hưởng tới lợi ích của họ. Vì thế đảm bảo không có bất kì quốc gia nào ảnh hưởng nhiều hơn tới cơ chế đăng ký, bảo vệ tên miền.

Cũng tương tự với địa chỉ IP, ICANN chịu trách nhiệm quản lý nhưng các quốc gia vẫn có quyền đưa ra những yêu cầu, khiếu nại nếu ảnh hưởng tới lợi ích của họ. 

Lời kết

Có thể thấy, tổ chức ICANN có vai trò quan trọng với hoạt động quản lý tên miền và địa chỉ IP trên Internet. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ICANN là gì cũng như vai trò, nhiệm vụ và các cơ chế của tổ chức này.

Tên miền cấp cao nhất là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ domain nào. Đặc biệt, mỗi trang web sẽ phù hợp với một số tên miền cấp cao riêng dựa trên lĩnh vực hoạt động cụ thể và đối tượng người đọc mà bạn hướng đến. Vậy, tên miền cấp cao là gì? Làm thế nào để lựa chọn một tên miền cấp cao tối ưu nhất cho thương hiệu của bạn? Hãy cùng Wiki.Lanit tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Tên miền cấp cao nhất là gì?

Tên miền cấp cao nhất (hay Top level domain – TLD) là phần mở rộng sau cùng của một tên miền, tức là phần nằm phía sau một hoặc nhiều dấu chấm ở vị trí cuối cùng. Chẳng hạn như với tên miền wiki.lanit.vn, tên miền cấp cao nhất sẽ là phần .vn.

Tên miền cấp cao là gì?
Tên miền cấp cao là gì?

Thông thường, tên miền sẽ được chia làm 3 cấp độ là:

  • Subdomain: Phần nằm ngoài cùng phía bên trái của tên miền.
  • Second level domain: Phần nằm bên trái của dấu chấm.
  • Top level domain: Phần nằm ngoài cùng ở vị trí phía bên phải và ở cuối tên miền.

Chẳng hạn như với tên miền: sub.example.com, sub chính là subdomain, example là Second level domain và .com là tên miền cao cấp nhất.

Hiện nay, .com đang là một trong những tên miền cấp cao nhất được sử dụng rộng rãi và phổ biến hàng đầu hiện nay. Được biết, .com là từ viết tắt của thương mại – commercial. Hiện nay, các thành phần tên miền đang được điều hành và phân phối bởi ICANN.

Mục đích sử dụng tên miền cấp cao

Tên miền cấp cao nhất (TLD) được sử dụng với vai trò xác định mục đích, chủ sở hữu cũng như vị trí địa lý của trang web, ví dụ như .edu được sử dụng cho những trang web hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, hay các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể chọn tên miền cấp cao .vn cho trang web của mình…

Ý nghĩa của việc sử dụng tên miền cấp cao nhất

Tên miền cấp cao được phân loại dựa trên mức độ liên quan trong lĩnh vực hoạt động và đối tượng khách hàng mục tiêu mà website hướng đến. Thông qua đó, tên miền cấp cao nhất giúp khách truy cập nhận biết được chủ sở hữu, mục đích hay vị trí của trang web. Đây là điều cực kỳ quan trọng, nhất là trong bối cảnh có rất nhiều website trùng tên đang hoạt động trên internet như hiện tại.

Ý nghĩa của việc sử dụng tên miền cấp cao nhất
Ý nghĩa của việc sử dụng tên miền cấp cao nhất

Sự ảnh hưởng của tên miền cấp cao đối với SEO

Năm 2015, Google đã xác nhận rằng việc sử dụng TLD với các từ khóa không ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm và cũng không mang lại tác động tích cực nào liên quan đến việc tối ưu SEO web.

Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, TLD lại ảnh hưởng lớn đến hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Theo các nghiên cứu, những trang web sử dụng tên miền TLD uy tín, phổ biến như .net, .com thường có lưu lượng truy cập cao hơn so với các trang web sử dụng tên miền TLD ít phổ biến hơn. Vì thế, TLD vẫn phần nào tác động đến thứ hạng bài viết trên các công cụ tìm kiếm như Google.

Phân loại tên miền cấp cao

Tên miền cấp cao thường được phân loại dựa trên chủ sở hữu, mục đích sử dụng và vị trí địa lý của trang web. Dưới đây là các loại tên miền cấp cao nhất phổ biến hiện nay (đã bao gồm các TLD được công bố trên IANA).

Phân loại tên miền cấp cao
Phân loại tên miền cấp cao

Tên miền cấp cao chung (gTLD)

gTLD là một trong những loại tên miền phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt, tên miền này còn hỗ trợ cho người dùng trên phạm vi toàn cầu.

Tên miền Chủ sở hữu
.com Dành cho các trang web hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
.info Dành cho các trang web, nền tảng cung cấp thông tin.
.space Dành cho ngành không gian hoặc những trang web thiên về sự sáng tạo.
.me, .site Dành cho những trang web mang đậm tính cá nhân của chủ sở hữu.
.xyz Phục vụ cho nhu cầu sử dụng tông thường.
.net Dành cho các trang web nằm trong mạng lưới riêng.
org Được sử dụng bởi trang web tổ chức.
.name Dành cho trang web cá nhân.
.biz Được sử dụng bởi website của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cần lưu ý là sẽ có một số gTLD bị hạn chế đối với một số người dùng, đó thường là những TLD được tài trợ.

Tên miền TLD được tài trợ – sTLD

sTLD là một loại hình tên miền cấp cao chung thường được sử dụng bởi các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân. Để sở hữu tên miền sTLD, người dùng cần tuân thủ một số nguyên tắc đã được quy định từ trước.

Một số tên miền sTLD phổ biến là:

Tên miền Chủ sở hữu
.gov Dành cho những trang web thuộc chính phủ Hoa Kỳ
.asia Dành cho những trang web nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
.edu Sử dụng bởi những tổ chức, trang web đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
.mil Sử dụng cho quân đội của Hoa Kỳ.
.int Dành cho những tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến các hiệp ước.
.mobi Dành cho các trang web hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm di động/ dịch vụ.
.tel Dành cho những trang web cung cấp dịch vụ giao tiếp trên Internet.
.jobs Dành cho những công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực pháp luật.
.post Dành cho các trang web cung cấp dịch vụ chuyển phát.

Tên miền TLD theo Mã quốc gia – ccTLD

ccTLD là từ viết tắt của tên miền cao cấp nhất theo mã quốc gia và được sử dụng để ghi chú mã ISO vị trí hoặc phân biệt vùng lãnh thổ.

Tên miền Quốc gia
.vn Việt Nam
. Ấn Độ
.jp Nhật Bản
.nl Hà Lan
.es Tây Ban Nha
.ru Nga
.fr Pháp
.us Hoa Kỳ
.ca Canada
.de Đức
.br Brazil
.id Indonesia
.ch Thụy Sĩ
.cn Trung Quốc

Bên cạnh đó, còn có một loại tên miền cao cấp nhất về cơ sở hạ tầng là ARPA – viết tắt của Địa chỉ và Khu vực tham số định tuyến do IETF và IANA quản lý. Hiện nay, ARPA thường được sử dụng với mục đích giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của trang web.

Cách chọn tên miền cấp cao phù hợp

Bạn có thể lựa chọn tên miền cấp cao dựa trên đối tượng khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn như nếu bạn hướng đến người dùng ở một quốc gia nhất định, bạn có thể sử dụng tên miền ccTLD. Ngược lại, nếu người dùng của bạn thuộc phạm vi toàn cầu, thì một tên miền gTLD phổ biến lại là lựa chọn tối ưu hơn cả.

Cách chọn tên miền cấp cao phù hợp
Cách chọn tên miền cấp cao phù hợp

Tuy nhiên, để đảm bảo rằng tên miền đó hoạt động tốt trên website của mình, bạn cần phải thực hiện kiểm tra và đo lường TLD. Ngoài ra, đừng quên trang bị đầy đủ kiến thức về tên miền cấp cao nhất để đưa ra quyết định phù hợp cho trang web.

Các tên miền cấp cao được sử dụng nhiều nhất

Dưới đây là 10 tên miền cấp cao được sử dụng nhiều nhất, được đưa ra dựa trên kết quả thống kê từ hơn 10 triệu website phổ biến trên thế giới từ W3Techs mà bạn có thể tham khảo:

  • .com: 46.8%
  • .ru: 5.1%
  • .org: 5.0%
  • .net: 4.3%
  • .de: 3.1%
  • .jp: 2.3%
  • .uk: 2.0%
  • .br: 1.8%
  • .it: 1.6%
  • .pl: 1.4%.

Riêng tại Việt Nam, VNNIC cũng đã nghiên cứu và thống kê số lượng tên miền cấp cao được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, trong đó 3 vị trí top đầu là .vn, .com.vn và .edu.vn. Đặc biệt, chỉ .vn và .com.vn đã chiếm đến hơn 89% thị phần tại Việt Nam.

Nên mua tên miền cấp cao nào?

.com luôn là ứng cử viên sáng giá nhất đối với những ai đang muốn tìm kiếm tên miền cấp cao cho trang web của mình. Tên miền cấp cao này không chỉ giúp thương hiệu của bạn trông uy tín, chuyên nghiệp hơn, mà nó còn ảnh hưởng gián tiếp đến xếp hạng bài viết trên các công cụ tìm kiếm như Google.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, .com vẫn chưa hẳn là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Chẳng hạn như một tổ chức giáo dục nên sử dụng .edu để khách hàng hình dung được tính chất và loại hình dịch vụ mà trang web đang cung cấp.

Như vậy:

  • Bạn nên sử dụng .com, .vn, .org, .com.vn, .net… đối với các trang web kinh doanh.
  • Bạn nên sử dụng .com, .org, .vn, .net… nếu trang web được sử dụng để cung cấp thông tin, kiến thức.

Ngoài ra, hãy lựa chọn tên miền phù hợp dựa trên lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Lời kết

Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ tên miền cấp cao là gì và cách chọn tên miền cấp cao phù hợp nhất. Ngoài ra, đừng quên để lại comment hoặc thông tin liên hệ bên dưới để được hỗ trợ bởi Wiki.lanit khi có nhu cầu, bạn nhé!

Các bạn đang muốn mở rộng thị trường, muốn website uy tín và chuyên nghiệp hơn thì không nên bỏ qua tên miền quốc tế . Nó được dùng phổ biến trên toàn thế giới. Hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu tên miền quốc tế là gì để có thể lựa chọn, sử dụng hiệu quả và tối ưu nhất nhé!