Ad
Author

Đinh Mạnh Tuấn

Browsing

Serverless là gì ? Đây là một khái niệm không còn xa lạ gì với người dùng. Tuy nhiên, để thực sự sử dụng tối ưu, các ưu điểm nhược điểm của serverless, cách trở thành một serverless developer tài ba thì chưa chắc nhiều người đã nắm rõ. Hãy cùng Wiki.lanit khám phá về khái niệm Serverless là gì? Và tìm hiểu từ A đến Z về Serverless nhé!

Serverless là gì?

Serverless là gì? “Server” là máy chủ, “less” là phủ định, có nghĩa là không có. Vậy nên, Serverless là một môi trường đặc biệt cho phép thực thi các ứng dụng mà không cần quan tâm đến vấn đề máy chủ như thông thường.

Serverless là gì?
Serverless là gì?

Thay vì việc chúng ta phải bỏ tiền thuê hoặc mua các máy chủ và việc quản lý hết sức phức tạp thì với Serverless, người dùng chỉ cần tập trung tuyệt đối vào việc phát triển sản phẩm mà không cần lo lắng về các vấn đề chuyên môn như phân bổ tài nguyên của hệ điều hành, những vấn đề liên quan đến việc nâng cấp và bảo mật. Bởi vì các dịch vụ đám mây sẽ “tự động” điều chỉnh lại quy mô tài nguyên máy chủ nhằm đáp ứng cho lưu lượng truy cập và nhu cầu của ứng dụng.

Ưu và nhược điểm của Serverless là gì?

Dưới đây là những ưu điểm và những hạn chế của Serverless mà bạn nên biết:

Ưu và nhược điểm của Serverless là gì?
Ưu và nhược điểm của Serverless là gì?

Ưu điểm “nổi bật” của Serverless là gì?

  • Không cần  phải quản lý máy chủ phức tạp: Một trong những ưu điểm quan trọng nhất của Serverless là người dùng không cần lo lắng về việc quản lý và duy trì máy chủ.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành đáng kể : Serverless giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc sử dụng máy chủ truyền thống. Người dùng chỉ trả tiền cho tài nguyên thực sự sử dụng, không phải trả tiền cho tài nguyên không sử dụng.
  • Linh hoạt cao: Serverless mang lại tính linh hoạt cao. Người dùng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô của ứng dụng dựa trên nhu cầu thực tế. Các dịch vụ đám mây sẽ tự động điều chỉnh quy mô tài nguyên máy chủ để đáp ứng với lưu lượng truy cập và nhu cầu của ứng dụng.
  • Mở rộng dễ dàng : Người dùng không phải lo lắng về vấn đề quy mô hạ tầng, vì các dịch vụ đám mây sẽ tự động điều chỉnh tài nguyên máy chủ dựa trên yêu cầu thực tế của ứng dụng.
  • Tăng tốc độ phát triển ứng dụng: Serverless giúp tăng tốc độ phát triển ứng dụng. Bằng việc giảm tải công việc quản lý hạ tầng, người dùng có thể tập trung vào việc phát triển chức năng và tính năng của ứng dụng.

Nhược điểm Serverless

  • Người dùng không thể kiểm soát được hạ tầng: Một trong những nhược điểm của Serverless là người dùng không có hoàn toàn quyền kiểm soát và quản lý hạ tầng. Việc phụ thuộc vào dịch vụ đám mây có thể khiến người dùng cảm thấy mất kiểm soát.
  • Thời gian thực thi giới hạn: Serverless thường áp đặt các giới hạn về thời gian thực thi cho các hàm và chức năng. Điều này có thể gây hạn chế cho những ứng dụng có yêu cầu thực thi lâu và phức tạp.
  • Rủi ro về tính bảo mật không tốt: Serverless cũng đặt ra những thách thức về bảo mật. Do dựa vào các dịch vụ đám mây và chia sẻ nguồn lực, nguy cơ tấn công và rò rỉ dữ liệu có thể tăng lên.
  • Khó tương thích: Serverless không phải lúc nào cũng tương thích hoàn toàn với tất cả các ứng dụng. Một số ứng dụng phức tạp hoặc đòi hỏi cấu hình tùy chỉnh có thể gặp khó khăn trong việc chuyển đổi sang mô hình Serverless.

Những trường hợp phù hợp sử dụng Serverless là gì?

Mô hình Serverless được sử dụng để phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp phù hợp sử dụng Serverless:

Những trường hợp sử dụng Serverless
Những trường hợp sử dụng Serverless
  • Ứng dụng web và di động: Serverless rất phù hợp cho việc phát triển các ứng dụng web và di động nhỏ và trung bình. Bằng cách tận dụng khả năng tự động mở rộng của dịch vụ đám mây, người dùng có thể xử lý lưu lượng truy cập thay đổi mà không cần phải lo lắng về quản lý máy chủ.
  • Xử lý dữ liệu: Khi có nhu cầu xử lý dữ liệu lớn hoặc phân tích dữ liệu theo thời gian thực, Serverless cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt để xử lý các tác vụ này. Người dùng có thể triển khai các hàm và chức năng Serverless để xử lý dữ liệu mà không cần quan tâm đến việc quản lý và mở rộng cơ sở hạ tầng.
  • Xử lý sự kiện: Serverless cho phép người dùng phản ứng nhanh với sự kiện và kích hoạt các hàm thích hợp. Với khả năng tự động mở rộng, Serverless có thể xử lý hàng ngàn sự kiện cùng một lúc mà không gặp vấn đề về hiệu suất.
  • Xử lý hình ảnh và video: Serverless cung cấp các dịch vụ và công cụ tiện ích để xử lý và phân tích hình ảnh và video. Với sự hỗ trợ của các dịch vụ đám mây, người dùng có thể áp dụng trí tuệ nhân tạo và xử lý ảnh để thực hiện các tác vụ như nhận dạng khuôn mặt, phân loại hình ảnh, hay xử lý video.
  • Các dịch vụ back-end: Serverless là một lựa chọn tốt để triển khai các dịch vụ back-end như xử lý yêu cầu HTTP, quản lý cơ sở dữ liệu, xử lý hàng đợi, và gửi email.

Sự khác nhau giữa Traditional và Serverless Architecture

Dưới đây là sự khác nhau giữa Traditional và Serverless bạn có thể tham khảo:

Sự khác nhau giữa Traditional và Serverless Architecture
Sự khác nhau giữa Traditional và Serverless Architecture

Về hình thức quản lý về cơ sở hạ tầng

  • Traditional Architecture: Người dùng phải tự quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng, bao gồm việc thuê và quản lý máy chủ.
  • Serverless Architecture: Với việc đảm nhận vai trò quản lý máy chủ và tài nguyên liên quan bởi các dịch vụ đám mây người dùng chỉ cần tập trung vào việc phát triển mã và không cần phải lo lắng về việc quản lý hạ tầng.

Về tính linh hoạt liên tục

  • Serverless Architecture: Cho phép linh hoạt mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên máy chủ theo nhu cầu thực tế. Các dịch vụ đám mây tự động tăng hoặc giảm quy mô tài nguyên máy chủ để đáp ứng với lưu lượng truy cập và nhu cầu của ứng dụng.
  • Traditional Architecture:  Yêu cầu về quy mô tài nguyên và có thể gặp khó khăn khi phải ước lượng và quản lý quy mô trong khi đảm bảo hiệu suất và đáp ứng.

Về giá cả (Price)

  • Traditional Architecture: Người dùng thường phải trả một khoản phí cố định cho việc thuê và duy trì máy chủ, bất kể mức độ sử dụng.
  •  Serverless Architecture:  Áp dụng mô hình thanh toán theo sử dụng của người dùng. Bạn chỉ trả tiền cho tài nguyên máy chủ thực sự được sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.

Về mạng (Network)

Cả hai kiến trúc đều phụ thuộc vào mạng để truyền tải dữ liệu. Tuy nhiên:

  •  Serverless Architecture: Các dịch vụ đám mây đã quản lý mạng và đảm bảo hiệu suất cao và sẵn sàng.
  •  Traditional Architecture: Việc quản lý và đảm bảo hiệu suất mạng thuộc trách nhiệm của người dùng.

Môi trường

  • Serverless Architecture:  Cung cấp một môi trường đáng tin cậy và nhất quán để chạy mã nguồn. Người dùng không cần phải quan tâm đến cài đặt và cấu hình môi trường chạy ứng dụng.
  • Traditional Architecture: Yêu cầu người dùng tự cài đặt và quản lý môi trường chạy ứng dụng.

Tổng hợp các nhà cung cấp dịch vụ serverless ưa chuộng nhất

Sau đây là tổng hợp  các nhà cung cấp cung cấp dịch vụ đăng ký serverless được chúng tôi khuyên dùng:

Tổng hợp các nhà cung cấp dịch vụ serverless ưa chuộng nhất
Tổng hợp các nhà cung cấp dịch vụ serverless ưa chuộng nhất

AWS Lambda

Đây là dịch vụ serverless của Amazon Web Services (AWS).

  • Ưu điểm: AWS Lambda cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt, tính thanh toán theo sử dụng, tích hợp sâu với các dịch vụ khác trong hệ sinh thái của AWS, và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình.
  • Nhược điểm: Chi phí có thể tăng nếu ứng dụng hoạt động ở quy mô lớn, và có một số hạn chế về thời gian thực thi và tài nguyên máy chủ.

Google Cloud Functions

Đây là dịch vụ serverless của Google Cloud.

  • Ưu điểm: Google Cloud Functions tích hợp tốt với các dịch vụ và công cụ của Google Cloud Platform, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, và cung cấp khả năng mở rộng tự động.
  • Nhược điểm: Có giới hạn về thời gian thực thi, và việc xử lý các yêu cầu đồng thời có thể gặp hạn chế.

Microsoft Azure Functions

Đây là dịch vụ serverless của Microsoft Azure.

  • Ưu điểm: Azure Functions tích hợp tốt với các dịch vụ và công cụ của Microsoft Azure, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, và cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt.
  • Nhược điểm: Có giới hạn về thời gian thực thi, và cần phải quản lý và cấu hình các tài nguyên và kết nối.

IBM Cloud Functions

Đây là dịch vụ serverless của IBM Cloud.

  • Ưu điểm: Dịch vụ này cho phép mở rộng ngang và mở rộng dọc để đáp ứng với tải công việc biến đổi..
  • Nhược điểm: Người dùng phải tự quản lý và cấu hình các tài nguyên và kết nối với dịch vụ khác trong môi trường IBM Cloud, đòi hỏi kiến thức và công sức bổ sung.

“Bí kíp” giúp bạn trở thành một Serverless chuyên nghiệp

Dưới đây là các cách để trở thành chuyên gia trong mảng Serverless. Tham khảo ngay dưới đây:

  • Nắm vững kiến thức căn bản về  Serverless Architecture: Bắt đầu bằng việc hiểu về kiến trúc serverless và các khái niệm liên quan như Function as a Service (FaaS) và các dịch vụ đi kèm. Nắm vững về cách tạo, triển khai và quản lý các hàm serverless.
  • Tìm hiểu về các ngôn ngữ lập trình và framework được sử dụng rộng rãi: Đa phần serverless được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, Python, Go và Java. Học một hoặc nhiều ngôn ngữ này, và làm quen với các framework phổ biến như Node.js,…
  • Thực hiện các dự án thực tế và xây dựng ứng dụng: Hãy thực hành bằng cách xây dựng các ứng dụng thực tế. Bắt đầu bằng các dự án nhỏ, triển khai và thử nghiệm các hàm serverless.
  • Duy trì mối liên hệ với cộng đồng Serverless:Tham gia vào cộng đồng serverless, theo dõi các diễn đàn, blog và các sự kiện liên quan đến serverless.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ mang tính chuyên môn đến từ Wiki.lanit. Như vậy, chúng ta đã hiểu hơn về định nghĩa Serverless là gì? Cũng như ưu nhược điểm khi sử dụng serverless. Không thể phủ nhận rằng mặc dù còn tồn tại một số nhược điểm, nhưng serverless đã và đang ngày càng phổ biến hiện nay. Còn bạn, bạn có muốn sử dụng Serverless không?

Không chỉ là thành phần giữ vai trò quan trọng ở Datacenter, Blade Server còn  là chương trình hỗ trợ hiệu quả cho các ứng dụng cần nhiều tài nguyên nhờ độ bền cao cùng gia tăng tối đa sức mạnh xử lý. Tuy nhiên, nhiều người dùng hiện nay vẫn chưa biết và hiểu rõ về loại máy chủ này. Vậy, Blade Server là gì? Cùng Wiki.lanit tìm hiểu ngay sau đây.

Tương tự với Shared HostingCloud Server, Dedicated Server cũng là một máy chủ hoạt động với mục đích lưu trữ và quản lý thông tin dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên, máy chủ Dedicated Server lại nổi bật với khả năng cung cấp tài nguyên không giới hạn cùng hiệu suất hoạt động được duy trì ổn định. Trong bài viết sau, hãy cùng Wiki.lanit tìm hiểu chi tiết Dedicated Server là gì và các cách bảo trì server hiệu quả sau một thời gian sử dụng ngay nhé!

Proxy Server chính là thắc mắc được nhiều người dùng internet quan tâm đến. Bởi hầu như ai cũng từng vài lần nghe tới thuật ngữ này nhưng lại không hiểu rõ ý nghĩa của nó. Qua bài viết sau, cùng Wiki.lanit xem ngay Proxy Server là gì cùng những thông tin liên quan nhé!

Proxy Server là gì?

Proxy Server là gì? Đây được hiểu là máy chủ đảm nhận chức năng kết nối giữa internet và người dùng. Có lẽ ít ai biết, người dùng sẽ không bao giờ được làm việc trực tiếp với mạng lưới internet. Khi bạn muốn tìm kiếm 1 website trên mạng, yêu cầu của bạn sẽ được gửi trực tiếp tới máy chủ Proxy. Sau đó, máy chủ sẽ tiếp nhận yêu cầu rồi điều hướng cho bạn tới website cần tìm. Proxy Server chính là lớp bảo vệ giúp người dùng tránh xa những nguy hiểm hay kẻ tấn công trên internet.

Proxy Server là gì?
Proxy Server là gì?

Tính năng chính của Proxy Server là gì?

Sau khi đã biết Proxy Server là gì, chúng ta cùng tìm hiểu những tính năng chính của máy chủ Proxy.

Tường lửa và Filtering

Máy chủ Proxy có khả năng bảo mật thông tin, dữ liệu tương tự như 1 tường lửa. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách cài đặt cấu hình thì Proxy Server còn có nhiều tính năng vượt trội hơn tường lửa nhiều lần. Proxy Server đảm bảo cho mạng hoạt động ổn định, lọc các địa chỉ website để giúp bạn tránh xa trang web giả mạo hoặc có chứa virus.

Tường lửa và Filtering
Tường lửa 

Chia sẻ kết nối với Proxy Server

Nếu như không có máy chủ Proxy, mỗi máy khách sẽ được gắn với một kết nối internet. Proxy Server cho phép chia sẻ kết nối và tất cả máy khách đều lần lượt được kết nối với bên ngoài. Vì thế tăng hiệu quả truy cập mạng và cũng tiết kiệm chi phí cho người đầu tư.

Proxy Server và Caching

Proxy Server và Caching

Máy chủ Proxy kết nối cùng với Caching sẽ giúp tốc độ truy cập mạng nhanh chóng và ổn định hơn. Bên cạnh đó, Proxy Server cũng bảo tồn băng thông mạng để góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ mạng.

Proxy Server vận hành thế nào?

Để sử dụng Proxy hiệu quả thì phải biết được cách thức hoạt động của máy chủ này. Khi bạn sử dụng máy tính để tìm kiếm 1 thông tin thì yêu cầu của bạn sẽ được gửi tới máy chủ Proxy đầu tiên. Sau khi tiếp nhận yêu cầu, máy chủ xử lý và thu thập thông tin để trả về dữ liệu của trang web mà bạn đang tìm kiếm. Thông tin hay website bạn tìm sẽ hiện lên trên trình duyệt của bạn.

Lợi ích của việc sử dụng Proxy Server là gì?

Proxy Server mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân và doanh nghiệp nếu sử dụng đúng cách. Dưới đây là những ưu điểm vượt trội của máy chủ Proxy:

  • Bảo mật thông tin: Máy chủ Proxy có khả năng mã hoá dữ liệu trong quá trình kết nối người dùng và internet. Vì thế, các đối tượng tấn công sẽ không thể đọc được các dữ liệu và đánh cắp chúng.
  • Tiết kiệm băng thông: Máy chủ Proxy sẽ lưu lại một số trang web phổ biến được nhiều người truy cập. Khi bạn muốn tìm kiếm 1 website, nếu web đã được lưu lại thì máy chủ sẽ gửi cho bạn bản sao của trang đó. Như vậy, máy chủ Proxy chỉ cần gửi yêu cầu tới website 1 lần là đã có thể gửi bản sao cho hàng trăm người. Từ đó tiết kiệm khá nhiều băng thông cho công ty.
Lợi ích của việc sử dụng Proxy Server là gì?
Lợi ích của việc sử dụng Proxy Server là gì?
  • Truy cập trang website bị chặn: Khi sử dụng Proxy Server, bạn có thể phá vỡ những nội dung bị chặn và truy cập vào trang website hạn chế để xem thông tin.

Hạn chế khi sử dụng Proxy Server là gì?

Bên cạnh những lợi ích được trình bày ở trên thì sử dụng Proxy Server cũng tồn tại một số hạn chế cần lưu ý như sau:

  • Rủi ro từ Proxy Server miễn phí: Máy chủ Proxy miễn phí luôn được người dùng nghĩ tới đầu tiên bởi không phải mất tiền mà vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, Proxy Server miễn phí sẽ không được đầu tư nhiều vào công nghệ bảo mật dữ liệu. Do đó, bạn phải đối mặt với rủi ro mất dữ liệu nếu bị tấn công.
Hạn chế khi sử dụng Proxy Server là gì?
Hạn chế khi sử dụng Proxy Server là gì?
  • Nguy cơ bị lộ lịch sử tìm kiếm: Khi gửi yêu cầu tới máy chủ Proxy, nó có thể nắm được địa chỉ IP từ đó xem được lịch sử tìm kiếm và dữ liệu của bạn. Hãy đảm bảo nhà cung cấp Proxy Server có cam kết về bảo mật thông tin của khách hàng để tránh lộ dữ liệu.
  • Một số máy chủ Proxy không mã hoá dữ liệu: Đôi khi, nhà cung cấp máy chủ Proxy không trang bị tính năng mã hoá dữ liệu. Các đối tượng tấn công trên mạng dùng những thủ thuật có thể đọc dữ liệu không được mã hoá (tên người dùng, mật khẩu) và lấy cắp.

Phân loại Proxy Server

Mỗi loại máy chủ Proxy Server đều sở hữu những đặc điểm khác nhau. Hiểu rõ về từng loại máy chủ Proxy sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm đáp ứng được hết những yêu cầu đề ra.

Transparent Proxy là gì?

Transparent Proxy là gì?
Transparent Proxy là gì?

Transparent Proxy hay còn gọi là Proxy minh bạch. Proxy dạng này sẽ chuyển địa chỉ IP của bạn tới trang web mà bạn muốn tìm kiếm. Trên thực tế, Transparent thường được dùng cho các doanh nghiệp, thư viện, trường học.

Anonymity Proxy là gì?

Ngược lại với Proxy minh bạch, Anonymity là dạng Proxy ẩn danh. Khi sử dụng máy chủ Proxy này thì địa chỉ IP của bạn sẽ không được chuyển tới trang web mà bạn tìm kiếm. Proxy này hạn chế được hành vi trộm cắp danh tính của hacker.

Distorting Proxy là gì?

Distorting Proxy được hiểu là Proxy mạo danh. Nó có khả năng chuyển địa chỉ IP sai tới website mà bạn đang tìm kiếm. Vì thế sẽ không thể xảy ra trường hợp đánh cắp thông tin qua địa chỉ IP và bảo vệ được dữ liệu của người dùng.

Distorting Proxy là gì?
Distorting Proxy là gì?

High Anonymity Proxy là gì?

High Anonymity Proxy – Proxy ẩn danh cao là cách an toàn nhất để truy cập vào mạng lưới internet. Khi bạn tìm kiếm thông tin hay website, Proxy sẽ liên tục thay đổi địa chỉ IP của bạn để không ai có thể biết chính xác IP là gì.

Tại sao nên dùng Proxy Server?

Như đã trình bày ở những phần trên, máy chủ Proxy mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Nếu không có Proxy thì việc kết nối với internet sẽ không an toàn và người dùng phải đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp thông tin. Không những thế, Proxy Server còn là giải pháp tiết kiệm băng thông để giảm chi phí cho các doanh nghiệp. Từ những vai trò kể trên, có thể thấy sử dụng Proxy Server là điều rất cần thiết.

Proxy và NAT khác nhau như thế nào?

Nếu là dân công nghệ thì có lẽ bạn không còn xa lạ với Proxy và NAT cũng như cách để phân biệt 2 thành phần này. Tuy nhiên, những người không chuyên về công nghệ thì rất dễ nhầm lẫn Proxy và NAT. Vậy, sự khác biệt giữa NAT và Proxy Server là gì?

Proxy và NAT khác nhau như thế nào?
Proxy và NAT khác nhau như thế nào?

Proxy đóng vai trò là trung gian giữa máy khách và một số máy chủ khác trong internet. Để sử dụng Proxy thì cần phải có các dịch vụ hỗ trợ và cài đặt cấu hình. Trong khi đó, NAT là 1 quá trình để sửa đổi địa chỉ IP và không cần bất kì phần mềm hay dịch vụ nào hỗ trợ để sử dụng.

Proxy và VPN  khác nhau như thế nào?

Proxy và VPN  khác nhau như thế nào?
Proxy và VPN  khác nhau như thế nào?

Bên cạnh việc nhầm lẫn Proxy với NAT thì rất nhiều người cũng nghĩ Proxy và VPN là một. Tuy nhiên, 2 thành phần này lại hoàn toàn khác nhau về tính năng. Proxy chỉ mã hoá để ẩn địa chỉ IP, còn VPN có khả năng bảo mật tốt hơn khi mã hoá đầu cuối tất cả các dữ liệu được gửi từ người dùng đến internet. Proxy chủ yếu hoạt động ở các trình duyệt web và bảo vệ thông tin ở trình duyệt. Còn VPN thì thực hiện các chức năng ở tường lửa.

Hướng dẫn cài đặt Free Proxy

Để sử dụng miễn phí Proxy thì bạn phải cài đặt nó vào máy tính. Cách cài đặt Free Proxy ở Firefox và Chrome không giống nhau nên bạn phải theo dõi kỹ hướng dẫn sau đây.

Cài đặt Free Proxy cho Firefox

  • Bước 1: Trên thanh công cụ của máy tính, bạn mở Menu và chọn “Option”. Tại hộp thoại này, bạn kéo xuống dưới cùng và chọn “..”.
  • Bước 2: Hộp thoại Connection Setting hiện ra, bạn chọn tiếp Manual proxy configuration.
  • Bước 3: Tại HTTP Proxy, bạn điền các thông tin như: địa chỉ IP, cổng Port rồi bắt đầu sử dụng.
 Cài đặt Free Proxy cho Firefox
Cài đặt Free Proxy cho Firefox

Cài đặt Free Proxy cho Chrome

  • Bước 1: Bạn mở trình duyệt Chrome rồi bấm chuột vào dấu 3 chấm ở góc trên bên phải màn hình. Sau đó, bạn chọn lần lượt “Cài đặt” -> “Nâng cao” -> “Hệ thống”. Tại hộp thoại này bạn bấm chọn “Mở tuỳ chọn cài đặt nâng cao trên máy tính của bạn”.
  • Bước 2: Thay đổi các thông số trong Proxy cho máy tính của bạn. Tại thẻ Automatic proxy setup bạn chuyển sang chế độ On, nhập địa chỉ IP vào ô Script address rồi chọn “Save”.
  • Bước 3: Tại thẻ Manual proxy setup bạn cũng chuyển sang chế độ On. Sau đó nhập địa chỉ vào ô trống và chọn “Save”.

Qua bài viết này, Wiki.lanit đã cùng bạn đọc trả lời câu hỏi “Proxy Server là gì” cũng như tìm hiểu những thông tin cần biết về máy chủ này. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ Proxy Server là gì và sử dụng hiệu quả để truy cập mạng an toàn hơn.

Để triển khai một hệ thống mạng hoàn chỉnh thì không thể nào thiếu DHCP Server. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về thuật ngữ này khiến việc triển khai không mang lại hiệu quả cao. Qua bài viết này, cùng Wiki. lanit xem ngay DHCP Server là gì và  những thông tin cơ bản về DHCP Server nhé!

DHCP là gì?

DHCP là từ viết tắt của thuật ngữ “Dynamic Host Configuration Protocol”, dịch ra có nghĩa “giao thức cấu hình máy chủ động”. Hiểu một cách đơn giản, DHCP là máy chủ mạng để cung cấp tới người dùng địa chỉ IP cho các thiết bị mạng. Nếu không có DHCP, các thiết bị truy cập trên internet không có địa chỉ để phân biệt danh tính và giao tiếp với nhau.

Không chỉ phân phối và theo dõi địa chỉ IP, hệ thống DHCP còn có khả năng thiết lập mối quan hệ giữa IP và tên miền. Vì thế, có thể nói DHCP rất quan trọng trong hệ thống mạng.

DHCP Server là gì?

Có nhiều hệ thống sử dụng giao thức DHCP như: máy chủ, máy trạm, các thông điệp,… Vậy, DHCP Server là gì trong số các thiết bị trên? Đây chính là máy chủ đảm nhận chức năng kết nối mạng và trả về thông tin, dữ liệu tới các thiết bị nếu máy trạm gửi yêu cầu. Nếu không có máy chủ DHCP thì người quản trị phải tự tạo địa chỉ IP cho từng Client nên tốn rất nhiều thời gian và công sức.

DHCP Server là gì?
DHCP Server là gì?

DHCP được hoạt động như thế nào?

DHCP Server có cách thức hoạt động khá đơn giản và dễ hiểu. Giao thức này vận hành theo nguyên tắc tự động hoá nên không cần phải tốn quá nhiều công sức của người quản trị. Khi thiết bị cần truy cập vào internet gửi tới máy chủ DHCP 1 yêu cầu, máy chủ sẽ tự động gán IP khả dụng cho thiết bị đó. Sau khi được gán địa chỉ IP, thiết bị cần truy cập gửi thêm 1 thông báo để DHCP xác nhận thiết bị đã có IP để truy cập vào mạng. Đồng thời. DHCP cũng gửi thêm các thông tin liên quan tới thời gian sử dụng địa chỉ IP.

DHCP được hoạt động như thế nào?
DHCP được hoạt động như thế nào?

Các thuật ngữ được sử dụng trong DHCP 

Để triển khai hiệu quả giao thức cấu hình máy chủ, bạn cần phải nắm được các thuật ngữ thường được sử dụng trong DHCP:

  • DHCP Client: Đây là các thiết bị yêu cầu truy cập vào mạng internet. DHCP Client sẽ nhận địa chỉ IP từ máy chủ để kết nối và sử dụng mạng. Ví dụ về DHCP Client: máy tính, tivi, điện thoại, máy in,…
  • DHCP Server – máy chủ DHCP: Đây là nơi tiếp nhận các yêu cầu được gửi đến từ Client, sau đó gán địa chỉ IP khả dụng và riêng biệt cho từng thiết bị.
  • Binding: Đây là thông tin liên quan tới cấu hình máy chủ và được quản lý bởi DHCP Server.
  • DHCP Lease: Chính là thời gian địa chỉ IP được sử dụng trước khi hết hạn và cần cấp IP mới.
  • DHCP Relay Agents: Thường gặp ở các hệ thống mạng có quy mô lớn và kết cấu phức tạp. Thành phần này đóng vai trò trung gian để kết nối máy chủ và máy trạm.

>>> Xem thêm: Blade Server là gì? Từ A – Z Kiến Thức Về Blade Server

Lý do nên sử dụng dịch vụ DHCP?

Hầu hết các thiết bị đang kết nối vào mạng internet đều có sử dụng dịch vụ DHCP. Lý do là bởi giao thức này mang lại khá nhiều tiện ích. Khi sử dụng dịch vụ DHCP, thiết bị của bạn được cấp cho một địa chỉ IP riêng biệt. Nhờ đó, thiết bị sẽ không gặp phải tình trạng bị trùng địa chỉ với các thiết bị khác và hạn chế tối đa lỗi gửi thông tin nhầm thiết bị.

Khi máy chủ DHCP gặp phải vấn đề và không thể gửi địa chỉ IP cho Client thì nó vẫn có khả năng cấp cho thiết bị yêu cầu truy cập mạng một địa chỉ động. Vì thế, quy trình cấp IP cho các thiết bị không bao giờ bị gián đoạn dù máy chủ có gặp phải bất kì lỗi nào.

Đánh giá ưu và nhược điểm của DHCP

Dưới đây là đánh giá về ưu và nhược điểm của DHCP:

Đánh giá ưu và nhược điểm của DHCP
Đánh giá ưu và nhược điểm của DHCP

Ưu điểm

Máy chủ DHCP sở hữu nhiều ưu điểm được người dùng đánh giá cao như sau:

  • Máy chủ tự động gửi địa chỉ IP tới các thiết bị yêu cầu truy cập mạng. Vì thế tiết kiệm thời gian để nhà quản trị có thể làm được nhiều công việc khác nữa.
  • Máy chủ DHCP không bao giờ gán trùng địa chỉ IP cho nhiều thiết bị nên hạn chế xảy ra những xung đột giữa các Client.
  • DHCP cho phép quản lý mạng và các địa chỉ IP trên cùng 1 hệ thống nên việc quản lý, giám sát trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Đồng thời, người quản trị cũng có thể thay đổi cấu hình mạng để nâng cấp hạ tầng cho khách hàng.
  • DHCP có khả năng cung cấp nhiều địa chỉ IP đến nhiều thiết bị chỉ trong vài giây. Do đó đảm bảo cho thiết bị truy cập vào internet một cách nhanh chóng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm như trên thì giao thức DHCP cũng tồn tại một số hạn chế cần khắc phục.

  • Đôi khi, DHCP sẽ gửi đến thiết bị yêu cầu truy cập mạng địa chỉ IP động. Địa chỉ này không thực sự hiệu quả đối với Client cần truy cập mạng thường xuyên mà chỉ phù hợp với thiết bị ít tham gia internet.
  • Đối với quy mô mạng rộng lớn như văn phòng, doanh nghiệp thì sử dụng DHCP cho các thiết bị không mang lại hiệu quả cao. Vì thế, giao thức cấu hình máy chủ động thường dùng cho các thiết bị ở hộ gia đình nhiều hơn.
  • DHCP có nguy cơ gặp phải những cuộc tấn công gây mất khả năng bảo mật thông tin của các thiết bị.

>>> Xem thêm: Client Server là gì? Tìm Hiểu Mô Hình Client – Server

Làm thế nào giúp bảo mật DHCP Server?

Như đã trình bày ở trên, máy chủ DHCP đảm nhận nhiệm vụ thu thập những yêu cầu gửi đến từ Client. Sau đó, máy chủ gán địa chỉ IP phù hợp cho các thiết bị để truy cập vào mạng nhanh chóng và ổn định. Ngoài ra, giao thức cấu hình máy chủ động còn cung cấp tới thiết bị những thông tin về IP để người dùng nắm được thời gian sử dụng cũng như các thông tin khác liên quan.

Các cuộc tấn công có thể xảy ra đối với DHCP

DHCP không an toàn tuyệt đối mà phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công từ những yếu tố bên ngoài. Dưới đây là 2 kiểu tấn công vào giao thức DHCP thường gặp nhất:

Các cuộc tấn công có thể xảy ra đối với DHCP
Các cuộc tấn công có thể xảy ra đối với DHCP
  • Tấn công vào DHCP xuất phát từ máy trạm: Đôi khi, các thiết bị bất hợp pháp hoặc mất quyền kiểm soát sẽ liên tục gửi các yêu cầu truy cập mạng về DHCP. Khi đó, máy chủ DHCP hoạt động theo nguyên tắc tự động cũng sẽ gửi liên tục các IP về những thiết bị không được xác thực đó. Lâu dần, DHCP sẽ cạn kiệt địa chỉ IP và các Client khác không truy cập mạng ổn định được.
  • Tần công vào DHCP xuất phát từ máy chủ: Một số đối tượng dùng thủ thuật để tấn công vào máy chủ DHCP và nắm quyền kiểm soát. Sau đó, các thành phần này tạo nên trang website có chứa mã độc để đánh cắp thông tin. Mặt khác, các đối tượng cũng có thể làm cho Client không truy cập vào mạng được gây ra tình trạng tắc nghẽn. Một cách tấn công nữa là các đối tượng khiến cho Client gửi yêu cầu truy cập tới máy chủ DHCP nhưng lại được chuyển tới máy chủ của kẻ đánh cắp thông tin.

>>> Xem thêm: Database Server là gì? Ưu & Nhược Điểm Của Database Server

Những thông điệp giao tiếp giữa DHCP server và DHCP Client

Để máy trạm và máy chủ gửi yêu cầu truy cập/tiếp nhận yêu cầu thì cần phải có những thông điệp giao tiếp giữa 2 hệ thống này.

Những thông điệp giao tiếp giữa DHCP server và DHCP Client
Những thông điệp giao tiếp giữa DHCP server và DHCP Client
  • DHCP Discover: Khi Client gửi yêu cầu truy cập mạng tới máy chủ bằng 1 tập tin thì nó được coi là thông điệp DHCP Discover.
  • DHCP Offer: Sau khi máy chủ tiếp nhận tập tin yêu cầu thì sẽ gửi lại tới thiết bị thông điệp có chứa địa chỉ IP và cấu hình bổ sung.
  • DHCP Request: Nếu Client chấp nhận địa chỉ IP thì gửi về máy chủ tập tin đồng ý chấp nhận.
  • DHCP Acknowledge: Máy chủ sẽ gửi lại thông điệp này tới Client để xác minh thông tin và hoàn tất quá trình cung cấp IP.
  • DHCP Nak: Đây là thông điệp được DHCP gửi đến Client để thông báo rằng địa chỉ IP của thiết bị đã hết hạn hoặc không còn giá trị.
  • DHCP Release: Gói tin này được DHCP Client gửi đến máy chủ để thông báo IP không được dùng nữa và có thể xóa bất cứ lúc nào.

Làm thế nào giúp bảo mật DHCP Server?

Mỗi kiểu tấn công vào DHCP cần thiết lập một kế hoạch khác nhau để bảo mật thông tin. Vậy, làm cách nào để bảo mật cho DHCP Server?

  • Với kiểu tấn công DDoS gây tắc nghẽn mạng, bạn có thể sử dụng các dịch vụ chống DDoS để ngăn cản sự tấn công và bảo vệ thông tin.
  • Với kiểu tấn công bằng cổng máy chủ giả mạo, bạn nên ngăn chặn bằng Switch – bộ chuyển mạch.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể bảo mật thông tin cho DHCP Server bằng những cách sau: quét virus thường xuyên, không tải phần mềm hay truy cập các trang web đáng ngờ, thường xuyên lưu trữ lại dữ liệu quan trọng,…

FAQS ( Câu Hỏi Thường Gặp)

Xung đột IP khi sử dụng DHCP khắc phục như thế nào?

Mặc dù DHCP giúp giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột địa chỉ IP, nhưng vẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp này, người quản trị cần phải giải quyết bằng cách giải phóng địa chỉ IP bị trùng lặp. Nếu vấn đề vẫn không được giải quyết, bạn có thể thử khởi động lại thiết bị router. Nếu cả hai cách trên không hiệu quả, nguyên nhân xung đột có thể xuất phát từ các yếu tố khác, và cần kiểm tra các yếu tố đó.

Có thể ngăn chặn tấn công bằng cách sử dụng DHCP Client không hợp pháp?

Có.  Ngăn chặn bằng cách triển khai các biện pháp bảo mật trong mạng, như sử dụng tường lửa, giới hạn số lượng địa chỉ MAC được phép sử dụng trên một cổng của switch, và thiết lập các chính sách để kiểm soát việc sử dụng địa chỉ IP. Điều này giúp ngăn chặn các hoạt động không hợp pháp và bảo vệ mạng khỏi các tấn công sử dụng DHCP Client không được ủy quyền.

Địa chỉ IP động và địa chỉ IP tĩnh trong môi trường DHCP khác nhau như thế nào?

Để xác định sự khác biệt giữa địa chỉ IP động và địa chỉ IP tĩnh trong môi trường DHCP, bạn có thể kiểm tra xem địa chỉ IP có thay đổi theo thời gian không. Địa chỉ IP động thường thay đổi khi thiết bị kết nối lại vào mạng, trong khi địa chỉ IP tĩnh thường được cấu hình và không thay đổi sau một khoảng thời gian nhất định. Thông qua việc quan sát sự thay đổi của địa chỉ IP, bạn có thể xác định loại địa chỉ mà một thiết bị đang sử dụng.

Kết luận

Qua bài viết trên, LANIT đã cùng bạn đọc tìm hiểu DHCP Server là gì cũng như một số thông tin cần biết về giao thức này. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về DHCP Server để xây dựng hệ thống mạng hiệu quả.

Khi bạn tìm hiểu về lĩnh vực lưu trữ và vận hành trang web, bạn có thể đã gặp thuật ngữ “VPS” (Virtual Private Server). Với VPS, bạn có thể tùy chỉnh và quản lý môi trường máy chủ theo ý muốn, cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng truy cập trang web của bạn. Vậy VPS là gì? VPS được sử dụng cho mục đích gì và kinh nghiệm lựa chọn VPS phù hợp như thế nào? Tất cả các câu hỏi này sẽ được Wiki.lanit giải đáp trong bài viết dưới đây!

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, việc có một hệ thống máy chủ ổn định và linh hoạt là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. VPS Linux đã chứng tỏ mình là một trong những giải pháp đáng tin cậy nhất để đáp ứng nhu cầu này. Vậy VPS Linux là gì? Sử dụng Linux như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Wiki.lanit nhé!

Để xây dựng và vận hành một website bất kỳ, việc đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị là sở hữu hosting và tên miền cho riêng mình. Mặc dù mua hosting và tên miền khá đơn giản, thế nhưng với người mới, đây lại là vấn đề không hề dễ dàng. Thấu hiểu điều này, hãy cùng Wiki.lanit “bỏ túi” kinh nghiệm cách mua tên miền và hosting chất lượng qua bài viết sau.

Tên miền phụ là thuật ngữ thông thường được sử dụng trong lĩnh vực lưu trữ web và DNS, có tính năng và cách hoạt động tương tự tên miền chính (tên miền). Tuy nhiên, thực tế giữa tên miền và tên miền phụ không thực sự giống nhau. Vậy cụ thể  subdomain là gì và làm thế nào để tạo tên miền phụ cho trang web? Xin mời bạn cùng Wiki.lanit tìm hiểu qua bài viết sau.

Subdomain là gì?

Tên miền phụ hay tên miền phụ là phần mở rộng và phần bổ sung nằm trước tên miền chính (domain). Hiểu đơn giản, tên miền phụ là phần tách ra khỏi tên miền và có thể hoạt động như một trang web bình thường. Hơn nữa, tên miền phụ còn có khả năng tạo ra nhiều trang web ở các lĩnh vực khác nhau thuộc tên miền chính.

Subdomain là gì?
Subdomain là gì?

Ví dụ: Với tên miền là blog.lanit.com.vn, bạn có thể nhận diện được thành phần “blog” là tên miền phụ, “lanit” là tên miền (tên miền chính) và cuối cùng “.com.vn” là cấp độ lãnh địa.

Với tên miền phụ, người dùng có thể tạo tên miền phụ miễn phí này để sử dụng như một tên miền thực thụ. Tuy nhiên, vì tên miền phụ phân tách với tên miền nên sẽ không được hưởng lợi ích từ tên miền trong quá trình SEO trang web.

Lợi ích nổi bật khi sử dụng subdomain là gì?

Tên miền phụ được xem là chìa khóa hữu ích, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Các cụ thể:

Phân chia blog hoặc chủ đề mới từ trang web gốc

Tên miền phụ có thể phân tách các mô đun tại trang web chính thành một hoặc nhiều trang web (blog hoặc chủ đề mới) hoạt động độc lập chứ không phải trang web chính nào khác.

Phân chia blog hoặc chủ đề mới từ trang web gốc
Phân chia blog hoặc chủ đề mới từ trang web gốc

Ví dụ: Một doanh nghiệp trực tuyến kinh doanh đa lĩnh vực với nhiều sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Nếu muốn phân chia thành các trang tin tức, blog, đánh giá cho từng nhóm sản phẩm cụ thể, họ có thể sử dụng tên miền phụ để tạo nhiều trang web mới từ trang web gốc.

Trong nhiều trường hợp, việc quản lý nhiều trang web độc lập đáp ứng cho các mục đích khác nhau còn thuận tiện và dễ dàng hơn việc quản lý và phát triển một trang web đa năng.

Tiết kiệm chi phí

Các nhà cung cấp dịch vụ đều tặng miền phụ miễn phí cho người dùng sau khi đăng ký miền. Do đó, người dùng có thể tận dụng tên miền phụ để tạo ra nhiều trang web khác nhau phục vụ cho nhu cầu của mình mà không phải mua tên miền mới.

Tiết kiệm chi phí 
Tiết kiệm chi phí

Mặt khác, các trang web được tạo từ tên miền phụ còn có thể kế thừa giao diện web từ tên miền chính nên người dùng vẫn tiết kiệm được một khoản phí đáng kể.

Tập trung vào chủ đề cụ thể

Tên miền phụ đóng vai trò trò chơi hữu ích khi có thể giúp doanh nghiệp tạo các trang web độc lập Hỗ trợ phục vụ cho các nhóm đối tượng khách hàng mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ cụ thể.

Nhờ những website riêng lẻ này mà khách hàng dễ dàng nắm bắt được thông tin sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể nhanh chóng quản lý và xây dựng nội dung phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Ví dụ: Tại LANIT sở hữu tên miền phụ là wiki.lanit.com.vn sử dụng với mục đích chia sẻ các kiến ​​thức chuyên sâu về công nghệ thông tin cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu trong lĩnh vực này.

>>> Xem thêm: Addon Domain là gì? Cách Tạo & Xóa Addon Domain Trong Cpanel

Thiết kế một trang web tối ưu cho trải nghiệm di động

Một lợi ích tiêu biểu khác mà doanh nghiệp có thể nhận được khi sử dụng tên miền phụ là tạo ra một trang web tối ưu cho trải nghiệm di động.

Thiết kế một trang web tối ưu cho trải nghiệm di động
Thiết kế một trang web tối ưu cho trải nghiệm di động

Bạn có thể nhận thấy nhiều phần của các trang web ngày nay đều quan trọng thiết kế giao diện tương thích với các thiết bị di động. Điều này mang lại cho người dùng những trải nghiệm thân thiện và tối ưu hơn so với việc áp dụng cùng một trang web trên tất cả các màn hình thiết bị (PC, di động).

Cụ thể, khi người dùng truy cập vào trang web được thiết kế tương thích với thiết bị di động, trang web đó sẽ tự động xác định thiết bị sử dụng là PC hay Mobile để bố trí phù hợp.

Ưu & nhược điểm của subdomain là gì?

Tên miền phụ được khởi tạo hoàn toàn miễn phí và không giới hạn số lượng nên có một số ưu điểm và nhược điểm có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp:

Ưu điểm nổi bật của subdomain

Dưới đây là một điểm ưu tiên khi sử dụng tên miền phụ mà người dùng có thể nhận được:

Tạo website ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới

Nếu doanh nghiệp có dự định ra mắt một sản phẩm / dịch vụ mới hướng đến một tệp khách hàng được xác định rõ nhất trên thị trường. Lúc này đây, công việc đầu tiên cần thực hiện là xây dựng trang web mới dưới dạng tên miền phụ để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ với nội dung phù hợp với nhóm đối tượng này.

Mặt khác, việc sử dụng tên miền phụ trong trường hợp này còn giúp doanh nghiệp kiểm tra mức độ hiệu quả của chiến dịch. Nếu đạt được hiệu quả như mong đợi, doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển sản phẩm và xây dựng nội dung cần thiết để đáp ứng chiến dịch. Ngược lại, nếu không hiệu quả thì doanh nghiệp có thể xóa tên miền phụ,

Góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu

Nhờ có tên miền phụ mà doanh nghiệp có thể xây dựng trang web mới đơn giản và nhanh chóng hơn. Đồng thời, tên miền phụ còn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khai thác các chiến dịch quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến người dùng một cách bền vững.

Tên miền phụ hỗ trợ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Tối ưu khả năng quản trị trang web

Để quản lý và tối ưu một trang web đa ngành một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể tách từ trang web chính đó thành nhiều trang web khác tương ứng theo từng chủ đề và phân chia nhiệm vụ từng phần cho các quản trị viên với tên miền phụ. Điều này giúp công việc theo dõi, kiểm tra và đo lường trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, tên miền phụ vẫn còn một vài hạn chế gây ảnh hưởng đáng kể đến trang web chính như:

Bị phạt bởi Google

Nếu tạo quá nhiều tên miền phụ để bán hoặc sang quyền chính là bạn đang giao quyền quản lý website của mình cho một người khác. Do đó, khi một số tên miền phụ này bị tố cáo rất dễ khiến tên miền chính bị phạt và bị Google vĩnh viễn.

Hình ảnh thương hiệu khó xây dựng đồng nhất

Sử dụng subdomain cho website mới rất khó tạo ra được sự đồng nhất về mặt thiết kế với website chính. Chính vì sự khác biệt về thiết kế, giao diện cũng như phong cách giữa trang web chính và trang web mới này đã tạo ra những trải nghiệm khó đồng nhất cho người dùng. Vì vậy, trong một số trường hợp, trang web dưới dạng tên miền phụ được sử dụng để hỗ trợ cho trang web chính.

Ảnh hưởng đến chất lượng SEO website

Qua nhiều lần cập nhật thuật toán, tên miền phụ và tên miền hiện nay đã được Google xếp hạng gần giống nhau. Vì vậy, trong quá trình SEO trang web, nếu bạn sở hữu càng nhiều tên miền phụ, thì càng ảnh hưởng đến thứ hạng hiển thị của trang web chính trên công cụ tìm kiếm.

Ví dụ: Khi tìm kiếm một từ khóa bất kỳ với trang web có nhiều tên miền phụ, kết quả xuất hiện ở tên miền sẽ tăng nhiều hơn.

Phân biệt domain và subdomain là gì?

Hiểu đơn giản, tên miền là tên miền chính, là địa chỉ của một trang web hoạt động trên internet. Nếu muốn xây dựng trang web, doanh nghiệp bắt buộc phải có tên miền và máy chủ lưu trữ đầu tiên.

Phân biệt domain và subdomain là gì?
Phân biệt domain và subdomain là gì?

Trong khi đó, tên miền phụ là phần mở rộng của tên miền chứa đầy đủ tính năng của một miền và có thể hoạt động độc lập như một tên miền thực thụ.

So sánh giữa tên miền và tên miền phụ có thể thấy cả 2 đều không quá khác biệt. Tuy nhiên, người dùng vẫn thường nhầm lẫn “www” là phần thiết yếu của tên miền. Trong thực tế, tên miền chỉ có dạng “xyz.com” còn dạng “www.xyz.com” lại là tên miền phụ. Ngoài ra,”ww.xyz.com” cũng có thể thay thế thành “docs.xyz.com” hoặc “tailieu.xyz.com”).

Hướng dẫn cách tạo subdomain cực chi tiết

Sau khi đã hiểu rõ subdomain là gì và những lợi ích mà tên miền phụ này mang lại cho người dùng. Lúc này, bạn có thể dễ dàng khởi động tên miền phụ của riêng mình bằng cách sử dụng công cụ quản lý cPanel với các bước thực hiện được hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản cPanel và nhấn chọn Subdomains ở phần Domains.

Nhấn chọn Subdomains
Nhấn chọn Subdomains

Bước 2: Nhập tên miền phụ muốn tạo trước tên miền có sẵn của mình như hình minh họa bên dưới.

Bước 3: Nhấn Create sau khi điền đầy đủ các thông tin trong phần Create a Subdomain (tên miền phụ, tên miền và tài liệu gốc).

Nhấn Create sau khi điền đầy đủ các thông tin
Nhấn Create sau khi điền đầy đủ các thông tin

Bước 4: Màn hình hiển thị danh sách tên miền phụ được tạo và đường liên kết dẫn đến thư mục tên miền phụ đó (thường có dạng public_html/subdomain ).

Màn hình hiển thị danh sách tên miền phụ được tạo
Màn hình hiển thị danh sách tên miền phụ được tạo

Lưu ý: Tại đây, bạn vẫn được cấp quyền tạo hoặc xóa tên miền phụ.

Bước 5: Cuối cùng, tải lên mã nguồn (mã nguồn) hoặc tạo trang web WordPress mới dựa trên tên miền phụ vừa được tạo.

Hướng dẫn bạn cách trỏ subdomain về hosting

Sau khi đã tạo subdomain thành công, bạn tiến hành con trỏ subdomain về host để dễ dàng quản lý DNS hoặc đổi tên máy chủ,… Nếu bạn chưa biết cách trỏ subdomain về hosting như thế nào, có thể tham khảo 1 trong 2 cách sau:

Trỏ Subdomain về Host bằng trỏ IP

Để trỏ một subdomain về một host bằng cách sử dụng trỏ IP, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Bạn cần xác định địa chỉ IP của mNáy chủ (host) mà bạn muốn trỏ subdomain đến. Điều này có thể là địa chỉ IP của máy chủ web hoặc dịch vụ mà bạn muốn liên kết subdomain tới.

Bước 2:  Đăng nhập vào tài khoản quản lý tên miền của bạn trên nhà cung cấp dịch vụ tên miền của bạn. Thường thì các nhà cung cấp tên miền cung cấp một giao diện quản lý nơi bạn có thể thay đổi cài đặt DNS.

Bước 3: Tìm đến mục quản lý DNS hoặc cấu hình DNS trong bảng điều khiển tên miền của bạn. Ở đây, bạn cần tạo hoặc chỉnh sửa một bản ghi DNS loại A (Address).

  • Tên miền: Nhập tên subdomain mà bạn muốn sử dụng (ví dụ: “subdomain.tenmiendomain.com”).
  • Loại bản ghi: Chọn “A” (Address).
  • Giá trị: Nhập địa chỉ IP của máy chủ (host) mà bạn muốn trỏ subdomain đến.
  • TTL (Time to Live): Đặt TTL, thời gian mà bản ghi DNS sẽ được lưu trữ tại bộ nhớ cache của máy tính khách. Thường xác định giá trị này là 3600 giây (1 giờ)

Bước 3: Sau khi bạn đã cài đặt hoặc chỉnh sửa bản ghi DNS, hãy lưu thay đổi.

Trỏ tên miền phụ về máy chủ khác

Để trỏ một tên miền phụ (subdomain) về một máy chủ khác, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định địa chỉ IP của máy chủ (host) mà bạn muốn trỏ tên miền phụ đến.

Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản quản lý tên miền của bạn trên nhà cung cấp dịch vụ tên miền. Bạn cần truy cập vào bảng điều khiển quản lý DNS hoặc cấu hình DNS.

Bước 3: Tìm đến mục quản lý DNS hoặc cấu hình DNS trong bảng điều khiển tên miền của bạn. Ở đây, bạn cần tạo hoặc chỉnh sửa bản ghi DNS loại “CNAME” (Canonical Name) hoặc “A” (Address), tùy thuộc vào cách bạn muốn trỏ tên miền phụ.

  • Tên miền phụ (subdomain): Nhập tên miền phụ mà bạn muốn sử dụng (ví dụ: “subdomain.tenmiendomain.com”).
  • Loại bản ghi: Nếu bạn muốn trỏ tên miền phụ về một địa chỉ IP, chọn “A”. Nếu bạn muốn trỏ tên miền phụ về một tên miền khác, chọn “CNAME”.
  • Địa chỉ : Nhập địa chỉ IP của máy chủ hoặc tên miền mà bạn muốn trỏ tên miền phụ đến.

Bước 4:  Sau khi bạn đã cài đặt hoặc chỉnh sửa bản ghi DNS, hãy lưu thay đổi.

Một số lưu ý khi sử dụng Subdomain

Tên miền phụ là một phần của tên miền chính nên có thể tác động không nhỏ đến trang web chính của doanh nghiệp nếu không được kiểm tra và quản lý chặt chẽ. Do đó, để hạn chế thắc mắc phải sai lầm không đáng có khi sử dụng tên miền phụ, doanh nghiệp cần lưu ý:

Quản lý tên miền phụ một cách chặt chẽ để tránh rủi ro giả mạo

Việc bán hay sang Đưa các tên miền phụ cho người dùng khác sử dụng rất dễ dàng để trả lại nguy cơ cho bạn. Bởi trong số subdomain đó, nếu có 1 subdomain bị tốcáo hoặc bị spam thì tất cả subdomain còn lại cũng sẽ nằm trong vùng nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn, còn có thể khiến miền bị khai trừ vĩnh viễn nếu có nghi ngờ về những kẻ giả mạo.

Mặc dù bạn có thể cung cấp bằng chứng để chứng minh mình không trục lợi, tuy nhiên, thủ tục xác nhận trong những trường hợp này thường rất phức tạp và chậm chạp.

Hình ảnh thương hiệu quán nhất

Các doanh nghiệp thường sử dụng luôn giao diện thiết kế tại trang web chính cho trang web của tên miền phụ nhằm xây dựng một hình ảnh thương hiệu đồng nhất.

Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện đối với một trang web hoàn toàn mới, trừ trường hợp bạn nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp.

FAQS (Câu hỏi thường gặp)

Có thể tạo nhiều tên miền phụ từ một tên miền chính không?

Bạn có thể tạo tên miền phụ từ một tên miền chính với số lượng không giới hạn và hoàn toàn miễn phí, miễn phí là bạn vẫn tuân thủ các quy tắc kỹ thuật cũng như cấu hình DNS trong quá trình tạo.

Phân biệt domain và subdomain là gì?

Tên miền và tên miền phụ được hiểu chung là tên miền của trang web. Tuy nhiên, giữa 2 tên miền này lại có những điểm khác biệt:

  • Tên miền: Là tên miền chính, là phần quan trọng của địa chỉ web được sử dụng để định danh và truy cập vào một trang web trên internet.
  • Tên miền phụ: Là tên miền phụ, là một phần của tên miền và nằm ở phía trước tên miền chính để tạo một địa chỉ trang web phụ.

Kết luận

Bên trên là toàn bộ nội dung chia sẻ về subdomain là gì và cách tạo subdomain chi tiết, nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu và áp dụng hiệu quả subdomain cho website của mình.

Tên miền .com.vn là những tên miền được các website sử dụng phổ biến trên internet. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng hiểu và lựa chọn được dạng tên miền phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tên miền com vn là gì và so sánh điểm khác biệt giữa 2 tên miền này qua bài viết dưới đây.