Ad
Thủ Thuật Công Nghệ

ICANN là gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về ICANN

Pinterest LinkedIn Tumblr

Người dùng Internet có lẽ đã đôi lần nghe tới thuật ngữ ICANN. Để mọi người đều sử dụng internet an toàn và bảo mật thì không thể thiếu thành phần này. Vậy, ICANN là gì và có vai trò, nhiệm vụ như thế nào? Các cơ chế của ICANN liên quan tới tên miền và địa chỉ IP là gì? Cùng Wiki.Lanit giải đáp ngay những thắc mắc trên qua bài viết sau nhé!

Tổ chức ICANN là gì?

ICANN là gì? ICANN là từ viết tắt của thuật ngữ “Internet Corporation for Assigned Names and Numbers”. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được tạo ra để duy trì tính bảo mật của internet và giúp cho mọi người đều có thể sử dụng mạng ổn định.

Tổ chức ICANN là gì?
Tổ chức ICANN là gì?

ICANN liên quan rất nhiều tới tên miền của các website. Bất kì tổ chức nào đăng ký tên miền đều phải thông qua công ty hỗ trợ đăng ký, và công ty này cũng được quản lý bởi ICANN. Vì thế, có thể nói ICANN quản lý mọi tên miền trên toàn cầu.

Tổ chức ICANN được thành lập tại đất nước Hoa Kỳ vào năm 1998. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, tổ chức này ngày một lớn mạnh với quy mô hơn 300 nhân viên ở 30 quốc gia trên toàn thế giới. 

Những thành phần không thể thiếu của ICANN

ICANN được cấu thành bởi các chủ thể và những chủ thể này cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy, những chủ thể không thể thiếu trong ICANN là gì và hoạt động như thế nào?

ICANN được cấu thành bởi các chủ thể
ICANN được cấu thành bởi các chủ thể

Các thành phần của ICANN bao gồm:

  • Registry Operator: Đây là nơi để lưu trữ tất cả các tên miền cao cấp thành 1 cơ sở dữ liệu. Registry Operator sẽ được quản lý bởi trung tâm thông tin mạng Internet.
  • Registrar: Đây là những công ty được cấp phép để cung cấp tên miền tới những người có nhu cầu. Mỗi công ty sẽ cung cấp tên miền với mức giá khác nhau.
  • Registrant: Là những khách hàng có nhu cầu mua tên miền. Họ thường là chủ website hoặc người quản trị web.
  • Reseller: Thuật ngữ này dùng để chỉ nhà đăng ký đại diện cho khách hàng.

Hoạt động của các chủ thể trong ICANN diễn ra như sau:

  • Khách hàng khi mua tên miền có trách nhiệm đóng phí đăng ký dịch vụ cho đơn vị cung cấp và đóng phí cho ICANN.
  • Công ty cung cấp tên miền tiếp tục đóng phí cho ICANN. Chi phí này bao gồm: phí thu của khách hàng và phí được uỷ quyền từ ICANN.

Vai trò, nhiệm vụ của tổ chức ICANN là gì?

Tổ chức ICANN có vai trò quan trọng để Internet vận hành ổn định. Để biết vai trò, nhiệm vụ của ICANN là gì, bạn đọc hãy theo dõi những thông tin dưới đây.

Vai trò, nhiệm vụ của tổ chức ICANN là gì?
Vai trò, nhiệm vụ của tổ chức ICANN là gì?
  • ICANN có nhiệm vụ quản lý, giám sát địa chỉ IP. Đồng thời ICANN cũng là nơi phân phối hay uỷ quyền cấp phát địa chỉ IP tới các đơn vị đăng ký internet ở nhiều khu vực.
  • ICANN chịu trách nhiệm quản lý, giám sát tất cả tên miền trên internet cũng như lưu trữ tên miền trong cơ sở dữ liệu.
  • ICANN là nơi đưa ra các chính sách để đảm bảo hệ thống tên miền cao cấp được phát triển và quốc tế hoá.
  • ICANN đảm bảo cho Internet vận hành ổn định, an toàn và bảo mật.
  • Có vai trò thúc đẩy cạnh tranh giữa các website trên internet.

Các cơ chế của ICANN là gì?

Tìm hiểu các cơ chế của ICANN là gì rất quan trọng để bạn sử dụng hiệu quả cho tên miền của mình. Có 2 cơ chế ICANN liên quan tới tên miền, đó là: cơ chế đăng ký tên miền và bảo vệ tên miền

Cơ chế đăng ký tên miền của ICANN là gì?

Trước đây, tên miền cao cấp thường được đăng ký theo quốc gia hay khu vực. Ví dụ, tên miền .vn sẽ đại diện cho Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế đăng ký tên miền đã được thay đổi và ban hành chính sách mới vào năm tháng 1 năm 2012. 

Domain đăng ký theo cơ chế mới không phân chia theo lĩnh vực và có thể sử dụng ngôn ngữ riêng cho mỗi quốc gia trên thế giới. Và mọi tổ chức, cá nhân trên thế giới đều có thể gửi hồ sơ về ICANN để đăng ký tên miền theo cơ chế mới.

Cơ chế đăng ký tên miền của ICANN là gì?
Cơ chế đăng ký tên miền của ICANN là gì?

Việt Nam là đất nước rất quan tâm tới cơ chế đăng ký tên miền của ICANN để bảo đảm lợi ích quốc gia. Nước ta đã cử ban đại diện tham gia vào việc góp ý, xây dựng cơ chế đăng ký tên miền. Từ đó đảm bảo ngăn chặn những nguy cơ ảnh hưởng tới lợi ích đất nước. Nếu muốn tìm hiểu thêm về cơ chế đăng ký tên miền, các cá nhân và doanh nghiệp có thể liên hệ với Bộ TT&TT.

Cơ chế bảo vệ tên miền của ICANN là gì?

Bên cạnh cơ chế đăng ký Domain thì cơ chế bảo vệ tên miền cũng quan trọng không kém. Bởi bất kì ai đăng ký tên miền cũng có nhu cầu được bảo vệ. Hiện nay, cơ chế bảo vệ tên miền được cung cấp bởi ICANN có 3 vấn đề chính. Dưới đây là đặc điểm của 3 cơ chế bảo vệ tên miền được cấp bởi ICANN.

Cơ chế bảo vệ tên miền của ICANN là gì?
Cơ chế bảo vệ tên miền của ICANN là gì?

Phản đối đăng ký tên miền cấp cao nhất mới

Cơ chế này bảo vệ lợi ích của mỗi quốc gia với vấn đề đăng ký tên miền. Mỗi quốc gia được phép gửi hồ sơ tới ICANN thông qua ban đại diện để phản đối một chính sách ban hành về đăng ký tên miền cao cấp mới nhất. Tuy nhiên, quốc gia chỉ được gửi hồ sơ phản đối khi tên miền này ảnh hưởng tới lợi ích của các tổ chức, doanh nghiệp trong quốc gia, gây nhầm lẫn với tên miền hiện có hoặc vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của quốc gia.

>>> Đọc thêm: Kinh nghiệm Mua Hosting Và Tên Miền Uy Tín

Giải quyết tranh chấp

ICANN cũng cung cấp cơ chế giải quyết những tranh chấp để bảo vệ lợi ích của bên đăng ký tên miền. Khi nhà quản lý tên miền xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp đăng ký domain hoặc vi phạm hợp đồng, doanh nghiệp có quyền gửi khiếu nại tới ICANN. Và ICANN chịu trách nhiệm xử lý tranh chấp giữa nhà quản lý tên miền và doanh nghiệp đăng ký domain.

Đăng ký thương hiệu

ICANN cung cấp cơ chế đăng ký thương hiệu với 2 dịch vụ chính, đó là: Sunrise và Trademark Claim. Trong đó, Sunrise ưu tiên doanh nghiệp đăng ký tên miền trùng với tên thương hiệu. Trademark Claim là nơi nhận thông báo khi có doanh nghiệp đăng ký tên miền trùng với tên thương hiệu của họ.

Mối liên hệ giữa ICANN và địa chỉ IP

ICANN không chỉ chịu trách nhiệm đăng ký, bảo vệ tên miền mà còn liên quan nhiều tới địa chỉ IP. Vậy, mối quan hệ giữa IP và ICANN là gì? 

ICANN sẽ đảm bảo không bao giờ có 2 địa chỉ IP trùng nhau. Bởi nếu IP trùng nhau thì người tìm kiếm sẽ nhầm lẫn giữa các website hay thiết bị trùng địa chỉ. Và họ sẽ gửi nhầm thông điệp của website này qua website khác. 

ICANN không trực tiếp phân phối địa chỉ IP mà uỷ quyền cho các đơn vị cung cấp. Tức là, ICANN sẽ hướng dẫn cho đơn vị cung cấp cách để phân phối địa chỉ IP mà không bị trùng lặp. Và ICANN sẽ quản lý tất cả các đơn vị cung cấp địa chỉ IP này.

ICANN là nơi để lưu trữ tất cả địa chỉ IP trên iternet. Nhà cung cấp muốn phân phối IP cho khách hàng của mình thì cần phải lấy từ ICANN và thông qua ICANN. Và ICANN sẽ cung cấp địa chỉ IP cho các đơn vị cung cấp theo từng khu vực.

Vì sao cần hiểu rõ về ICANN?

ICANN đảm bảo cho Internet hoạt động ổn định và trơn tru. Và ICANN cũng có tầm ảnh hưởng tới tên miền và địa chỉ IP. Vậy nên nhiều người đặt ra vấn đề rằng ICANN có đang kiểm soát mọi thứ trên Internet hay không. Để trả lời câu hỏi này thì bạn phải hiểu rõ về ICANN. 

Vì sao cần hiểu rõ ICANN?
Vì sao cần hiểu rõ ICANN?

Hiện nay, ICANN có quyền quản lý hệ thống phân giải tên miền do chính phủ Hoa Kỳ cấp cho họ. Nhưng bất kì quốc gia nào cũng có quyền gửi yêu cầu, khiếu nại nếu như cơ chế đăng ký tên miền mới ảnh hưởng tới lợi ích của họ. Vì thế đảm bảo không có bất kì quốc gia nào ảnh hưởng nhiều hơn tới cơ chế đăng ký, bảo vệ tên miền.

Cũng tương tự với địa chỉ IP, ICANN chịu trách nhiệm quản lý nhưng các quốc gia vẫn có quyền đưa ra những yêu cầu, khiếu nại nếu ảnh hưởng tới lợi ích của họ. 

Lời kết

Có thể thấy, tổ chức ICANN có vai trò quan trọng với hoạt động quản lý tên miền và địa chỉ IP trên Internet. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ICANN là gì cũng như vai trò, nhiệm vụ và các cơ chế của tổ chức này.

Mình là Dũng - Hiện mình đang phụ trách vị trí kỹ thuật viên quản lý tên miền tại LANIT. Với niềm đam mê về lĩnh vực này, mình đã dành nhiều năm để nghiên cứu và làm việc với tên miền. Rất hy vọng với những kiến thức mình chia sẻ sẽ mang đến những thông tin hữu ích đến với các bạn.

Comments are closed.